Hôm nay,  

Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ - Hồi Ii: Bà Ngoại Theo Chồng Về Mỹ

02/07/200900:00:00(Xem: 142369)

Ông Ngoại của Thu Đi Lấy Vợ - hồi II: Bà Ngoại Theo Chồng Về Mỹ

Tác giả: Châu Hà
Bài số 267-16208735- vb570209

Tác giả thuộc lớp tuổi 50’ hiện là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề đi giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Tác giả kể về bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà “Ông Ngoại trong câu chuyện kể là có thật. Đó là ông anh của tôi. Cô dâu trong chyện kể là bạn thân của tôi. Tôi là bà mai, bà mối cho họ gặp nhau. Và đây là hồi thứ hai của câu chuyện. Mong cuộc hành trình của ông ngoại bà ngoại tiếp tục.

***

Ngày Ông Ngoại nhận được điện thoại báo tin chính xác ngày giờ và chuyến bay, Ông như sống lại thuở nào còn bé tí cởi truồng tắm sông. Ông vui như chưa bao giờ. Tội nghiệp mấy sợi sóc trên đầu ngo ngoe vốn chẳng còn bao nhiêu, thế mà Ông nhuộm đi nhuộm lại riết nó cháy thành ...quăn quăn, hung hung. Ừ cũng tốt thôi, màu "tự nhiên" của anh chàng "Xuân tóc đỏ" với bao nhiêu may mắn trong đời. Ông may quá đi chứ! Ở tuổi Ông, bao nhiêu người đã lên "xe cây", hay lên xe hoa ....Vạn Thọ, còn Ông lại thêm một lần lên xe hoa đàng hoàng!
Có hôm Thu thấy Ông loay hoay, vất vả khổ sở với cặp kiếng và tấm gương. Thì ra Ông đang cố gắng nhổ mấy sợi bạc trên cặp lông mày: đeo kiếng vô thì cái gọng kiếng che mất, bỏ kiếng ra thì hổng nhìn thấy gì, mò mẫm, rị mọ nhổ được mấy sợi...toàn màu đen, mấy sợi bạc vẫn còn nguyên "vũ như cẩn"! Bộ Ông muốn có cặp "mi thanh mục tú" hay sao mà nhổ gần hết lông mày vậy, còn chừng 20 cọng Ông đã nhổ hết phân nửa, thôi Ông nhổ hết đi rồi vẽ hay xâm cho đẹp. Ông nhăn nhó, nửa tiếc rẻ, nửa bực mình. Ông không "cha má mày" như thường lệ.  Thu thương hại: Chọc Ông cho vui, đưa cái nhíp đây con làm cho! Tiện tay, Thu lấy kéo xén bớt mấy sợi dài dài cong cong phủ xuống mắt trông giống hình mấy ông Phước Lộc Thọ.
Bộ râu thì khỏi nói, Ông thoa xà bông rồi bào láng bằng triple blade razor nên mấy cái chân râu bạc chỉ dám len lén núp dưới làn da cho Ông hài lòng. gật gù thoa nhẹ một chút after shave lotion! Chỉ có điều những vết chân chim trên sa mạc Sahara quá nhiều ốc đảo tàn nhang đành phải chấp nhận. Ước gì Thu có tiền sẽ giúp Ông đi làm "trẻ da mặt" bằng tia laser hay chích vài mũi botox một lần, một lần thôi cho cả đời người!
Thế rồi cái ngày trông mong, hồi hộp đợi chờ đã đến. Ông vui, rất vui, cả nhà cũng vui lây. Ai cũng nôn nóng diện kiến "Bà Ngoại mới". Hôm nay Thu được biệt phái làm tài xế đi đón Bà về. Máy bay đến đúng giờ. Sau phần giới thiệu lung tung, đến phần chụp hình. Nói chung, Bà cũng được được, cũng khá xinh và có vẻ phúc hậu, hiền lành, Thu thầm gật gù. Ông Bà thì tíu tít bên nhau như cặp uyên ương trẻ vừa mới cưới dù rằng Ông Bà đã có nhiều tuần "Trăng với Mật" bên Việt Nam. Bà cứ tròn xoe đôi mắt, cái gì Bà cũng trầm trồ. Bà nói hèn gì mấy người có dịp đi Mỹ về đếu tấm tắc: "chưa đi chưa biết Hoa Kỳ, đi rồi mới thấy cái gì cũng to". Một người bạn thân của Bà còn lộng ngôn "không biết Thiên Đàng hay Niết Bàn đẹp đến chừng nào chứ tôi thấy phong cảnh, đời sống bên Mỹ đến thế này là cùng.  
Bà nhìn sân bay, đường phố rồi cứ lập đi lập lại chữ "vĩ đại", cái gì cũng vĩ đại, chữ mà Ông rất dị ứng. "Bà làm ơn bỏ giùm tôi mấy chữ Việt Cộng ấy đi, chỉ những kẻ dốt nát, chẳng làm được trò trống gì, chỉ tham nhũng thối nát là giỏi nên bốc phét, xài chữ đao to búa lớn mà trong bụng rỗng tuếch, cái thùng rỗng nào mà chả kêu to! Bà nên nói nước Mỹ văn minh và nhiều nhân tài (như Ông nhà tôi đây này!)". Mọi người cùng cười vang như pháo tết. Chợt thấy Bà hơi khó chịu. Thì ra Bà muốn tìm "hang Pác Pó" để giải quyết một vấn đề "tế nhị" . Bà nháy mắt với Ông rồi kín đáo chỉ vào bụng. Ông hiểu ý đua Bà đến restroom nhưng Bà lắc đầu nguầy nguậy: tôi muốn đi vệ sinh chứ đâu muốn vào "phòng nghỉ". Thời gian chuẩn bị đi Mỹ, Bà dành khá nhiều thời gian để học tiếng Anh nhưng lõm ba lõm bõm, học mười may ra nhớ được một. Chữ room thì dễ quá, chữ rest chắc chắn là nghỉ ngơi rồi, thảo nào trên máy bay Bà thấy người ta ra vào restroom mà không dám vô. Kể ra Bà "nhịn" tài thật, không thể tuởng tượng được, khó mà tin được, ước gì sau này Bà cũng "nhịn" Ông được như vậy! Thật ra, những ngày đầu tiên trên đất Mỹ, chính Thu cũng không hiểu tại sao Mỹ gọi cầu tiêu là restroom, đến khi đi làm, kiếm cớ đi vệ sinh để được nghỉ tay 5 mười phút, ngồi chễm chệ trên bàn cầu, thoải mái trong cái mát lạnh của máy điều hoà không khí, Thu mới thấy người Mỹ thật thực tế, còn người  mình ngày xưa thường ra ngoài đồng, ngoài ruộng nên gọi là "đi đồng", hay ngồi chồm hổm trên 2 khúc cây, giống như cây cầu, bắc ngang một cái hố xí nên gọi là "đi cầu". Dân Việt hiện nay ăn nói văn hoa hơn: "đi thăm lăng Bác"! Không muốn giải thích thêm vì vốn liếng học hành của Bà đã khẳng định như vậy, Ông gọi to lên: Thu ơi, lại đây "cứu bồ" Ông với, làm ơn dắt...
Cả nhà đưa nhau ra chỗ đậu xe. Ông Bà khép nép sánh đôi, có phần hơi lúng túng trước những cặp mắt tinh nghịch của bao nhiêu đứa cháu "quỷ sứ". Đoàn xe 3 chiếc phom phom trên freeway, thỉnh thoảng chiếc này vượt qua chiếc kia bóp kèn pin pin, Bà lại liếc Ông mỉm cười, khẽ ngả đầu vào vai Ông hạnh phúc, ngập tràn niềm vui trên khoé mắt: đẹp quá, rất bị đẹp (Ông nhăn mặt, cái gì mà "bị đẹp"), đường xá thênh thang, hoành tráng (Ông lại nhăn mặt), chẳng thấy căn hộ (") nào, ô tô với xe khách nhiều quá! Xe khách nào đâu" Đấy! Không phải, đấy là những xe ven (vans) cá nhân, không phải xe chở khách. Bà có thấy xe nào có đông người như xe nhà mình không" Đa số xe chỉ một mình tài xế vì người Mỹ xài sang, thứ hai là họ luôn luôn thích sống độc lập, thoải mái, tự do...không lệ thuộc, nhờ vả, đợi chờ ai, cứ một mình một xe cho khoẻ!
Qua đường hầm Vista Ridge Tunnel một đoạn ngắn là Sở Thú trong đó có Vietnam Memorial, Ông ngậm ngùi nói về những thanh niên Hoa Kỳ đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam trước đây, những chiến hữu một thời của Ông đã để lại sau lưng cuộc sống sung túc, đầy đủ tiện nghi với cha mẹ, anh em, vợ con, thân thuộc.. để sang chiến đấu bảo vệ tư do cho miền Nam Việt Nam, một đất nước xa lạ, xa lắc xa lơ, xa cách hàng nửa quả địa cầu, để rồi vĩnh viễn ra đi, để rồi chỉ còn lại cái tên khắc trên những bức tường đá đen mà người ta nhắc nhớ mỗi năm một lần...Bà bỗng chen vô một câu làm Ông cụt hứng: nếu Miền Nam không bị "giải phóng" bây giờ Ông đã "phục viên" lâu rồi! Cha, Ông nhủ thầm, mình bắt đầu mệt mệt với bả rồi đây!
Thu lái xe vào exit 61, Hillsboro City Center, sắp về đến nhà rồi! Suốt hơn nủa giờ trên đường "cao tốc" chẳng phải ngừng chổ nào, sao lại dừng xe ở đây vậy, Bà thắc mắc. Có sì tốp sai. Cái gì" Xe bị xì lốp hả (hình như Bà hơi lãng tai)
Ông cười: có cái bảng "dừng lại" màu đỏ kia kìa, mai mốt Bà học lái xe sẽ biết. Gớm, tôi mà lái xe, xe cộ đầy đường, ai cũng phóng như bay, 10 năm nữa cũng chưa chắc, từ bé đến giờ tôi chỉ biết "đáp" xe đạp thôi. Bà ơi, người ta đáp máy bay chứ có ai đáp xe đạp đâu, đi xe đạp mà dùng động từ đáp nghe.... oai quá!
Đến nhà rồi. Sao, nhà đây hả, nhà mình "mặt tiền" hả" Vâng, bên này, ngoại trừ những chung cư, nhà riêng mọi người đếu nằm ở mặt tiền hết. Ôi, thật bị đẹp (lại bị), nhà nào cũng như những vila biệt thự VN vậy. Nhà nào cũng trồng nhiều loại hoa quý đủ màu khoe sắc khoe hương, cuộc sống sao thanh bình, trù phú quá, không khí trong lành quá...Bà đưa hai tay lên ôm ngực, mắt ngước lên trời, nhìn sang Ông, như thầm cám ơn con đò tuy "lung lay, gần xụm bà chè" nhưng đã giúp đưa Bà đến được "bến mơ".Nhìn lũ con và cháu của Ông, sao mà chúng nó thân thương, tha thiết, đối đãi Bà quá nhiệt tình, nồng hậu, quý mến như ruột thịt vậy. Xin cám ơn Trời, cám ơn đời, cám ơn mọi người, cám ơn luôn bao nhiêu kiếp trước mình đã ăn ở có đức, có nhân!


Các cháu xúm xít khiêng hành lý vô phòng cho Ông Bà. Căn phòng rộng thênh thang, hình như khác hẳn căn phòng trong hình ông gửi cho bà, lúc hai người còn nghìn trùng xa cách, lúc bà còn ngày ngày nhớ ông, lúc ông còn đêm đêm ôm gối ôm mà tưởng đến bà. Đây không phải căn phòng Ông chụp hình gửi về" Dạ, căn nhà cũ sôn rồi. Sô là sao" Sôn có nghĩa là bán rồi. Ông nói phải mua nhà mới để đón Bà đấy.
Ông cười cười, nhân tiện dặn dò các cháu khi nói tiếng Việt nên cố gắng dùng toàn chữ Việt, không được đệm, chữ nào không biết hay không nhớ thì phải hỏi, như vậy mới mau giỏi tiếng mẹ đẻ của mình. Thường những người làm biếng, lười suy nghĩ mới hay đệm tiếng Anh trong câu nói tiếng Việt. Lại cũng có vài người dốt tiếng Anh nhưng lại hay ra điều ta đây, cứ như mình quên tiếng Việt rồi, lại càng dễ lòi cái dốt ra. Bà biểu đồng tình: về thăm VN mà chêm đệm như thế là chết tươi, là bỏ mạng sa trường, là đưa cổ cho chúng chém..."vô tư".
Thu cứ ngẩn người ra. Ngôn ngữ là sinh ngữ. Rất nhiều tiếng VN phổ thông hiện nay Thu không thể hiểu, hoặc hiểu rất lờ mờ. Buồn cười nhất khi gia đình dọn tiệc chào mừng khách quý, Bà rất tự nhiên hỏi nhà mình có "lò vi ba" không" Thu nhìn mẹ, mẹ nhìn Ông. Ông chỉ cười ruồi: cái microway đó! A ha, mới có mấy tiếng đồng hồ, Thu đã học được bao nhiêu chữ mới rồi, vui vui, hay hay nhưng cũng hơi.... ê ê, hơi kỳ kỳ và cũng có vẻ hơi... chóng mặt với những chữ như "máy ảnh kỹ thuật số" (digital camera), "đĩa cứng" (hard disk), phần mềm (software), lô gích.....
Không khí trong gia đình thay đổi khác hẳn từ khi có Bà Ngoại mới. Ông dĩ nhiên là vui thấu trời xanh rồi. Các cậu, các dì của Thu không còn lo lắng việc gửi các con nơi nhà giữ trẻ nữa, cứ sáng sáng chở con sang gửi Bà, chiều đón về, có bữa thật tình (hay giả bộ) gọi điện thoại nói phải làm overtime nên Bà cảm phiền giữ cháu "thông tầm" qua luôn ngày hôm sau, để ....hai vợ chồng cứ tự nhiên như hồi mới cưới ! Ông Bà thì vui với tiếng cười tiếng hát trẻ thơ, tíu tít bên nhau như một gia đình gà với đàn gà con tung tăng. Bà dạy cháu múa hát, Ông làm ngựa cháu cỡi, có lúc cả Bà cũng lợi dụng cơ hội...cỡi luôn!
Nhưng vui gì thì vui, Ông có vẻ ngày càng yếu hơn, nhất là lúc đứng lên ngồi xuống thấy hình như khó khăn vì.... đau lưng! Bà trái lại tươi tỉnh hẳn, nhả dần hết cái nắng Sàigòn, hai gò má cứ ửng hồng phơi phới xuân tình trong cái không khí của tiểu bang Oregon quanh năm mát mẻ.
Mỗi lần cầm viên kẹo chocolate tròn tròn bọc giấy nhôm vàng trong tay Bà thường kể cho các cháu cái cảm giác lần đầu tiên Bà được ăn loại kẹo Mỹ này. Ông biết thế nên lần nào về VN Ông cũng đem cho Bà thật nhiều để ...ăn lúc nhớ Ông. Bà kể nhiều lần đến nỗi khi được hỏi cháu ăn gì vậy, một cháu trả lời tỉnh bơ "con đang ăn kẹo nhớ Ông"! Cả nhà đều bật cười! Vài đứa quấn quít lấy Bà, vài đứa nũng nịu với Ông. Thằng gà, con Dì Út đưa tay sờ sờ vuốt vuốt những cọng râu lú nhú trên cằm của Ông, nó nói ngọng: Ông Ngại ơi, Bà Ngại cũng có "lâu" (râu) nữa. Ông Bà nhìn nhau tái mặt. Ông kéo thằng gà con sát vào người rồi hỏi nhỏ: "Lâu" Bà ở đâu" Thằng bé giơ cánh tay lên, tay khác chỉ vô nách. Ông, rồi Bà hú hồn... Từ nay Bà có nhổ cái gì ở nách...l àm ơn kín đáo...dùm tôi...,  mà hình như Bà..lên cân hả, tôi thấy...nặng lắm rồi đấy. Bà nguýt yêu Ông, tiện tay nhéo Ông một phát, đâu bốn năm kí gì đó, cho Ông ...êm tay mà! Ông đau quá nhảy nhổm, một thằng gà khác thấy vậy bèn đứng nghiêm, một tay chống nạnh, một tay chỉ vào Ông Bà: Không được cãi nhau, em phải biết nghe lời chị, nghe chưa ! Thì ra nó bắt chước hệt bố mẹ nó mỗi lần chị em nó xích mích nhau. Thế ai là chị" Ông. Còn ai là em" Bà Ngoại!
Rảnh rỗi Ông dạy Bà học một số tiếng Anh thông dụng, nhất là những chữ liên quan đến luật lưu thông vì sớm hay muộn Bà cũng phải thi lấy bằng lái xe. Thật khó phân biệt lép rai Bà cứ lộn hoài. Này nhé, bên trái, chữ "trái" có dấu sắc thì phải là lép (cũng có dấu sắc) bên phải a i ai thi dùng chữ rai, rờ ai rai. Dễ quá, nhớ rồi trái lép phải rai, đia nai đoóc chó, rét đỏ blách đen, lam đèn phen quạt, kun mát ren mưa... Được vài chục chữ, khá rồi đấy.
Được Ông hết lòng khuyến khích, Bà can đảm nhờ người tập lái xe liền. Rất hăng hái và háo hức vì Bà thương đàn gà con phải đưa đón đi học mỗi ngày, lại nữa lỡ.. .Ông có bề gì, thêm mấy bà bạn ở VN lần nào cũng hỏi thăm xem Bà biết lái xe chưa.!"!  Được anh hướng dẫn thật kiên nhẫn, qua bao nhiêu phen hú hồn vì Bà cứ lộn giữa thắng và ga.
Tập mãi rồi cũng phải có ngày đi thi. Lần đầu tiên ngồi bên cạnh thằng Mỹ giám khảo râu xồm, nặng đâu gần 200 kí lô... Bà hiên ngang lái thẳng vô đường một chiều với bảng "No Enter" vì ba chớp ba nháng Bà cử tưởng là "Do Enter"! Lần thứ hai, giám khảo khác vừa ngồi vô xe khoảng một phút đã mở cửa bước ra, kêu người hướng dẫn đến yêu cầu đưa Bà về tập thêm. Cha nó, nó nói cái gì oai pơ, tôi trả lời ai đông nô, thế mà nó lắc đầu rồi lẳng lặng bỏ đi! Chả là hôm ấy trời lất phất mưa, giám khảo bảo bà mở cái gạt nước lên, bà không hiểu windshield wiper là cái gi"! Giả thử nó nói bằng tiếng Việt bà cũng "đông khe" vì từ hồi tập lái đến giờ bà có biết công tắc mở gạt nước nằm chỗ mô!
Cuối cùng, anh hướng dẫn phải đánh du kích, rình rập cho Bà vô đúng lúc có giám khảo người Việt để bà trổ tài...ngoại giao!
Cũng may, Cô giám khảo người gốc Việt hôm ấy, một ngày đẹp trời, được bà khen cô đẹp, cô híp mắt lên, cô nở mũi ra, cô cười toe toét... cho bà tự do muốn lái đi đâu thì lái, vừa lái xe vừa nói chuyện, nghe bà kể lể hoàn cảnh mới từ VN sang, phải chăm sóc đàn gà con hàng chục đứa, cháu ổng, bà không có cháu nào vì cái tội "chống ề cứu nước", ông thì như ngọn đèn hắt hiu trước gió, không biết tắt ngủm củ tỏi lúc nào (bà cố tình phóng đại đấy)...vv và vv...thế là bà đậu!!!
Pass là pass, thật oai phong lẫm liệt, chính thức, chững chạc đướng hoàng vì không có bằng lái xe nào ghi là đậu vớt hay đậu năn nỉ cả! Bà mừng ơi là mừng, mừng hơn ngày xưa đậu Tú Tài rồi thi vô Sư Phạm. Cái bằng này có hiệu lực tức thời, thay đổi cả cuộc sống, đương nhiên được lên chức Bác Tài... gái, đương nhiên được phom phom lái xe trên đường phố, trên xa lộ... (bà quên mất chữ "đường cao tốc" rồi). Cả nhà ai cũng mừng theo, mừng (và hãnh diện) hơn hết là ....Ông!
Một bữa tiệc linh đình được tổ chức ngay cuối tuần ấy. Ngoài đàn gà lớn và đàn gà con ra, ông còn mời thêm một số đông bạn bè nữa. Trong số có một đôi uyên ương, tuy khoảng gần thất thập nhưng rất còn phong độ, rất gắn bó nhau, bạn bè đặt nick name cho người chồng là ông "Trai Tài" còn bà là "Gái Sắc". Bà Gái Sắc lúc nào cũng âu yếm gọi chồng là Hân Ni. Bà Ngoại của Thu cũng vui miệng kêu ổng là Hân Ni luôn khiến bà Gái Sắc ghen quá chừng. Ông Ngoại Thu cũng ghen luôn. Bà vẫn tỉnh bơ, thật bình thản vui đùa, ngày vui của Bà mà! Bà nói với Ông, đủ lớn cho mọi người cùng nghe: Ông Trai Tài có cái tên hay ghê, giống tên con gái quá. Hàn Ni hay Hân Ni cứ như mấy tiểu ni trong chùa ngày xưa.
Mọi người cùng ôm bụng cười, có người cười chảy cả nước mắt. Bà ơi là bà. Bà của Thu thiệt tình (thật thà) và cũng thiệt- là- tình.
Châu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến