Hôm nay,  

...quẳng Gánh Lo Đi

19/08/200900:00:00(Xem: 177178)

...Quẳng Gánh Lo Đi

Tác giả: Bảo Trân
Bài số 2702-16208773- vb481909

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, là người vừa nhận giải Vinh Danh Tác giả Viết Về Nước Mỹ năm thứ chín, 2009, với bài viết “Con Bé” về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu.
   Là cư dân Pomona, CA. Bảo Trân hiện làm việc cho Bộ Xã Hội, phụ trách việc tìm việc làm cho những người đang hưởng trợ cấp xã hội.  Bài viết mới của cô là một tự sự klinh nghiệm bản thân về bệnh trầm cảm. Bài được phân làm 2 hồi. Hôm qua, là  “nặng gánh lo âu...” và hôm nay, hồi hai: Quẳng Gánh Lo Đi”

***

Tôi mở mắt choàng tỉnh, bắt gặp Thảo đang cúi xuống nhìn tôi lo âu:
-  Em nằm mơ thấy gì mà la hét dữ vậy"
Tôi chống tay ngồi dậy, nhìn quanh quất:
-  Đây là đâu, mình không sao chớ"   Máy bay đáp xuống rồi chứ"
Thảo ngồi xuống bên cạnh tôi, trả lời:
-  Đây là nhà mình chứ đâu, đương nhiên là không sao, em ngủ cả ngày rồi, máy bay với máy biếc gì...
Tôi đưa tay rờ rẫm chung quanh tôi, tôi đụng phải cái chăn, tôi đụng phải cái gối, tôi rờ lên cao một chút xíu, tôi đụng cái đầu giường.  Thì ra tôi đang nằm trên giường ở tại nhà tôi.  Tôi ôm đầu, tôi chợt nhớ...
...Còn ba ngày nữa là tới ngày lên đường đi Thái Lan, tôi vẫn chưa xếp sọan quần áo.  Tâm thần tôi vẫn hỗn lọan.    Buổi chiều hôm ấy, tan sở xong tôi cũng lặng lẽ ôm ví ra về, len lén như người đi ăn trộm, không thèm nói với ai lời chào thường lệ - good night -
Vừa bước ra đến khung cửa phòng chờ đợi, tôi gặp một người xếp của cái nhóm bên cạnh đi ngược chiều với tôi, ông giơ tay lên chào: "Hey Ly, live free or die hard".  Tôi thì chẳng biết ý nghĩa của câu này, nhưng nghe nói tới "die" là tôi lại bực mình, cái gì mà sống với chết ở đây!!
Đã thế thôi đâu, vừa ra tới chỗ đậu xe thì tôi lại gặp ngay người thanh tra của trung ương xuống kiểm tra mấy cái hồ sơ ngày hôm nay đang mở cốp xe để bỏ thùng giấy tờ của cô vào.  Thấy tôi, cô dừng lại than thở: - "Tưởng về sớm mà không được, đào xới mãi mấy cái hồ sơ dầy cộm đến đau cả cổ, nhức cả đầu, cũng may cái hồ sơ của chị là cái cuối cùng đó."-   Trời đất, hết lúc nói với tôi rồi sao, mà giờ này lại nhắc tới hai chữ..."cuối cùng", có biết là tôi sắp sửa đi chơi xa không hả"!
Tôi về nhà, ngồi thẫn thờ trước máy computer.  Nhìn những hàng chữ nhẩy múa trước mắt, tôi càng thêm hốt hỏang.  Tôi vừa nhìn thấy cái mẩu tin cập nhật tin tức về hai cái máy bay đụng nhau gẫy cánh tuần trước, ở đâu một vùng rừng núi bên Brazil, một chiếc may mắn nên thóat hiểm, còn một chiếc đâm đầu xuống đất vỡ tan tành, mang theo gần 300 hành khách. 
Không dưng tôi ngộp thở, tôi bật khóc.  Tôi cầm điện thọai gọi cho con, mà nước mắt tuôn trào.  Ki lo lắng:
-  Nếu mà mẹ sợ đi máy bay quá vậy thì thôi mẹ đừng đi nữa.  Chứ qua tới đây mà còn thêm chuyến bay đi Angkor Wat nữa thì mẹ không chịu đựng nổi đâu.
Lin cũng e-mail sang bảo:
-  I think you should see a counselor.
Sáng hôm sau tôi không dậy nổi để đi làm, mà cả đêm tôi có ngủ đâu để mà dậy.  Tôi nằm trên giường, mắt mở thao láo nhìn trần nhà, và khóc nức nở.  Tôi cũng không hiểu tại sao tôi khóc, tôi linh cảm như có một điều gì không may đang chờ đợi tôi.  Bỗng dưng tôi cảm thấy ngực mình nặng trĩu như bị tảng đá ngàn cân đè xuống.  Tôi chợt nhớ đến bố, ngày cuối cùng nằm trong bịnh viện, bố đã than phiền là bố khó thở quá, ngực bố nặng quá, như có cả con voi đang ngồi đè trên ngực bố.  Và bố đã không tỉnh dậy nữa từ sau khi người ta đưa bố đến phòng giải phẫu để bỏ cái pacemaker vào.  Bây giờ, tôi cũng cảm thấy khó thở vì nặng ngực.  Chao ôi, tôi sợ quá, tôi chưa muốn đi theo bố. 
Nhìn khuôn mặt trắng mét của tôi, Thảo cũng đâm hỏang.  Thảo gọi cho văn phòng bác sĩ, xin cái hẹn khẩn cấp để đưa tôi đi khám bệnh.   Ngồi một mình trong phòng chờ bác sĩ, nhìn những chiếc máy bay từ từ bay ngang qua vòm khung cửa sổ, tôi sợ đến bật khóc.  Và tôi cứ ngồi thấm nước mắt cho đến khi bác sĩ gõ cửa phòng.  Vừa mở cửa phòng ra, nhìn thấy tôi bà bác sĩ đã vội vàng lên tiếng dỗ dành:
-  Nào nào, có gì mà phải khóc như thế.  Từ từ nói chuyện cho tôi nghe.
Tôi nức nở thuật lại đầu đuôi, từ lúc tôi dự định đi chơi ...rồi đến những biến động ở Thái Lan, Đài Loan...cho đến bây giờ, và chỉ còn ba ngày nữa là tôi lên máy bay.  Bà bác sĩ từ tốn:
- Tôi nghĩ chắc là mình không đi vacation ngay lúc này được đâu hén.  Mình cần tĩnh dưỡng một thời gian xem sao. 
Bà cho tôi giấy nghỉ một tuần lễ, hẹn một tuần sau gặp lại.  Bà còn bảo tôi nên nói chuyện với người khác cho nó nhẹ lòng.  Người khác đây là cố vấn tâm lý.  Rồi bà làm giấy giới thiệu tôi sang văn phòng trị liệu tâm thần để họ tìm phương thức giúp đỡ tôi.  Bà cho tôi một toa thuốc an thần, uống ba lần mỗi ngày, giúp tôi tìm quên nỗi lo sợ của tôi trong giấc ngủ. 
Mấy viên thuốc an thần đã làm tôi ngủ mê mệt, nhưng nó đã không giúp tôi quên những ý nghĩ viển vông, hoang tưởng của tôi.  Và nó đã đưa tôi vào mơ, một giấc mơ bị cướp máy bay trên đường đi sang Thái Lan...
*
Bốn tuần lễ, vừa lấy ngày nghỉ phép, vừa lấy ngày nghỉ bịnh, tôi nằm dài trên ghế salon nhìn lên nóc trần nhà.  Tôi không thiết làm gì cả.  Tôi chỉ nằm dài, đầu óc trống rỗng.  Tôi nằm nghe, chờ tiếng máy bay bay ngang, để mà giật mình hỏang hốt.  Tôi mở sẵn cửa rào (cái cửa mà ngày thường vẫn khóa chặt để không phải mất thì giờ với những người đi giảng đạo, quảng cáo) để sẵn sàng chạy ra khỏi nhà lỡ khi mà có máy bay... rơi xuống trúng nhà tôi.
Tôi ngủ không được (trừ khi tôi uống thuốc ngủ) họa hoằn lắm thì tôi chợp mắt được một lúc rồi lại thức ngay.   Hễ ngủ thì thôi, nhưng khi thức thì tôi lại nằm lắng nghe tiếng máy bay bay.  Mà khổ nỗi, chung quanh nhà tôi có đến ba cái phi trường, một cái phi trường lớn tầm cỡ quốc tế, hai cái phi trường địa phương nhỏ, máy bay lên xuống, qua lại đều đều, nên tôi tha hồ nằm nghe tiếng máy bay bay, và tha hồ chạy ra vườn ngóng cổ trông lên.  Thảo thấy tôi bất thường quá, ban đầu cũng lên tiếng cằn nhằn, nhưng khi nhìn thấy cái tướng thiểu não của tôi thì anh cũng mặc kệ cho tôi chạy ra chạy vào.
Tôi không thấy đói.  Tôi ăn không vô.  Đến nhà hàng gọi tô phở hay tô mì, tôi khều một đũa rồi bỏ cả tô.  Mùi thức ăn làm tôi khó chịu, muốn ói, như thể người đang ốm nghén.  Thỉnh thỏang tôi uống nước cầm hơi, rồi lại nằm dài. Tôi sụt năm pounds trong vòng một tuần lễ.  Lúc bình thường được giảm cân là tôi thích lắm, nhưng bây giờ thì tôi lo, vì tôi cảm thấy mất hết cả sức lực.  Mặt tôi tái xanh, tròng mắt tôi trắng dã.   Những viên thuốc an thần bây giờ không giúp gì được tôi mà chỉ làm tôi thêm dật dờ.   Thảo chở tôi đi châm cứu mỗi ngày vì anh không thể nhìn thấy tôi héo tàn như thế được.


Đến lúc này tôi mới thấy thông cảm cho khách hàng của tôi. Những ngày trước, khi nhìn thấy những người khách hàng than phiền là căn bệnh "sầu não, lo lắng" đã lấy hết sinh lực của họ, làm họ không nhấc nổi cái tay, cái chân lên.  Họ ngồi ủ rũ như một cọng rau héo, đôi khi họ còn khóc hù hụ trước mặt tôi. Tôi đã lạnh lùng nhìn họ chăm chăm như để cố tìm hiểu xem "depression, anxiety" là cái chứng bịnh gì mà có thể hủy họai sức lực con người dữ vậy. 
Công việc của tôi là đi tìm việc làm cho những người đang hưởng trợ cấp xã hội, để họ có thể tự lực cánh sinh, để cho họ có phương tiện và cơ hội vươn lên, không còn phải nhờ vả vào đồng tiền phúc lợi nữa.  Mỗi ngày tôi phải động viên tinh thần của họ để họ đi tìm việc làm.  Nhưng trước khi bắt tay vào việc động viên này tôi phải phỏng vấn họ để tìm hiểu xem khách hàng của tôi có vấn đề khó khăn nào, lo sợ gì làm cản trở việc đi tìm việc làm của họ hay không"  Bởi vì, nếu họ vướng vào một trong những tình trạng này thì tôi phải tìm cách giúp họ giải quyết những nỗi khó khăn này trước, rồi mới lo đi tìm việc làm cho họ.  Nên tôi rất khó chịu khi họ gạch chéo vào chữ "có" của cái câu hỏi: 
-  "Do you have any feelings, fears or worries that interfere with your daily tasks and ability to work"" -
Tôi bực mình khi khách hàng của tôi đổ thừa vào "depression, anxiety" đã làm cho họ mất hết sinh khí. Tôi cũng không hiểu nguyên nhân nào đã làm cho con người trở thành vô dụng như thế.  Tôi đã nghĩ là họ chỉ giả vờ khai có bệnh để tránh cái việc phải xách giỏ đi tìm việc, đi làm mỗi ngày mà thôi.  Tôi ngạc nhiên vì con số người cần phải đi gặp cố vấn tâm lý để chữa trị bịnh tâm thần càng ngày càng nhiều, nhiều hơn tôi tưởng. 
Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu, chỉ một chút phiền não trong lòng, một chút lo sợ thôi thì nó đã có một ảnh hưởng rất lớn trong đời sống hằng ngày của con người. 
Sự lo lắng tiềm tàng trong tâm tưởng đã làm con người trở nên bất bình thường, khiến người ta tưởng tượng ra những điều bất hạnh không có thật, và khổ sở vì những chuyện không đâu.  Rồi dần dần sự lo lắng này sẽ trở thành căn bệnh.  Cái bệnh hoang tưởng này sẽ làm con người rơi vào trạng thái phiền não cùng cực.  Nếu không chữa trị kịp thời nó có thể làm cho con người trở nên điên loạn. 
Như tôi, vì lo lắng quá, suy nghĩ lung tung quá, nên căn bệnh hoang tưởng của tôi đã bắt đầu, nó sắp sửa làm cho tôi điên lọan.  Và bây giờ, mỗi tuần tôi phải đi trị liệu ở cái trung tâm dành cho những người bị rối loạn tâm thần để học cách...quẳng gánh lo đi.  Bài học đầu tiên của tôi là phải biết làm sao để nhận diện hết những âu lo, phiền muộn trong cuộc sống.
Tôi tới chùa thăm thầy sau một lần đi châm cứu, thầy nhìn tôi ngạc nhiên:
-  Mi chưa đi chơi sao"
Thảo nói:
-  Tụi con không đi nữa, mụ ni bịnh quá mà.  Mụ sợ...máy bay rớt.
Thầy nhìn tôi lắc đầu:
-  Con ni điên thiệt, nghĩ toàn những chuyện không đâu, thôi vô đây thầy dạy cho tụng thời kinh, cho mi bình tâm lại hỉ"
Thầy đưa cho tôi một trang kinh, bảo:
-  Kinh ngắn thôi, nhưng mi phải trì tụng 108 biến mỗi ngày mới có hiệu quả đó.
Tôi kêu lên:
-  Trời ơi, tụng chi mà nhiều dữ vậy"
Thầy gõ trên đầu tôi:
-  Mi làm biếng chi lạ, tụng bây nhiêu đó mà bảo là nhiều, chứ cả ngày mi nằm ẹp đó có ích chi không"  Tụng kinh để cho đầu óc mi thanh thản, khỏi ở không nghĩ chuyện tầm xàm.
Tôi trở về nhà, tụng mỗi ngày 108 biến kinh như lời thầy bảo.  Tôi mất cả hai tiếng đồng hồ.  Hai tiếng đồng hồ tôi không có thì giờ để suy nghĩ lung tung.  Tôi tụng thêm thời kinh Cứu Khổ, cầu Phật Bà Thiên Thủ Thiên Nhãn cứu độ tâm thần tôi.  Mang tiếng là tụng kinh cả hai giờ đồng hồ nhưng tôi vẫn chưa thể chú tâm hoàn toàn vào những thời khắc tụng kinh. Tôi vẫn lo ra, tôi vẫn suy nghĩ đến những chuyện trời mây mưa gió.  Nhưng chỉ có một điều là tôi không còn tưởng tượng đến những cảnh chết chóc hãi hùng như ngày trước nữa. 
Sau những ngày đọc kinh và châm cứu đều đặn, tôi dần dần tỉnh lại, tinh thần tôi thanh thản hơn, tôi đã dám lên xe một mình lái đi vòng quanh phố chợ.   Một tuần sau, bác sĩ ký giấy cho tôi trở lại sở làm. 
*
Năm nay, tôi chưa dự định đi nghỉ hè ở đâu thì Lin gọi sang hỏi:
- Tháng mười một này, tụi tui nhất định đi Angkor Wat, anh chị còn muốn đi không" 
Thảo nói, nếu mà tôi còn sợ đi máy bay thì tôi cứ việc ở nhà, anh sẽ thay tôi đi thăm con, và bố con anh sẽ có những ngày phiêu du vui vẻ với nhau.  Thế là tôi lại làm đơn xin nghỉ phép, nhưng lần này thì tôi cẩn thận chờ cho dân Đài Loan ăn mừng Quốc Khánh xong xuôi rồi mới đi. 
Tôi đến Bangkok an toàn trong chuyến đi êm ái bằng máy bay Boeing 777 mới toanh của hãng Eva Air.  Tôi có hơn ba tuần nghỉ phép.  Một tuần lễ đầu tiên tôi sẽ dành chỉ để đi lang thang với con ở những thắng cảnh, những khu thương xá gần nhà.  Năm ngày sau đó thì Thảo và tôi sẽ rong chơi với nhau ở khu du lịch nổi tiếng Pattaya.  Còn lại hai cái cuối tuần thì cả gia đình sẽ đến đổi gió ở thành phố biển Hua Hin hiền hoà rồi sẽ làm một chuyến viễn du sang kinh thành Angkor Wat.  Những ngày còn lại tôi ở nhà nghỉ ngơi để sửa soạn trở lại Cali.
Trong những ngày còn lại ở Bangkok, tôi có thì giờ ngồi nghiền ngẫm đến một bài học mà tôi đã học trong những ngày đi điều trị ở bịnh viện tâm thần: - Làm sao để xóa bỏ những muộn phiền trong đời sống của bạn (How to wipe worry from your life - Mary Hunt).  Bài học đã chỉ vẽ rõ ràng ba điều căn bản: 
1.  Viết những muộn phiền, lo lắng của bạn xuống giấy, nhưng khoan hãy nghĩ đến chúng.
2.  Hãy điều khiển tư tưởng của bạn.  Bạn hãy chọn lựa những điều bạn muốn lo lắng.  Khi những ý nghĩ hoang tưởng đã tràn đầy tâm tưởng bạn, bạn hãy tìm cách loại bỏ chúng đi. 
3.  Tìm một nơi yên tĩnh để suy nghĩ về những điều bạn muốn lo lắng, dành đúng 15 phút để tập trung tinh thần vào những việc cần phải lo lắng.  Đây là thời khắc đặc biệt trong ngày, chỉ dành riêng cho... sự lo lắng, bạn không nên nghĩ đến niềm vui, hạnh phúc nào cả, bạn phải bỏ hết tâm tư bạn vào... sự lo lắng.  Tiếp tục lo lắng cho đến khi 15 phút trôi qua, và bạn không được nghĩ đến sự lo lắng nào nữa cả cho đến thời khắc lo lắng của ngày mai.
Và tôi đã làm đúng theo bài học này, để dành mỗi ngày 15 phút chỉ để ...lo lắng.  

*
Chuyến bay về Cali của tôi cũng nhẹ nhàng, êm ái như chuyến đi.  Cũng bằng máy bay Boeing 777 rộng rãi, thoải mái.  Bước chân qua khỏi cánh cửa máy bay tôi thở phào nhẹ nhõm, mặc dù vẫn hơi nghiêng chao vì còn có cảm tưởng đang ở trên không trung.  Thảo nhìn tôi cười chế diễu:  
-  Thế nào, không còn sợ đi máy bay nữa chứ"
Tôi nhìn chồng, anh không biết là tôi đã áp dụng bài học "Quẳng Gánh Lo Đi" để mà vui sống.  Tôi vừa thực tập ba điều căn bản "15 phút lo lắng mỗi ngày" trên đường bay dài 13 tiếng đồng hồ đó.  Tôi sẽ không còn thì giờ nào để dành cho những sự lo lắng của tôi cho đến...ngày mai.
Bảo Trân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến