Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn: Cảm Ơn Các Bạn Người Mỹ

05/11/200900:00:00(Xem: 110164)

Lễ Tạ Ơn: Cảm Ơn Các Bạn Người Mỹ

Tác giả: Đòan Thanh Liêm
Bài số 2775-1628846- vb5110509 

Tháng 11, xin mời đọc bài viết sớm cho mùa Lễ Tạ Ơn. Tác giả, sinh 1934, tốt nghiệp Luật khoa Saigon 1958. Du học Mỹ 1961-62. Từng là chuyên gia luật pháp tại Quốc hội VNCH (1958-62), Gia nhập Luật sư Đòan Tòa Thượng Thẩm Saigon (1969-75); Quản lý Chương Trình Phát Triển Quận 6,7,8 Saigon (1965-71); Giám Đốc Văn Phòng Nghiên cứu và Liên lạc Hội Đông Tôn giáo Thế giới tại Saigon (World Council of Churches, 1972-74); Tham gia nhiều tổ chức văn hoá quốc tế; Tù nhân chính trị ở Việt nam (1990-96); hiện là thành viên Viện Xây Dựng Hòa Bình Mùa Hè (SPI-Summer Peacebuilding Institute) tại Đại học EMU, Harrisonburg Virginia và tại Knoxville, Tennessee (2001-2009).

***
Mấy năm trước đây, tôi có viết một lọat bài nhan đề "Cảm ơn nước Mỹ" được đăng thành nhiều kỳ trên nhật báo Người Việt. Lọat bài này ghi lại các kinh nghiệm trực tiếp của tôi khi tiếp súc với người Mỹ, từ khi còn là một sinh viên trường Luật khoa Saigon hồi giữa thập niên 1950, mà được học với mấy giáo sư người Mỹ được mời đến giảng dậy như là giáo sư thỉnh giảng (visiting professor), cho đến khi được học bổng đi du học tu nghiệp tại nước Mỹ vào năm 1960 - 61. Và sau này vào giữa thập niên 1960, thì tiếp súc nhiều với người Mỹ thuộc các cơ quan từ thiện xã hội v.v...
Năm 2009 này, nhân mùa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving, tôi muốn viết lại ngắn gọn trong một bài báo để ghi lại cái tình cảm sâu đậm của tôi là người có cái duyên được gặp gỡ thân quen với nhiều người bạn Mỹ, mà phần đông làm việc trong lãnh vực họat động xã hội trong suốt mấy chục năm nay.

1/Trước hết là anh Dick Hughes, người bạn rất thân thiết đã hết sức vận động để giải thóat tôi ra khỏi nhà tù cộng sản và cùng với gia đình qua định cư tại California năm 1996. Chúng tôi sát cánh với nhau trong chương trình trợ giúp các trẻ em "Bụi Đời" tại Việt nam trước năm 1975. Dick qua Saigon như là một phóng viên báo chí từ năm 1968 sau Tết Mậu Thân. Nhưng cảm thương trước sự khổ cực bơ vơ của các trẻ em đánh giày suốt ngày lang thang trên các hè phố, nên Dick đã cho một số em này về tá túc tại căn phòng anh cùng thuê mướn chung với một người bạn khác. Rồi lần hồi việc nhân đạo này đã đưa tới sự thành lập ra "Chương trình Trợ giúp Thiếu nhi sống tại hè phố" và được đăng ký theo luật pháp của Mỹ lấy tên là "Shoeshine Boys Foundation", vì hầu hết ngân khỏan chi tiêu cho chương trình là do sự đóng góp của các nhà từ thiện người Mỹ. Nhưng năm 1975, thì chương trình bị đóng cửa và các cơ sở được trao cho Sở Xã hội của chánh quyền cộng sản. Và Dick Hughes đã trở về Mỹ vào tháng 8 năm 1976.
Đến năm 1990, tôi cùng với anh Đỗ Ngọc Long bị bắt tù, và trong cáo trạng Việm Kiểm sát lại buộc tội chúng tôi là "cấu kết với những nhân viên CIA trá hình như Dick Hughes v.v...", thì Dick đã phải lên tiếng minh oan cho chúng tôi trước công luận ở nước Mỹ cũng như trên thế giới. Và Dick đã vận động sôi nổi trong số những bạn bè thân thiết thuộc giới nghệ sĩ, cũng như báo chí và nhất là các nghị sĩ, dân biểu Quốc hội để đồng lọat lên tiếng làm áp lực với chánh quyền cộng sản Hanoi phải trả tự do cho hai anh em chúng tôi. Kết cục là anh Long và tôi đã lần lượt được trả tự do và hiện đang định cư trên đất Mỹ. Từ ngày trở về Mỹ, Dick đã tham gia ngành kịch nghệ tại New York. Và nhiều lần đên thăm New York, thì tôi đã đến sinh sống tại nhà của Dick tại phía bắc đảo Manhattan. Người bạn đời của Dick là Sherry Hall là một cô giáo, thì cũng có một căn hộ khác cũng gần nơi ở của Dick. Và thường mỗi ngày vào buổi sáng khi Sherry đến trường, thì Dick phải qua chăm sóc cho con chó của Sherry bằng cách dẫn nó đi ra công viên gần nhà; công việc này được gọi là "Walking the dog" (Dẫn chó đi chơi). Chính tôi cũng đã mấy lần cùng đi chơi với Dick ra ngòai công viên, lúc chàng đi làm cái nhiệm vụ mỗi ngày đó.
Vợ chồng và lũ con chúng tôi thì đều qúy mến và biết ơn Dick vì tấm lòng tận tâm chăm sóc cho tôi khi gặp cảnh tù đày ở Việt nam. Mấy năm trước đây, con trai út của chúng tôi là Đòan Chính Trực lại học về Pharmacy ở Boston, thì cháu cũng hay tới ở với chú Dick. Có khi cháu nấu cả món ăn Việt nam cho chú ăn nữa. Tôi thật là may mắn được quen biết với những người bạn có tấm lòng chân thành, thiết tha với nhân quần xã hội và có tình cảm gắn bó ruột rà với bạn bè như Dick Hughes.

2/Người bạn khác cũng rất thân thiết với tôi từ 40 năm nay, đó là Doug Hostetter.
Doug là một tín đồ thuần thành của giáo hội Tin Lành Mennonite. Hồi giữa thập niên 1960, Doug và người chị là Patricia cùng đi qua Việt nam làm công tác thiện nguyện xã hội trong tổ chức Xã hội Tin Lành Việt nam (VNCS = Vietnam Christian Service). Pat làm việc ở Quảng ngãi và sau đó thì cưới Earl Martin cũng làm việc tại đó. Còn Doug thì làm việc tại Tam kỳ gần với Đà nẵng.Anh rất năng nổ tháo vát và tìm hiểu nhiều về ngôn ngữ và văn hóa Việt nam. Sau khi trở về Mỹ, thì Doug làm việc nhiều năm trong các tổ chức Fellowship of Reconciliation (FOR = Hội Thân hữu Hòa giải), Interfaith Ministry (Mục vụ Liên Tôn) và mấy năm gần đây thì Doug giữ chức vụ Giám đốc văn phòng liên lạc của tổ chức MCC bên cạnh tổ chức Liên Hiệp Quốc tại New York (UN Liaison Office of MCC).
Lần nào đến New York, thì tôi cũng gặp gỡ chuyện trò trao đổi với Doug. Ở vào tuổi 65, anh vẫn còn năng động nhiệt thành, say sưa với công việc, và đặc biệt có rất nhiều sáng kiến. Mùa hè năm 2007, khi đến gặp Doug, tôi được mời tham dự một buổi hội thảo do văn phòng của anh tổ chức cho các sinh viên từ khắp nước Mỹ đến gặp gỡ với các nhân vật đặc trách của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề trọng đại liên hệ đến tòan cầu như vấn đề "ô nhiễm môi sinh", "hâm nóng tòan cầu" (global pollution/ warming) v.v...Cuộc trao đổi thật sôi nổi, hào hứng mà thẳng thắn, vì đây là sáng kiến của một tổ chức phi chính phủ (NGO = non-governmental organization), nên không bị ràng buộc hạn chế gì như đối với các tổ chức chính trị của các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.


Mùa hè năm 2009 này, trong dịp tham gia với bà con đồng hương tại cuộc Diễn hành Văn hóa Quốc tế hàng năm tại New york, thì tôi cũng đến gặp Doug. Anh rất mừng rỡ và nói : " Tôi có cái văn bản này muốn gửi riêng cho anh, vì có liên quan đến công cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Việt nam của anh ". Đó là Bản Ghi nhớ (Memorandum) mà Doug Hostetter viết để tường trình cho cơ quan cấp trên của anh là MCC. Bản này gồm 5 trang kể cả một số hình ảnh về cuộc thuyết trình và trao đổi của Doug với phái đòan của Ban Dân vận Trung ương thuộc Ban Chấp Hành Trung ương của đảng cộng sản Việt nam. Cuộc họp này là do viên Đại sứ của Hanoi bên cạnh Liên Hiệp Quốc tổ chức để mời Doug trao đổi thân mật với phái đòan trong chuyến viếng thăm tìm hiểu của Ban Dân vận tại nước Mỹ. Doug ghi lại là anh đã thẳng thắn trình bày về vị thế của tôn giáo trong đời sống chính trị xã hội của nước Mỹ. Anh nói với phái đòan : "Tôn giáo ở Mỹ được quyền tự do sinh họat về các mặt xã hôi văn hóa, giáo dục và tâm linh riêng biệt của mình. Chúng tôi cũng thẳng thắn phê phán những sai lầm, quá trớn của chánh quyền như trong cuộc chiến ở Vịêt nam trước đây và ở Irak hiện nay.Chúng tôi không hề nhận một ân huệ nào như tiền bạc hay sự ưu đãi nào từ phía nhà nước. Chúng tôi luôn giữ vững được vị thế độc lập của mình. Và ngược lại chúng tôi cũng chẳng bao giờ tìm cách khuynh lóat hay lợi dụng nhà nước để tìm lợi thế cho tôn giáo của mình. Chúng tôi phải tranh đấu theo tinh thần các bảo đảm về tự do tôn giáo đã được ghi rõ trong các điều khỏan tu chính của Bản Hiến pháp Mỹ mà được gọi là "Bill of Rights".
Lâu lâu Doug cũng phải về tham khảo hội họp với cơ sở chính của MCC đặt tại thành phố Akron gần với thủ phủ Harrisburg của tiểu bang Pennsylvania. Tôi cũng thường đến tham khảo tại thư viện của cơ quan này, và có lần lại gặp gỡ với Doug khi cùng cư ngụ tại nhà khách của MCC tại đây nữa.
Doug lại còn có một kỷ niệm thật là khó quên với tôi, liên quan đến vụ án tù giam của tôi. Sự việc như sau : Đầu năm 1990, tôi có nhận được một bức thư thăm hỏi của Doug, trong đó có kèm theo một bài báo do Doug viết về chuyện các tín đồ đến cầu nguyện vào mỗi tối thứ hai hang tuần tại nhà thờ Saint Nicholas trong thành phổ lịch sử Leipzig (Lai xích). Mỗi ngày số tín đồ càng tụ họp thêm đông đảo, để cầu nguyện cho hòa bình, tự do, dân chủ của nhân dân Đông Đức. Họ chỉ nắm tay nhau, rất ôn hòa, hòan tòan bất bạo động, với hay bàn tay nâng niu ngọn nến tượng trưng cho sự soi sáng tâm trí con người. Vì năm 1989 là kỷ niệm 40 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức, nên chánh quyền không dám ra tay đàn áp, vì e sợ có ảnh hưởng không tốt cho lễ kỷ niệm trọng đại này. Và cao điểm số người tụ tập đã lên đến con số 70,000 người, rút cục đã góp phần quan trọng vào sự sụp đổ bức tường Bà linh vào ngày 9/11/1989, kéo theo sự giải thể của chế độ cộng sản ở Đông Âu... Bài báo này đã bị Tòa án Saigon coi như thêm một bằng chứng buộc tội (incriminating evidence) trong phiên xử ngày 14/5/1992 để phạt tôi 12 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội". Trong bản án, tên tuổi của Doug Hostetter cũng như Dick Hughes... được nêu ra như là nhân viên của CIA mà đi móc nối lôi cuốn "bị can Đòan Thanh Liêm vào âm mưu tuyên truyền chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam" ! Rút cục, chính vì bản án khắc nghiệt vô lý này lại có tác dụng ngược lại, là làm cho chánh quyền cộng sản Hanoi bị mất uy tín trước công luận quốc tế, và đặc biết đối với cả các nhân vật "phản chiến Mỹ", mà trước đây vẫn có cảm tình với Hanoi, cụ thể như Jane Fonda, Cora Weiss v.v...
Bà con cư ngụ tại phía bắc thành phố San Jose, California, thì ai cũng biết đến con đường Hostetter có exit từ xa lộ liên bang I. 680. Tên của con đường này trùng với tên của anh bạn Doug Hostetter và của chị anh là Pat Hostetter Martin; cả hai đều là bạn hữu rất thân thiết của tôi. Và rất nhiều lần khi đến tham dự hội thảo về Xây dựng Hòa bình Mùa Hè (Summer Peacebuilding workshop) tại Đại học EMU (Eastern Mennonite University) ở thành phố Harrisonburg, Virginia, thì tôi đều cư ngụ tại nhà của Earl và Pat Martin.
Pat làm giám đốc SPI (Summer Peacebuilding Institute) trên 12 năm, nên tiếp súc gặp gỡ với cả mấy ngàn nhân vật từ hàng trăm nước trên thế giới, mà thường đến tham dự các khóa hội thảo và học tập với SPI. Vì thế mà Doug có lần nói với tôi là: "Tôi đi qua Trung Đông và Phi châu, thì khi tôi giới thiệu mình là em của Pat Martin, thì ai ai cũng vui vẻ tỏ cảm tình quý mến đối với tôi, vì họ đều quen biết và mến phục bà chị của tôi. Thật là tôi có may mắn nhờ bà chị được sự thương mến của nhiều người trên thế giới như vậy". Quả thật, riêng tôi cũng rất tự hào được quen biết thân thương với cả hai chị em thuộc gia đình gia đình Hostetter này. Họ đều có lòng đạo hạnh, có tài năng với tinh thần nhân bản và tình cảm liên đới quốc tế rất cao.
Tôi còn quen biết thân thương với rất nhiều bạn Mỹ khác, điển hình là các anh chị thuộc tổ chức IVS (Thanh niên Chí nguyện Quốc tế = International Voluntary Service) mà đã từng sát cánh với giới thanh niên sinh viên Việt nam hồi thập niên 1960-70. Xin ghi lại một số tên tuổi như John Sommer, Don Luce, Gene Stoltzfuss, Mark Lynch, Jackie Chagnon, Charlie Sweet, Hugh Manke v.v... Hay như Sophie Quinn Judge trước 1975 làm cho tổ chúc Quaker ở Saigon. Chúng tôi đã cùng họat động sát cánh với nhau trong công tác từ thiện nhân đạo hồi còn trai trẻ, giữa thời chiến tranh khói lửa năm xưa.
Nhân mùa Thanksgiving, tôi xin gửi lời thăm hỏi và cảm ơn đến tất cả các bạn và gia đình. Với lời cầu chúc mọi sự An Lành, Tốt đẹp./
California, Tháng 11 Năm 2009
Đòan Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến