Hôm nay,  

Chỉ Là Giấc Mơ

20/08/200900:00:00(Xem: 113211)

Chỉ Là Giấc Mơ

Tác giả: Trần Huyền Chi
Bài số 2703-16208774- vb582009

Tác giả là cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề nail, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài viết kể về giấc mơ đi Mỹ của thân phụ tác giả.

***

Theo lời mẹ tôi kể lại thì trước năm 75 Ba tôi là lính V.N.C.H. Trước khi Sài Gòn thất thủ, Ba tôi chạy về kêu mẹ tôi thu dọn dắt mấy chị em tôi đi Mỹ. Mẹ tôi là một bà nội trợ đơn thuần, tối ngày chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc bà ngoại tôi, cơm ngày hai bữa cho lũ con dại. Nghĩ tới cái viễn ảnh bỏ xứ đi qua một xứ sở  mà mình không hề quen biết, để bà ngoại thui thủi một mình ở quê nhà, mẹ tôi dứt khoát không chịu đi. Thế là ba tôi đành ở lại, để rồi đi tù cải tạo ở Sông Bé.
Sau này mẹ tôi kể lại mỗi lần đi thăm nuôi tù, khi thấy bàn tay ba tôi chai cứng vì cuốc đất, đập đá, thân hình tiều tụy, gầy còm, tóc bạc trắng đầu, lòng mẹ tôi dấy lên một sự ân hận vô bờ bến… Mẹ tôi kêu ba tôi mỗi tối trước khi đi ngủ, ráng đọc kinh cứu khổ, cứ niệm Phật Quan Âm.
Sau khi ở trại tù 4 năm 8 tháng ba tôi được trả về. Từ khi đó ba tôi làm đủ nghề để kiếm cơm sống, từ vá xe đạp, bán cháo vịt phụ với mẹ tôi, phụ hồ, bán thuốc lá lẻ, bán quần áo cũ…
Một hôm có người đến giao dịch với ba tôi, họ nói họ là người của dịch vụ, chuyên lo giấy tờ cho những sĩ quan đi học tập cải tạo được đi định cư ở Mỹ theo diện H.O. Giá một hồ sơ là $3000, đưa trước một nửa, chừng nào có vé máy bay thì đưa tiếp phần còn lại. Khỏi nói cũng biết là ba tôi vui mừng cỡ nào, cái viễn ảnh rời khỏi nước, đi đến bến bờ tự do làm ba tôi nôn nao, ăn không ngon, ngủ không yên. Ba tôi bàn với mẹ tôi là ông sẽ bán miếng đất hương hỏa của bà nội tôi để lại để lo dịch vụ. Lúc đó đất còn rẻ như bèo, bán đâu được $1600 ba tôi đưa cho ông lo giấy tờ $1500 như lời ông ta giao lúc đầu. Mẹ tôi cản ba tôi, vì mẹ nói có thể đây là bọn người lừa gạt, nhưng ba tôi cứ nằng nặc đòi làm theo ý của ông. Ông còn nói với giọng tự tin vui vẻ "Có cơ hội tại sao không nắm lấy, thoát khỏi nơi đây, qua bên đó, dù đi ở đợ, chùi cầu tiêu cũng được…" Mẹ tôi nhớ lại một lần vì mẹ bà không chịu đi, mà ba tôi lâm vào cảnh ngộ ngày nay, nên bà đành im lặng xuôi theo số mệnh.
Từ khi đưa tiền cho dịch vụ rồi, ba tôi vui vẻ hẳn lên, không còn ưu tư, chán đời như ngày xưa nữa, hoạch định chương trình sẽ làm gì khi đến đất Mỹ, thôi thúc chị em tôi học thêm sinh ngữ, y như là tháng sau sẽ đi không bằng.


Ngày qua ngày, đúng như lời mẹ tôi dự đoán, ba tôi bị gạt. Cú sốc này quá nặng. Bao nhiêu hy vọng sụp đổ, tinh thần suy sụp, ba tôi lâm trọng bệnh. Sau này mẹ tôi mới biết là những người học tập 5 năm mới được đi, còn ba tôi chỉ học tập có 4 năm 8 tháng, nên hồ sơ không được cứu xét.
Đến khi tôi lập gia đình, tôi và chồng cùng 2 con đi vượt biên. Những năm tháng tôi ở đảo, chờ ngày thanh lọc, thì ở quê nhà ba tôi kiệt sức, bệnh nặng, hậu quả của những ngày tù cải tạo, của những ngày thiếu ăn sau khi đi tù về, rồi bị lừa, bị gạt.  Dù bệnh mà không tiền thuốc thang, ba tôi vẫn phải cố gắng sống để chờ tin của tôi. Lúc ở đảo chúng tôi ở trong trại tỵ nạn, không liên lạc thư từ về VN được, phải qua nước thứ ba rồi mới nhờ chuyển dùm đến VN. Tôi lại thuộc diện mồ côi, làm gì thơ đến tay ba tôi được.
Sau khi đậu thanh lọc tôi đi qua đến My, ráng đợi đúng 5 năm để được vào quốc tịch, rồi ráng dành dụm tiền để mà bảo lãnh ba tôi qua Mỹ. Tôi biết đó là ước nguyện của ông, điều mà ông cứ mãi mơ tưởng. Chính ước vọng ấy như ngọn lửa thôi thúc trong lòng ông, không bao giờ dập tắt được, nhờ nó mà ông còn có thể sống để mơ ước, chờ đợi.
Khi tôi chuẩn bị xong sẵn sàng, về quê thăm ba một chuyến để báo tin con đã làm  thủ tục đầy đủ để mang ba qua Mỹ… ba tôi bây giờ yếu lắm, thở phải có bình oxy. Đi không còn vững, phải di chuyển bằng xe lăn, thử hỏi tình trạng này làm sao đi được đến Mỹ… Thấy tôi nhìn ông ánh mắt ưu tư, ba tôi nói như tự an ủi mình bằng một giọng buồn buồn:
"Chắc cái số của ba không đi được nước ngoài, lúc còn sức khỏe thì không có cơ hội đi, bây giờ có cơ hội thì đã gần đất xa trời, qua bển làm gì bây giờ con" Chỉ làm khổ con thêm thôi. Mỗi khi ba nhớ con mở cuốn phim ra, thấy mấy đứa cháu nói: chào ông ngoại, ông khỏe không" Ông thấy con đang làm gì không" Hôm nay là ngày lễ độc lập, cả nhà nghỉ, con đang nướng thịt ngoài trời đây ông ngoại à! Thấy những hình ảnh đó, ba có cảm giác ba đang sinh hoạt chung dưới mái nhà của con… Con đừng bận tâm về chuyện đem ba qua bên đó nữa. Vậy là ba cũng đã mãn nguyện lắm rồi…"
Tôi im lăng mà nghe lòng thổn thức, đau như cắt.
Nhớ có lần đã nghe một người nào nói: khóc trong lòng. Bây giờ mới thật sự cảm được cái khóc trong lòng là thế nào. Thế mới hiểu trong cuộc đời, tất cả mọi người ai ai cũng có những niềm mơ ước riêng, mà chưa hẳn ai cũng thành tựu được những ước muốn của mình .
Ba ơi, con ghi lại ít dòng này để tặng ba của con.
Trần Huyền Chi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến