Hôm nay,  

Chuyện Nước Mỹ, Chuyện Việt Nam

15/08/200900:00:00(Xem: 216618)

Chuyện Nước Mỹ, Chuyện Việt Nam

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 2698-16208771- vb781509

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007.  Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống và làm việc cho một công ty quốc tế tại Virginia. Bài mới nhất của cô là những ghi nhận có nhiều chất thời sự.

***

"Cold beer, warm words" - "Bia lạnh để đưa lời ấm áp" là nhan đề của nhiều bài báo Mỹ hôm 30 tháng 7, 2009, tường thuật buổi gặp gỡ giữa Tổng thống Obama, giáo sư da màu nổi tiếng của đại học Harvard: Henry Louis Gates, và vị trung sĩ cảnh sát da trắng nhiều thâm niên và thành tích: James Crowley.  Sở dĩ phải đưa lời ấm áp là vì chính Tổng thống Obama lỡ lời.
Ông giáo sư da màu vừa bay từ bên Tầu về nhà. Ổ khoá cửa trước bị phá hư. Ông và người tài xế phải cạy cửa sổ trèo vô nhà. Một bà qua đường thấy khả nghi, mở cell phone gọi. Cảnh sát đến, ông giáo sư danh tiếng không chịu ra trình giấy, bị còng dẫn về bóp, nửa buổi rồi thả.
Chuyện chỉ có vậy nhưng truyền hình báo chí ầm ĩ.  Sau đó, trong một buổi gặp gỡ giới truyền thông, thình lình bị hỏi về chuyện này, Tổng Thống Obama lên án phía cảnh sát là "hành động ngu xuẩn" (acted stupidly) dù chính ông đã xác nhận chưa thật sự hiểu rõ chi tiết sự tình.
Nội vụ được làm rõ: Khi đến nhà giáo sư Gates, ông cò James Crowley không đi một mình mà còn hai ông cò đồng nghiệp: một ông gốc Phi châu và một ông gốc Mễ.  Biện pháp hành xử nghiệp vụ được thực hiện đúng luật. Và phía cảnh sát lên truyền hình, với đủ màu da đứng bên nhau, đòi Tổng Thống xin lỗi.
Chiều tối xong việc, ông cò James và bạn bè kéo nhau vô một quán bia.  Đang nhâm nhi thì điện thoại sở gọi: Hãy sẵn sàng. Mười phút nữa Tổng Thống sẽ điện thoại.  Tin được loan ra, cả quán bia cùng “wao” rồi yên lặng chờ đợi.  Đúng là Tổng Thống đích thân gọi, đích thân nhận lỗi lỡ lời và thăm hỏi.  Biết James đang trong quán bia, ông hẹn một chầu bia làm lành ở Bạch Ốc. Và màn “Beer Summit -Thượng Đỉnh Bia” thành hình.
Một chiều Thứ Năm đẹp trời, sau giờ làm việc, vị Tổng tư lệnh của quân lực Hoa Kỳ đóng vai “batender-in chief / tổng tư lệnh quầy rượu,” khui bia cho các vị khách.  “Chỉ có bia thôi. Không thượng đỉnh gì hết.”  Tổng Thống da màu Barack Obama nói, và cùng Phó Tổng Thống da trắng Joe Biden vui vẻ cụng ly với ông cò da trắng James Crowley và ông giáo sư da màu Henry Louis Gates.
Sau 40 phút "Cold beer, warm words", vị “chủ xị” nói trước khi tiễn khách: "I have always believed that what brings us together is stronger than what pulls us apart."  Tôi luôn tin là những cái mang chúng ta đến gần nhau mạnh hơn cái đẩy chúng ta tới chỗ chia rẽ.” Ông còn nhấn mạnh thêm rằng vụ bia lạnh đưa lời ấm áp này là bài học đáng giá ("teachable lesson") nhắc nhớ mọi người, đặc biệt những người khác màu da --trong đó có chính ông-- hãy nên biết lắng nghe nhau, cư xử tử tế với nhau và chớ vội vã trong hành động, lời nói.
Khi chia tay, ông cò Crowley và ông giáo Gates hẹn sẽ còn gặp lại để trò chuyện. Sau đó ông giáo sư Gates gửi tặng hoa hồng cho người phụ nữ đã gọi cảnh sát khi thấy ông cố tông cửa vào nhà. Bà ta chỉ vì muốn bảo vệ an toàn cho ngôi nhà của ông mà sau đó bị nhiều người trách móc "chỉ tại cú phone của bà mà to chuyện."
Là một người dân mọn hay một vị Tổng thống, ai cũng là con người, ai cũng có những khuyết điểm, ai cũng có thể phạm sai lầm.  Điểm đáng chú ý ở đây không phải là ai đúng, ai sai, ai hay, ai dở... mà là sự thẳng thắn nhận sai và trực tiếp dàn xếp xin lỗi, dù người lỡ lời có là một Tổng thống.
Việc mời giáo sư Gates và cảnh sát Crowley vào Bạch Cung uống bia lạnh, nói lời ấm áp tượng trưng cho văn hóa Hoa Kỳ: Thẳng thắn và phục thiện.  Nhờ vậy, không chỉ riêng sự hiềm khích giữa hai cá nhân khác màu da được mau chóng hàn gắn, mà lòng dân cả nước được xoa dịu, củng cố.
Có phải chỉ ở Mỹ mới có những chuyện như thế này"  Có phải chỉ dân chúng Mỹ mới dám đòi Tổng thống phải xin lỗi nếu Tổng thống làm sai"  Và có phải chỉ ở Mỹ mới có ông Tổng thống đủ "dũng khí" nhìn nhận với dân chúng rằng điều mình nói là sai và mạnh dạn xin lỗi"
Còn Việt Nam hiện nay thì sao"  Chán vạn cái sai của lãnh đạo đã được dân chúng và cả báo chí truyền thông của chính chế độ đề cập tới. Hậu quả ra sao"  Chỉ là các biện pháp trù dập, đóng cửa, cất chức, đuổi việc, đi tù.
Tôi chỉ ngu ngơ nghĩ, nếu người lãnh đạo Việt Nam có được cái dám nghe và dám sửa những cái sai của họ, đất nước chúng ta sẽ dần dà biến mất sự giả dối, lường gạt lẫn nhau. Từ căn bản này, sự tin tưởng và kết hợp giữa người dân và các cấp chính phủ mới mong tạo được sức mạnh thực sự.  Ai có muốn ăn hiếp hay xâm lăng, cũng không dễ!

***

Không đầy một tuần sau vụ "cold beer, warm words," ngày 4 tháng 8, thời sự nước Mỹ lại có thêm một chuyện đáng chú ý khác:  
Truyền hình Mỹ thi nhau chiếu cảnh máy bay của cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về California.  Ông đã thành công trong việc "ngoại giao" để cứu hai cô phóng viên Laura Ling và Euna Lee - bị bắt giam từ ngày 17 tháng 3 với tội trạng "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn."  Họ bị tuyên án 12 năm tù khổ sai.
Laura Ling và Euna Lee làm việc cho hãng truyền thông Current TV - được sáng lập và điều hành bởi cựu phó Tổng thống Al Gore.  Hai cô đến biên giới Trung Quốc và Bắc Hàn để tìm hiểu tệ nạn phụ nữ và trẻ em Bắc Hàn bỏ trốn sang Trung Quốc tìm miếng ăn, lỡ bước sao đó bị Bắc Hàn bắt nhốt, tuyên án 12 năm khổ sai.  Sau gần 5 tháng bị nhốt giam cách ly, hai phóng viên đã được trả lại tự do, trở về Mỹ.  Nếu cựu Tổng thống Clinton không sang kịp thì bất cứ giờ nào trong 2 ngày sau đó, hai cô phóng viên sẽ bị đưa đi thi hành bản án 12 năm tù khổ sai.  Họ đã bị khủng bố tinh thần và hoang mang, thấp thỏm chờ đợi... Cuối cùng họ cũng được đưa đi… nhưng không phải đến nhà tù khổ sai mà là một nơi khiến họ ngạc nhiên ứa nước mắt khi nhìn thấy cựu Tổng thống Clinton đứng chờ sẵn trong phòng. Ác mộng của họ được kết thúc.
Vụ hai nhà báo được cứu từ Bắc Hàn về làm tôi nhớ câu chuyện ly kỳ hấp dẫn của cô Jessica Lynch. Năm 2003, tại chiến trường Iraq, một đơn vị xe tăng Mỹ bị tấn công khi lạc đường.  Jessica Lynch là nữ chiến binh duy nhất còn sống sót trong chiếc xe tăng tiếp tế lương thực.  Toán tiếp tế của cô đã lạc đường và bị tấn công.
Cả một lực lượng đặc biệt với chiến lược và chuẩn bị vô cùng công phu đã bí mật đến cứu thoát cô Jessica Lynch sau 9 ngày bị bắt.  Tôi còn nhớ khi xem đoạn phim chiếu chi tiết cảnh toán biệt kích đến cứu Jessica Lynch, tôi đã xúc động và khâm phục người Mỹ ra sao.  Họ quý trọng từng tính mạng.
Cựu Tổng thống Clinton đi Bắc Hàn chỉ với tư cách cá nhân, máy bay chở ông đi cũng chỉ là một máy tư nhân, được tài trợ bởi nhà sản xuất phim Hollywood giàu có: Steve Bing.


Điều đáng chú ý khác, là hai phóng viên được cứu cũng không phải là người Mỹ da trắng; Laura Ling gốc Trung Hoa, Euna Lee thì gốc Đại Hàn. Họ cũng như những người Mỹ gốc Việt chúng ta nói riêng, và nhiều dân tộc thiểu số lưu vong khác nói chung.
Thế mới rõ, một khi đã sống ở Mỹ, trở thành công dân Mỹ thì dù trắng, đỏ, đen hay vàng... mọi người dân đều được quý trọng. 
Đâu cần cứ phải là người Mỹ gốc da trắng như cô Jessica Lynch bị bắt làm tù binh bên Iraq thì mới được quan tâm giải cứu.
Lời của cựu phó Tổng thống Gore khi phái đoàn của cựu Tổng thống Clinton về đến Mỹ cùng hai phóng viên, rất đáng để ý, "It speaks well of our country that when two American citizens are in harm's way, that so many people will just put things aside and just go to work to make sure that this has had a happy ending." Đã có rất nhiều người sẵn sàng bỏ việc của họ sang một bên, góp công sức và thời gian vào việc cứu thoát hai phóng viên gặp nạn, để bảo đảm một hồi cuối có hậu.
Thấy sự quan tâm của nước Mỹ, người Mỹ dành cho những công dân của họ, không khỏi liên tưởng đến số phận bất hạnh của người dân trong nước.  Những người dân lương thiện không làm gì phạm pháp, chỉ vì yêu dân yêu nước mà nói sự thật thì đều bị đàn áp.  Hết người này đến lượt khác bị đối đãi tệ hại.
Nhiều sự việc cho thấy là trước khi phải thương lượng gì đó với Tây phương, nhà nước Việt Nam thường mở một cuộc đàn áp lớn, bắt giam cả lô người.  Để rồi khi vào thương lượng, bị yêu cầu phải thả tù chính trị và cải thiện nhân quyền trong nước... họ sẽ “tỏ thiện chí” bằng cách thả mấy người bị bắt.  Kết quả là nhờ vậy mà sẽ được “tưởng thưởng”.  Màn này thường được diễn đi diễn lại và đạt kết quả, giúp Việt Nam được Mỹ mở rào cản cho gia nhập WTO, đạt được nhiều thoả thuận thương mại với Mỹ.  
Điều này thật chẳng khác nào hành hung đày đọa dã man chính con đẻ của mình để mè nheo hàng xóm.
Thời tôi còn bé xíu, gần nhà tôi có ông láng giềng nghiện rượu có tật hay đánh đập con cái dã man. Nghe lũ trẻ của ông ta kêu khóc, cha mẹ ở các nhà xung quanh sốt ruột quá phải chạy sang can. Có người còn nài nỉ ông đừng đánh con ông nữa, họ sẽ mua rượu ông uống.  Từ đó, cứ hễ thèm rượu thì ông hàng xóm lại mang con ra đánh đập.  Chuyện bi hài này hiện đang được phóng lớn lên kích thước lãnh đạo cả nước Việt Nam.  Đọa đày hành hạ người dân của chính đất nước mình để để có chuyện thương lượng trả giá với quốc tế.
Nước Mỹ không phải là mẹ ruột mà chỉ là “mẹ nuôi” của hàng trăm triệu đứa con lạc loài từ hàng trăm nòi giống khác nhau, trong đó có dân gốc Việt.  Vậy mà bà mẹ nuôi ấy đã cưu mang và thương yêu các con dù không phải là ruột rà của bà.
Mỗi khi xảy ra điều gì bất công với dân Việt trong nước thì người Việt hải ngoại thường hô hào và kêu gọi "mẹ nuôi Mỹ" giúp đỡ.  Nhưng dù mẹ nuôi Mỹ có tốt bụng, và những đứa con Việt Nam sống xa quê hương có "xót ruột" cho đồng bào trong nước mà hô hào, biểu tình đòi hỏi thì cũng vẫn không đủ.  
Chính người dân Việt trong nước phải tự ý thức mà đấu tranh cho nhu cầu và quyền lợi chính đáng của họ.

***
Hôm Micheal Jackson chết, chỉ vài ngày rất nhanh sau đó, chưa thấy báo chí Mỹ đăng tải hình ảnh dân Mỹ khóc... thì đã có một bài viết "Mưa và nước mắt trong buổi tưởng niệm Micheal tại Việt Nam," với khá nhiều hình ảnh các em Việt Nam khóc lóc, bưng hình, đốt nến, kéo đi thành đoàn dài... Y như một đám tang lớn được chính thức tổ chức cho Micheal Jackson tại công viên Thống Nhất Hà Nội.
Là ông hoàng nhạc Rock, Micheal Jackson đáng được nhớ đến cho những đóng góp xuất sắc của ông.  Nhưng hình ảnh các em bé Việt bị bắt đi tập họp ôm nhau khóc Micheal Jackson chỉ là trò dựng cảnh, đóng kịch, để chụp hình lòe thiên hạ, chứ chẳng thật chút nào. 
Phải chăng báo chí người lớn tại Việt Nam cần màn khóc giả này để lấp liếm đủ thứ chuyện thật sự đáng khóc:
- Trung Quốc xây đập chận nước ở thượng nguồn sông Cửu Long. Vựa lúa miền Nam ở đồng bằng Cửu Long phía hạ nguồn đang bị đe dọa tiêu vong. Lúa má, mùa màng, lưới cá dân miền Nam rồi sẽ ra sao"
- Trung Quốc sang Việt Nam khai thác quặng Bô-Xít ở Tây Nguyên sẽ gây thiệt hại nặng nề đến môi sinh.  Hàng trăm công trình xây dựng căn bản tại Việt Nam, kể cả con đường huyết mạch nhất của đất nước, đang được giao cho nhà thầu Trung Quốc. Báo Việt Nam chính thức loan tin có 35,000 công nhân Trung Quốc đã chính thức vào Việt Nam. Thực tế không kiểm soát nổi có thể cả trăm ngàn. Họ đang thiết lập ngay trong nội địa Việt Nam nhiều căn cứ, lãnh địa. 
- Lãnh thổ Việt Nam, cả đất đai lẫn biển cả đang bị mang dâng cho Trung Quốc. Gần đây nhất, ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, thuyền cá dân Việt bị “tầu lạ” húc chìm, không thấy nhà nước nào lên tiếng.  Trong khi ấy dân biểu tình đòi bảo vệ đất nước thì bị dẹp bỏ, bắt bớ.
"First class society is built only by first class citizens."  Một xã hội, một đất nước hảo hạng phải được xây dựng và bảo vệ bằng những công dân hảo hạng.  Điều đó hầu như là chân lý trong lịch sử nhân loại.
Nhưng một đất nước sẽ không thể nào sống còn, cường thịnh nếu mọi cố gắng từ nhân dân đều bị chính cái chính phủ của họ dập tắt.  Nếu không có sự tự nỗ lực từ phía chính phủ thì dù người dân mọn, dân-hoàn-chỉnh, hay dân-hảo-hạng có cố gắng bao nhiêu cũng bằng thừa. 
Winston Churchill, một vị lãnh đạo tài ba của thế giới đã căn dặn hậu thế rằng, "The healthy citizens are the greatest asset of any country can have."
Phải quý dân và vì dân mới bảo vệ được biên cương, dân tộc, và tài nguyên.  Không bất cứ một cá nhân nào, dù là tài thánh, có thể cứu được đất nước chúng ta nếu lãnh đạo đất nước chỉ dùng dân như một thứ "con tin", như miếng mồi, để mua lấy quyền lực cho họ.
Khi tôi viết bài này, có tin Thượng nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Uỷ Ban Đông Á-Thái Bình Dương của Thượng Viện Hoa Kỳ đang viếng thăm các nước trong vùng Đông Nam Á: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt và Cambuchia để chuẩn bị một số dự án cho tương lai.  TNS Jim Webb đã hội kiến tổng thống độc tài Miến Điện Than Shwe.  Hai vấn đề được nêu ra là xin trả tự do cho cựu chiến binh Yettaw và Aung San Suu Kyi.
TNS Jim Webb đã được chấp thuận giải cứu Yettaw, và được đồng ý một cuộc gặp gở thăm hỏi vị nữ anh hùng đấu tranh cho dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi.  Cựu chiến binh Yettaw sẽ được mang ra khỏi Miến Điện sáng chu nhật 16-08.
Thượng nghị sĩ Jim Webb vốn rất thân thiện và có nhiều kỷ niệm với Việt Nam đặc biệt vùng đất cũng như người dân xứ Quảng (cũng là xứ sở của số ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giam). Nhưng sự cố gắng của TNS Jim Webb nói riêng và Hoa Kỳ nói chung cũng sẽ chỉ kết quả nếu có sự nỗ lực thật sự từ phía người dân và chính quyền Việt Nam.
Liệu đến bao giờ nước Việt mới có được một chính quyền biết kết hợp với sức mạnh dân tộc để tự cứu chính mình"

Anne Khánh Vân

Ý kiến bạn đọc
26/01/201612:46:24
Khách
lời kêu gọi của 6, 7 năm trước vẫn còn sống động
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến