Hôm nay,  

Chữa Bệnh Ở Mỹ, Chữa Bệnh Ở Vn

01/12/200900:00:00(Xem: 151296)

Chữa Bệnh ở Mỹ, Chữa Bệnh ở VN

Tác giả: Chung Mốc
Bài số 2798-1628869- vb3120109

Tác giả đang sống tại Saigon, thường viết chuyện   về Việt kiều và quê nhà, đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Năm 2007, bài "Gả Con Cho Mỹ" của ông vào danh sách 10 bài được đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Anh Ba Thọ qua Mỹ đoàn tụ với các con được năm sáu năm nay, về chơi lần vừa qua, gặp anh Ba Châu đã nghỉ hưu từ hãng Boeing, cũng đang ở VN. Hai người bạn chí cốt gặp nhau ngay tại quê nhà thì còn gì vui hơn.
Có nhiều dịp chén chú chén anh, bao kỷ niệm được nhắc lại với hai tiếng ngày xưa. Những chuyện vui buồn nơi đất khách cũng được đem ra mổ xẻ. VC tôi cứ há hốc mồm ra nghe VK tán chuyện.
Có lần lan man thế nào mà giọng anh Ba Thọ rất hào hứng:
-Ở bên Mỹ sướng thật, cả khi vào nhà thương cũng cứ như được vào thiên đàng.
Anh Ba Châu trợn mắt:
-Ông này nói lạ, vậy sao ông không vào trong ấy mà ở luôn đi"
Thế là cãi nhau, nói cho nhẹ nhàng thì gọi là tranh luận. Hai người có lý lẽ riêng và đều có phần cực đoan. Đó là tính nết hai ông anh mà tôi đã biết từ lâu.
Tuy nhiên nhờ vậy- sau khi bỏ bớt những gì cường điệu- tôi cũng hình dung ra được phương tiện, cung cách phục vụ và hiệu quả cho bệnh nhân ở một nhà thương Mỹ.
Nhưng đó là chuyện ở nước ngoài, dù có tốt tới đâu tôi cũng không được hưởng và cũng cầu mong cả đời mình sẽ không bao giờ cần đến nó.
Khốn nỗi Sinh Lão Bệnh Tử vốn là vòng đời cuả kiếp nhân sinh, khó ai tránh khỏi. Khi người ta tìm ra thuốc chữa được bệnh nan y thì trên thế giới lại nảy ra nhiều chứng bệnh lạ.
Bởi thế ở VN cứ phải mở thêm bệnh viện. Theo tôi biết thì có mấy nhà thương đang được xây dựng rất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, có cả trực thăng cứu thương đáp ngay trên nóc!
Một cái ở khu vực quận Tân Bình, một ở Bệnh Viện Đại Học Y Dược và một ở Khu Công nghiệp Amata Biên Hoà.
Hy vọng sau này cái cảnh người bệnh và thân nhân chen chúc, vật vờ giữa bao căn bệnh truyền nhiễm không còn nữa.
Tình trạng bệnh viện hiện nay quả là ngao ngán, từ ngữ bây giờ gọi là quá tải, bệnh viện nào cũng đông gấp nhiều lần số giường bệnh. Thân nhân đến nuôi bệnh lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng không ngủ được, mà có nơi nào để mà ngủ nghỉ, rút cục cũng muốn bệnh luôn.
Như tôi hôm vừa rồi trèo lên xe buýt, cô soát vé hỏi:
-Ông cụ đi đâu vậy ông cụ"
Tôi ngoái cổ dòm phiá sau không thấy ai, té ra cô ta đang hỏi mình!
Trời ơi, tôi mới nuôi vợ trong bệnh viện có mấy ngày mà dung nhan tàn tạ, xuống cấp thê thảm đến thế hay sao"
Có điều an ủi là cô ta bảo một em sinh viên đứng dậy, nhường chỗ cho ông cụ ngồi.
Trong cuốn Cẩm Nang Tân Y Học, BS Đinh Viết Thức nói: Khi đau yếu mới biết sức khỏe là vô giá.
Vào bệnh viện rồi mới thấy thấm thía câu trên. Tôi cũng còn học hỏi được lòng thương người, thấy mình thật nhỏ bé và bất lực trước cái chết.
Bên cạnh đó, lại thấy những điều ngược lại: Có người tự tử; người ta đâm chém nhau; có người say xỉn gây tai nạn cho mình hay người khác; có những thầy thuốc hay nhân viên y tế vô cảm; có kẻ trà trộn vào để móc túi, giật giọc; có người giả bệnh để xin tiền.
Nhân nói về việc người giả dạng đau yếu để lừa đảo, tôi xin kể một câu chuyện xẩy ra ở quê mình để cảnh giác bà con:
Một phụ nữ khoảng trên dưới 40 tuồi, ăn nói rất hay, thường tìm những nhà "có máu mặt" trong Kinh 5, hỏi đích danh chủ nhà rồi đưa ra một bức thư của cha X, cha Y. giới thiệu đến để xin tiền đi mổ vì bị ung thư. Cô ta khéo nói lắm, nên rất nhiều người đã xiêu lòng giúp đỡ. Nhưng tôi vướng vào cái số đen đủi nhất:
Hôm đó tôi đi công việc vừa về đến ngõ, không biết cô ta phục sẵn từ bao giờ, nhào ra ôm chầm lấy tôi mà khóc nức nở:
-Anh ơi, nếu anh không cứu lấy em thì em chết mất!
Tôi bối rối chưa kịp phản ứng vì trông cô ta lạ hoắc, thì mẹ tôi trong nhà bước ra, thấy cảnh cô ta ôm tôi mà khóc mùi mẫn như thế liền hỏi một câu làm tôi choáng váng:
-Mày làm nó có bầu rồi à"
Giời ạ, mẹ tôi bị điếc, chưa nghe rõ đầu đuôi nên đã đánh giá tôi quá cao, vì năm nay tôi đang tiến dần vào lứa tuổi U60, mà bà vẫn nghĩ tôi còn làm được chuyện đó!
Hiện nay có dư luận cho rằng ở VN có nhiều người bị chết oan vì không đi khám sức khỏe định kỳ, nên bây giờ người ta siêng đi khám lắm.


Các chương trình quảng cáo thì ôi thôi biết bao nhiêu là thứ thuốc; những thực phẩm dinh dưỡng chữa bệnh, những công cụ như vòng đeo tay titan, vòng ngọc trị cao huyết áp tiểu đường (sau mới bị phát giác ra là vòng sắt, chẳng trị được bệnh gì, giá trị chưa tới 4.000$ mà bán tới mấy trăm ngàn).
Tôi rất ái ngại mỗi khi phải đến BS. Người ta nói bói ra ma, quét nhà ra rác, mình đến BS thế nào cũng lòi ra vô số bệnh.. Thôi chắc phải học theo bác Liệp.
Hôm ông Cố Tụng bị bệnh, sau khi xuất viện thì về ở nhà anh Bào, bác ấy tới thăm và nói với giọng chắc nịch:
-Tôi chẳng đi khám bác sĩ với nhà thương nào sất. Nó có khám ra bệnh cũng đếch chữa được!
Tuy nhiên trong thiên hạ mỗi khi có bệnh thì vái tứ phương, khám nhiều thầy nhiều chỗ, thậm chí có người đang ở những nước có nền y học tiên tiến cũng phải về VnNchữa bệnh. Có những lý do sau đây:
Chi phí rẻ hơn nước ngoài; Dễ dàng tìm mua những dược thảo trong toa thuốc dân gian như cây lô hội, cây chó đẻ, cây nhàu... kể cả sữa ong chúa, mật gấu, mật rắn, bọ cạp, thằn lằn.
Có người kiếm cớ chữa bệnh -lợi dụng hội đàm Ba lê - về VN với ý đồ đen tối, ăn phở ăn xôi.
Thời gian qua, thấy có người bảo là hết bệnh, có người lại than phiền chê bai đủ thứ, nhất là thái độ phục vụ cuả giới BS và y tá tại VN.
Làm sao họ có thể hòa nhã nữa, khi mà hàng ngày phải khám tới mấy trăm người, mà người nào trông cũng thê thảm, than thở rên rỉ không nguôi. Sự kiên nhẫn không còn, nên việc định bệnh cũng khó mà chính xác được.
Một điều nữa là không phải cứ có tiền là được ưu tiên đâu, vì khi mình nhập viện thì đã phải đóng tiền trước rồi. Nếu quá đông, người vô sau vẫn phải nằm ngoài hành lang như thường.
Đừng có dại dột xưng mình là Việt Kiều hay có thân nhân ở nước ngoài, nó đì cho bỏ bố.
Nói vậy chứ trong đám cỏ dại vẫn còn nhiều bông hoa đẹp đẽ, những hậu duệ của Hải Thượng Lãn Ông, những người mà y đức của họ làm cho ta phải kính phục.
Cách đây mấy năm, mẹ tôi bị ngã rồi chấn thương cột sống. Bà đau đớn lắm, nhất là khi phải di chuyển trên xe. Có người giới thiệu đến BS Nguyễn La Hỷ, khi ấy ông đã nghỉ hưu tại Bệnh viện nhưng ra mở phòng khám tư.
Ỷ có VK hỗ trợ, tôi nói:
-Xin BS tới nhà chữa trị cho mẹ tôi, tốn phí thế nào tôi cũng xin chịu hết.
Ông ta nhìn tôi chầm chập rồi lừ lừ bảo:
-Bao nhiêu tiền tôi cũng không đi. Chúng tôi làm nghề cứu người -Nhiều người- chứ không phải chỉ một mình mẹ anh.
Ông nhấn mạnh từng chữ như một tu sĩ nói với giáo đồ làm tôi ngượng chín cả mặt, nhưng thấy ông nói đúng. Có thể thầy thuốc nào cũng có chút cao ngạo vì họ là người thay Trời cứu người mà, cho nên tôi cũng chẳng dám tự yếu tự ái gì cả.
Tôi không đi khám, nhưng mấy năm qua lại phải đưa người nhà đến Bệnh viện mất mấy lần nên cũng có chút kinh nghiệm, nay có vài ý kiến để giúp bà con biết đường xoay sở nếu gia đình mình không may có người đau yếu:
-Nên hạn chế thăm nuôi. Nếu phải nằm điều trị lâu, thì chính các BS, Y tá cứ vài ba ngày là tập trung những người nuôi bệnh lại để phổ biến những điều cần biết. Điểm nhấn mạnh là không nên vào thăm nếu BS chưa cho phép.
-Hãy để người bệnh nghỉ ngơi và đừng hỏi những câu vớ vẩn, thí dụ người ta bệnh gần chết mà hỏi có khỏe không, người bị chấn thương sọ não thì gặp là hỏi liền: Ông có nhận ra tôi không, làm cho bệnh nhân phải suy nghĩ để trả lời, như vậy là gây tổn hại thêm cho não, sẽ chậm hồi phục.
-Những bệnh nhân nào mới bị giải phẫu, hay đang hoá trị, xạ trị vì chứng ung thư, ta cũng không nên đến thăm. Trong người họ lúc đó sức đề kháng với vi trùng rất yếu, mà ta mang mầm bệnh đến (có khi mình đang bị cảm cúm hay một chứng bệnh nào trong người mà không biết) thì làm hại cho họ chứ không ích gì.
Có người bị bệnh mà người đi nuôi lên đến cả chục, các chi phí ăn ở, đi lại có khi còn cao hơn tiền chữa bệnh.
Tôi nghe nói ở nước ngoài, giờ thăm bệnh có giới hạn, mỗi lần vào thăm chỉ mấy người mà thôi, cũng chẳng cho phép người nhà ngủ la liệt trong phòng bệnh hay ngoài hành lang, thậm chí cắm lều ngoài sân như ở quê ta.
Tâm lý chung cuả con bệnh và người nhà khi không thấy bà con đến thăm là tủi thân, nghĩ mình đã bị bỏ rơi, nhưng xin hãy yên tâm, từ từ rồi sẽ khỏi, chứ đông người đến thăm, lợi bất cập hại.
Chung Mốc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,087,865
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến