Hôm nay,  

Bài Thực Hành Địa Lý Đầu Tiên

09/10/200900:00:00(Xem: 113388)

Bài Thực Hành Địa Lý Đầu Tiên

Tác giả: Hữu Tài
Bài số 2750-1628821- vb6100909

Tác giả theo gia đình tới Mỹ theo diện H.O. từ năm 2000, học về Quan Hệ Quốc Tế, ra trường và đi làm. Bài viết là chuyện kể về “những ngày đầu chập chững, hoang mang trên giảng đường nước Mỹ.” Mong Hữu Tài sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Tôi đến Mỹ mùa Hè năm 2000 theo diện HO sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp đúng... nửa ngày. Khoảng tháng 1 năm 2001 tôi bắt đầu   học tại trường Đại Học Cộng Đồng quận Prince George (Prince George's Community College) thuộc tiểu bang Maryland. Sau hai học kì Xuân và Hè học các lớp tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (ESL), tôi bắt đầu ghi danh các lớp chuyên ngành bao gồm Địa Lý, Toán, Tiếng Anh và Xã Hội Học cho chương trình Quan Hệ Quốc Tế đúng với khả năng của một học sinh chuyên ban C khi còn ở Việt Nam.
Với vốn liếng lận lưng bảy năm học tiếng Anh ở các trường phổ thông cấp huyện tỉnh Khánh Hòa và hơn một năm ở Mỹ, ai dè khi bước vào lớp Xã Hội học ở giảng đường rộng mênh mông tôi giống như...vịt nghe sấm. Ông giáo sư say sưa giảng trên bục còn tôi dưới này cứ ù ù cạc cạc, đầu óc quay mòng mòng vì các ngôn ngữ chuyên ngành quá ư là lạ lẫm. Sau ba buổi học, tôi đã phải rút lui và đăng kí thêm một lớp toán Thống Kê bù vào vì thật sự tôi không đủ sức theo các bài giảng và một mớ bài tập sắp phải nộp trong những tuần kế tiếp. Quả là một cơn ác mộng không thể nào tưởng tượng nổi!
Lớp Địa Lý học trong một căn phòng nhỏ nằm trên lầu hai của building ngành xã hội. Lớp chỉ khoảng mười lăm sinh viên đủ màu da (tôi là người châu Á duy nhất) do giáo sư Sherman Silverman- một cựu chiến binh Việt Nam giảng dạy. Ông khoảng gần sáu mươi, mái tóc bạc trắng, có một cách phát âm lí nhí gằn từng chữ trong cổ họng rất là khó nghe. Tôi ngồi bàn thứ hai mà cố gắng lắng tai lắm mới hiểu được đôi chút những gì ông nói.
Một tuần ba tiết, mỗi tiết khoảng năm mươi phút học về địa lý tự nhiên và kinh tế của quận Prince George trong quyển sách do chính tay ông viết. Phải nói những bữa học đầu tiên không được thu hút lắm. Sinh viên chúng tôi muốn học một cái gì đó vĩ mô to lớn của thế giới bên ngoài thay vì phải nghiên cứu về một vùng đất mà tôi...mù tịt chả biết chả quen. Thật sự tôi cũng gặp rất là nhiều khó khăn để theo học lớp này vì trình độ tiếng Anh có hạn và cách giảng bài khó nhằn của giáo sư Silverman. Nhưng tôi vừa bỏ lớp Xã Hội Học, mùa học đã đi qua hơn ba tuần, giờ bỏ thêm lớp Địa Lý này nữa thì chẳng ra đâu vào đâu. Rồi phải vắt chân lên tìm một lớp khác thế vào để đủ tiêu chuẩn nhận tiền trợ cấp của chính phủ. Với sự bảo thủ và khá cứng đầu của một học sinh giỏi Văn Sử Địa thuở nào, từng "chinh chiến" qua nhiều cuộc thi các cấp khi còn trong nước và từng là học sinh giỏi Địa Lý quốc gia, tôi quyết tâm theo lớp này cho bằng được.
Mỗi tuần, cứ hai buổi ông dành để giảng dạy các bài trong sách, một buổi ông hướng dẫn cách làm bài thực hành. Mỗi bài tập gồm rất nhiều phần nhỏ rèn luyện kĩ năng phân tích của sinh viên bao gồm vẽ biểu đồ về lượng mưa, độ ẩm; lược đồ về các thành phố; hay viết nhận xét đánh giá tình hình địa chất, kinh tế, chính trị của các vùng đất vừa mới học. Mỗi bài khoảng từ 19 đến 25 điểm. Nếu ai làm trên năm mươi phần trăm thì sẽ được hưởng số điểm đạt được, còn dưới thì sẽ bị...zero (0). Một cách cho điểm quá ư là...kì cục nhưng không kém phần thú vị.


Bài thực hành đầu tiên chúng tôi nộp cho ông vào tiết thứ hai của tuần thứ hai. Tới tiết thứ ba ông trả bài. Ông bước vào lớp, khuôn mặt rất ư là phúc hậu, cất giọng nhỏ xíu  bảo là có bốn bạn bị điểm zero vì làm bài dưới năm, một vài bạn được điểm sáu, bảy; và chỉ có một điểm mười duy nhất. Cả lớp hồi hộp chẳng biết mình bị điểm gì và cũng rất ư là thắc mắc không biết ai có được cái điểm 10 lý thú đó. Giảng đường nước Mỹ nổi tiếng về sự tôn trọng riêng tư nên chẳng thể nào mà rõ được. Ông đưa bài cho tôi, cười rất tươi và bảo "Chúc mừng Tài!" Quả thật tôi không tin nổi vào mắt mình, người được điểm 10 duy nhất đó lại chính là tôi. Anh bạn Mỹ trắng ngồi bên cạnh liếc nhìn rồi la lên "Nó được điểm 10 nè!" Mọi người quay mặt lại nhìn khá ngỡ ngàng vì trong lớp tôi là sinh viên châu Á duy nhất và chẳng bao giờ mở miệng phát biểu lấy một lời vậy mà lại vượt lên trên tất cả các sinh viên bản địa. Thật sự lúc đó tôi rất hãnh diện về điểm số của mình!
Những bài tập sau đó, tôi luôn lắng nghe những gì ông hướng dẫn và luôn đạt được điểm tối đa. Bài kiểm tra viết đầu tiên tôi trả lời đúng 13 trên 15 câu. Ông khuyến khích tôi đăng kí học chương trình dành cho sinh viên xuất sắc (Honors Program)- nhưng tôi từ chối. Giới thiệu tôi vào The National Dean's List, giúp tôi tìm kiếm các học bổng để trang trải những chi phí sinh hoạt thường ngày.
Mùa học kết thúc, lớp học chỉ còn đúng...bảy sinh viên. Tôi được điểm A+ và ông khen tặng hết lời. Những học kì sau đó, tôi cũng đăng kí học thêm vài lớp nữa do ông giảng dạy để coi thử niềm đam mê Địa Lý của của mình còn tới đâu. Giáo sư Silverman gọi tôi tới văn phòng, giúp tôi tìm một số thông tin cho chuyên ngành Địa Lý ở đại học Maryland, College Park và bảo rắng nếu cố gắng tôi sẽ thành công vượt bậc.
Nhưng rồi cuộc sống của một người tị nạn không cho phép tôi theo đuổi những ước mơ mình yêu thích. Tôi ngày ấy, vừa đi học vừa phải đi làm thêm rất nhiều tiếng đồng hồ nên chỉ học những ngành ít phải đọc, ít viết, ít đào sâu nghiên cứu. Cố gắng theo những ngành sau này dễ ra kiếm việc làm để lo cho bản thân và gia đình. Tôi chuyển trường, theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Trong suốt quá trình học cũng đăng kí thêm nhiều lớp Địa Lý để hoàn thành những yêu cầu cho mảng xã hội, nhân văn và cũng thỏa mãn niềm đam mê năm nào của mình.
Ra trường, đi làm, cuộc sống cứ lôi cuốn vào cái vòng xoáy của nó. Đôi lúc tự nhủ với lòng, dẫu thời gian có quay ngược trở lại, tôi cũng sẽ chọn con đường mình đã bước để đi đến ngày hôm nay.
Thỉnh thoảng tôi có trở lại trường nhân dịp lễ Tạ Ơn. Gặp tôi, giáo sư Silverman tay bắt mặt mừng, nhắc lại vài kỉ niệm cũ, rồi lại trách tôi sao không theo cái nghiệp ngày xưa ông hướng dẫn. Tôi chỉ cười buồn, xin lỗi ông và bảo sau này khi cuộc sống ổn định, tôi sẽ lại theo đuổi nó chắc cũng chẳng muộn màng gì. Ông ôm vai tôi thầm thì bằng cái giọng khó nhằn năm nào, ráng học đi Tài, mai sau về đây dạy. Thầy đã sắp về hưu rồi đấy!
Gần mười năm xa quê, tôi chuyển nhà bốn lần. Mỗi bận luôn phải quăng bỏ đi rất nhiều vật dụng, sách vở, tài liệu. Nhưng bài viết Địa Lý điểm 10 đầu tiên năm nào tôi luôn giữ, giữ mãi như một kỉ vật của đời mình. Giấy đã sờn, màu mực đã cũ, năm tháng cũng đã xóa nhòa nhiều hình ảnh, nhưng đọc lại những dòng hành văn khá ngô nghê của mình và lời phê của giáo sư Silverman luôn nhắc tôi về những ngày đầu chập chững, hoang mang trên giảng đường nước Mỹ, nhắc tôi về ước muốn phải vươn lên để chứng tỏ bản thân mình giữa bao la một biển nhân tài ở xứ người lạ lẫm.
HỮU TÀI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến