Hôm nay,  

Little Saigon Trên Đất Hoa Kỳ...

27/08/201000:00:00(Xem: 135164)

Little Saigon Trên Đất Hoa Kỳ...

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2975-28275-vb6082710

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với ba bài viết hợp  thành một tự truyện gồm ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế, tâm trạng một trí thức gốc Việt  vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng "mang trong lòng một mối hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình". Sau đây là bài viết mới nhất của ông, về danh dưng “Little Saigon”.

***

Hôm 13 tháng 8 2010, Dân Biểu Liên Bang Khu vực 53, bà Susan Davis có viếng thăm khu thương mãi của người Việt vùng East San Diego, nơi cộng đồng đang vận động để đuợc nhìn  nhận danh xưng là Little Saigon của San Diego. 
Mục đích của cuộc viếng thăm, theo bà, là để biết dân tình của người Việt-Nam trong vùng này, những nguyện vọng của người Việt, cơ sở thương mại, những dự kiến trong tương laivề mặt phát triển bản sắc dân tộc mà chính quyền địa phương có thể giúp được.
Sau phần tiếp đón, Ủy Ban Vận Động Thành Lập Khu Little Saigon ở San Diego đã hướng dẫn bà Susan Davis và các thành phần tham dự quan sát một số cơ sở thương mại và sinh hoạt tại đây.   Trong buổi tiếp xúc, cọng đồng tham dự đã nhờ bà, trong khả năng giúp đở những việc sau đây:
1. Thành Lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hoá Việt-Nam
2. Vận động để chính thức công nhận vùng East San Diego, nơi có nhiều cơ sở thương mại của người Việt-Nam, là khu Little SàiGòn của thành Phố San Diego.
3. Xây dựng một cổng chào cho khu Little Saigon trên đại lộ El Cajon.
Hiện diện trong buổi thăm viếng có một số chủ cơ sở thương mại và chuyên môn trong khu vực East San Diego, Uỷ Ban Vận Động thành lập khu Little Saigon ở San Diego, nhân viên người Mỹ gốc Việt đang làm tại các cơ quan chính quyền thuộc thành phố San Diego, đài truyền thanh Tiếng Nước Tôi, truyền hình KUSI và một số  báo điạ phương. 
Nếu cuộc vận động thành công, San Diego sẽ là thành phố thứ 4 (") có khu thương mãi lấy tên là Little Saigon, sau Westminster (1998), San Francisco (2004),  và San Jose (2008).
*
Trong buổi sinh hoạt hôm ấy có người hỏi tôi tại sao người ta không chọn tên "Little Việt-Nam" mà là Little Sàigòn - viện dẫn lý do cho đến ngày nay người Việt ở Hoa Kỳ không phải là ai cũng đến từ Sài Gòn... Từ lý luận như thế, anh ta cho rằng sẽ không công bằng nếu những người như chúng tôi cứ cố gắng reo rắc mối hận thù của đời chúng tôi sang đời con cháu, những người tuổi trẻ hoàn toàn không có một khái niệm hận thù với cộïng sản trong cuộc chiến vừa qua... 
Một hai  trăm năm nữa, khi thế hệ tôi và ngay cả thế hệ con tôi sẽ ra đi theo luật của thời gian thì câu hỏi về nguồn cội của người Việt tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác như ở Úc Châu, Âu Châu... chắc chắn sẽ trở thành một "huyền thoại" lịch sử, cũng như sự hiện diện diện của các dân tộc khác ở đây   như của người Trung Hoa ở các khu China Town, của người Đại Hàn, Phi, Do Thái, các khu da den nguyên thủy như khu Harlem... lúc ấy con cháu chúng ta nên có những lời giải thích như thế nào nhỉ" 
Làm sao để người Việt tìm được những vùng đất hứa  trên toàn thế giới"  Đó không phải là sự may mắn của những người phiêu lưu hàng hải như kiểu Columbus, của nhóm người đi tìm đất sống mới từ Anh Quốc như người Hoa Kỳ thuở mới khai sinh (") là những người Trung Hoa đi làm đường sắt, là sự trôi nổi tự nhiên của những người Đại Hàn, Nhật Bản, là sự hội nhập theo quân đội Hoa Kỳ của người Phi.
Câu hỏi đã thúc đẩy tôi viết bài này - như một đóng góp thêm cho thế hệ mai sau, trong đó có con cháu của chúng tôi, về một lịch sửõ dù sự thât sẽ không mấy hài lòng đối với một số người.   Sàigòn không chỉ là tên của một thành phố mà còn là đại diện cho một chế độ chính trị tự do tại Việt Nam đã bị xóa bỏ trong cuộc chiến tranh cưỡng chiếm của Cộng Sản Việt-Nam.  Hậu quả là nỗi điêu linh cho cả một dân tộc và sự ra đi của cả triệu người, nhiều nhất là ra hướng biển.  Thảm họa cho những người đi tìm tự do này đã làm rúng động lương tâm cả nhân loại với một danh từ mới:  thuyền nhân! 
Từ những mảnh đời lưu lạc này, họ phấn đấu để dần dần hội tụ  thành những cọng đồng trên xứ người. Không phải đơn giản mà thực tế là phải mất hơn 20 năm trời. Trong sinh hoạt, họ sống với tình quê hương trên một miền đất hứa nhỏ gọi là Little Saigon... Cho nên cái danh xưng này quả có dụng ý, có giới hạn. Cái ý nghĩa của nó một lần nữa không phải là khó hiểu như có người tiếp tục tranh luận.   Cái quá khứ và ý nghĩa đó đã được tạo nên bởi biết bao máu và nước mắt của cả triệu người và làm thành cái "linh hồn" cho những cộng đồng Việt-Nam ở hải ngoại.  Cái quá khứ và ý nghĩa đó không thay đổi theo thời gian như người ta có thể vận dụng, bởi vì đó là một sự kiện lịch sử. 
Trong các tác phẩm Viết Về Nưóc Mỹ, với biết bao cảm xúc tôi có đọc một bài viết tựa đề "Linh Thiêng Như Những Linh Hồn" của tác giã Nguyễn Kiến Việt (1).  Bài viết về một  phát hiện nhẹ nhàng nhưng thật sâu xa, theo tôi, của một người con trai khi anh thu xếp di vật của mẹ mình.  Người mẹ là  một hình ảnh điển hình của người đàn bà miền Nam Việt Nam sau ngày miền Nam thất thủ - nghiệt ngã phấn đấu để sống còn, nuôi con, chờ chồng đi tù cải tạo trở về. 
Với mơ ước được thoát khỏi ngục tù Việt-Nam, cuối cùng bà và gia đình cũng đã có được cơ hội gạt lệ ra đi theo chương trình di trú nhân đạo của Hoa Kỳ.  Những mẫu chuyện hội nhập trong cuộc đời mới của họ hầu như cũng "na ná" như rất nhiều câu chuyện hội nhập khác của người tị nạn trong những ngày đầu:  "cười ra nước mắt" mà không cần phải trau chuốt, văn chương...  Thế mà cuối cùng bà cũng đành phải chấp nhận một định mệnh khắc nghiệt trên vùng đất hứa.  Anh ta đã tìm được cái gì" - Một lá cờ nhỏ bằng kích  thước của một cái thẻ tín dụng của chế độ Sài Gòn ngày xưa, được giấu kín như một kho tàng bởi vì như mẹ anh ta đã nói: nó cũng Linh Thiêng Như Những Linh Hồn...  Làm sao tôi có thể truyền lại cho thế hệ mai sau, như cho con của tôi, cảm nghĩ về sự linh thiêng của một khổ giấy nhỏ này để chống lại những bôi bác bất công như là hình ảnh của một "ba que xỏ lá" hay nhẹ nhàng hơn: "chỉ là phản ảnh của một thói đời bất mãn""


Trong khi những "tội ác" của các bậc cha, anh của chúng tôi đã và đang được phân tích, rêu rao trong một hệ thống giáo dục "chính qui" mà ở đó sự hiểu biết phải được kiểm chứng qua những kỳ thi cấp đại học thì ở đây, trong những cộïng đồng của chính những người tị nạn, nói về những sự thật ấy là tiếp tục reo rắc hận thù"  Hơn 40 năm đã qua kể từ khi ba tôi qua đời mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn còn xúc động nhưng quả thật không có những ý niệm trả thù, không biết phải trả thù ai nữa.   Những xúc động đó, với thời gian, ngược lại đã ngấm vào hồn để chuyển hóa thành những nhận thức sâu xa về  Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Việt-Nam, về con người và tình nhân loại.  
Tôi cũng có những người bạn, sau 30 tháng 4 năm 1975 đã ra hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản, phấn đấu lên Đoàn, lên Đối Tượng Đảng... Gặp lại họ ở xứ người tôi vẫn dành cho họ sự kính trọng khi họ nói giờ đây họ chống cộng sản Việt Nam không vì một tư thù mà vì họ nhìn thấy cái chế độ ấy là phi nhân và làm cản trở những cơ hội tiến lên của dân tộc.   Đây cũng là câu trả lời cho những ai còn xuyên tạc lý tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà của người Việt-Nam khi họ nói rằng chiến tranh đã chấm dứt 35 năm rồi sao còn tiếp tục thù hằn... Vì thế chúng tôi có bổn phận phải giáo dục thế hệ kế tiếp những nhận thức về cộng sản mà không thể không dẩn chứng sự kiện lịch sữ.  Không nhắc lại những vết thương của quá khứ nữa, nhưng đối với những người có dụng tâm khuyên nhủ người Việt tị nạn hãy quên hận thù thì phần kế tiếp vẫn không có câu trả lời: họ đã và sẽ  phải làm gì hữu hiệu đối với chế độ cộng sản trong hiện tại"  - Và cho một thỏa hiệp xây dựng tương lai mà không hiểu cộng sản là gì và phải thỏa hiệp như thế nào"  
Gần đây, có một tổ chức của nhóm người trẻ tuổi nhiệt huyết (") muốn hoạt động cho "Một Việt-Nam" cũng xuất hiện với một lập trường  không muốn nhắc lại quá khứ mà chỉ muốn hướng về tương lai...    Họ được giới thiệu như là kiến thức từ các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ như Yale, Harvard, Berkley, Standford... để bảo chứng cho những nhận định đúng đắn của họ" Đối với những "người em" này tôi muốn noí tôi cũng như họ, cũng muốn có Một Việt-Nam. Những khó khăn khi phải diễn dịch cảm nghĩ, cảm tưởng của mình bằng Anh ngữ đã chứng minh "Tôi là ai rồi" nhưng không thể không có câu hỏi: Một Việt-Nam nào"  Nếu những khác biệt trong nhận thức chỉ là  những tranh luận trong thế giới ảo hay trong những buổi trà dư tửu hậu thì có lẽ không thành vấn đề.  Nhưng khi những hệ quả của nó trở thành máu và nước mắt của cả triệu người thì không phải cần đến một sự hợp tác với cộng sản mà chỉ với thái độ im lặng nhiều khi cũng đã là một sự đồng lõa tàn nhẫn rồi".
Những người cộng sản kêu gọi xoá bỏ hận thù, không chấp nhận bạo lực..."  Ai cũng hiểu rằng cái họ gọi là cách mạng vô sản là cuộc cách mạng bạo lực cả trong sách vỡ lẫn hiện thực, không phải chỉ ở Việt-Nam mà trên toàn thế giới.  Ngay giờ đây, để tiêu diệt những thành phần chống đối, hay  chỉ là những thành phần bất đồng chính kiến bằng đường lối hòa bình, bất bạo động, người cộng sản đã và sẽ sẵn sàng xữ dụng bạo lực, nhà tù.   Trong một bài bình luận khác viết về đề tài này (2) tôi đã trình bày quan điểm này một cách rõ ràng.  Ở đây, tôi muốn chia sẻ trong một góc cạnh khác...  để hướng về tương lai thì đâu bắt buộc phải quên quá khứ.  Cái quá khứ này nó khó chịu như thế nào" Như những "tội ác" khiến họ phải sợ hải trốn chạy như thế"   Và nạn nhân của quá khứ bỗng dưng trở thành kẻ có tội vì không chịu bỏ quên"  Những lý luận như thế này dĩ nhiên không phải khó hiểu với những người cộng sản nhưng trở thành khó hiểu đối với những người mặc áo tị nạn, nhận mình là người Việt Quốc Gia! 
Con người ta sống cần một linh hồn. Nếu không phải là cái linh hồn theo giải thích của tôn giáo thì cũng là cái hồn làm cho con người khác với những đời sống thực vật.  Vì không thể thay đổi được quá khứ, cái thái độ của con người đối với quá khứ  mới chính là câu trả lời.  Cái hiện thực khách quan đó không ai có thể thay đổi được.  Khi người ta muốn trốn chạy cả những sự thật  của quá khứ thì cuộc sống đối đãi còn lại phải chăng chỉ là những ước lệ giả dối"
Một ngày nào đó chắc chắn quê hương Việt-Nam sẽ thật sự được giải phóng và tình người Việt-Nam sẽ là nhân tố cho tất cả các sự phục hồi.  Ngày ấy, người Việt-Nam dù vẫn chấp nhận quá khứ như là một hiện thực,  sẽ thành tâm dốc hết sức lực cho tương lai.  Ngày ấy, những bà mẹ Việt-Nam không cần phải giấu diếm lá cờ của chế độ Việt-Nam Cọng Hòa.  Ngày ấy, lá cờ nào sẽ đại diện cho cả Việt-Nam cũng không còn quan trọng nữa vì lá cờ nào cũng là sự chọn lựa của Một Việt-Nam mà thôi.  Nhưng ngày ấy, tình người ấy sẽ không bao giờ thật sự đến khi phải đánh đổi bằng một sự trốn chạy hay phải chấp nhận vì bạo lực, bị lường gạt bởi những gian dối và xảo trá!
Võ Trang

Ghi chú:
(1)  Linh Thiêng Như Những Linh Hồn  http://www.vietbao.com/"ppid=51&pid=164&auid=5065&nid=157925

(2)  Bài "Hãy quên quá khứ để hướng về tương lai" đã đăng trong mục bình luận của Việt Báo và 1 số các diễn đàn:
http://www.vietbao.com/"ppid=45&pid=114&nid=153331
http://saigonecho.com/main/cdviettynan/xaydungcdviet/14761.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến