Hôm nay,  

Từ Wa Vẽ Lại Sài Gòn Cũ

06/08/200900:00:00(Xem: 268697)

Từ WA Vẽ Lại Sài Gòn Cũ

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 295-16208764- vb580609

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông không viết chuyện nước Mỹ mà là chuyện trong đầu một Sài Gòn Ne (người Sài Gòn ở Mỹ) thương nhớ thành phố cũ. Bài viết kèm theo lời ghi: Chân thành cảm tạ anh Nguyễn Lộc Thọ, tác giả "Sàigòn và Tôi."

***

Không ngờ quyển đặc san Tết Kỷ Sửu 2009 của Hội Ái hữu Hậu Nghĩa mà anh chị Thái cho tôi mượn lại gây cho tôi thật nhiều xúc động khi đọc bài viết về Sàigòn khi xưa của tác giả Nguyễn Lộc Thọ.
Mà không xúc động sao được khi tác giả nói đến nơi mà tôi sinh trưởng và những địa danh mến yêu của Sàigòn này đã in đậm vào ký ức của mình. Tôi thật cảm ơn và mến phục trí nhớ của anh Lộc đã ghi lại được từng tên con đường, khu phố và từng chi tiết của Sàigòn đưa tôi trở lại vùng trời kỷ niệm của những ngày xưa thân ái đó.
Mở đầu bài là một ấn ảnh của thủ đô Saigon khi xưa được in theo lối âm bản với đầy đủ chi tiết quen thuộc của Saigon khi xưa. Mấy chòm cây, cái nóc hình tháp với chữ "chợ Bến Thành" bên dưới cái đồng hồ tròn thật to là tấm biển nhỏ ghi hướng đông Tây, Nam Bắc, bảng quảng cáo máy chụp ảnh Konica, bột ngọt Vifon, chiếc xe buýt vàng, xe bán nước giải khát của các người bán hàng rong; mấy chiếc xe Honda, xe xích lô đạp vân vân. Dân Sàigòn nào lại có thể quên được những hình ảnh vô cùng yêu dấu đó" Hình ảnh này lại gây thêm cho tôi nhiều xúc động bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa.
Những chiều thứ Bảy "rửa mắt" ở quán Mai Hương trước mặt rạp xi nê Casino Sàigòn, nơi đây dập dìu tài tử giai nhân. Lúc đó cái mốt thời trang của tôi là quần màu kem và áo sơ mi màu xanh dương đậm được ủi láng cón. Rồi sau đó thế nào cũng ghé qua khu xe nước mía Viễn Đông ăn khô bò, phá lấu của mấy "chú chệt" hay gỏi đu đủ khô bò thật chua và thật cay rồi uống ly nước mía vắt trái tắt (uất) thơm lừng mát cả cổ họng. Nơi mà tôi thường hay lui tới nhất là khu bán sách sold ở vĩa hè trước trường kỷ thuật Cao Thắng. Nơi đây có những sạp bán sách đủ loại và có những người bán trải sách ra trên tấm nylong để dễ cuốn chạy khi có xe cảnh sát tới. Nơi đây tha hồ lục lạo tìm tòi những loại sách Việt ngữ và ngoại quốc lạ và hiếm. Tôi nhớ có lần tôi mua được một bộ đĩa dạy học ngữ vựng Anh Văn cao cấp mà tôi đang rất cần để trao dồi Anh ngữ của mình. Đối diện là quầy bán sách của hai chị em chuyên bán các loại sách Việt Ngữ và giáo khoa của đại học Văn khoa, của linh mục Thanh Lãng hay giáo sư Trung. Đi bộ một chút nữa là nơi bán dĩa nhạc ngoại quốc kế bên rạp Vĩnh Lợi, một rạp hát nổi tiếng là nơi "trụ sở" của dân "bê đê". Sau đó băng qua đường phố đầy nghẹt xe để đi đến nhà sách Khai Trí nơi tôi mua hai quyển Quẳng Gánh Lo Đi và Đắc Nhân Tâm hay tìm đọc những sách mới. Đi dạo trên đường Bonard đi vô thương xá Nguyễn Huệ (Grand Magasin Charner) xem hàng hóa rồi vào ngồi trong tiệm kem Pôle Nord lạnh buốt để ăn kem tại góc đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi.
Đến bồn binh Tòa Đô Chính là rạp Rex với máy điều hòa mát lạnh chiếu những đại xuất phẩm như Ben Hur, The Vikings, Cầu Sông Kwai, những khẩu thần công ở Navaronne vân vân. Có những sáng sớm cuối tuần tôi ngồi nghỉ chân tại khuôn viên trước mặt Tòa Đô Chánh rồi đi qua hành lang Eden đôi khi xem phim trong rạp đôi khi xem các tủ bày hàng sang trọng trong hành lang Passage Eden rồi đi ra nhà sách Xuân Thu ở đường Catinat (tên cũ là nhà sách Albert Portail) để xem các sách ngoại ngữ quí. Đi bộ dọc theo đường Tự Do thì bên trái của tôi là nhà hàng Caravelle nơi các chánh khách, các nhà báo thường vãng lai để xuống tới rạp Majestic và khách sạn Majestic ở cuối đường giáp với Bến Sông Sàigòn. Đi bọc qua khách sạn để đi ngược lên đường Nguyễn Huệ với những kiosque bán băng nhạc và máy chụp ảnh cũng là nơi chợ hoa tưng bừng mỗi lần Noel hay Tết Nguyên Đán. Trước mặt tôi giờ là bồn nước có vòi phun giao điểm của các đại lộ chính của thủ đô Saigon. Có khi tôi chạy ra Saigon từ đường Hai Bà Trưng (Paul Blanchy) để đi vòng ra mé sau của tòa nhà Quốc Hội để ra vòi nước phun này. Tôi còn nhớ vào những đêm Noel thì nơi đây là trung tâm điểm của đèn màu trang trí rực rỡ, nếu ngồi trên ghế xi măng trước rạp Rex thì sẽ thấy thiên hạ qua lại, đầy rạo rực trong khung cảnh huy hoàng. Nói đến Noel là phải nói đến Nhà Thờ Đức Bà hay Vương Cung Thánh Đường vào đêm Chúa ra đời.


Sàigòn có cái độc đáo là đêm Noel dù là người lương hay giáo tất cả đều mừng Chúa ra đời. Trong cái không khí lạnh hiếm có vào tháng mười hai, các tủ kính tiệm buôn đều rực rỡ với tượng Chúa ra đời nơi máng lừa. Tôi không bao giờ quên được cái mê say của lòng mình khi nhìn cảnh máng lừa rực rỡ với ngôi sao chớp sáng và ba vua đáng kính lễ trước máng lừa nơi Chúa hài Đồng giáng thế. (tới giờ, qua Mỹ này cả hơn chục năm mà tôi chưa bao giờ thấy được một tượng hình hang đá đầy vẻ rực rỡ, kỳ diệu và huy hoàng đến như vậy cả.) Gia đình tôi dù là Phật tử nhưng năm nào vào Noel má tôi cũng rô ti một con gà với món sà lách cà chua rưới nước sốt thật ngon và thơm lừng đê tối khi tôi đi chơi về ăn "rề vây dông". Năm nào tôi cũng cùng lũ bạn trước tiên ghé qua nhà thờ Tân Định xem lồng đèn, hang đá rồi lội bộ ra nhà thờ Đức Bà để hưởng cái không khí tuyệt trần của Mùa Giáng Sinh. Đây là dịp để tôi diện cái áo len mua ở Charner cất kỹ, thơm mùi lông não để đi ngắm mấy "em" đẹp kiều diễm của Saigòn trên đường Catina, con đường duy nhất, theo tôi, đã tạo được cái rực rỡ của mùa Noel. Trước mặt nhà thờ và nhà Bưu Điện sàigon đêm Noel người sao mà đông đến bước chân không lọt của nam thanh nữ tú. Chân thì đi nhưng mắt thì cứ láo liên để nhìn các cô nàng thật đẹp với thời trang áo len độc đáo của mùa Noel. Ôi, đến chết tôi vẫn mang theo những hình ảnh đẹp và đầy mến yêu này. Tiếng thánh ca vang lừng "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...", đèn màu treo đầy rữc rỡ, dây kim tuyến long lanh trên cành cây "sa pen" trước cửa Thánh Đường với ngôi sao trên chóp tỏa ánh sáng ngời, dòng người đi xem lễ, khối người đi hưởng Noel đông chật cả con đường Tự Do trong muôn vàn huy hoàng của nó. Tôi nghĩ là nói đến Sàigòn mà không nói về chợ Bến Thành và trung tâm của thủ đô miền Nam, trái tim của Sàigòn, là một điều thiếu sót lớn.
Tôi nhớ là chiều thứ Bảy cuối tuần nào tôi cũng phóng chiếc xe Suzuki kiểu đàn ông màu đỏ để chạy ra dạo phố Saigon và chạy vòng quanh công trường Quách Thị Trang, bồn binh trước mặt chợ, rồi chạy ra đường Nguyễn Huệ để xuống bờ sông Saigon hóng mát. Những hình ảnh quá quen thuộc này một lần nữa lại trở về với tôi khi nhìn hình ấn ảnh của "Sàigòn và Tôi" và tự nhủ là mình phải làm nó sống lại bằng một bức vẽ để mình được nhìn và nhớ mỗi ngày.
Với những kỷ nhiệm khó quên đó, dù tài vẽ của mình chẳng là bao nhiêu, hôm nay tôi quyết định vẽ lại cái cảnh chợ Bến Thành với tất cả những hình ảnh quen thuộc ngày xưa và bùi ngùi thầm nhủ rằng:
Saigon đó bị thay tên đổi họ
Mấy mươi năm rồi lạ nắng lạ mưa
Ta vẽ lại hình hài em khi đó
Để nhớ về hình bóng của em xưa.

Để chấm dứt bài, tôi xin được ghi lại lời "tiên tri" của anh Nguyễn Lộc Thọ mà tôi tin chắc là phải xảy ra trong tương lai cho Saigon của chúng ta, chốn mến yêu của tôi và của tất cả mọi người dân Việt.
" ... (Sàigòn) "hiện nay bị đổi tên nhưng trong lòng tất cả mọi người tên tuổi của Sàigòn vẫn còn đó mà tôi nghĩ một ngày gần đây, Sàigòn sẽ lấy lại tên mình. Lịch sử của thế giới Cộng sản cho thấy việc lấy tên lãnh tụ để đặt tên cho các thành phố khó có thể được... thọ lâu dài như Leningrad, Stalingrad ở Nga ngày nay đã được trả lại tên cũ trước kia là St. Peterburg và Petrograd... "(sic).
Ngày đó chắc chắn là không còn lâu nữa. Tôi tin như vậy./.
Trương Tấn Thành
SàiGòn Ne, WA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến