Một Thời Ở San Diego
Tác giả: Võ Trang
Bài số 2752-1628823- vb8101109
Tác giả 56 tuổi, cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Ky, là người vừa nhận giải danh dự dành cho tác phẩm đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009. Ba bài viết của ông hợp thành một tự sự ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế; Tiếp theo là tâm trạng của một trí thức gốc Việt tại Mỹ, vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng vừa "hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình"; Và sau cùng là "một thoáng hạnh phúc" tìm thấy từ nước Mỹ tử tế không chỉ với đồng loại mà với cả muôn loài. Bài viết mới là tự sự về một thời sinh hoạt báo chí và suy nghĩ tại San Diego.
***
Tác phẩm là tác giả" - hay tác phẩm và tác giả" Tôi đọc cái tựa đề nhiều lần vì kỷ niệm cứ hiện về, như gần, như xa mà thoáng một cái đã gần 10 năm"
Câu chuyện bắt đầu bằng một buổi gặp mặt thân hữu tại nhà chị Tường Vi và anh Nguyễn Khắc Nhân, thời đó là chủ nhiệm tuần báo Người Việt San Diego. Anh Nhân thường hay có họp mặt bạn bè báo chí. Chị Vi là người bình dị, hiếu khách nên chúng tôi được "rủ" qua chơi nhiều lần....
Đó là lần đầu tiên tôi gặp anh Nguyễn Xuân Hoàng, tác giả của tập truyện dài "Người Đi Trên Mây" đăng trên tuần báo này. Thuở ấy tôi còn rất hung hăng, rất thích tranh luận hơn thua nên cứ ép anh Hoàng phải "trực diện" với vấn đề: Có thể nào tác giả sản xuất cái không phải ý tưởng của mình dù là trong những hư cấu" Trong cuộc đời hiện thực, có tác gỉa đã phản bội tác phẩm của mình hay ngược lạị có nên cho tác giả cái giá trị của tác phẩm dù có thể đó chỉ là một "trò chơi" của tư duy" - hay nếu một con quỉ cũng có thể cầm thánh kinh để giáo huấn loài người thì xã hội này không cần những bậc chân tu nữa! vân vân... Nhưng anh Hoàng thì hình như vì lịch sự nên cố né tránh để khỏi phật lòng tôi.
Về sau, trong ấn bảng nguyệt san Thế Kỷ 21 kế tiếp đó, anh có gởi tặng tôi 1 cuốn. Trong lời tựa của nguyệt san có một đoạn nói về cuộc đối thoại này, như một ký sự, không có kết luận... Giờ đây, những kỹ niệm bên lề của cuộc hơn thua đã trở thành giá trị hơn chính cuộc hơn thua nhiều.
Trở lại chuyện xưa... Tôi bắt đầu quen gia đình chị Tường Vi và anh Nguyễn Khắc Nhân vào khoãng năm 1982. Sau khi nhận thức được con đường trở lại trường Y ở Hoa Kỳ không còn hiện thực nữa, tôi đã quyết định chuyển nghành và gấp rút thu ngắn học trình mới. Đại học ở Mỹ có nhiều cái lạ lùng và quả thật khai phóng. Vào thời đó, học sinh nếu tin tưởng vào khả năng của mình thì có thể "challenge" với nhà trường để xin được miễn 1 số yêu cầu và tôi đã được miễn khoãng 15 semester units cũng nhờ "challenge" với vị Department Chairman. Để dễ dàng hội đủ yêu cầu của học trình và giảm thiểu lệ phí ghi danh, tôi ghi thêm nhiều lớp General Electives ở trường San Diego City College vào ban đêm và vào mùa hè. Tại đây chúng tôi quen chị Vi và anh Nhân. Một thời gian ngắn sau đó anh Nhân ra tờ Người Việt San Diego. Có lần anh tâm sự anh chị chỉ có 400 đồng để ra nghề! Về sau tôi có nghe nói anh chị Trần Dạ Từ và Nhã Ca khi khởi sự tờ Việt Báo có còn ít hơn thế nữa.
Nhưng có lẽ chúng tôi trở nên thân hơn là nhờ 2 bà xã của 2 gia đình, là những cao thủ trong lãnh vực shopping, nhất là khi có "on sale" ... Mỗi năm cứ đến mùa Giáng sinh là bà xã và mấy đứa nhỏ nhà tôi như cứ loạn lên vì những tin tức về "on sale". Điện thoại tới tấp mỗi ngày. Nhiều ngày phải thức khuya dậy sớm để đi sắp hàng cũng vì "on sale"... Gia đình tôi có thói quen chia quà cho nhau trong đêm 24 tháng 12. Quà được sắp chồng lên nhau cao như một ngọn núi nhỏ bên cạnh cây Noel. Mẹ tôi là "chủ show", gọi tên và phân phát quà cho cả đại gia đình... cái đống núi nhỏ đó, cái gía của nhiều tháng làm việc vào cả trước lẫn sau mùa Giáng Sinh là đều nhờ "công lao" của các bà xã qua các trao đổi "kiến thức" về shopping tại Mỹ!...
Thuở ấy tôi cũng có người anh ra tờ tuần báo Sống Mới ở San Diego. Chúng tôi đã âm thầm yểm trợ cho anh qua những bài sưu khảo, dịch thuật, bình luận... Thuở ấy chỉ có một "software" để đánh tiếng việt là VNI, rất mắc mà các kiểu chử không phong phú như bây giờ để "lay out" tờ báo. Tôi phải bỏ tiền mua thêm những professional software để tự sữa kiểu chử . Lay out thì chủ yếu là tự tay "cắt- dán" chứ không có thể dùng các software như bây giờ. Học làm báo, lay-out và viết bài, tôi đã có dịp nghiên cứu thêm cách viết văn của các tác giả trên Newsweek, Time,... và đã tìm thấy ở tờ NewYork Time một cách viết các bài bình luận được bẻ thành những đoạn ngắn với các tiểu đề được ghi đậm nét khiến cho bài viết rõ ràng, ý tưởng dứt khoát...
Có những bài thơ, văn viết khó hiểu thật, một phần vì tôi chưa đủ trình độ để cảm nhận. Nhưng có người nói với tôi sỡ dĩ nó khó hiểu vì nhiều khi chính người viết cũng không thật hiểu mình đang muốn nói gì! Tôi cứ tưởng là họ cố tình mĩa mai một cách kín đáo mà thôi. Trong lần họp bạn Y-Nha74 tháng 7 vừa rồi chúng tôi có mời một số giáo sư trường Y Khoa ngày trước và tình cờ trong chuyện trò, tôi nhắc lại câu nói này trong lãnh vực giảng dạy... Thật hơi sững sốt khi một giáo sư nỗi tiếng, một vị thầy củ của tôi nói rằng sỡ dĩ bài giảng khó hiểu vì chính người giảng cũng không hiểu họ cần nói gì!
Có những nhà văn mà tác phẩm chính là cuộc đời nên đọc và xúc động theo từng biến chuyển của cuộc đời tác giả. "Người tù khổ sai" của Papillon, "Tầng đầu địa ngục" của Solzenitsyn, Đại Học Máu của Hà thúc Sinh, Giải Khăn Sô cho Huế của Nhả Ca, ... và rất nhiều tác phẩm khác. Có lẽ vì tự nó đã là cuộc đời nên với tôi nó sống động mà không cần phải khéo léo trau chuốc.
Con người đặt ra ngôn ngữ để mong dễ dàng truyền đạt cảm nghĩ và để được cảm thông. Nhưng ngôn ngữ đã lừa dối họ và chính họ có khi cũng đã dùng ngôn ngữ để lừa dối" Tôi có nghe các Thầy giảng rằng, vì sợ loài người cứ chấp vào ngôn từ mà không thấy được ý nghĩa nên sau cả 49 năm thuyết pháp Đức Phật đã phải dạy rằng "ta chưa hề nói lời nào".
Cũng từ lâu rồi tôi không gặp lại anh Nguyễn Xuân Hoàng. Khi viết bài này tôi có vào Internet để kiểm chứng một số tin tức và đã tìm lại được khuôn mặt của anh trong 1 ảnh nhỏ khổ căn cước... Còn nhận ra được dù một phần tóc phía trước trán đã bạc. Thời gian trôi qua nhanh thật! Có lẻ Tác Giả và Tác Phẩm có cái khác nhau thật. Có lẽ cái khác nhau lớn nhất là tác gỉa rồi cũng ra đi nhưng tác phẩm thì vẫn còn ở lại, để ghi dấu những cống hiến cho đời. Và phải chăng chỉ vì những cống hiến cho đời, làm đẹp cho đời mà tác giả có giá trị"
Võ Trang
(1) Sartre (Jean-Paul Sartre, 1905- 1980), triết gia người Pháp, người đề xướng thuyết hiện sinh (Existentialism).
(2) Nietzsche (Frederich Nietzsche, 1844-1990), triết gia người Đức.
(3) Hemmingway (Ernest Hemmingway, 1899-1961), văn sĩ người Mỹ
(4) Plato (427- 348, trước Thiên Chuá giáng sinh), Aristote (384- 322, trước Thiên Chuá giáng sinh), 2 triết gia Hy lạp.
(5) Descartes (René Descartes, 1596-1650), nhà toán học, triết gia người Pháp.