Chốn Nương Náu Còn Lại
Tác giả: Trần Hồng Linh
Bài số 2778-1628849- vb8110809
Tác giả cho biết: “Ở VN, tôi chưa từng viết văn viết báo, dù chỉ là viết bích báo cho lớp học. Sang xứ người, nhận ra tiếng Việt của mình đang mất dần, tôi ráng tập viết văn. Xin đừng cười, khi văn tài trổ hoa ở tuổi tóc muối tiêu." Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Bóng Xế Hoàng Hôn.” cho thấy cách nhìn sâu sắc về hoàn cảnh tuổi già nơi xứ người. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong bà tiếp tục viết.
Tấm màn cửa sổ khép lại, căn phòng chìm trong nửa tối nửa sáng. Nơi góc phòng là cái Tivi đang mở. Cuộc tranh tài soccer quốc tế đang được trình chiếu trên màn hình, đó là tiết mục mà bà Nguyễn và đứa cháu đang theo dõi.
Dù xem Tivi, bà Nguyễn vẫn ôm trên tay cặp kim đan và mảnh len dở dang. Hai chiếc que đan nhịp nhàng lên xuống với mảnh len lòng thòng phía dưới.
Ánh sáng từ màn hình Tivi loé ra, cho thấy nhiều nếp nhăn quanh đuôi mắt bà. Dạo gần đây, nếp nhăn tăng lên theo với những buồn phiền mà bà đang chịu đựng và lo nghĩ. Chẳng biết có giải quyết được gì không" Nhưng bà cố tạo vẻ mặt bình thản để dấu đi mối lo buồn trong lòng. Được cái là mắt bà vẫn còn tinh tường. Bà kéo gọng kính trễ xuống, nhìn lướt lên màn hình tivi trước khi cúi xuống tiếp tục với mối len đan dở.
Bà Nguyễn khẽ lắc đầu. Ý chừng bà không hài lòng với cậu thiếu niên đang ngồi trên cái ghế trường kỷ. Bởi cậu ngồi không yên. Cậu ta nhấp nhổm ra điều hào hứng thích thú với cuộc trình chiếu trên màn hình.
"C mon, c mon," cậu thét lên.
"Ngồi yên nào, Tony," Bà nói.
Nghe tiếng bà, Tony quay sang hỏi "Don't you like soccer"" Sực nhớ ra điều gì, cậu vội chuyển sang tiếng Việt "You không thích đá banh huh""
Tony cười lớn tiếng, quay ngang sang choàng tay ôm lấy vai bà, lắc lắc. Vóc dáng bự xự của cậu như muốn xô lấn thân hình nhỏ thó gầy còm của một bà già Á Đông. Bà Nguyễn chao nghiêng trên cái ghế bởi sức ôm mạnh của thằng cháu ngoại teenager. Tuy vậy bà vẫn ráng trả lời.
"Thích, bà thích. Bà đang xem đá bóng với con đây này. Nhưng con đừng nhảy loi choi trên ghế thì bà mới coi ti-vi được," bà chuồi người tránh né "Con quên là bà bị ngã gãy xương rồi sao""
"Sorry, I forget."
Bà khùa nhanh hai chiếc que đan len. Sợi len vắt lên lộn xuống, chuyển động dập dình như những đợt sóng trong tâm tư bà, cho thấy bà đang có nỗi lo buồn. Phải, bà lo lắng về chỗ ở cuối đời. Chừng nào bà đến ở Nussing home, bà chưa biết, nhưng chắc ngày ấy chẳng bao xa.
Để che dấu sự lo lắng của mình, bà Nguyễn tiếp lời. "Xem đá bóng tròn này dễ hiểu hơn các thứ khác, con nhỉ" Môn bóng tròn này ở bên Việt Nam cũng có nhiều người chơi nên bà dễ hiểu hơn các thứ kia."
"Yeah. It s easy," Tony gục gặt đầu. Cậu hiểu các thứ kia mà bà nhắc đến là môn thể thao Football, Baseball.
Có bàn luận thể thao với bà, Tony khám phá ra bà nó không biết gì về thể thao cả. Cậu đã bỏ ra một buổi chiều để giải thích cho bà nghe về môn chơi bóng chày baseball. Cậu nói cậu nghe, bà gật đầu hoài. Lúc nghe bà hỏi "Tại sao đám khán giả nhao lên la ó, tranh nhau chụp trái banh rơi về phía khán đài với tiếng la "Home run" là thế nào" Tony hiểu bà còn mù mờ về trò thể thao baseball. Cậu bèn mang giấy viết ra vẽ đồ hình cái sân chơi với diamond shape để giải thích về trò chơi baseball. Thấy mặt bà ớ ra ngờ nghệch, Tony chuyển sang basket ball, hockey và soccer, là những môn thể thao có những điểm tương tự, may ra bà hiểu dễ dàng hơn.
Tuy vậy, cậu vẫn cố giải thích cho bà hiểu về Football bằng cách bộ phim America Football, cậu phỏng theo những động tác của người cầu thủ football trên sân, chồm chồm hoặc nhảy tửng lên làm động tác giả lừa đối thủ.
Tony chỉ chỏ trên màn hình ti-vi giải thích "Bà xem, cái thằng player áo đỏ nó hold trái banh chạy kìa."
Bà nghệt mặt với đoạn phim thể thao fooball. Gì mà kỳ cục, gì mà một đứa ôm trái banh cà-na chạy miết, không thả ra cho ai hết, mặc cho một đám người nhào lên đè, giành lại trái banh. "Kinh khủng! trò chơi gì mạnh bạo kinh hồn, ngần ấy đứa to như gấu đè một đứa, gãy xương đó con ơi," Bà thốt lên, tuởng đứa bị đè chắc sẽ bẹp dí. Vậy mà thằng ấy chẳng bị việc gì hết.
"No problem. He có mặc áo bảo vệ đó," Tony nói.
Nhìn kìa, cái nón của cầu thủ như cái nồi cơm điện chụp lên đầu kín mít, người ngợm hắn được bao trùm bằng cái áo khung sắt vuông chành chạnh. Bà lẩm bẩm "Phải vậy chứ, nếu không thì bị gãy xương như chơi," Nhưng điều ấy chưa cho bà ngừng thắc mắc, bà vẫn tiếp tục hỏi "Sao ông ấy ôm trái banh chạy hoài vậy con""
"When the player passes the last line on the other side with the football, his team gets a point," Tony giải thích.
Bà hiểu lỏm bõm về cái lối chơi banh bầu dục này, cứ đứa nào giữ banh lâu thì sẽ có cơ hội thắng nhiều hơn. Bỗng dưng trong trí bà, một ý nghĩ buồn tủi nổi lên, hồi bà khỏe mạnh, các con giữ chặt bà như cầu thủ football giữ banh, rồi lơi dần dần khi bà trở thành gánh nặng cho chúng từ khi bà bị té cầu thang. Chẳng bù cho trước kia, cứ mỗi vài ba tuần, bà ôm cái túi xách quần áo đến nhà các con như ca sỹ chạy show trong dịp lễ lớn. Có vậy bà mới tránh được câu hờn trách của các đứa con lớn "Mẹ thương Út nhứt, mẹ chỉ lo trông con trông nhà cho Út không à." Không muốn các con nói mình thiên vị, bà luân phiên đến ở với các con, mỗi nơi vài tuần cho chúng vui lòng.
Mỗi lần chạy show ở nhà các con, bà tự an ủi: "Chồng mất, ở với con là phải lẽ rồi." Bà bùi ngùi nghĩ về cuộc sống cuối đời của bà. Hai vợ chồng già được con bảo lãnh, tưởng là ngày vui dài lâu nhưng mới được vài năm đoàn tụ, ông để lại nơi chốn nhân gian nỗi buồn cô lẻ cho bà. Tất nhiên bà được các con đón bà về ở với chúng. Thỉnh thoảng vài người hỏi đùa "Tháng tới chị định chạy show ở nhà đứa nào"" "Đứa nào cần tôi giúp trông nhà trông cửa thì đến đón tôi," Bà điềm tỉnh trả lời. Vì bà nghĩ tới câu châm ngôn VN "Một mẹ già bằng ba lần dậu". Dù cho ở xứ Mỹ người ta diễu cợt "Một mẹ già bằng ba người ở", bà chẳng phiền ngại vì cho rằng đó là lẽ tự nhiên của người làm mẹ, không lo cho con cho cháu thì lo cho ai" "Có show để chạy là còn có phước, chị ạ, còn hơn là chúng nó không cần mình. Con cháu không nhờ thì đương nhiên mình không có show, là mất job trông chơi với cháu." Đó là câu an ủi cho cảnh già của nhóm bạn mỗi khi điện thoại thăm hỏi nhau.
Ít ra bà Nguyễn vẫn có đứa cháu quấn quýt rủ bà xem tivi thể thao với tiếng Việt tiếng Mỹ pha trộn trong câu nói. Bà nhớ lại lần bà ngạc nhiên vì nghe Tony hát. Đúng ra là cả nhà sửng sốt chứ không riêng gì bà.
Bữa ấy Tony hứng chí, biểu diễn một màn hát karaoke tiếng Việt cho đám cousins, con của các cậu dì xem, nhân hôm lũ trẻ có dịp xúm lại trong buổi sinh nhật của một đứa. Tony gân cổ hát theo màn hình karaoke "Trái tim ngục tù, trááii..tiiimm ngục tù....anh yêu em yêu em đến ngaààn thuuu ...."
Mọi người ngạc nhiên với tài năng của cậu bé hát tiếng Việt khá rành rọt.
"Tony, ai dạy Tony hát tiếng Việt""
"No one, I copy a Vietnamese singer who sang on Asia music video. He wore a long blue sparkle dress and sang that song," Nhớ ra là đang có bà ngoại trong buổi tiệc, Tony nói thêm "He mắc cười lắm. He vừa hát vừa ẹo ẹo his body. He mặc cái váy dài xanh chiếu chiếu.... He is so funny," Cậu hảnh diện trả lời, ít ra cậu còn hát được tiếng Việt, còn hơn được nhiều đứa trẻ khác đang mất dần Việt ngữ.
Hỏi ra, bà biết cháu bà biết hát tiếng Việt là do nó lắng nghe người ta hát rồi nhái lại. Điều đó chứng tỏ Tony nghe được nhiều hơn là nói. Phải thôi, cháu bà không có người nói chuyện tiếng Việt với nó nên nó nhát nói, giống như nhiều người sống trên đất Mỹ vẫn thiếu tự tin khi nói tiếng Anh với người bản xứ. Nhát nói vì sợ nói sai, nói ngọng. Bà cố luận ra những chữ bỏ dấu sai của thằng Tony để bà sửa cho cháu. Duy cái tật Tony hay gọi bà bằng "You", bà sửa hoài mà cậu vẫn chưa bỏ được
Gọi "You" là sự quen miệng của Tony, chứ cậu không có ý nói nghĩ xem thường bà ngoại. Lối xưng hô trong tiếng Việt không dễ dàng như tiếng Mỹ, người ta gọi nhau theo tuổi tác, thứ bậc. Điều ấy đã khiến cậu nhỏ lúng túng mỗi khi gặp bạn bè thân quen của mẹ nó. Cuối cùng Tony đơn giản hoá theo như tiếng Mỹ, You and I, mỗi lúc nó chưa tìm ra được chữ thích hợp.
Âm thanh reo hò phát ra từ cái Tivi khiến hai bà cháu theo dõi diễn tiến cuộc đá banh quốc tế với những tâm thức khác nhau. Tony thì hứng thú, nhưng bà nó thì không thế. Bà nhìn trái banh lăn qua chân các cầu thủ, thấy sao giống như cuộc trú ngụ của bà trong những năm tháng gần đây. Hết ở nhà đứa này, sang ở nhà đứa khác, giống như quả banh tròn soccer lăn long lóc thôi.
Chút nước mắt ứa ra trên khuôn mặt nhăn nheo. Bà dấu vội niềm u uẩn bằng cách cúi xuống nhìn cuộn len trên tay, rồi lãng sang hỏi Tony.
"Đói bụng chưa, bà đi hấp bánh giò ăn nha."
"Có phải cái bánh pyramid đó không""
Tony gọi bánh giò là pyramid cake vì hình dáng bên ngoài của cái bánh. Khi mới ăn thử loại bánh này, cậu nhìn thấy những mảnh mộc nhỉ đen đen trong nhân bánh, trông sờ sợ sao đâu. Tony vội vàng lấy muỗng gạt gạt cái mẩu đen ấy sang một bên. Nhưng lúc cậu liếc nhìn qua bà ngoại, thấy bà ăn lớp nhân thịt có lẫn miếng đen ấy một cách ngon lành, Tony đánh bạo, xúc đại một thìa nhân bánh cho vào mồm, thầm nghĩ "Nếu không ngon, lè ra vẫn còn kịp." Nào ngờ, những mảnh đen mộc nhỉ đó lại rất giòn, còn ngon nữa đằng khác. Tony xúc tém thêm vài muỗng, cái bánh nhanh chóng chui tọt vào bụng. Cậu liếm mép rồi nói "Cái bánh hơi nhỏ." Biết là cu cậu còn muốn ăn thêm. Bà Nguyễn tủm tỉm cười "Lần tới bà sẽ làm nhiều bánh hơn cho con ăn."
Đôi mắt Tony tít lại, hai má phúng phính tròn giãn ra theo với tiếng cười hềnh hệch.
Tony phân biệt các loại bánh của bà nó làm bằng những hình dáng hơn là bằng chất liệu và cách làm. Nhiều tên quá, khó nhớ. Có một loại bánh mà Tony thích lắm. Cái bánh hình dáng tròn tròn lớn hơn đồng quarter, nhưng bánh màu trắng và mềm nhũn, khoảng giữa hủm hủm trủng chứa đậu xanh và có vụn tôm xấy rắc lên trên. Tony ráng tả lại cái bánh để bà nó làm nữa. "À, đó là bánh bèo, phải ăn với nước mắm," bà Nguyễn nói.
Đối với Tony, miễn có bánh ăn là okay. Từ từ học tên bánh sau. Nhưng ngặt nỗi, bà nó nói "Tony gọi đúng tên bánh thì bà mới biết bánh gì để làm chứ." Câu nói khiến Tony thộn mặt ra. Ủa, nếu không gọi đúng thì không có bánh ăn sao" Bà mỉm cười "Cũng giống như chúng ta vào nhà hàng, phải biết gọi món ăn, người ta mới biết món nào mình thích để mang ra chứ, phải không nào""
Tony biết nhiều tiếng Việt bởi do học các thứ tên bánh. Bánh bèo và bánh xèo, cùng là âm èo mà hai thứ bánh hoàn toàn khác nhau, một thứ thì hấp và thứ kia thì chiên. Nhưng cũng cái âm "èo" đấy, cậu ghép vần NGH vào thì thành chữ Nghèo, là cái chữ mà cậu ghét cả nghĩa lẫn phát âm. Vì bởi cậu vẫn nghe bà nó nói "Việt Nam có nhiều người nghèo khổ." Dĩ nhiên cậu phải vất vả chặn chữ NG trong cổ để phát âm cho đúng, cuối cùng muốn nói chữ nghèo cậu phải luôn luôn có chữ "kkkhổ'" đi kèm thì bà Nguyễn mới hiểu được. Tony tiếp tục ghép vần cho các chữ và câu quen thuộc chấm dứt cho phần học tieêng Việt bằng câu nói: "Ngán ngẩm ngại ngùng ngông ngang ngúng ngoẳng... Oh, my goodness!" Kèm theo là cái cười tủm tỉm của cậu.
Bà bật cười vì lối phát âm tiếng Việt ngọng của đứa cháu. Nhưng hề gì, miễn sao bà cháu nói chuyện và hiểu nhau là được rồi.
Hôm giữa mùa đông, sau đợt lễ Christmas, bà mua nhiều gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và lá chuối. Thấy thế, Tony thì thầm hỏi mẹ, "Why did grand mom buy a lot of banana leaves" Do we eat them"" bởi có lần cậu đã thấy bà cho vào máy xay một loại lá dài có dạng như lưỡi kiếm, bà dùng màu nước xanh xanh ấy để trộn bột làm bánh. Biết đâu lần này cũng giống như trước. Tony thắc mắc.
Nghe con gái thông dịch câu nói của thằng cháu ngoại, bà cười ngặt ngoẻo, trả lời.