Hôm nay,  

Chuyện Chiều Chúa Nhật

22/11/200900:00:00(Xem: 146975)

Chuyện Chiều Chúa Nhật

Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 2790-1628861- vb8112209

Tác giả tên thật Hồ Việt Tân, một cựu chiến binh Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ gốc Việt, từng nhận giải tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết “Chuyện 2 Chàng Thuỷ Quân Lục Chiến”. Ông hiện sống với cha mẹ già bệnh tại Los Angeles. Bài viết sau đây nói lên tín tâm tôn giáo của tác giả, nhưng đồng thời cũng  cho thấy những “sắc mắc” vui vui. Dĩ nhiên, những câu hỏi vui trong bài là của riêng tác giả, không thể hiện quan điểm của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.

***

Hai mươi năm làm một công dân Hoa Kỳ nhưng tôi vẫn không thuộc chính xác những qui định về Nhân Quyền và tự do trong luật pháp Hòa Kỳ. Tôi chỉ nhớ đại khái bảy điều chính là: Tự do ngôn luận; Tự do tư tưởng; Tự do báo chí; Tự do tôn giáo; Tự do đi lại; Tự do hội họp và Tự do bầu cử.
Những Nhân Quyền và tự do trên, cũng là một phần trong những Nhân Quyền mà Liên Hiệp Quốc đã thông qua và công bố sau Đệ Nhị Thế Chiến, được đảm bảo bởi luật pháp của Hoa Kỳ.
Bao nhiêu người Việt Nam đã hy sinh trong những cuộc chiến, bao nhiêu người Việt Nam đã/đang mòn mỏi trong ngục tù Việt Cộng và bao nhiêu người Việt Nam đã thiệt mạng trên đường đào thoát khỏi ách cai trị của Việt Cộng bằng đường biển và đường bộ (năm 1954 và sau 1975) vì muốn bảo vệ, sống, và hưởng những tự do và Nhân Quyền kể trên.
Tôi phải sống! Tôi phải sống xứng đáng để hưởng những quyền lợi của tự do và Nhân Quyền kể trên.

***

Chiều Chúa Nhật, chỉ có cha mẹ tôi và tôi ở nhà, anh chị tôi đưa hai đứa cháu đi học tiếng Việt tại một ngôi chùa gần nhà.
Đang ngồi phá vọc cái máy điện toán thì có tiếng chuông cửa.  Mở cửa ra thì thấy hai cô gái trẻ và dễ nhìn - một cô dân Hoa Kỳ da trắng và một cô dân Hoa Kỳ gốc Đại Hàn.
- Cảm ơn Thượng Đế đã biến những điều con cầu nguyện thành sự thật! Tôi nói và mừng thầm trong bụng.
- Chú có chút thời gian để trả lời một câu hỏi của cháu không"  Cô gái da trắng hỏi tôi một cách lịch sự và lễ độ.
Nghe câu hỏi và thấy tính cách của hai cô gái, tôi biết là họ mới dự lễ từ nhà thờ ra và đi giảng đạo hay truyền giáo cho những nhà gần nhà thờ.
Tôi xin đổi đề tài một chút, và tôi hứa là sẽ quay trở lại khúc gây cấn đã kể trên, để trình bày cho đọc giả biết thêm về hai góc cạnh nho nhỏ của đời sống ở nước Mỹ. 
Thứ nhứt, bất cứ ai sống ở nước Mỹ này không sớm thì muộn, không chóng thì chày, có ngày sẽ được những tín đồ Công Giáo, Tin Lành hay những giáo phái của hai đạo này bấm chuông hay gõ cửa để giảng đạo và truyền giáo. 
Qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy những tín đồ này rất lịch sự và lòng tin Chúa và Thượng Đế của họ rất mãnh liệt. 
Thường thì tôi hay những người trong gia đình từ chối nói chuyện với họ bằng hai lý do là chúng tôi là người đạo Phật hay chúng tôi đang bận việc gì đó nên không tiện để tiếp họ. Ngược lại họ cũng xin lỗi đã làm phiền chúng tôi; có khi họ xin để lại một vài cuốn sách mỏng hay một vài tờ giấy về đạo giáo của họ và yêu cầu chúng tôi đọc. 
Đôi khi cũng có vài người tỏ ý muốn phụ giúp làm công việc nhà như cắt cỏ, hút bụi, đổ rác để tạo cơ hội nói chuyện và truyền giảng đạo giáo của họ, tôi phải khéo léo và cố gắng lắm mới từ chối họ được.
Thứ nhì là những ai sống ở trên nước Mỹ đều biết để cư xữ một cách tế nhị bốn chuyện liên quan đền tuổi tác, lương tiền, chính trị và tôn giáo.
Tuổi tác và lương tiền thì miễn bàn, vì phép lịch sự - không nên hỏi đến, không nên đụng đến; nhứt là tuổi tác và lương tiền của mấy bà, mấy cô. Chính trị và tôn giáo   cùng phe, cùng đảng, cùng đạo thì thoải mái. Còn khác phe, khác đảng, khác đạo thì khi nói chuyện hay đụng chạm phải tế nhị và vô cùng tế nhị mới khỏi mất lòng. 
Mấy điều trên được đúc kết từ kinh nghiệm bản thân.
Tôi xin quay lại khúc gây cấn của chuyện chiều Chúa Nhật với hai cô gái trẻ và dễ nhìn đã bấm chuông nhà tôi.
Nhà tôi ở ngay ngã tư đường, cách cái nhà thờ Tin Lành năm lô đường nên vô tình nhà tôi đã trở thành một mục tiêu dễ dàng cho những tín đồ Tin Lành đi lễ ra rồi ghé ngang qua truyền giáo hay giảng đạo.
Cô gái da trắng đã hỏi tôi.
-Chú có chút thời gian để trả lời một câu hỏi của cháu không"
-Đây là câu hỏi duy nhất mà cô muốn tôi trả lời phải không" Tôi ghẹo. Trái tim "mùa đông" của tôi vẫn còn chỗ cho những nữ tín đồ trẻ và dễ nhìn.
-Không phải như vậy! Cô gái da trắng lúng túng đáp.
-Vâng!  Tôi đang rảnh.  Hai cô có muốn vào nhà, ngồi nói chuyện không"  Chỉ có tôi và cha mẹ tôi ở nhà.
-Không phiền chú chứ"  Cô gái gốc Đại Hàn lịch sự hỏi.
-Chuyện nhỏ!  Hai cô có muốn uống Coke hay nước lạnh không"  Cứ việc lấy ghế ngồi thoải mái. 
Tôi mời hai cô gái vào phòng làm việc và tỏ thái độ lịch sự tối thiểu của người Việt Nam đối với khách.
-Không dám làm phiền chú!  Chúng cháu chỉ nói chuyện một lát thôi!
-Chuyện nhỏ! Nếu hai cô không phiền thì tôi vừa phá vọc máy điện toán vừa nói chuyện. 
-Tùy chú! Cháu xin giới thiệu đây là Nicky và cháu tên Thư Kỳ. 
-Gọi tôi là V. 
Tên cô gái gốc Đại Hàn này khó phát âm nên tôi đặt cho cô ta tên một nữ tài tử điện ảnh Hồng Kông/Đài Loan, và Nicky và Thư Kỳ có vần nên càng dể nhớ.
Hai cô gái trẻ và dễ nhìn này tuổi tác đáng cháu của tôi; nhưng vì rảnh và muốn tập nói tiếng Mỹ cho dẻo lưỡi nên tôi mới mời hai cô gái này vào nhà.
Cha tôi đang theo Triển Chiêu và Bao Công để xử án trong phòng khách, mẹ tôi thì đang niệm Phật A Di Đà ở trong phòng ngủ, còn Phật Thích Ca thì vô cùng từ bi đang ngồi kiết già trên tòa sen ở phòng thờ chứ như Đức Phật đứng trong phòng làm việc và đọc được tư tưởng trong đầu tôi thì ngài đã đá tôi lộn cù mèo rồi.
Chiều Chúa Nhật thật tuyệt vời!
- Hồi nãy cháu có muốn hỏi chú điều gì phải không"  Tôi nhắc và  dùng vai vế của ngôn ngữ Việt cho phải đạo.
-Chú có biết là có Đức Chúa Mẹ không" Nicky hỏi tôi.
Nicky mở đầu bằng một câu hỏi lạ để tạo ra một hiếu kỳ trong đầu tôi. Tôi may mắn được học Trung học và Đại học ở Mỹ nên cách nói chuyện và bố cục văn chương Mỹ tôi thuộc nằm lòng.
-Không!  Chú muốn báo cho hai cháu biết là chú theo đạo Phật.  Tôi đáp, cảnh báo hai nữ tín đồ này.
-Vậy chú hãy coi đây!  Ngay trong trang đầu của Thánh Kinh có nói là Đức Chúa Trời tạo ra con người cả nam và nữ theo hình dáng của Ngài.  Nicky lấy cuốn Thánh Kinh trong túi xách, lật tới trang đầu tiên và chỉ cho tôi coi.
-Chú đồng ý trăm phần trăm!  Nhưng cho chú hỏi một câu trước khi chúng ta tiếp tục được không"  Đến lượt tôi hỏi.
-Chú cứ việc hỏi.  Nicky đáp một cách hăng hái.
-Hai cháu học Thánh Kinh thì biết Đức Chúa Trời tạo ra con người cả nam và nữ theo hình dáng của Ngài, nhưng hai cháu có biết Đức Chúa Trời là người da trắng, da đen, da vàng hay da ngâm ngâm như người dân Ấn Độ hay dân vùng Trung Đông không" Tôi là dân học hỏi   đã học thì phải hỏi. 
Như đã nói trên, bàn luận vấn đề tôn giáo phải tế nhị và vô cùng tế nhị để khỏi mất lòng.  Tôi hy vọng với sự thiệt tâm, thiệt tình muốn học hỏi và bàn luận để hiểu thêm về Đức Chúa Trời của tôi sẽ không làm mất lòng hai nữ tín đồ này.
Nicky và Thư Kỳ nhìn nhau, có lẽ là hội ý để tìm câu trả lời cho câu hỏi hơi lạc đề của tôi.  Vài giây đồng hồ sau, Thư Kỳ là người lớn tuổi, già giặn và trưởng thành hơn cất tiếng trả lời.
- Hôm nay chúng ta không nói đến đề tài đó!
- Vậy cũng được!  Tôi tế nhị tránh không bàn lại chuyện đó.
- Như đã nói Đức Chúa Trời tạo ra cả nam và nữ dựa trên hình dáng của Ngài; vậy chúng ta có thể kết luận rằng có Đức Chúa Cha thì phải có Đức Chúa Mẹ, chú đồng ý không"
- Có lý!  Chú đồng ý trăm phần trăm!  Nhưng cho chú hỏi một câu trước khi chúng ta tiếp tục được không"  Lần thứ hai tôi có thắc mắc và muốn học hỏi.
- Chú cứ việc hỏi.  Nicky đáp một cách yếu xìu.


- Chú tin Đức Chúa Trời là tình yêu, tình thương (God is love). Chú là người Ngoại Đạo mà chú không phân biệt có Đức Chúa Cha hay Đức Chúa Mẹ, vậy sao hai cháu là tín đồ mà lại phân biệt Đức Chúa Cha với Đức Chúa Mẹ"
-Chúng cháu không phân biệt hay kỳ thị Đức Chúa Cha với Đức Chúa Mẹ, chúng cháu chỉ muốn giảng cho chú biết thôi.  Thư Kỳ nhanh nhẩu đáp.
-Vậy cũng được!  Nhưng cho chú hỏi thêm một câu trước khi chúng ta tiếp tục được không"
Tôi muốn bật mí một chút về tôi; tôi theo đạo Phật nhưng tôi đi nhà thờ nhiều hơn đi chùa, nên những nghi lễ và cầu nguyện trong nhà thờ tôi có biết qua. Khi sống ở Hố Nai, thì tôi đi làm rẫy và đi nhà thờ với những người quen; trước khi vượt biên tôi tạm trú với một gia đình bên cư xá Thanh Đa, nhà kế bên nhà thờ nên cũng đi lễ ngày hai lần; khi vượt biên đến trại tị nạn Galang, Nam Dương thì tôi theo bạn bè Công Giáo đi lễ nhà thờ hai lần một ngày.  Còn đi chùa, thì xuân thu nhị kỳ tôi mới chở cha tôi đi vào ngày Phật Đản hay Tết.
- Chú cứ việc hỏi.  Nicky đáp một cách ngán ngẩm.
- Chú đồng ý trăm phần trăm chuyện Đức Chúa Cha với Đức Chúa Mẹ, nhưng như vậy khi đi nhà thờ chú có cần phải cầu nguyện Mẹ, Cha, Con Gái, Con Trai, Nữ Thánh Thần và Nam Thánh Thần thay vì Cha, Con và Thánh Thần (The Father, Son and Holy Ghost) không"
- Không phải vậy! Hay chúng ta đổi qua nói về đề tài khác đi! 
Thư Kỳ trả lời rồi đề nghị.
-Tùy cháu, lỗ tai chú đang rộng mở!
-Vậy thì chúng ta nói về ơn Cứu Rỗi! Tới phiên Thư Kỳ truyền giáo.
-Cháu cứ tự nhiên nói!
-Chú tính sống đến bao nhiêu tuổi"  Thư Kỳ nhập đề.
-Tám, chín chục tuổi gì đó!  Gia đình Nội và Ngoại tôi sống thọ lắm.
-Rồi chú sẽ chết!
-Đúng vậy!
-Chú biết sau khi chết chú sẽ đi về đâu không" 
Tôi tính nói là nếu tôi siêng niệm Phật như mẹ tôi thì hy vọng được sanh về cõi Phật A Di Đà, còn làm biếng thì xuống địa ngục nằm hơ lửa chờ đi đầu thai; nhưng nghĩ sao mà nói vậy thì những tín đồ Thiên Chúa và Tin Lành không tin nên tôi nói đại.
-Chú chưa nghĩ tới điều này!
-Vậy chú có muốn về với Thượng Đế sau khi chú chết không"  Thư Kỳ cho tôi niềm hy vọng.
-Quá muốn!
-Vậy chú có biết phải làm sao để được lên Thiên Đàng không"  Thư Kỳ nhử tôi.
-Sống đời thánh thiện theo mười điều răn!"!  Tôi đoán đại.
-Không đủ! Thư Kỳ vẫn hành hạ tôi.
-Vậy chú phải làm sao"  Tôi đầu hàng, chịu thua.
-Chú phải cầu nguyện.  Thư Kỳ đưa ra giải pháp.
- Hên cho chú quá!  Chú thường cầu nguyện vào lúc rảnh và mỗi đêm. 
Tôi mừng húm  thế là tôi sẽ được lên Thiên Đàng về với Đức Chúa Cha.
-Chú cầu nguyện ra sao"
-Thì chú nguyện tất cả chúng sanh không bị tổn hại.  Nguyện tất cả chúng sanh không còn phiền não.  Nguyện tất cả chúng sanh thân tâm  an lạc.
-Không được!  Thư Kỳ tuyên bố làm tôi cụt hứng. 
Điệu này chắc tôi xuống địa ngục nằm hơ lửa miệt mài!
-Vậy chú phải cầu nguyện ra sao"
-Chú phải xin Thượng Đế cho chú được Ơn Cứu Rỗi và được về với Đức Chúa Cha!
-Vậy chú có thể cầu nguyện cho tất cả mọi người được ơn Cứu Rỗi và về với Đức Chúa Cha trước và chú là người cuối cùng lên Thiên Đàng được không"
Tuy nói vậy nhưng tôi biết là Địa Tạng Vương Bồ Tát đã xí phần bao chót này từ lâu rồi; hy vọng Bồ Tát từ, bi, hỷ, xả cho tôi học ké theo hạnh của Bồ Tát.
-Không phải vậy!  Thư Kỳ thất vọng nói. 
Tôi phải xuống địa ngục nằm hơ lửa miệt mài thêm một lần nữa!
Đến đây thì hai đứa cháu của tôi đi học tiếng Việt về, tông cửa chạy vô, miệng la.
-Chú V.!  Chú V.!
Tôi vừa nhìn qua hai đứa cháu thì Nicky và Thư Kỳ đứng dậy, kiếu từ và biến mất; tôi thiếu lịch sự không kịp chào từ biệt với hai nữ tín đồ trẻ và dể nhìn này.
-Chú V., chú V., cháu cho chú cái này!
Hai đứa cháu tôi tranh nhau đưa cho tôi tờ quảng cáo lấy được ở chùa.
Ai da!  Nhìn tờ quảng cáo, tôi thấy nhức cái đầu.  Tự do tư tưỏng, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng làm cho tôi nhức cái đầu.
Tôi xin đổi đề tài một chút, và tôi hứa là sẽ quay trở lại khúc gây cấn nhìn tờ quảng cáo mà nhức cái đầu của tôi.
Có một lần tôi đưa một người bạn của tôi đi chùa; thấy tôi lạy Phật, người bạn "vô thần" hỏi, vì sao tôi lạy cái tượng Phật như vậy.
Tôi trả lời rằng tôi đâu có lạy mấy cái tượng xi măng, gỗ hay đồng. Tôi lạy đây là tôi lạy cái ông Phật trong tôi, tôi cảm ơn cái công đức mà Phật Thích Ca đã tốn bao nhiêu công sức trong vô lượng kiếp để tìm ra cái mẫu số chung, câu trả lời và lối giải thoát cho tất cả chúng sanh trong cõi Ta Bà này.  Tôi lạy cám ơn cái công dạy dỗ và cái chìa khóa Phật Thích Ca để lại cho các Phật Tử và chúng sanh thoát khổ và tôi cảm ơn cái câu nhắc đầy từ bi của Phật Thích Ca “Cố gắng!  Cố gắng!  Ráng cố gắng!”  Hãy ráng cố gắng vượt qua bên bờ Giác!
Tôi thấy tượng Phật Thích Ca cũng như thấy đèn vàng, đèn đỏ khi lái xe; thấy tượng để nhắc mình tham ít ít, sân vừa vừa, và si sơ sơ.  Khi nghĩ đến điều này tôi thấy xấu hỗ vô cùng!
Dựa trên căn bản này và lời dặn của cụ Nguyễn Du   trông người phải ngẫm đến ta, chúng ta quay lại chuyện nhìn tờ quảng cáo mà tôi nhức cái đầu. 
Theo tờ quảng cáo, tượng Phật Thích Ca bằng ngọc sẽ được "cung đón" về Hoa Kỳ.  Tượng Phật Ngọc được điêu khắc tại Thái Lan dựa trên khuôn mẫu tượng Phật Thích Ca tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ với sự cố vấn của các Lạt Ma Tây Tạng và các nhà nghiên cứu mỹ thuật Âu Á.
Hình tượng Phật Ngọc trên tờ quảng cáo rất đẹp nhưng tôi có một vấn đề muốn nói ra   vì sao cả ngàn năm hay hàng trăm năm nay, bao nhiêu nước ở Á Châu tạc tượng Phật Thích Ca quàng cà sa mà để nguyên một đầu tóc" 
Các tượng hay hình ảnh của các Tổ, các Lạt Ma, các thiền sư, tăng ni của nhiều quốc gia bao đời nay không một ai có tóc khi quàng cà sa.
Vậy tại sao tượng Phật Thích Ca lại có tóc"
Tôi xin nêu lên hai giả thuyết.
1) Khi giác ngộ rồi thì có quyền để tóc khi quàng cà sa.
Đức Phật của tôi không làm vậy đâu!   Một người thầy như Phật Thích Ca đã dạy đệ tử cạo đầu, quàng cà sa thì không thể nào làm ngược lại lời mình dạy giác ngộ hay chưa giác ngộ.
Tôi nghĩ Phật Thích Ca đã dạy cho các đệ tử, các Phật tử bằng lời nói, cử chỉ, phong cách và hành động của mình, và đã làm gương bằng cách bỏ vợ đẹp, con thơ, đời sống sung túc về vật chất để chọn lấy lối sống cạo đầu, khoác cà sa, ôm bình bát, đi chân không khất thực.
2) Có ông vua hay hoàng đế nào đó ở Ấn Độ hay Trung Quốc đã sai khiến thợ tạc tượng Phật theo ý muốn của mình. Đức Phật phải có bao nhiêu vẻ đẹp, tướng tốt kể cả khi đã xuất gia, quàng cà sa.  Một trong những vẻ đẹp, tướng tốt của Thái tử Tất Đạt Đa trước khi xuất gia là có tóc đen mượt xoắn về bên phải. Có thể tượng được tạc theo lệnh ông vua nào đó ưa tướng tóc xoắn. Lúc đó không một ai dám can ngăn vị vua hay hoàng đế này; rồi cứ dựa theo tượng cũ mà tạc thêm tượng mới. Lâu ngày quen mắt, thành lệ,  và không ai dám lên tiếng phê phán tượng Phật   cho nên đến ngày nay chúng ta có tượng Phật Thích Ca quàng cà sa mà có một đầu tóc rất đẹp.
Nói sơ và không tính chuyện tượng Phật Thích Ca có tóc khi quàng cà sa, trong chùa chúng ta có tượng Phật A Di Đà giống như một vì vua hay hoàng đế Trung Quốc, tượng Quan Âm Bồ Tát thì giống các bà hoàng hậu (Dương Quí Phi), cung phi (Tây Thi) của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát thì giống Đường Tăng Tam Tạng Trần Huyền Trang (trong phim bộ Tây Du Ký), tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát thì giống Kim Tra, Mộc Tra hay Sở Lưu Hương trong các phim bộ Trung Quốc/ Hồng Kông; tượng Di Lặc Bồ Tát thì dựa theo hình ảnh Bố Đại Hòa Thượng người Trung Quốc và nay thì hao hao giống như tượng thần tài hay tượng thổ địa.
Ngoài tượng ra thì các áo tràng, áo khoác (nút gài, cổ áo, tay áo, tà áo) của các tăng ni Đại Thừa có phần giống như quần áo, xiêm y của các hoàng hậu, cung phi của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
Cái tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của tôi có đi quá đà không" 
Chiều Chúa Nhật mà!
Cánh Chuồn Chuồn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến