Hôm nay,  

Có Nên Mua Nhà Bây Giờ Không?

20/09/200900:00:00(Xem: 232996)

Có Nên Mua Nhà Bây Giờ Không"

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 2732-16208803- vb892009

Tác giả sinh năm 1950 tại Dầu Tiếng Bình Dương.  Quê quán: Rạch Giá, Kiên Giang. Trước 1975, phục vụ tại Phi Đoàn 253 Sói Thần, Đà Nẵng. Công việc ở My: Từng thầu landscaping cho freeway tại vùng Nam Cali, nhận job trải dài qua ba quận hạt Los Angeles, San Bernadino và Orange County; Hiện làm một công ty xây nhà. Năm 2001, với bút hiệu Tân Ngố và bài "Bên Bờ Freeway" ông  nhận một giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Sách đã xuất bản: "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ.  Sau đây là bài viết mới của “người làm nghề xây nhà” vào lúc nhà đất nhúc nhích.

***

Nếu quí vị hỏi câu trên với các ông bà Địa Ốc thì chắc chắn câu trả lời sẽ là: Nên Lắm! Nên Lắm.
Dĩ nhiên là vào bất cứ thời điểm nào thì họ cũng nói là nên mua, bởi vì nếu không có người mua nhà thì họ đâu có tiền cò môi giới.
Với bản thân tôi, một người làm nghề xây nhà, tôi cũng nói rằng thời điểm này là rất nên mua nhà, nhưng mua được hay không thì cũng tùy từng trường hợp.
Cách đây hai ba năm, tại thành phố Anaheim, mỗi căn nhà mới xây hai tầng, mái ngói, 4PN và 2PT, rộng khoảng 2,200sf chúng tôi thường bán 650 ngàn, bây giờ chỉ còn khoảng trên dưới 450 ngàn mà thôi. Như vậy đã giảm 200 ngàn, tức là gần 30% .
Tháng vừa qua, giá nhà đã nhích lên chút đỉnh, cty chúng tôi bán được vài căn và đã bắt đầu xây những căn nhà khác, nhưng không nhằm bán cho khách là người Việt, vì người mình thường thích mua nhà ở khu Little SG, mà đất đai ở khu này làm không có lợi vì gíá đã quá cao rồi.
Cũng tại vì mấy cái lôn (loan) mà những tháng ngày vừa qua có nhiều anh ngắc ngứ.
Trong hai năm vừa rồi, hễ ai làm nghề gì mà dính dáng tới nhà cửa là đều phải bơ mỏ.
Giá nhà cửa ở Mỹ này như một chu kỳ "trồi sụt không đều". Từ năm 1981 đến thời điểm này là gần cuối năm 2009 nó đã 3 lần xình lên xẹp xuống.
 Lần đầu, ở Houston người ta bỏ nhà không thương tiếc vì các hãng dầu hoả cho công nhân nghỉ việc hàng loạt.
 Lần hai thì ngay tại cái đất Sài Gòn Nhỏ này, cho không từng khu apartment kèm chi phí giấy tờ mà người ta cũng không thèm lấy.
Rồi cách đây mấy năm, nhà cửa ở Orange County lên vùn vụt như hoả tiễn, ai cũng đua nhau mua nhà, mua chung cư, sợ không mua gấp thì mình lỡ cơ hội làm giàu.
Khối ông mua nhà tuần trước, tuần sau bán đã lời mấy chục ngàn rồi.
Thế là thiên hạ bèn mượn nợ nhì đi đao căn nhà khác, có người nghĩ "Có chí làm quan, có gan làm giàu" chơi cho ba bốn căn một lúc.
Nhưng qua những lần giá nhà bị sụt trước kia, hầu hết người ta -cả Mỹ lẫn Mít- đều không học được bài học nào, mà đều "lần này mình ngu kiểu này, lần khác mình lại ngu kiểu khác".
Bây giờ thì một hai ba... chúng ta cùng chết!
Giới đầu tiên bị ếp phê là mấy anh thầu khoán xây nhà.
Khi giá nhà đang lên, ai cũng muốn tân trang nhà cửa để nhà mình thêm giá trị thì mấy anh này hét giá trên trời, nhận một lúc mấy job rồi kéo lê thê hết tháng này qua tháng nọ, chủ nhà đau khổ vì bụi bậm quá trời, mà hễ than phiền thì họ dọt luôn. Cái ông có license còn đỡ vì mình còn đòi được tiền bond của ổng (cái này cũng chưa chắc là đòi được à nghe) còn ông nào chỉ là Handyman thì kể như giao trứng cho ác.
Nghe người ta nói cứ 10 ông contractor thì có đến 9 ông cà chớn rồi, điều đó thì không ai dám chắc nhưng hầu như nhà làm xong rồi, chủ nhà và ông thầu khoán chán nhau lắm, chẳng muốn nhìn mặt nhau, sau đó dù ra đường có gặp thì.."Có gặp giữa đường thì cũng như ta chưa hề quen ..."
Mà cũng không nên lấy làm lạ, chẳng có ông thầu nào mà không nói mình hay, làm việc kỹ lưỡng nhanh nhẹn, nhưng đụng chuyện rồi mới thấy tài của mấy ổng... Còn mấy vị chủ nhà thì ôi thôi nhờ làm thêm cái cánh cửa garage này, sửa thêm cái vòi nước kia rồi chẳng bao giờ trả thêm tiền. Nhất là mấy bà chủ nhà thì khỏi nói, đi lựa màu sơn cho đã rồi khi thợ đã sơn lên thì lại cho rằng ông ta mua lầm màu này, mình muốn màu kia cơ; có bà sau khi đi làm về nằm xoài ra coi sàn gạch, nói cục kia lệch, cục này cao, bắt đục lên làm lại. Vài lần như thế thì thợ có bỏ chạy cũng đừng lấy làm lạ.
Mấy ổng thường kháo nhau "Ở nhà đã bị con vợ mình đì, đi làm lại còn bị cái con vợ thằng chủ nhà đì nữa thì chịu sao thấu, thôi mình lo dọt là vừa". Thế là thầy trò họ lặn luôn, gọi phôn cũng không thấy tăm hơi.
Còn phần đông thợ thì lúc giao hẹn mua đồ này đồ kia tốt, đến lúc lòi ra lại là đồ rẻ nhứt trong Home Depot. Thời buổi này kiếm được một ông thợ hay thầu khoán lành nghề và có lương tâm coi bộ hơi khó.
 Mấy ông nội này đi làm cũng nhiều tiền, nên xài cũng gớm lắm, nhất là sao thoát khỏi cảnh có bà này cô kia, hoặc rủ nhau hàng đêm đi uống bia và xem vũ cởi truồng, kết quả là vô khối anh Contractor bị vợ đá ra khỏi nhà, chỉ còn cái quần xà lỏn và cái xe truck cùi!
Bây giờ sáng sáng ra Lyly Bakery phố Bolsa mà coi, contractor ngồi lền khên ở đó, họ nói chuyện ký contract tiền triệu không hà, nhưng thực ra chỉ còn đủ tiền uống cà phê rồi chạy vòng vòng mà thôi, chứ giá nhà mỗi tháng sụt cả chục ngàn như vầy, có ai dám bỏ tiền thêm ra mà xây nhà mới hay tân trang nhà cửa nữa.


Giới thứ hai là ê-giăng địa ốc, mà nhiều người gọi lén sau lưng là cò nhà (chứ không phải buôn bán địa ốc) họ có buôn bán gì đâu,chỉ là dẫn khách đi coi nhà rồi khi sang tên qua người chủ mới, thì người bán phải chi hoa hồng.
Đừng tưởng tiền hoa hồng này ít, nếu họ đăng bảng (lên list) rồi bán được căn nhà đó thì tiền hoa hồng tính theo kiểu Mỹ là 6%, còn Mít mình thì có rẻ cũng bốn hoặc năm phần trăm. Như vậy một căn nhà 600,000 thì người chủ cũ phải chi ra 30 ngàn cho cái anh cò mồi này rồi -Số tiền này hơn cả một năm lương của công nhân bình thường- Bởi thế trong khoảng thập niên vừa qua mấy anh Agent ăn trắng mặc trơn, áo lụa nhũn nhũn, quần đen nhũn nhũn, tay đeo đồng hồ, đeo nhẫn, tai luôn nghe cell phone ra vẻ bận rộn. Rồi không lẽ trong một tháng mà không bán được vài căn nhà, tiền họ nhiều quá, dễ kiếm quá, nên sắm xe hơi bóng lộn đắt tiền, mua căn nhà vài triệu là chuyện bình thường, mà họ đổi nhà để kiếm thêm tiền lời cũng rất dễ, có phải chi cho ai đồng xu nào đâu.
Thuyền to thì sóng cả, làm ra nhiều tiền thì chi ra cũng xộp, có khi vung tay quá trán nữa!
Bây giờ thì chỉ vì đa số dân chúng không thể kiếm được cái lôn (xin đừng ngứa tay thêm dấu vào kì cục lắm) vì nhà bank làm khó ghê gớm, mình khai làm mỗi năm vài trăm ngàn để được qualified, thì nhà bank gửi cho sở thuế, mà sở thuế check lại mới lòi ra mình khai làm một năm có 20 ngàn.
Rách việc ghê gớm lắm chứ chẳng chơi. Sở thuế mà hỏi thăm tới mình là tiêu tùng luôn!
Nhà bán ê hề ra đó mà không có người mua, giới cò mồi không thể cứ đi ra đi vô nơi văn phòng địa ốc mà nói phét được nữa: Có người ra mở tiệm 99 cent, người khác đi gắn màn hoặc cửa sổ, nhưng phần đông đổ xô đi học Dược Tá (Pharmacy Tech.) vì chỉ cần học mấy tháng và thi cái test là có license, nhưng tương lai cũng mịt mờ lắm. Các tiệm thuốc Tây đã có đủ người mà lương dược tá cũng chẳng có là bao so với lợi tức làm Agent trước kia, làm việc như vậy nản củ tỉ lắm, nhất là mình đang ở căn nhà bạc triệu, đi xe Mercedes hay Lexus mà lại phải làm dưới quyền mấy cái đứa Manager hay Dược Sĩ ngụ ở Apt. và đi cái xe Honda quèn.
Nhưng không đi làm cũng không được, cái nhà vài triệu thì chỉ riêng tiền Property Tax không thôi cũng khoảng vài ngàn, ấy là chưa kể bảo hiểm và mortgage. Gộp chung những thứ cần thiết thì mỗi tháng cũng phải chi ra gần 20 ngàn mà bây giờ làm sao, phải làm nghề gì để có thể may ra kiếm tháng 3 ngàn(") Dở thầy dở thợ như vầy thì cũng còn khuya mới có người thèm mướn. Đi cắt cỏ thì làm sao cạnh tranh nổi với những anh Mễ vai u thịt bắp.
Cái giới địa ốc thứ ba dính chấu là mấy anh Broker, Escrow và làm giấy cho vay tiền. Họ không như mấy Agent chỉ cần có một bàn nhỏ và chia tiền với broker sau mỗi lần vô mánh mua bán nhà, mà phải mở văn phòng lớn, chi tiền quảng cáo v v... Trước đây họ đâu cần xách xe chạy tới chạy lui như mấy anh cò nhà, cứ việc ngồi mát ăn bát vàng, giờ thì è cổ ra trả tiền thuê phố một mình, thênh thang đi qua đi lại giữa các bàn giấy đã quá vắng người, vì các anh chị Agent đã hè nhau bán xới hết rồi.
Hãy thử xem ta có thể tiết kiệm tiền khi bán hay mua nhà chừng 15 ngàn hay không(")
Được lắm chứ, cứ hai bên mua bán kéo nhau ra công ty Escrow làm giấy tờ, tuỳ theo nhà mắc hay rẻ thì tiền lệ phí sang tên cũng không quá một ngàn đồng, trung bình khoảng 750 mà thôi. Họ sẽ làm nhiệm vụ lấy tiền của người mua, trừ đi những tiền còn nợ nhà bank của người bán, còn lại bao nhiêu mới giao cho người bán. Bảo đảm làm giấy tờ chủ quyền đàng hoàng.
Người bán tiết kiệm được gần 30 ngàn sẽ chia cho người mua một nửa tuỳ theo thoả thuận trước với nhau.
Bây giờ đi coi nhà cũng không cần tốn nhiều thời giờ đi với anh cò mồi như trước kia, chỉ cần vào website zillow.com rồi đánh số nhà mà mình muốn mua, enter một phát là nó sẽ hiện lên hình ảnh căn nhà đã được chụp từ trên cao, rõ từng bụi cây chậu kiểng lẫn khóm hoa hồng, nhấp chuột vào ngay địa chỉ căn nhà phía góc trên tấm hình, họ còn cho ta biết chi tiết về căn nhà, rộng bao nhiêu, có mấy PN và PT, xây năm nào, năm vừa rồi chủ nhà phải đóng thuế bao nhiêu, những căn nhà hàng xóm kế bên hiện nay giá thế nào, quan trọng nhất là mục tháng vừa qua thì căn nhà đó tuột giá trị bao nhiêu.
Nếu có rảnh, quí vị hãy thử với địa chỉ căn nhà mình đang ở xem sao, lý thú lắm đấy.
Ta sẽ nhìn được ảnh chụp rất rõ ràng, bởi thế nên người viết xin quí vị cẩn thận: Đừng bao giờ vì một phút bồng bột của tuổi... xồn xồn, cứ đinh nình nhà mình có tường cao bao bọc, nên hai vợ chồng rủ nhau ra tắm rồi khoả thân nằm dài bên hồ mà phơi nắng, ngộ nhỡ vệ tinh bay ngang, nó bất ngờ chụp được thì cả triệu người sẽ nhìn thấy xuân xanh hơ hớ của mình, chứ không phải như cái clip Nhật Ký Vàng Anh (đã xảy ra trong nước) chỉ có vài ba trăm ngàn người xem đâu.
Cẩn Tắc vô áy náy.
Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,380,332
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến