Hôm nay,  

Hội Ma Quỉ Độc Thân

30/10/200900:00:00(Xem: 243316)

Hội Ma Quỉ Độc Thân

Tác giả: Bồ Tùng Ma
Bài số 2771-1628842- vb6103009

Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60’, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông nhận giải bán kết và mới nhất, năm 2008, ông nhận giải Việt Bút, dành cho những tác giả đã “vượt được chính mình.” Năm 2009, ông là một trong sáu thành viên “Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ.” Sau đây là bài viết mới nhất của ông, không giống bất cứ bài viết nào mô tả Halloween tại Mỹ.

***
Việc làm đầu tiên của tôi ở Mỹ là đứng bán food to go như gà chiên, hot dog, bánh donut... cho bà Lợi, chủ tiệm người Việt, bạn của cô em con chú ruột tôi.  Bà Lợi khoảng 40 tuổi, khá đẹp, nghiêm trang, ra dáng một bà chủ lắm.  Ông Lợi, chồng bà, lớn hơn bà ít nhất cũng 10 tuổi, nhỏ con, xanh xao như một con khỉ bị lột da.  Ông Lợi giống như người dở hơi, thường hay lảm nhảm không ra lời.  Chẳng biết ông ta nói gì. Tiệm này ở trong một khu thương mại tương đối nhỏ, không lộ thiên. Khu thương mại này tọa lạc ở góc đường Los Angeles và đường Số 6 , thuộc Trung tâm Thành phố Los Angeles. Hảng xe đò Grey Hound chiếm khoảng một phần tư mặt bằng của khu thương mại. Phòng vé và khu hành khách của hảng nằm chễm chệ trên cao, có cầu thang cuống, một tiện nghi rất lạ mắt nhưng hoan phí đối với tôi, người mới đến Mỹ mà việc tốn điện là một trong những trăn trở nhất của tôi khi còn ở Việt Nam.  Hai cái thang cuồn cuộn lên xuống suốt ngày đêm, ngay cả lúc không có người dùng, làm tôi rất ... sốt ruột.  Có lẽ năng lượng này thắp được cả hàng ngàn ngọn đèn điện chớ đâu phải chơi!  Có lẽ khu này là nơi đáng sợ nhất nước Mỹ dù cảnh sát đôi khi cũng có ghé đến và có bảo vệ hẳn hoi. Bảo vệ là một anh Việt Nam.  Anh này chưa có chứng chỉ mang súng, mới có chứng chỉ xịt hơi cay và dùi cui.  Anh ta mang dùi cui đi vòng vòng từ khu thương mại cho đến hầm đậu xe, rồi ghé ngang chỗ tôi làm, nói chuyện trên trời dưới đất.
Mới chân ướt chân ráo đến đây tôi đã giật mình vì tiếng thét của một bà hình như người Mễ, vú vê thỗn thện, chạy theo sau một anh homeless đen thui. Nghe nói bà này cũng homeless, đang thay áo thì anh homeless tới giật cái áo chạy.  Có lẽ trong túi áo có tiền.  Mấy anh homeless ở đây tự do...đánh nhau, u đầu, sức tráng. Cảnh sát năm khi mười họa mới đến can thiệp, mà có bắt ai cũng thả ra ngay, phần lớn mấy anh homeless chẳng có giấy tờ gì cả, giữ họ lại thêm mệt khi tra cứu. Ở đây còn có dân tứ xứ.  Một hôm có anh đến mua loại bánh donut tẩm bột đường. Anh ta lấy dao cạo bột đường ra, cho vào mảnh giấy, rồi vất cái bánh.  Lúc đầu tôi ngạc nhiên, sau mới biết anh ta lấy bột đường trộn thêm vào bạch phiến để bán kiếm lời.
 Tiệm mở cửa suốt ngày đêm, chia làm ba ca.  Bà Lợi làm từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều.  Còn hai ca từ 3 giò chiều đến 11 giờ đêm và từ 11 giờ đêm đến 7 giờ sáng thì tôi và thằng José thay phiên nhau làm.  Thứ hai hằng tuần tôi được nghỉ, ông Lợi làm thế.  Tôi thấy ông rất miễn cưỡng thay thế tôi.  Mỗi lần tôi bàn giao công việc, ông hay nhăn nhó, nói lảm nhảm.  Tôi không thích làm việc ở đây, vì luơng ít và phức tạp quá.  Việc tôi bực nhất là đem bánh donut cũ đi đổ để sáng sớm thay bánh mới vào. Tôi nói với bà Lợi bánh trung thu để cả tuần ngoài chợ còn bán được, bánh tổ để mốc meo còn ăn được, bánh donut chỉ mới có một ngày, sao ăn không được.  Bà Lợi nói họ ăn bánh cũ, dù đau bụng vì lý do khác, cũng có thể đổ lỗi cho mình. Tuy bà Lợi nói vậy nhưng tôi không thể cầm lòng được khi mấy anh homeless theo xin.
Nếu không có thằng José, tôi đã nghỉ việc từ thứ hai tuần trước.  Lần đầu tiên gặp nó tôi hỏi nó là Cuba phải không, nó bực mình nói:
-Tao là Cuba sao"!
-Chứ mầy là gì" Nicaragoa, Venezuela hay Bolivia"
-Tao là Brasil, một nước lớn, giàu và tự do nhất Nam Mỹ. Chắc mầy biết cầu thủ Pélé.  Ông ta cũng là Brasil.  Ngườ Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha, không phải tiếng Tây Ban Nha như các nước khác ở Nam Mỹ.
-Tao biết chứ!  Nhưng tao không thể phân biệt được tiếng Tây Ban Nha với tiếng Bồ Đào Nha. Tao thấy hai thứ tiếng này rất giống nhau, khi nói...ngậm miệng, chứ không ...há miệng như Mỹ. À, nước mày giàu và tự do như vậy, mầy qua Mỹ làm gì"
-Tao là...FBI. Đừng nói lộ cho ai biết nghe.
Nó vừa nói vừa đưa cho tôi xem một cái thẻ có 3 chữ FBI thật lớn, trên đó có tấm ảnh của nó.  Tôi buồn cười, suýt bậc lên thành tiếng.  Mới đến Mỹ nhưng tôi biết Mỹ có nhiều "game" ngộ nghĩnh lắm. Tôi biết cái thẻ này là do công ty "Things You Never Knew Exited" bán cho nó để nó... dợt le.  Công ty này công khai bán đủ thứ giả mạo để khách hàng làm đồ chơi hay dợt le. Thằng cháu tôi có cho tôi một "Chứng chỉ hành nghề trinh thám tư" do công ty này cấp.  Nghe thằng José khoe, tôi làm bộ gật gù nhìn nó một cách thán phục. Tôi cũng chẳng hỏi những  nghịch lý trong "mission imposible" của nó làm gì, thí dụ nó là Brasil sao lại làm FBI và đi làm thuê. 
Một hôm nó hỏi tôi:
-Mầy xuống hầm đậu xe lần nào chưa"
-Chưa.
-Dưới đó có nhiều cái vui lắm.
-Cái gì vậy" Mầy dẫn tao đi coi đi!.
-Tối nay. Phải tối mới được. Tối nay mầy đi làm sớm một chút. Tao làm bộ đau bụng, đi mua thuốc, nhờ thằng cháu bà chủ xem tiệm.
Tối hôm đó mới 10 giờ 20 tôi đã đến đứng ngoài đường Los Angeles, gần hầm đậu xe để chờ thằng José. Chừng 5 phút sau José đến dắt tôi vào trong xe hơi của hắn ngồi nhìn ra.  Đó đây trong những góc tối, từng cặp trai gái ôm nhau hôn hít, rồi làm cái chuyện "không thể dừng" được. Có cặp kín đáo nhưng cũng có cặp chẳng ngại ngùng, mặc "áo quần" của Adam và Eva.  Họ chẳng cần biết có người nhìn thấy họ hay không. Có một cô trần truồng như nhộng, thân hình rất "bắt mắt" chạy chung quanh một chiếc xe hơi, vừa chạy vừa cười rú lên, theo sau là một anh chàng lùn tịt.  José nói cô này người Mễ, bị điên. Xem một lát, không thấy có gì hấp dẫn hơn, tôi rời hầm đậu xe.
Còn hơn một tuần nữa mới đến lễ Halloween nhưng các cơ sở làm ăn ở đây đã trang hoàng đủ thứ: xương người, dơi, nhện, phù thuỷ... Một anh ăn mặt dị thường trên tay cầm một xấp giấy màu vàng, quảng cáo về một hội hoá trang. Tôi ngỏ ý với José muốn đi xem hội hoá trang này. Nhưng José nói hắn sẽ đem tôi đi tham dự một buổi hội về Halloween rất đặc biệt, có một không hai trên xứ Mỹ.
Hôm trước lễ Hollowen một ngày, sau khi bàn giao ca tối cho tôi, José nói:
-Mai, thứ hai, ông Lợi thay mầy hả" Tao sẽ đem mày đến "Hội Ma Quỷ Độc Thân".  Muốn đi không"
-Muốn, nhưng tao có vợ mà.
-Có ai điều tra lý lịch đâu mà lo.  À, có dạ vũ nữa.
-Tao đâu biết nhảy.
-Chỉ cần nhún nhún vài cái rồi kéo nhau đi nói chuyện. Tao bàn giao ca đêm cho ông Lợi vào khoảng 8 giờ.  Sáng sớm hôm sau tao đến làm bù lại.  Ông ta chịu rồi.
Tôi hỏi José
-Tiền nong thế nào"
-150 đô. Chưa kể tiền nước.
Đối với tôi hồi đó, 150 đô rất lớn. Nhưng anh tôi vừa cho tôi 2000 đô.  Từ ngày qua Mỹ tôi chưa hề tiêu hoang phí, hãy hoang phí lần này rồi nhịn cả năm cũng được.
José đến đón tôi khoảng 8 giờ 30 tối. Nó nói với vợ tôi:
-Tôi chở nó đi Hollywood xem người ta tổ chức Halloween. Chị đi không"
-Tôi phải đưa thằng nhỏ đi xin kẹo. Nó đi với đám con nít, tôi ngại lắm. Nghe nói năm ngoái có đứa bị bắt cóc. Hai người đi đi!
Ra khỏi nhà tôi hỏi José:
-Sao mầy lại rủ bà ấy đi. Rủi vợ tao đi thì sao"
-Tao biết chắc vợ mầy không đi.
-Sao biết được.
-Có gì đâu. Vợ mầy đang mặc áo quần như chuẩn bị đi đâu, thằng con mầy đang hăm hở sửa soạn lồng đèn võ bí và túi đựng kẹo.
-Nhưng rủi vợ con tao muốn đi Hollywood xin kẹo thì sao"
-Thằng bé thỉnh thoảng lại mở cửa sổ nhìn ra đám con nít đứng ngoài đường. Trói nó lại, dắt đi Hollywood, nó cũng không đi. Mà nếu nó đi thì mình tìm cách khác, thí dụ mình nói trên Hollywood phức tạp nguy hiểm lắm vì đông người. Nói vậy, vợ mi sợ ngay.
Tôi thấy nên nịnh nó một câu cho phải phép:
-Mầy đúng là thám tử thông minh.
-Người Brasil mà mầy.
Tôi hơi bực mình. Nó nói vậy cũng như nói người Việt không thông minh bằng người Brasil.
-Ngày nay điều tra cái gì người ta cũng dùng khoa học kỷ thuật, điều tra theo kiểu Sherlock Holmes xưa rồi.
-Có những cái mình tưởng như cần khoa học kỷ thuật mới biết, nhưng không phải vậy.
-Thí dụ như cái gì"
-Thí dụ như người ta có thể đo tờ giấy hay cái gì đó vô cùng mỏng, mỏng đến 00, 1 mm hay hơn nữa
-Chỉ có kỷ thuật điện tử mới đo được.
-Không hẳn vậy. Chỉ việc chồng 100 tờ giấy, lấy thước kẹp đo, thí dụ đo được 1 mm, lấy 1mm chia cho 100. Vậy là ta biết mỗi tờ có bề dày 00, 1 mm.  Nghề thám tử cũng vậy, đôi khi chẳng cần khoa học kỷ thuật.


Mãi nói chuyện chúng tôi đến một xóm nhà ven đồi phía đông bắc thành phố Glendale lúc nào không hay. Nhà ở đây không to lớn nhưng xinh đẹp và sang trọng.  Nhà nào cũng có vườn, có sân.  Hôm ấy người ta chưng trong vườn những hình ảnh ma quái, phù thuỷ, dơi, nhện...  Những cái tên nghe rất rùng rợn nhưng nhìn thấy rất thơ, rất mộng và rất... Mỹ.  Đám trẻ con trong những bộ áo quần kỳ dị, tay xách lồng đèn làm bằng võ bí đỏ đi từng nhà xin kẹo. Có những đám trẻ được người lớn đi kèm một bên. Đây là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt một đêm Halloween.  Tôi đến Mỹ từ đầu tháng 11 năm ngoái.  Tôi đã trải qua một Thanksgiving, một Giáng Sinh và sau đó là Phục Sinh; nhưng không có ngày lễ nào gây cho tôi nhiều ấn tượng như ngày Halloween.  Tôi so sánh ngày Holloween với ngày cúng cô hồn bên quê nhà. Những đứa trẻ ở quê tôi không đi xin kẹo, mà đứng chung quanh chiếc bàn đựng đồ cúng.  Khi cúng vừa xong, chúng nhào đến chộp lấy đồ ăn, có đứa mạnh khoẻ đội luôn cả cái bàn đem đi.  Một năm nọ bà nội tôi cúng cô hồn thật lớn, có hình người và các vật dụng bằng giấy, bằng gỗ, bằng tre.  Trên bàn cúng để giữa sân có xôi, chè, bánh, kẹo, hương, đèn.   Bà tôi khấn vái lâm râm một chặp thì từ trong các gốc chuối và bụi rậm quanh đó có những tiếng sột soạt. Một đám trẻ con trần trùng trục, có đứa ở truồng, có đứa mặt vẽ đầy lọ nồi, nhổm người như muốn nhảy ra. Bà tôi chưa kịp vái ba vái cuối cùng thì đám trẻ đã nhào ra giành giật đồ ăn trên bàn.  Bà tôi không hề can ngăn mà còn quay gót vào nhà, vừa đi vừa nói nho nhỏ một cách thành khẩn:
-Các ngài vội vã quá
Sau đó bà tôi nói với tôi:
-Tụi hắn là cô hồn đó, tụi hắn ăn thế cho những hồn ma. Xưa kia có nhiều lần người ta đói kém đến nỗi không có một ngọn cỏ mà ăn.  Người ta chết như rạ. Họ chết rồi biến thành những cô hồn. Họ không được cúng quảy. Họ đi thất thểu từng đàn, đói khát, lạnh lẽo. Người còn sống sót cũng chẳng khác gì người chết.  Hai bên sống chung với nhau. Ông tôi ra sân phụ bà tôi khiêng cái bàn vào.  Vừa khiêng, ông vừa ngâm:
Tiết tháng bảy mưa dầm lả tả
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não lòng thay buổi chiều thu
Ngàn lau nhuộm bạc, lá ngô rụng vàng
Mỗi lần nhớ lại lời bà nội, tôi không khỏi rùng mình ghê sợ.  Những hồn ma bên quê nhà sao mà tội nghiệp, kinh khiếp như vậy, trong khi những hồn ma ở đây thật là...vui. 
José lái xe qua một chiếc cầu nhỏ, quẹo trái dọc theo con đường dưới chân đồi và đậu xe ở vệ đường.  Tôi nhìn cái cổng gần đó, trên có chữ Halloween rất lớn nằm giữa những con nhện và dơi.  José lấy ra hai cái mặt nạ.  Nó mang cái mặt nạ quỷ Dracula và đưa cho tôi cái mặt nạ mèo màu xanh:
-Vào trong đó, hể thấy một "con mèo" nữa thì mầy cứ mời nó nhảy.
-"Con mèo" đó có biết tao là ai không.
-Không, tuyệt đối bí mật. Người ta bán vé một cách random, ngẫu nhiên.  Những người mua vé đã được hội chọn một cách kín đáo. Có lẽ mầy là người Việt đầu tiên và duy nhất đến đây.
Tôi định hỏi cho rõ hơn nhưng thấy không cần thiết. Tôi nghĩ có lẽ José đã giới thiệu tôi với cái hội này.
Qua khỏi cổng tôi giật thót người vì một thần chết cao lêu nghêu cầm lưởi hái từ một xó tối nào đó chạy đến gần. Hắn dẫn chúng tôi vào một căn phòng lớn đầy mạng nhện, dơi, sọ người... ở trên tường và trần nhà.  Trong phòng có vào khoảng 50 khuôn mặt kỳ dị đang ngồi ăn uống.  Chúng tôi chọn một bàn ở cuối phòng.  Mấy mươi phút sau một người bước lên trên bục tuyên bố khai mạc.  Nhạc trỗi lên, ninh tai nhức óc. Đèn xanh, đỏ, vàng chớp tắt tía lia.  Tôi đứng dậy nhìn quanh quẩn, tìm "con mèo cái" . Cho mãi đến bản nhạc thứ tư "con mèo cái" mới xuất hiện. Nó từ trong phòng vệ sinh đi ra. Đó là một cô mang mặt nạ mèo màu hồng. Cô ta nhìn quanh một vòng rồi ngồi xuống cái bàn bên cạnh cửa sau.  Tôi định hỏi José nên làm gì nhưng nó đã biến đâu mất.  Tôi đánh bạo đi đến bàn "con mèo cái". Bây giờ nó mới trông thấy tôi. Tôi không nói một lời, dìu nó ra sàng nhảy. Hai người nhún nhún, giật giật, rồi ôm nhau xoay vòng. Tôi chẳng biết đây là điệu vũ gì. Vì có chút rượu vào nên tôi hơi mạnh dạn, ôm chặt lấy "con mèo cái". Đến lúc thấy cặp cuối cùng đưa nhau ra cửa sau, tôi cũng bắt chước đưa "con mèo cái" ra cửa sau.  Cửa này dẫn ra một khu vườn rất rộng.  Vườn có nhiều cây cối um tùm.  Bên các gốc cây có những hình ma quỷ, nam có, nữ có, tất cả đều trần truồng. Trên vài ngọn cây cũng có các hình tương tự. Cặp vừa rồi biến mất vào một lùm cây. Tôi bắt chước, cũng đưa "con mèo cái" vào lùm cây gần đó. Lùm cây có ghế ngồi thoải mái và kín đáo được che khuất bằng những vật dụng như thùng rác, dụng cụ làm vườn...Hai người ngồi xuống ghế.  "Con mèo cái" nói giọng khàn khàn như trong cổ có mạng nhện:
-Mở mặt nạ ra.
Tôi đưa tay chỉ vào mặt nạ của nó, có ý nói nó hãy lấy mặt nạ ra trước.
Nó lắt đầu.
Tôi cũng giả giọng khàn:
-OK, không sao.
Tôi mở mặt nạ ra.  "Con mèo cái" nhìn tôi rồi quay mặt đi nơi khác, giống như ghê tởm. Tôi vừa nói vừa đưa tay chộp cái mặt nạ của nó:
-Mở mặt nạ ra!
-Không! Không!
"Con mèo cái" vừa nói vừa đi nhanh ra cửa.  Máu tự ái nỗi lên, tôi chạy theo chộp lấy tay nó. Nó vùng vằng gỡ tay tôi ra. Hai người bảo vệ như hai hộ pháp đến hỏi có việc gì.  "Con mèo cái" nói nó phải đi về. Vừa lúc ấy José đến nơi bảo tôi theo nó ra xe. Tôi kể chuyện vừa rồi cho José nghe. Nó im lặng. Như đã nói, tôi cảm thấy tự ái nhiều hơn ham muốn. Tôi biết hồi ấy, sau một cơn bệnh thập tử nhất sinh, trông tôi rất tàng tạ ốm yếu. Vẻ tàng tạ ốm yếu này kéo dài gần cả năm. Một vẻ người như vậy khó hấp dẫn phụ nữ được. Tôi còn nhớ một hôm ở trên đường Main, vì bị lạc đường về phố Tàu, tôi hỏi một bà đi ngược chiều với tôi:
-Excuse me...
Mới nghe đến đó bà ta khoát tay:
-No, no!
Tôi ngạc nhiên, không hiểu ất giáp gì cả. Lần thứ nhì, tôi cũng "Excuse" như vậy với một anh Mỹ đen trước khi hỏi đường.  Anh ta cũng xua tay.  Sau đó tôi  biết họ tưởng lầm tôi xin tiền.
José đưa tôi về nhà.  Cả ngày mệt mỏi tôi ngủ một giấc cho đến 7 giờ sang mới thức dậy.  Lúc đang uống cà phê tôi nghe điện thoại reo.  Tiếng José ở bên kia đầu giây:
-Ông Lợi bị đánh vào đầu, chắc không qua khỏi được.
-Sao"
-Ông ta  xuống hầm đậu xe làm gì đó.  Người bảo vệ nghe ông ta kêu lớn bằng tiếng Việt: "Bà hại tôi rồi".  Anh ta chạy đến bên ông.  Miệng ông lảm nhảm trước khi bất tỉnh: "Vợ tôi đã hại tôi". Người ta đem ông đi bệnh viện.  Bác sĩ nói khó sống, nếu có sống cũng bị mất trí.
-Rồi sao nữa"
-Bà Lợi bị bắt giam.
Tôi bỏ điện thoại xuống, định tới tiệm xem sao thì chuông điện thoại lại reo.
-Cảnh sát đây. Chúng tôi cần gặp anh càng sớm càng tốt.
Cảnh sát cho tôi địa chỉ. Tôi gọi điện thoại nhờ José chở tôi đến.
-Tao cũng bị cảnh sát hỏi. Tụi mình cùng đến đó luôn.
Cảnh sát hỏi tôi và José những câu giống hệt nhau: Vào làm tại tiệm lúc nào, tối Halloween ở đâu, có nghi ai không... Chỉ vậy thôi và chúng tôi được ra về.
Tiệm đóng cửa. Tôi bị thất nghiệp. Đây là dịp tốt để tôi tìm hiểu thêm về nước Mỹ, nói đúng hơn là tìm hiểu về Khu Phía Đông Trung tâm Thành phố Los Angeles.  Có thể nói đây là "Vương Quốc Ăn Xin" với đủ lại người vô gia cư, Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ, Châu Á ... Người ta nói từ  "căn cứ xuất phát" này gần cả nghìn người vô gia cư tấn công thành phố Los Angeles văn minh bằng sự hôi hám, dơ dáy...Tôi đã có dịp "tham quan" một con hẻm chỉ toàn là phân người. Còn mùi nước tiểu thì khỏi nói, ở góc vắng vẻ nào cũng có. 
Tình trạng thất nghiệp của tôi không lâu nên tôi không có dịp thăm "vương quốc  này thêm nữa.  Một hôm bà Lợi, đúng là bà Lợi, đến nhà tôi trong lúc vợ tôi đi làm. Tôi biết có việc quan trọng cần thiết bà ấy mới đến. Tôi chào bà Lợi rồi hỏi:
-Tình trạng ông chủ ra sao rồi bà"
-Chắc chắn  mê man và mất trí vĩnh viễn. Bác sĩ nói vậy.
-Sao bà được...
-Tôi nhờ luật sư đóng tiền thế chân. Tôi đến đây để nhờ anh giúp tôi. Chỉ có anh mới cứu tôi được.
-Tôi"
-Phải. Anh chỉ việc khai với cảnh sát anh...đi chơi với tôi đêm đó. Nói theo danh từ luật pháp, tôi cần có chứng cứ ngoại phạm, alibi.
Tôi nói to, đưa tay lên như muốn xua đuổi bà ta đi:
-Tôi không thể làm một việc trái lương tâm như vậy.
-Xin anh giúp tôi. Anh muốn gì tôi cũng chiều.
Bà Lợi vừa nói vừa nhìn tôi, cặp mắt long lanh. Tôi không rõ cặp mắt long lanh ấy do nước mắt hay do cơn khát khao đàn ông nhất thời.  Dù thế nào lúc ấy tôi nhìn bà một cách ghê tởm. Tôi thấy mình chẳng có một chút cảm giác nào trước vẻ đẹp khá hấp dẫn của bà Lợi .
-Tôi không thể làm một việc trái lương tâm như vậy.  Ông chưa chết mà, ông có thể chứng minh bà vô tội nếu bà vô tội thật.
-Ông ta sẽ mê man như vậy suốt đời. Xin anh giúp tôi, anh chỉ việc nói tôi đã đi chơi với anh hôm đó là mọi việc xong xuôi.
Tôi xua tay:
-Không, không.
Bà ta vẫn lải nhải:
-Hãy nói với cảnh sát tôi đi chơi với anh
-Tôi không thể làm chứng dối...
-Anh không làm chứng dối. Anh đã đi chơi với tôi.
-Đúng là điên. Hồi nào"
-Mở mặt nạ ra!
Tôi nghe giọng nói khàn khàn từ miệng bà chủ phát ra.  Mấy giây sau tôi chợt hiểu.
-Thì ra đêm hôm đó là... bà.

***
Tôi đã khai với cảnh sát đêm hôm đó tôi đi dự dạ vũ với bà Lợi. Với chứng cứ ngoại phạm, bà ta được tự do.  Qua điều tra, cảnh sát còn biết ông Lợi nói lảm nhảm "Vợ tôi hại tôi" vì ông Lợi trách vợ đã bảo ông làm ở một nơi mà ông không thích, đến nỗi bị đánh, chớ không phải gì khác hơn. Tiệm bán food to go đã mở cửa. Tôi đã đi làm trở lại. Cảnh sát chỉ bắt được hung phạm đánh ông Lợi khi ông tỉnh lại và nhận diện được hắn. Đó là anh homeless đi theo ông Lợi xin bánh donut cũ. Hắn khai  không những ông Lợi không cho bánh mà còn chửi hắn.  Hắn nổi doá, cho một gậy vào lưng ông ta, chẳng may trúng đầu. Ai cũng thở phào nhẹ nhỏm, chỉ có bà Lợi, vẫn còn ấm ức. Bà nói với cô em con chú ruột tôi:
-Đồ cái thứ bác sĩ ngu như bò, anh Lợi đâu đến nỗi gì mà hắn cứ đinh ninh ảnh không tỉnh lại được.
Cô em tôi tưởng bà Lợi thương chồng đến nỗi nhiết mắng anh bác sĩ thậm tệ như vậy. Riêng tôi, tôi hiểu tại sao.
BỒ TÙNG MA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến