Hôm nay,  

Chọn Health Plan Nào?

14/11/200900:00:00(Xem: 300054)

Chọn Health Plan Nào"

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 2784-1628855- vb7111409

Phạm hoàng Chương là tác giả vừa nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009, với các bài viết góp cho giải thưởng năm thứ 9, trong số này có bài "Xóm Hoang" kể chuyện một cô gốc Việt đạt giấc mơ Mỹ trước tuổi 30, sống giữa một khu xóm hợp chủng đầy khó khăn thời kinh tế suy thoái. Là một nhà giáo vui vẻ mà nghiêm túc, có hồi ông từng bị bà con đồng hương bắt làm Chủ Tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận. Ông chủ tịch và ông thầy nay về hưu, an cư tại Riverside, Nam Cali, Trong những bài ông góp cho giải thưởng năm thứ 10, có bài “Tuổi 65, Chọn Health Plan Nào"” rất được bạn đọc tán thưởng. Hơn nửa năm rồi, nhiều chuyện thay đổi, đây là bài tác giả viết thêm, cập nhật và thấu đáo hơn.

***

Cách đây không lâu, một anh độc giả bên Úc, nhân đọc bài health plan tôi viết online mà tuyên bố cảm thấy quá "lucky" đã được định cư Úc, được hưởng medicare "free" 100%, so với "mê hồn trận" health care phức tạp, tính toán tỉ mỉ, rườm rà mà người dân ở Mỹ phải chịu. Tôi cũng công nhận là đúng. Viết rồi, tưởng đã đầy đủ, mà tham khảo thêm sách vở, lại thấy vẫn còn thiếu sót, các hãng bảo hiểm tư cứ thay đổi giá tiền và dịch vụ liên tục theo nạn đồng Mỹ kim mất giá. Gần đây, nhiều nhật báo ở Cali có đăng nhiều bài về Medicare cho quí vị lớn tuổi tìm hiểu, khá rõ ràng. Dự luật buộc người dân phải mua bảo hiểm Y tế của Obama cũng sắp được Thượng viện thông qua nay mai, các trung tâm dịch vụ Medicare/ Medicaid tự nhiên bắt đầu in sách hướng dẫn (bằng tiếng Anh) gửi tới tận nhà cho quí vị 65. Thấy vậy, tôi cũng muốn "múa rìu qua mắt thợ", bổ túc thêm một số chi tiết về Medicare/ MediCAL cho quí vị tới tuổi 65 hiểu rõ.
Ai cũng biết trong vòng 3 tháng trước và 3 tháng sau ngày sinh nhật năm 65 tuổi tây( tổng cọng 7 tháng), người nào có quốc tịch Mỹ, dù chưa bao giờ đi làm hay có đi làm, PHẢI tới Sở An Sinh Xã hội địa phương (Social Security Administration) làm đơn xin bảo hiểm y tế MEDICARE để được cấp thẻ ( trên thẻ có ghi cả Parts A và B, hay chỉ có B hoặc A mà thôi). Hãy gọi số 1-800-772-1213 để biết Sở An Sinh địa phương gần nhà mình nằm ở đâu, để tới apply. Nếu apply trễ, sau này sẽ bị PHẠT tiền oan uổng. Con cái có cha mẹ sắp 65 tuổi phải để ý chuyện này để đưa cha mẹ đi xin Medicare sớm. Những người bị tàn tật nặng, mù, suy thận giai đoạn chót, được cấp thẻ sớm, không cần chờ tới tuổi 65 mới xin. Medicare là bảo hiểm của chính phủ Liên bang, gọi là Original Medicare hay Standard Medicare (nguyên thủy), gồm Part A (nằm bệnh viện), Part B (đi bác sĩ khám, thử máu, X-ray), Part D (bảo hiểm mua thuốc) hai Parts sau phải bỏ tiền mua hàng tháng. Hầu như ai có đi làm, có đóng thuế medicare lúc còn trẻ, cũng được part A free. Vợ hay chồng của người đi làm này cũng được hưởng "free" theo. Lâu lâu cũng có người không đủ điều kiện hưởng Part A free, phải bỏ tiền mua, chẳng hạn dưới 65 bị tàn tật mà đi làm ...Người social worker sẽ cho biết bạn đủ điều kiện hưởng Part A "free" hay không, khi họ phỏng vấn, điền đơn xin.
 Part B thì ai cũng phải trả tiền, hàng tháng là 96$40 (qua năm 2010 tăng lên thành 110$50). Nếu bạn apply Medicare mà mãi mấy tháng sau ngày sinh nhật 65 tuổi mới nhận được thẻ, bạn vẫn phải trả premium part B ngược về trước ( kể từ tháng sinh của bạn). Nếu ngoan cố không trả, họ sẽ "cúp" Medicare. Bà xã tôi nằm trong trường hợp này, 3 ngày trước sinh nhật (20 tháng 8/2009) mới từ miền Đông bay về Cali xin, nên mãi tới đầu tháng 11 mới được thẻ. Trước đó một tháng, sợ cholesterol và glucose trong máu cao, nóng ruột đi thử máu ở Nhân hòa phải trả tiền mặt. Nhận được thẻ medicare hôm nay thì qua ngày mai đã nhận bill đòi trả 703$ từ tháng 8/2009 đến hết tháng 2/2010 sang năm.Thường thì bill gửi tới nhà bạn 3 tháng 1 lần, để bạn ký check trả, hay bạn nhờ "Quỹ trả tiền hưu của hãng" bạn làm trước kia, hay tiền SSI của bạn trả trước, rồi họ gửi chỗ tiền còn lại cho bạn sau. Nếu ỷ còn khỏe mạnh, hà tiện không chịu đóng thì sau này, khi bệnh nhiều, cần tới đóng part B, sẽ bị phạt 10% trên premium từ năm 65 tuổi, tăng dần theo mỗi năm.
Ngoài A và B, chính phủ buộc ai cũng phải mua thêm Part D (bảo hiểm tiền mua thuốc) khoảng 30$ một tháng, cho dù có bệnh hay không có bệnh. Nếu không mua Part D, hay không tham gia một hãng y tế tư trong vòng 90 ngày sau ngày sinh nhựt 65 tuổi , sẽ bị PHẠT10% của premium mỗi tháng,và mỗi năm mỗi tăng 10%, (nếu sau này mới mua) cho tới khi chết. Muốn biết mua part D ở đâu, xin gọi NAPCA số 1-800-582-4336 , có người nói tiếng Việt trả lời chỉ cho bạn. Các chỗ bán Part D là các hãng tư, ký giao kèo với Y tế Liên bang để bán bảo hiểm mua thuốc cho quí vị cần uống thuốc thường xuyên( như tiểu đường, huyết áp... ). Khi mua, họ sẽ chỉ dẫn chi tiết cách thức mua thuốc trả tiền.
Ở Mỹ, có nhiều người nghèo nhiều bệnh nan y, nên khi xin Medicare, ai cũng được Sở An Sinh gửi thư hỏi xem mình có muốn xin Extra Help with prescription drug cost plan ( chương trình GIÚP trả tiền mua thuốc) không, nếu muốn phải điền đơn, khai báo lợi tức, nhà cửa, và tiền để dành trong nhà banks. Họ sẽ chiết tính và trả lời chấp thuận hay không trong vòng hai tuần. Nếu độc thân, lợi tức phải dưới 16,245$, nếu là 2 vợ chồng.sống chung, phải dưới 21,855$ một năm mới được. Nếu bị bác, năm tới chúng ta có quyền làm đơn xin lại..
Tuy nhiên, nếu chọn Original Medicare để được tự do đi bất cứ bác sĩ, nhà thương nào mình muốn, Part A và B chỉ cover có 80% chi phí, bạn phải móc túi trả 20% chỗ còn lại ( và đôi khi phải trả trước khi medicare trả 80% còn lại) . Nếu muốn khỏi trả 20% này, bạn phải mua ngoài tư nhân thêm một bảo hiểm bổ túc, gọi là MEDIGAP phụ trách trả chỗ 20% đó. MEDIGAP policy cũng phải theo luật của Liên Bang và tiểu bang, và giá tiền lên xuống khác nhau tùy các hãng bảo hiểm.Giá tiền cũng tăng lên theo tuổi tác người mua. Phải so sánh kỹ các plans" và giá cả giữa hãng này với hãng kia để khỏi bị thiệt thòi.
Thế còn Part C là gì" Sao không nghe ai nhắc tới " Part C là MEDICARE ADVANTAGE PLANS, là các hãng bảo hiểm y tế tư thuộc tổ chức HMO và PPO, như Kaiser, Inter Valley, Aetna, SCAN, ARRP... các hãng tư gửi quảng cáo tới nhà bạn khi bạn sắp 65 tuổi. Bạn có quyền bỏ Original Medicare mà chọn tham gia một trong các MEDICARE ADVANTAGE PLANS này để khỏi phải mua Part D, vì hầu hết các hãng tư này "cover phần lớn tiền mua thuốc này, Các health plans này gọi nôm na là Part C. Bài viết trước tôi quên không lưu ý điểm này, nên có một số bạn đọc tự hỏi Part C là phần gì mà không thấy nhắc tới. Vâng, chúng ta có Part A free, Part B phải trả premium hàng tháng, Part D phải trả premium hàng tháng nếu chọn Original Medicare của Liên bang. Nếu chọn Part C (các hãng tư) thì ta vẫn có Part A free tiền nhà thương, part B trả tiền bác sĩ hàng tháng 96$40 ( có thể trả hơn thêm một chút, tùy hãng nào bạn tham gia), nhưng KHỎI đóng premium hàng tháng cho part D (mà vẫn KHÔNG BỊ PHẠT bởi chính phủ). Sau này, nếu vì lí do gì chúng ta không hài lòng với các hãng tư, muốn trở về với Original Medicare (nguyên thủy) thì bắt đầu mua Part D trở lại từ đầu, không bị phạt đồng nào... Nên nhớ một điều ở đây là nếu bạn bị bệnh suy thận thời kỳ chót, phải đi lọc thận tuần 3 lần, rất tốn kém, các hãng tư sẽ không chịu nhận. Nếu bạn tham gia hãng tư, bạn không cần phải mua MEDIGAP, nếu lỡ mua, phải CANCEL Medigap ngay, vì Medigap không được dùng để trả copayments cho Advantage plan, mà hãng bán Medigap policy cho bạn không được phép bán, nếu bạn đã có Advantage plan. Chỉ khi nào bạn quay về với Original Medicare thì mới có quyền mua thêm Medigap.
 Một số bác sĩ tư có khuynh hướng "chê" loại original medicare Liên Bang cấp này, vì chánh phủ trả tiền không "good" bằng các bảo hiểm tư. Do đó, theo ý cá nhân tôi, chúng ta nên đọc kỹ cuốn sách của các trung tâm dịch vụ Medicare/ Medicaid gửi tới nhà (Medicare and YOU), trong đó có liệt kê tất cả tên các hãng bảo hiểm tư ở Nam California( hay vùng bạn ở) với các dịch vụ cung cấp và giá cả của họ. Ai không nhận được sách, hãy gửi thư xin tới địa chỉ này:
 Centers for Medicare & MedicAID SERVICES
7500 Security Blvd
Baltimore, Maryland 21244-1850
 Bạn cũng có thể đọc các thư từ quảng cáo của các hãng tư gởi tới nhà, dể so sánh giá cả, xem hãng nào thích hạp nhất với hoàn cảnh và sức khỏe mình mà gọi xin tham gia làm hội viên. Tốt nhất là đi dự hội thảo (workshop) do họ tổ chức, nhưng phải nghe và hiểu tiếng Anh. Thường thì các hãng tư này có mở các workshops hay meetings khắp các thành phố ở Nam hay Bắc CALI vào các ngày giờ khác nhau, để mình gọi giữ chỗ, lái xe tới dự, nghe họ trình bày và tha hồ đặt câu hỏi, cũng như điền đơn, ký giao kèo ngay tại chỗ làm hội viên. Thời gian ghi danh làm hội viên tốt nhứt là từ !5 tháng MƯỜI MỘT đến 31 tháng MƯỜI HAI mỗi năm. Đó cũng là thời gian tốt nhứt để ĐỔI hãng này qua hãng khác, hay trở về với Original Medicare. Khi đổi hãng, không cần báo cho hãng cũ biết, chỉ cần đăng ký hãng mới, tự động, hãng mới sẽ lo tất cả mọi chuyện. Khi gia nhập một hãng tư nào, mình sẽ được cấp cái thẻ hội viên của hãng với đầy đủ tên tuổi chi tiết để xài, còn cái thẻ Medicare Liên bang thì cất vô tủ không dùng tới nữa.


Tất nhiên, khi tham gia hãng tư, premium part B mình vẫn phải đóng hàng tháng cho hãng tư thay vì cho Liên bang, họ lấy tiền đó trả cho bác sĩ và mọi chi phí khác. Họ phát cho mình mấy cuốn sách ghi điều lệ giao kèo,cách gọi y tá trực, tên và địa chỉ phòng mạch các bác sĩ trong mạng lưới (Network) của họ để mình chọn, tên và địa chỉ các tiệm thuốc tây, các loại thuốc mình nên mua cho rẽ. Mình có thể đổi bác sĩ bất cứ lúc nào trong năm, nhưng chỉ trong danh sách các bác sĩ thuộc Network của họ thôi. Các bác sĩ này ký giao kèo với hãng, nên cho toa hay chỉ định các thứ thuốc mà hãng niêm yết trong các sách .
Ai 65 hay 70 tuổi mà khỏe mạnh, không có bịnh gì, để tiết kiệm khỏi đóng Part D phí tiền, tôi khuyên nên chọn tham gia một Medicare Advantage Plan (Part C). Ngoài ra, có các health plans khác để ta lựa chọn, như PACE( cho ông bà lão cần ở nursing home), các medicare cost plans khác... Vào website ww.medicare.gov để nhờ State Insurance Department( gọi 1-800-MEDICARE để xin số phone) giúp, hay gọi State insurance Assistance Program ( SHIP) ở Cali, hay HICAP ở các tiểu bang khác (1-800-434-0222) giúp đỡ tìm cho... AI nhiều bệnh kinh niên, như tiểu đường, huyết áp, tim mạch.....thì hoặc chọn Original Medicare ( phải mua bảo hiểm thuốc Part D) phải trả 20% deductible trước cho các dịch vụ bác sĩ,nhà thương, hay chọn hãng tư ADVANTAGE PLAN, khỏi trả deductible trước, họ có nhiều dịch vụ rất tốt cho bệnh nhân già lão, yếu ớt, ra vô nhà thương như đi chợ. Hãng tư cũng có nhiều cách cho mình tự do chọn để trả tiền thuốc (có ghi trong sách) chẳng hạn, sau 300$ đầu mình phải trả cho suốt năm, họ mới bắt đầu trả tiếp, hay cứ mỗi lần mua, mình copay 10$, họ trả chỗ còn lại, hay mỗi bên trả một nửa, tới một lúc nào đó tổng số tiền lên đến 3000$ hay 4000$ thì mình phải tự móc túi trả lấy...Tôi không biết các hãng Kaiser, Aetna, ARP ra sao..chứ SCAN mà tôi tham gia, tính tiền rất là phân minh, sòng phẳng. Họ gửi giấy báo cáo thường xuyên, ghi chú tên thuốc, tiền ai trả, ngày nào tháng nào...rành mạch để mình giữ trong hồ sơ bệnh lý làm tài liệu theo dõi. Các medicare drug plans trong Part D của hãng tư thường sắp loại thuốc vào các loại giá biểu khác nhau (tiers 1.tiers 2, tiers 3) tùy theo phẩm chất, và bác sĩ được yêu cầu cho toa các thuốc rẽ tiền (generic) trước, nếu bệnh không thấy bớt, mới kê toa thuốc đắt tiền (brand) sau.
Nếu thấy bạn có lợi tức thấp khi xin Original Medicare, Medicare sẽ chuyển hồ sơ bạn qua Sở Welfare cho bạn xin thêm MediCAL. Ở California, gọi là MediCAl. ở các tiểu bang khác, gọi là MediCAID. Bạn lại phải nộp bằng chứng lợi tức, tiền saving nhà bank, tiền hưu công, hưu tư, bảo hiểm nhân thọ, ở một mình hay ăn ở chung nhà với người phối ngẫu...cho họ cứu xét. Tôi không rành chi tiết về các tiêu chuẩn cần hội đủ để được MediCAl, vì đó là vấn đề chuyên môn ở trên cứu xét. Ai mà may mắn đươc cả Medicare và MediCAl ( gọi là Medi / Medi) thì sướng lắm, không phải trả đồng nào hết, tha hồ dược mổ mắt, trồng răng "free", tất cả các dịch vụ mổ xẻ đắt tiền, thay gan, lọc thận, nằm nursing home... đều free. Một diều cần nhớ là mỗi năm bạn có quyền XIN LẠI MediCAID ở Sở WElfare, hay "Chương trình trợ giúp trả tiền thuốc Part D" ở Sở AN SINH XÃ Hội. Nếu bị bác, bạn có quyền "appeal" (chống án) lên, xin "hearing" xét lại cho hoàn cảnh khó khăn mới.
Tới đây, tôi cũng xin kể qua về Advantage Health plan nào tôi chọn cho năm 2010. Tôi thấy 2 hãng INTER VALLEY và SCAN tương đối tính rẽ nhất trong số các hãng liệt kê trong cuốn "Medicare & You 2010" mà trung tâm dịch vụ Medicare/Medicaid vừa gửi tới nhà. Ở Riverside county, Inter Valley tính ambulance services chỉ có 50$ nhưng đi bác sĩ chuyên môn phải trả 10$, còn SCAN tính ambulance những 150$ ( rẽ hơn Kaiser 150$) mà đi bác sĩ chuyên môn được "free . Tôi khỏe lắm, ăn uống cẩn thận, không hề ăn thịt, hút thuốc, uống bia, hay đi gym Bally bơi lội, kéo máy, chạy treadmill, take care sức khỏe kỹ, đi thử máu hàng năm, có thể "năm thì mười họa" cần đi bác sĩ chuyên môn, chứ không dễ gì bị stroke, phải gọi 911 tốn tiền trả ambulance. Bà xã cũng khỏe, gầy ròm mà xưa nay chả hề đau bệnh gì, nên có lẽ hai đứa chúng tôi cùng chọn SCAN, mặc dù trong cuốn sách 2010 mới họ gửi tới nhà có nhiều thứ tăng giá nếu nằm bệnh viện và "skilled nursing care" lâu. Tham gia SCAN, ta có 2 chọn lựa: CLASSIC hay là OPTION. Ai nhiều bệnh thì nên chọn CLASSIC. Ai còn khỏe thì chọn OPTION.
Sáng nay tôi đưa bà xã qua dự workshop SCAN tổ chức ở Mariott Hotel, đại lộ Harbor bên Garden Grove, để tham gia SCAN cho rồi, kẻo quá 3 tháng không mua Part D họ phạt. Ông già Mỹ 85 tuổi ngồi bên cạnh, nói ngày xưa theo Kaiser 20 năm liền, sau Kaiser tính đắt quá, nên chuyển qua SCAN 5 năm nay, SCAN rất tốt, té gãy xương háng họ mổ xẻ, thay xương, mà không tốn bao nhiêu. Ông Mỹ phó chủ tịch CEO lên nói SCAN làm business đã 32 năm nay,là "not-for-profit health plan" lớn đứng hàng thứ tư trên toàn nước Mỹ, khách hàng lên tới hơn 113 ngàn người, ngày càng đông đảo, năm 2010 này mở rộng phạm vi hoạt động lên vùng San Francisco, Santa Clara và Contra Cósta. Năm tới SCAN có thêm option bảo hiểm răng, và một ít thay đổi trong dịch vụ "in-home recovery" (dưỡng bệnh tại nhà), hiện tại có chich ngừa CÚM và CÚM HEO. Bà phụ tá lên nói nhiều vấn đề, và trả lời các câu hỏi khách viết giấy đưa lên, trong đó có vấn đề muốn khám mắt cứ gọi Scan, còn muốn gặp optometrist (bác sĩ chuyên khoa mắt) phải cần bác sĩ gia đình giới thiệu. Cô dược sĩ của SCAn, hình như là người Việt, cũng lên thoăn thoắt trả lời các câu hỏi về thuốc men. Nên nhớ, SCAN cho tới nay, chỉ có ở Nam Cali và Arizona thôi.
Khi buổi họp bế mạc, tôi hỏi ông CEO có thể ghi danh tham gia ngay hôm nay cho bà xã không, ông nói YES,vui vẻ dẫn đến giới thiệu một cô "sale agent" ngồi bàn ngoài. Cô này mừng rỡ dẫn chúng tôi đến ngồi riêng một góc ở salon, hí hoáy "enter" information vô cái laptop để trên đùi. Tôi hỏi sao không cho tôi điền đơn, ký tên như 6 tháng trước, lúc tôi tham gia SCAN ở Riverside, cô nói policy mới của SCAN bắt làm trên "laptop". Tôi tò mò hỏi làm sale agent (bán bảo hiểm sưc khỏe cho khách) như cô kiếm khá không, cô thành thật nói "họ trả good lắm, vừa lương căn bản hàng tháng vừa ăn commission". Tôi hỏi "5 sáu chục ngàn một năm không", cô nhíu mày nói, "Hơn nhiều". Tôi hỏi chơi," SCAN có cần đại diện bán cho cộng đồng người Việt không, cho tôi xin làm với". Cô cười nói "Cần chớ, ở Orange County hiện có 2 anh Việt nam bán SCAN policy cho người Việtnam, giàu lắm". Cô chỉ ông Mỹ lúc nảy dẫn tôi đến,"Đó là ông Chủ tịch tối cao của SCAN, rất bình dân, dễ thương. Anh lên website ww.scanhealthplan.com, kiếm Human resources mà apply , SCAN trả lương nhân viên cao lắm". Tôi thấy náo nức, sực nhớ tới Ngọc Cảnh, bạn học cũ Đại học Sư phạm Huế ban Anh văn ngày xưa, làm phó giám đôc Hội Việt Mỹ Huế, được học bổng qua Mỹ năm 1973, học đậu Ph.D ra, toan xin đi dạy college thì được công ty bảo hiểm nhân thọ Met Lìfe mướn, bán life insurance cho cộng đồng VN ở San Jose thời 1980s, sau trở thành triệu phú mua hai ba cái nhà cho thuê, được đôn lên làm 1 trong 13 "top managers" ở Cali, về hưu lại được hãng đưa về Saigon, mướn biệt thự cho ở 5000 "đô" một tháng, làm chức "tổng thanh tra" vùng Đông nam Á, đi các nước Mã lai, Singapore, Nam dương, Thái lan...như đi chợ. Tôi nhớ có lần Cảnh đưa đi ăn phở, đủng đỉnh nói, "Ừ, làm SALE thì tất nhiên là kiếm tiền ngon hơn đi dạy rồi..." mà thấy rõ con người đúng là có số, có ai ngờ anh học trò nghèo quê mùa ở Quảng nam ngày xưa, ở Huế chung một nhà trọ học với tôi năm nào, mà thoát qua Mỹ trước 75, học hành ăn nên làm ra, tương lai rực rỡ, càng già càng vinh hoa phú quí. Tôi chào cô agent, buồn buồn đưa vợ ra xe về lại Riverside.
Trên xe, tôi sực nhớ lại câu "Muốn hạnh phúc, phải biết nhìn xuống, đừng nhìn lên", mà tôi thường khuyên những người kém may mắn hơn tôi, mà mỉm cười tự trách mình sao khéo bị vọng tâm chao đảo trong một phút lạc lòng. Tu giải thoát mà nghe ai nói đến nghề này kiếm tiền dễ dàng, nghề kia đem lại bạc triệu, lòng THAM lại dấy lên. Trong khi xung quanh ta có biết bao nhiêu người điêu đứng vì thất nghiệp, mất cửa mất nhà. Tôi nghĩ tới thực tại đáng buồn, hoàn cảnh kinh tế u ám của Mỹ hiện tại. Với luật buộc toàn dân phải mua bảo hiểm y tế do Obama đề nghị sắp sửa thành hình trong những ngày tháng tới, những kẻ 65 về hưu như tôi không cần phải lo với 110$ Part B đóng mỗi tháng. Già yếu, đổ ra nhiều thứ bệnh, phải đi bác sĩ thường, đóng110$ là rẽ rồi. Nhưng còn hàng trăm triệu người Mỹ còn trẻ đang lêu bêu thất nghiệp, homeless tới nơi ngoài kia, lấy ra tiền đâu mà đóng premium bảo hiểm để khỏi bị phạt.
Tôi lo cho hàng triệu nhân viên các hãng bảo hiểm y tế tư trên toàn nước Mỹ nay mai rồi cũng sẽ bị sa thải, một khi chủ họ phải dẹp tiệm vì không cạnh tranh lại với bảo hiểm công rẽ hơn của chính phủ bán cho dân. Và trong những ngày trái đất bị thiên tai bão lụt vùi dập tơi bời, nạn nhân bị bắn giết khắp nơi với viễn ảnh cuộc thế chiến thứ ba sắp đến cho nhân loại vì tham lam, cuồng tín, sân si, hân thù...tôi tự hỏi " Suy tính, chọn lựa bảo hiểm medicare tốt nhất liệu có ích gì, khi mà mạng sống con người trên địa cầu này lung linh chập chờn như ánh sáng con đom đóm trong đêm đen, hư ảo phù du như "giọt nắng bên thềm", tựa đề một bài ca lãng mạn nhớ nhung xa vắng mà tôi rất ưa thích.
Phạm Hoàng Chương

 

Ý kiến bạn đọc
13/05/201808:03:47
Khách
The Original King seven Sunglasses Store.

UV400 Protection - 100% polarized on Extra Strong Policarbonate antiscratch lenses

Come and Check Out Our Awesome Polarized Sunglasses. All our 2018 computer Glasses collection.

Protecting your eyes from the harmful rays, excesive light and reflections with the latest technologies in Polarized Lenses

Believe us, our price is good too :)


kingsevensunglasses.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến