Hôm nay,  

Tôi Kéo Máy Trúng Jackpot

14/08/200900:00:00(Xem: 187896)

Tôi Kéo Máy Trúng Jackpot

Tác giả: Vĩnh Hầu
Bài số 2697-16208770- vb681409

Vĩnh Hầu là tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ." ông kể, trong bài viết đầu tiên: "Lạc Đường". Sau 8 năm lặng lẽ, ông góp thêm nhiều bài viết mới cho năm 2009: “Tình Khi Không Mà Có," 'Xin Mãi là Tình Nhân'; Và "Tôi trúng Jackpot." Tác giả cho biết ông trúng jackpot không chỉ một mà tới 4 lần. Bài viết hôm nay cũng chuyện jackpot nhưng không giống bài cũ. 

***

Las Vegas, thuộc Tiểu Bang Nevada, có nhiều trường dạy nghề, nhưng đa số thuôc về môn "Cờ Bạc Hoc', vì toàn thành phố có đến hàng vạn Casino lớn nhỏ, chưa kể đến các máy đánh bạc được đặt rải rác khắp nơi, từ quán ăn, tiệm uống, trạm xăng, cho đến chợ búa, nhà ga, phi trường...hể nơi nào có sự chờ đợi, có mua bán, là có máy kéo, do đó, theo tôi nghĩ, hầu hết dân chúng ở Thành Phố này, nhất là các Bà hay đi chợ, đều biết kéo máy, và đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế Tiểu Bang Nevada.
Nơi cư ngụ 6 tháng đầu tiên của tôi, trước khi qua San Diego, rồi Quấn Cam, là thành phố có nhiều bóng đèn nhất thế giới này, được mệnh danh là Sa Mạc Trân Châu, nếu nhìn từ phi cơ trong chuyến bay đêm thì rõ ràng dưới đó là một sa mạc lấp lánh hàng vạn hạt trân châu, nhìn rất đẹp mắt. Có phải đây là Thiên Đường Hạ Giới, hay là Địa Nguc Trần Gian" Cả hai. Nếu đến đây để thưởng thức những kỳ quan nhân tạo, những màn trình diễn độc đáo, những món ăn đặc sắc, thì đây là Thiên Đường. Nhưng nếu chỉ vùi đầu trong các sòng bạc, thì con đường đi xuống Địa Ngục sẽ thênh thang rộng mở. 'Be aware of the Hell!' Có một số người, lần đầu tiên đến sòng bài, được 'Thánh Nhân đãi kẻ khù khờ', nên thắng lớn, tưởng dễ, nhưng chiỏ một thời gian sau đó, kẻ thắng cuộc lần đầu trở thành kẻ trắng tay, thân bại danh liệt lần cuối.
Trường dạy nghề đầu tiên ở Lá Vegas, được tôi chọn có tên là 'Gamble And Entertainment School'.
Gamble là cờ bạc, entertainment là giải trí, hoặc trình diễn, mới đọc qua tưởng là trường dạy đánh bac và dạy trình diễn! Nhưng hóa ra lại là trường dạy sửa máy đánh bac! Muốn được vào học, thí sinh chỉ cần pass một bài thi test khả năng về Điện, hoặc vật lý lớp đệ tứ ở VN, như công thức về điện trở hoặc khái niệm về cường độ một cách đơn giản. Thời gian học là 6 tháng, học phí $5,000,00 1 khóa, nếu 'low income' sẽ được Chính Phủ cho vay, trả góp. Có điều chắc chắn là học viên ra trường sẽ được giới thiệu đi làm ngay vì nhu cầu rất cần đến nhiều người 'thọc lỗ' có bằng! Tôi sẽ nói ở phần sau, tại sao chữ 'thọc lỗ' lại được dùng ở đây..
Đặc biệt, trường dạy nghề này quy tụ đủ mọi sắc tộc, đen có, đỏ có, vàng có, và có nhiều học viên đến học từ nhiều Tiểu Bang khác nhau, nhiều Quốc Gia khác nhau, đủ mọi thành phần, đa số là 'con nhà nghèo', nhìn chung cách ăn mặc, nói năng, sinh hoat hằng ngày rất là 'bát nháo!'
Tôi theo học lớp này đã lâu (năm 90), nên không nhớ rõ giờ giấc 1 cách chính xác, nhưng nói chung, thì nhà trường áp dụng chính sách 'câu giờ' 1 cách rất 'phóng khoáng !'. Một ngày học 5, 6 tiếng gì đó, nghĩ giải lao 15' sau mỗi tiếng, trưa nghĩ nửa giờ ăn lunch, măc dầu có 1 số nhà nghèo không có tiền ăn lunch, chỉ đủ sức mua 1 bao chip với 1 lon nước ngọt để cầm hơi chiều về mới ăn no. Được cái vui nhất, là mỗi cuối tuần, nhà trường cho học viên kéo máy miễn phí, nếu trúng được bao nhiêu tiền, thì nhà trường sẽ chi trã. Tuy nhiên, cũng ít ai trúng lớn, riêng tôi suốt 6 tháng theo hoc, mỗi tuần được kéo free 1 lần, nhưng chỉ trúng 1 lần 'tứ quý' là lớn nhất, được chung mấy chục bạc, tôi cũng quên mất.
Ngày đầu tiên, học sinh được dẫn đi xem phòng ốc, lớp học, studio thực tập tháo ráp các bộ phận của máy, và 1 phòng rộng chứa được khoảng mười mấy cái máy, mới có, củ có, máy bị móc ruột, lòng thòng dây dợ và các bộ phận rời, trông rối cả mắt. Việc học hành được chia ra 2 phần, 1 lý thuyết và 1 thực hành, nhưng xem ra phần nào cũng 'buồn ngú' như nhau, vì đa số học viên điều có trình độ rất kém, nên nghe giảng bài chã hiểu gì lắm, lý thuyết không hiểu, thực tập đâm ra lọng cọng, ráp nối lung tung, vì máy móc có quá nhiều bộ phận phức tạp, phải cần nhiều thời gian hơn là 6 tháng mới am hiểu và sữa chữa được. Nhưng mục đích học là để lấy bằng đi làm việc, chứ làm gì biết sữa máy ngay. Casino đã có những tay kỹ sư lo việc này rồi, còn những học viên mới ra trường chỉ đứng canh máy, nếu máy nào bị kẹt hoặc hỏng hóc thì chỉ việc dùng chìa khóa 'mở cửa', kéo mấy đồng tiền ra khỏi lổ kẹt là xong! Tính ra hết 99% máy hỏng điều do kẹt lổ theo kiểu này, nên chả cần chuyên môn gì cũng sữa được! Đa số người kéo máy vì quá 'excited', nhét đòng xu này chưa kịp lọt sàng, đã vội vã nhét đồng xu khác vào, thành ra cái lỗ nhỏ bị mắc nghẹn, chỉ cần lấy khúc que mỏng đẩy mấy đồng xu xuống sàng là xong ngay! Nhưng ai lại làm thể, mất thẩm mỹ, coi sao được! Phải mở cửa máy kiểm tra đàng hoàng cho có vẽ 'nghề nghiệp' 1 tí. Vì vậy, ở phần trên tôi mới gọi là nghề thọc lổ cũng không ngoa. Vì mỗi Casino, it nhất cũng có vài ba ngàn máy kéo, nên tình trạng kẹt máy không phải là hiếm, do đó, số 'chuyên viên thọc lổ cho hàng vạn Casino cũng không ít.
Tôi có quen 1 anh chàng Mỹ lai màu da cafe' sữa, tên là Thomas, tính tình cũng vui vẽ, hiền lành, từ Tiểu Bang Virginia xa xôi, qua đây học nghề kiếm việc, mỗi lần nghĩ giải lao là chàng ta cứ mon men đến gần tôi xin thuốc, tôi thấy anh ta cũng tội nghiệp, không hề thấy ăn lunch bao giờ, nên đôi khi tôi cũng 'chia sẽ ngọt bùi' đôi chút với anh ta, va chúng tôi trở thành đôi bạn khá thân. Anh học trước tôi 1 tháng, ra trường và có job ngay, thỉnh thoảng lại ghé trường thăm tôi, tặng dăm ba bao thuốc Marlboro (lúc bấy giờ ở các Sòng bài, khách được tặng thuốc free), vài bao chips, trong giờ 'break time' và kể chuyện về công việc anh làm ở Casino, nhờ vậy tôi mới biết sơ về nghề 'thọc lỗ có bằng', mặc dầu tôi chưa đi làm việc này bao giờ. Vì lý do gia đình nên tôi học ra trường, lấy bằng rồi, nhưng lại phải từ giả Lá Vegas để qua sống Ở San Diego 2 năm, trước khi move qua Orange County ở mãi cho đến giờ. Thật đáng tiếc, tuy nhiên chưa chắc là điều xui xẻo, biết đâu, trong người tôi có máu mê, mà ở một nơi đầy hầm hố chông gai, có thể giờ này tôi đã bị sụp hầm rồi không chừng!


Xin trở lại đề tài chính của câu chuyện. Vì nhà trường chỉ cách chỗ tôi ở rất gần, chưa tới 1 mile, nên tôi dùng đôi chân làm phương tiện di chuyển, tà tà đi bộ đến trường, khoảng 10 phút là tới nơi. Đi bộ vừa có lợi cho sức khỏe, vừa được thỏa mãn 1 thú vui của xứ cờ bạc: kéo máy! Với 1 đoạn đường rất ngắn, tôi có thể ghé vào 1 trong 5 địa điểm có đặt máy đánh bạc, và trong túi chỉ cần mấy chục 'quarters' (25c), hoặc 5-10 đô, bạn có thể may mắn trúng được từ mấy trăm bac đến 1 ngàn đô, nếu trúng 'jackpot'.Và, than ôi! đây là 1 kỹ niệm đầy ray rức và hối tiếc của tôi, mỗi khi nghĩ đến cái niềm 'hạnh phúc chua xót' được trúng 'jackpot', thay vì được hưởng 1,000 đô, thì tôi mang về nhà chỉ đúng $375.00!
Hôm đó, tôi từ trường về nhà, trong túi còn 15 tì, nghĩ bụng, với số tiền này, đổi ra đồng xu 25c, tôi cũng được 15x4=60 đồng xu 25c, 'mua vui cũng được 1 vài trống canh', ... Tôi tạt vào một tiệm 'seven-eleven' để kéo 'poker machine' ( đánh xì phé với máy). Tiệm hôm nay vắng hoe, chỉ có mình ông chủ đang đứng đọc báo ở quầy hàng. Tôi rút tờ 10 đô đến quầy đổi thành 40 đồng xu 25c, chọn cái máy ở cuối góc phòng, ngồi xuống 1 cách trịnh trọng, đủng đỉnh nhét mấy đòng xu vào máy, thưởng thức niềm đam mê mù quáng, nhưng đầy hấp lực. Hôm đó tôi khá may mắn, kéo lui kéo tới gần nửa tiếng đồng hồ, tôi không những chưa hết tiền mà lại còn lời được mấy chục! Định bụng rút tiền ra, nghĩ chơi, thắng được mấy chuc cũng là may mắn lắm rồi, còn nhiều cơ hội khác, hôm nay thế là đủ. Nghĩ tới đó, tôi nhét 5 đồng xu vào lỗ để kéo lần chót, trước khi ra về. Bỗng nhiên một hồi chuông reo lên inh ỏi, tiếp theo là tiếng nhạc cũng vang lên rộn rả, ngọn đèn gắn trên đỉnh máy cũng chớp sáng lia lịa! Tim tôi đập thình thịch theo tiếng nhạc, mắt sáng rực nhìn vào màn hình: 10, Bồi , Đầm, Già, Xì Cơ hiện lên rực rỡ và đáng yêu làm sao! Đồng thời 1 suối đồng xu 25c tuông ra xối xả, âm thanh loảng xoảng nghe mát cả ruột cả gan ! Trời ạ! Tôi Kéo Máy Trúng Jackpot! Tiếng Mỹ gọi là 'Royal Flush', tiếng Việt là 'Sãnh Đồng Hoa'.
Tôi vội vội vàng vàng lùa cả 2 bàn tay run rẩy, bốc lấy bốc đẻ từng nắm tiền cho vào đầy 2 túi quần, vẫn chưa đủ, tôi mở cái 'back pack' nhét tiếp váo, cho đến đồng xu cuối cùng, rồi lẹ làng đứng dậy lẻn ra khỏi cửa càng nhanh càng tốt, như sợ ông chủ kêu lại đòi tiền! Thật là khỉ! Trong lúc này thì ông chủ lại cứ tỉnh bơ đọc báo, xem như không có chuyện gì xảy ra! Rõ đểu!
Tôi ra khỏi tiệm seven-eleven mà lòng thấy phới phới nhẹ nhàng, mặc dầu với số đồng xu mang trong người cũng khá nặng, không biết bao nhiêu, nhưng càng nặng càng tốt, vì trọng lượng đồng tiền thường tỉ lệ thuận với hạnh phúc, hay nói cách khác sự may mắn tỉ lệ nghịch với sự đau khổ! Thật vớ vẫn! vì trong lòng đang hớn hở vui tươi, nên đầu óc tôi lại nẩy ra cái triết lý quèn của 1 kẻ may mắn, vừa dược trúng lô đôc đắc! Mặc! dù triết lý có cùn hay quèn đi nữa, thì hôm nay tôi là người đang có hạnh phúc! Bill Gates cũng chưa chắc đã hạnh phúc bằng tôi lúc này! Tôi rảo bước nhanh, mong cho chóng về nhà để còn đếm số tiền thắng được bao nhiêu mà không nghĩ rằng trúng jackpot thì được 1 ngàn chứ bao nhiêu nữa!
Về đến nhà, tôi lật đật vào phòng, khóa cửa lại, trút hết những gì thâu lượm được ở máy kéo ra giường, ngồi xuống đếm kỹ từng đồng xu: Trời đất! sao ít thế này" Chỉ có $375 thôi sao" Jackpot cơ mà! Ối giời ơi! ngu ơi là ngu! Mất toi hết $625 rồi Trời ạ!.Tôi ngồi ôm đống bạc cắc mà lòng buồn vời vợi, tiếc nuối lẫn chua xót cho cái hạnh phúc chưa được nữa vời này! Sao lại có thể khờ khạo và u mê đến thế nhỉ! Dù có mới kéo máy có vài tuần thôi, nhưng cũng phải biết trúng độc đắc phải là 1 ngàn đô cơ mà! ngần này bạc cắc làm sao tới 1000 đô" Sao tôi lại tối tăm thế hở Trời! Sao không đến báo cho cái ông đang đọc báo hay, để ổng đưa tiền giấy đúng 1 ngàn, vì máy không đủ sở hụi để chi trả cho khách, mà lại lẳng lặng ôm đống bạc cắc lẻn ra cửa như 1 kẻ tội phạm không bằng, thật không còn cái ngu nào hơn cái ngu này tôi ơi là tôi! Đây là 1 kỹ niệm khó quên, vì nó chứa đựng cái đau khổ trong hạnh phúc, cái hạnh phúc mà lại đau khổ, mỗi lần nghĩ tới là cứ thấy anh ách trong lòng, tưng tức ngang hông, như thể đang nhai 1 miếng thịt quay dòn rụm, lại bị gảy cái răng! Còn cái ông chủ tiệm kia mới thật là đểu, biết người ta trúng jackpot mà không lên tiếng, cứ câm như hến, 'ngậm miệng không chung tiền'! Tâm lý của ông ta lúc bấy giờ hình như cũng giống tâm lý của tôi: không muốn cho người kia biết có lô độc đắc đang hiện diện trong quán này, kết quả là cái tâm lý đó khiến tôi thiệt mất 625 tì, mặc dầu tôi là kẻ chiến thắng!
Những ai đã từng đọc bài 'Tôi Trúng Jackpot', về môn xì phé, được đăng ở Việt Báo ngày 21/3/09, có lẽ nghi ngờ về cái sự may mắn của tôi. Thật ra trong suốt một thời gian dài, từ năm 90 đến bây giờ, tôi trúng jackpot những 4 lần cơ, nhưng 2 lần kia tôi chỉ được 'ăn theo' vì ngồi cùng bàn với 2 người thắng độc đắc. Nhưng tiền thắng không đáng là bao, so với những gì mà tôi đã 'cống hiến' cho các sòng bài mà hệ lụy khá tang thương như tôi đã viết ở bài trước, xin có lời nhắn nhủ, nếu ai đã vào con đường này, thì hãy 'cao chạy xa bay' ngay, còn ai đang rấp ranh tập tành bước vào, thì hãy suy nghĩ thật kỹ những lời tâm huyết của tôi, xin lập lại thêm lần nữa, như câu kết ở bài trước: Đường vào Casino có trăm lần thua, có một lần huề'.
Vĩnh Hầu

Ý kiến bạn đọc
12/12/202221:29:15
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/#
">https://www.candipharm.com/#</a>
26/12/202108:30:09
Khách
buy cialis usa https://cialiswithdapoxetine.com/
12/12/202116:23:55
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a>
05/12/202116:06:39
Khách
cialis pills <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a>
28/11/202102:08:52
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis online
24/11/202112:21:29
Khách
cialis dosage <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis online</a>
21/11/202105:54:04
Khách
cialis generic https://cialiswithdapoxetine.com/
14/11/202103:19:37
Khách
cialis pills <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a>
07/11/202105:39:28
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">fastest delivery of cialis</a> cialis coupon
03/11/202120:47:04
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis usa</a> cialis without a doctor prescription
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến