Hôm nay,  

Chuyện 9-11: Gạch Nối Yêu Thương

14/09/200900:00:00(Xem: 207073)

Chuyện 9-11: Gạch Nối Yêu Thương

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 2727-16208798- vb291409

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007.  Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện đã là công dân Mỹ, sống và làm việc cho một công ty quốc tế tại Virginia. Bài mới nhất của cô là viết về ngày 9-11 năm thứ tám.  Vì tính thời sự của đề tài, bài viết được ưu tiên phổ biến sớm.

***

Người cha kể về hai con trai.  Chuyện của 10, 15 năm trước.  Ông khám phá mình đau ung thư.  Đứa con trai kế của ông nói với người cha đau ung thư, "Con muốn tìm một việc làm nào đó có được triệu đồng để lo cho ba mẹ..."  Một thời gian sau, cả hai con trai báo với ông rằng, "Chúng con sẽ vào ngành cứu hỏa."  Ông cười và nói với họ, "Vậy thì nghề này đâu thể nào kiếm được triệu bạc... Ba chỉ đùa thôi. Nghề nào miễn hai con hài lòng và hãnh diện về nó thì đó mới là điều quan trọng.  I love you."  Các con ông trả lời lại, "Cảm ơn Daddy.  We love you too."  Các con ông đã rất vui.  Ông cũng thấy rất vui vì bố ông cũng từng là một người chữa lửa.  Hình như là có... "di truyền".
Một sáng kia, hai con ông gọi điện thoại về, "Daddy, tụi con đang hướng về phía World Trade Center.  Daddy hãy mở tivi lên đi... Trận này nghiêm trọng lắm..."  Ông vừa mở tivi vừa nói với hai con, "Hai đứa con hãy cẩn thận nhé.  I love you." - " We love you too, Daddy. Ba cũng hãy thận trọng nhé..."  Các con ông trả lời rồi tắt điện thoại, lên đường thi hành nghiệp vụ.
Một chiếc máy bay khác lại vừa đâm vào tòa nhà thứ 2 của World Trade Center... Một vài tiếng sau, không phải ở New York nữa mà ở Washington DC, một chiếc máy bay vừa rớt vào Ngũ Giác Đài.  Một vài tiếng sau nữa, một chiếc máy bay khác lại bị cướp và rớt ở Pennsylvania.  Khói lửa bùng lên trong vùng trời phía Đông nước Mỹ... Đó là ngày 11 tháng 9, năm 2001.
Hai con trai của người cha đau ung thư đã hy sinh thân mình trong lúc cấp cứu những nạn nhân kẹt trong hai tòa nhà World Trade Center...
Nỗi đau này đau hơn cơn đau ung thư... Ông đau cho bao nhiêu đồng loại của ông đã chết trong đau thương ngày hôm ấy. Ông đau cho hai người con anh hùng của ông.  Nhưng điều gì đã giúp ông vẫn sống còn và mạnh khỏe gần 10 năm sau" Ông nói, "Tôi cứ nhớ lại lần chuyện trò cuối cùng của 3 cha con tôi và câu cuối cùng chúng ấy nói, 'We love you daddy,' nó đã giúp tôi nhớ đến chúng trong yêu thương và có thể yên ngủ hàng đêm."
Lời tâm sự của người cha gần 70 tuổi hòa vào giòng nhạc tưởng nhớ người con trai Joe 36 tuổi và John 34 tuổi cùng những nạn nhân ngày 11 tháng 9, trên đài phát thanh NPR - National Public Radio.  Tôi tiếp tục lái xe đi làm, nước mắt lưng tròng... thầm gửi một lời cầu bình yên đến vong hồn những người đã ra đi trong đau thương ngày hôm ấy.
Giọng nói của những xướng ngôn viên trên đài phát thanh NPR lại vang lên, cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi...
"Ngày này những năm trước, chúng ta luôn lo sợ sẽ lại có một vụ khủng bố khác.  Chết chóc và sợ hãi cứ chiếm lĩnh đầu óc lẫn không gian xung quanh chúng ta.  Năm nay, chúng tôi muốn chúng ta hãy nghĩ đến ngày này là một ngày mà nước Mỹ đã biết thận trọng hơn, khiêm nhường hơn, cảnh giác hơn, nhìn xa hơn, và người dân Mỹ biết gắn bó, yêu thương nhau hơn..."
Nghe xong những lời nói đó, tôi reng điện thoại một người bạn có sinh nhật là ngày 11 tháng 9.  "Chúc anh hôm nay sẽ là ngày hạnh phúc nhất."


Ngày này 8 năm trước, khi vào văn phòng làm việc, mọi người đang rối lên và khóc lóc vì những hình ảnh trên tivi, có một số người hát mừng sinh nhật anh.  Anh điên lên!  Về nhà, tìm kiếm lại người thân xem có đông đủ, họ lại chúc mừng sinh nhật.  Anh điên thêm!  Và từ đó không còn muốn bất cứ ai nhớ và mừng sinh nhật mình.
Tôi cũng chào đời trong tháng 9 nhưng không phải ngày 11.  Tôi chỉ có một buổi tiệc sinh nhật trong gần 35 năm qua do bà nội tổ chức cho để thưởng đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp cấp 2.  Năm sau đó nội mất.  Những năm sau, sinh nhật không còn tiệc.  Không sao, vì tính tôi cũng không thích tiệc tùng rườm rà.  Cũng cố tình không có thêm tiệc để hàng năm có thêm dịp nhớ lại tiệc sinh nhật duy nhất khi mình đã được nội cưng yêu ra sao...  Tôi phải tìm cách biến cái ngày cay đắng này thành ngày yêu thương cho anh bạn để anh có lại cảm giác trân quý ngày sinh nhật của mình và nhớ đến bà nội và nhớ đến mẹ trong yêu thương... Nhất là khi anh đã may mắn hơn tôi vẫn còn bà nội.  Dù đã ngoài 90 tuổi, bà vẫn tinh tế và mạnh khỏe.  Bà vẫn cưng yêu anh như ngày anh còn bé thơ...
Chiều tối đi làm về, tôi lại reng điện thoại anh bạn.  Anh hớn hở cảm ơn đã nhớ sinh nhật của anh.  Anh có vẻ vui vì có lẽ cả anh cũng đã quên sinh nhật của chính mình. Thế là tôi xin..."Em cũng sinh trong tháng 9 nhưng lâu rồi không được cùng ai ăn mừng sinh nhật.  Hôm nay cho em được ăn mừng sinh nhật ké với sinh nhật anh nghen..."
Và anh em chúng tôi đã cùng nhau tưởng nhớ đến những người đã ra đi, cùng nhớ đến ngày sinh nhật của nhau, nhớ đến ông bà, cha mẹ nơi quê nhà... trong tinh thần tin tưởng yêu thương.
Đâu đó trong đầu tôi, cái ngày 11 tháng 9 này làm tôi liên tưởng đến ngày 30 tháng 4.  Kẻ thì ăn mừng.  Người thì căm phẫn.  Tôi đã tương đối thành công trong việc giúp anh bạn quý lại ngày sinh nhật của mình; vậy để biến ngày căy đắng thành yêu thương của hai phía đối nghịch, thiết nghĩ kẻ chiến thắng có nên thôi rình rang ăn mừng; người bại trận có nên bớt căm phẫn"
Trong kiếp sống làm người của mỗi chúng ta, ai cũng có hàng vạn người mình yêu thương, nhưng cũng không thiếu người chúng ta không ưa, ghét bỏ, có khi còn rất căm thù... Nhưng bây giờ tôi chẳng thèm căm ghét ai đâu nếu điều đó xảy ra, vì tôi đã đọc được một câu nói rất chí lý của nhà văn và chính trị gia Malachy McCourt, "Resentment is like taking poison and waiting for the other person to die!" (Sự căm phẫn cũng giống như chính mình uống độc dược nhưng chờ cho người kia chết!) 
Tôi sẽ chỉ cố gắng tìm cách biến tiêu cực thành tích cực; tìm lý do để thông cảm và tha thứ thay vì lên án, chỉ trích; nghĩ đến sự căm phẫn bằng tìm hành động hàn gắn. 
Cùng ngày 11/9/2009 tại Arlington, Virginia, Tổng Thống Obama cùng các viên chức và thân nhân của những nạn nhân 11/9 tại Ngũ Giác Đài đã tưởng niệm năm thứ 8 ngày khủng bố tấn công 9/11.  Đứng dưới mưa khi hành lễ, Tổng Thống Obama nói rằng ngày này từ đây sẽ là, "A national day of remembrance and service." (Ngày toàn quốc tưởng nhớ và phụng sự.)
Từ tưởng nhớ tới phụng sự, tuy ông Tổng Thống không nói  nhưng tôi tin cái gạch nối giữa cái tâm tưởng nhớ và hành động phụng sự chính là lòng yêu thương, như ông bố bị ung thư đã thấy nhớ hai người con cứu hoả tử nạn 9-11. Không phải thù hận mà chính là nhờ  nhận ra sự yêu thương  mà người bố bị ung thư đã có thể ngủ yên.
Chính cái gạch nối yêu thương ấy sẽ cho chúng ta thêm sức mạnh phụng sự. Nhờ đó, chúng ta sẽ sống hiền hòa hơn, hạnh phúc hơn.  Sống có hậu hơn, phụng sự hữu hiệu hơn.  Sống sao cho chính mình và người khác bớt đau khổ. Tôi tin đó là ý muốn của những người đã chết cho chúng ta được sống.
Anne Khánh Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,143,322
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến