Hôm nay,  

Thành Phố Của Tôi

10/11/200900:00:00(Xem: 132207)

Thành Phố Của Tôi 

Tác giả: Phạm Công Lý
Bài số 2780-1628851- vb3111009                                                                                               

Tác giả và gia đình đến Mỹ  từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm:  thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School cua Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở  Boston va New Hampshire. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.

***

Nhờ có thành  tích học tập 10 ngày, tôi được Chú Sam okey dokey cho đi chuyến tàu suốt lưu vong ở xứ Hỗn Tạp Quốc này.
Sau nhiều năm tháng đợi chờ với hủ tục nhiêu khê, cuối cùng chúng tôi cũng đành gạt nước mắt xách gói ra đi, bỏ lại sau lưng quê hương giàu đẹp, mến yêu, cùng mồ mả ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt và bạn bè thân thiết. Đâu đó tôi văng vẳng nghe ai hát: "Từ thành phố này, người đã ra đi.... USA"
Gia đình chúng tôi đến phi trường Logan, Boston vào buổi tối mùa Đông New England, đang mùa bão tuyết. Tuy đã hơn 11 giờ đêm, nhưng bầu trời vẫn sáng vì những bông tuyết trắng xóa đang rơi liên tục trong tiếng gió rú từng cơn. Lần đầu tiên, từ xứ nắng cháy quanh năm, thấy được tuyết, trông như trong mơ, nhưng quá lạnh, mặc dù đã trang bị đồ ấm 2, 3 lớp. Tôi tự nghĩ không biết chúng tôi sẽ trụ được bao nhiêu mùa Đông khắc nghiệt như thế này. Thôi thì que sera, sera.
Gia đình bạn tôi, cùng đơn vị ở Chú Ía, niềm nở chào đón chúng tôi, đưa về nhà ở khu Dorchester, vùng ngoại ô  của Boston. Một buổi tiệc thịnh soạn dọn ra để chào đón ngày đầu tiên tha phương cầu thực của gia đình chúng tôi tại đất nước tạm dung này.
Tiệc tàn thì đã quá nửa đêm, cả 2 gia đình ngủ kiểu cá mòi trong căn hộ 2 phòng không mở heat, vì tiết kiệm: Hai bà vợ và hai đúa con gái ngủ trên giường, hai ông chồng và 4 thằng đực co ro trên tấm thảm cũ mèm trong phòng khách.
Sáng hôm sau thức giấc thì thấy nhà cửa vắng lạnh, vì gia đình bạn tôi đã xách lon gô đi làm từ sớm. Chúng tôi bắt đầu làm lại cuộc đời bằng hai bàn tay trắng từ thành phố này.
Là thủ phủ của bang Massachussetts, trung tâm của vùng New England, miền Đông Bắc gồm các bang MA,CT,RI,VT,NH,ME, Boston là một thành phố biển, tương đối nhỏ, do dân Irish lập nên trong thời kỳ lập quốc, trong số đó có gia đình của Cố Tổng Thống JF Kennedy, và anh em Bulgers.: người em là Viện Trưởng Đại Học UMass, còn người anh là  Don Bulger, trùm Mafia tại Boston, nằm trong “top 10  wanted list” của FBI  trong nhiều năm qua.
Thành phố được xây dựng trên vùng đồi núi trong vịnh Boston, nên các địa danh ở đây thường kèm từ Hill, như Beacon Hill, Forest Hills, Savin Hills... Cả phi trường quốc tế Logan cũng chỉ là 1 doi đất chạy dài lấn ra biển.
Khu Dorchester trước đây là đất của dân Ái Nhỉ Lan, sau có một số dân đen đến cư ngụ. Họ kỳ thị, bỏ đi lần lần,. Dân đen tràn ngập khu này. Kịp đến khi Mỹ vàng di cư đến sau năm 75, đen chiụ không thấu, vì nhà nào mày bán là tau mua, gíá nào cũng chơi. Hiện nay khu Dorchester có thể nói là Little Little Saigon ở vùng Đông Bắc,  tập trung đông đảo Mỹ tóc đen. Ở đây không cần học tiếng Anh. Bác sĩ, cảnh sát, Bưu Điện cũng nói tiếng Việt luôn. Khỏe re.
Dân chính cống Bostonian phát âm đặc sệt giọng Irish và Scottish, và nhăn mũi khi nghe ai nói giọng Tếch Xệt (San Antonio") và kênh kiêu gọi Boston là Hub (trung tâm của vũ trụ). Boston còn có biệt danh là Beantown, vì trước đây vùng này có sản xuất 1 loại đậu ngon có tiếng.


Từ phía Tây hay Nam  ta có thể đến Boston bằng I-93 hay I-95, lên phía Bắc Canada thi  theo I-90. Boston là thành phố cổ kính, nhỏ, nhưng  đẹp độc đáo với những kiến trúc kiểu Victoria, núp dưới những tàng cây Magnolia, nở hoa trắng toát và hồng nhạt trong mùa thu lá đổ. Đuờng xá trong thành phố hẹp, thường là 1 chiều, xe hơi lại đậu ngoài đường nên lái xe ở Boston là vấn đề nan giải của dân cư và cả du khách .nữa. Thế nên phương tiện tốt nhất để đi lại, thăm thú, làm ăn cho phần lớn cho cư dân và du khách ở Boston là sử dụng  xe BMW. Khoan đã, đừng ngạc nhiên OMG, vì ba chữ BMW ở đây chỉ là Bike/Bus, Metro và Walking.
Ở đây, mạng lưới giao thông công cộng đã phát triển từ hơn 120 năm truớc với đường hầm  xe lửa chạy khắp thành phố. Đi làm, đi học, đi chợ, bác sĩ, cảnh sát, tòa án, công sở... đều có thể đi bằng xe buýt hay xe điện ngầm, ở đây gọi là subway hay T  vừa túi tiền của dân chúng.
Chảy ngang thành phố Boston là con sông Charles xinh xắn và thơ mộng với những cánh buồm nho nhỏ lượn lờ trên mặt nưóc trong xanh trong khói sương mù buổi sáng. Qua chiếc cầu  cũng cổ xưa không kém là thành phố Cambridge, nơi sinh của Tổng Thống JFK, được thế giới biết nhiều với  Viện Kỹ Thuật  MIT và trường Đại Học Harvard, nơi mài đủng quần Levi’s của các Tổng Thống Mỹ, các ông hoàng, bà chúa khắp năm châu, bốn bể. Trong số có đương kim Hoàng Hậu Nhật hiện nay, và đặc biệt là Bill Gates, học không nổi, phải bỏ ngang, và trở thành người giàu nhất hành tinh.
Ngoài ra Boston còn có nhiều Đại Học danh tiếng khác về Dược, Y, Nha nằm trong danh sách top 100 các ĐH trên khắp nước Mỹ, nên thu hút rất nhiều sinh viên trong nước và ngoại quốc đến học và nghiên cứu. Sinh viên và du khách đóng góp phần lớn cho ngân sách của bang này.
Nơi thu hút du khách nhất bao giờ cũng là Quảng Trường Harvard, tuy nhỏ, nhưng lúc nào cũng sống động, nhôn nhịp với các cửa hàng, quán ăn, thư viện, hàng lưu niệm, chen chúc nhau đi lại là các du khách, sinh viên . Họ cười, nói, ăn uống thoải mái trong các quán cà phê lộ thiên kiểu Parisien trên lề đường. Các đôi tình nhân, kể cả các cặp 2 hệ (gay/ lesbian) ôm xà nẹo hôn nhau trên đường phố cũng không gây được chú ý của  người qua lại. Ngoài cổng trường, thỉnh thoảng có 1 nhóm người hoặc sinh viên giơ khẩu hiệu, biểu ngữ, hô hào, kêu gọi dân chúng đấu tranh, ủng hộ hay đả đảo một ai đó, dù người đó là Thị Trưởng hay Tổng Thống. Một vài anh cảnh sát  cầm ly cà phê  bốc khói, đứng nhìn, nói chuyện bâng quơ, coi như không có gì xảy ra..
Bước vào khuôn viên của Harvard, thì không khí im ắng hẳn với những thảm cỏ xanh, những cây dương, cây liểu rũ quanh bờ hồ. Những dãy buiding đồ sộ,cổ kính, với tường và ngói màu đỏ, được tô điểm bằng các dây leo xanh thẳm, là những đặc điểm kiến trúc của miền Đông Hoa Kỳ .
Tại đây, nơi hấp dẫn du khách nhất  là bức tượng đồng  John Harvard, đặt trên bệ cao trong khuôn viên chính của trường. Lúc nào cũng đông đảo du khách và sinh viên vây quanh bức tượng để chụp ảnh kỷ niệm và nhất là cố khiểng chân, để rờ cho được chiếc giày của ông, vì họ cho rằng đó là điềm may cho  con cháu, chúng sẽ có cơ hội đến đây học hỏi.
Nghe nói  “phe ta” có 2 cớm, khi đang công du... hí,  có ghé qua đây chơi, và cũng cố rờ chân ông Harvard. Thiên hạ đồn là dìa nhà, cớm bị kiểm điểm vì đi mò chân người ta.
Năm nào Boston nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung, cũng hứng 2, 3 trận bão tuyết kinh hồn. Tuyết cao cả thước, bao phủ xe cộ, ngập có khi đến tận nóc nhà , làm tê liêt  cả thành phố cùng cái lạnh Bắc cực  tràn xuống từ miền Bắc, gây nhiều khó khăn cho giao thông và sinh hoạt .có khi kéo dài  nhiều ngày, thiệt hại rất lớn. Nhưng Boston cũng có mùa Thu lá vàng  vô cùng thơ mộng, mùa Xuân hoa lá đâm chồi nẩy mộng, và mùa Hè nắng cũng nóng, cũng có tiếng ve kêu như ở quê nhà.
Dù sao thì tôi cũng đã làm lại cuộc đời từ 15 năm qua ở xứ lạnh tình nồng này. Tôi bổng thấy  mến yêu  thành phố của tôi từ lúc nào không biết. Tôi thường hay đây đó thăm bạn bè, du lịch, nhưng đi lâu thì thấy nhớ Boston, về đến thành phố mới thấy là về nhà mình.
Ta cứ ngỡ qua đây chơi mấy chút
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,047,935
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến