Hôm nay,  

Ngả Rẽ Cuộc Đời 2

26/06/200900:00:00(Xem: 182639)

Ngả Rẽ Cuộc Đời 2

Tác giả: Trần Quốc Sỹ
Bài số 2653-16208730- vb662609

Tác giả Trần Quốc Sỹ sanh năm 1952 tại Nam Định, Việt Nam Di cư vào Nam năm 1954, từng phục vụ trong Không Quân Việt Nam. Định cư tại Nam California từ 1975. Nghề nghiệp: Kỹ sư cho Rainbow-Mykotronx Inc. Torrance. "Nghề tay trái" là giảng viên traffic school tại National Traffic Safety Institute (NTSI). Tới với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm thứ nhất, ông Sỹ đã liên tục góp nhiều bài viết sống động.  Năm 2008, ông nhận giải danh dự với bài viết “Ngả Rẽ Cuộc Đời”, tự truyện về khúc quanh quyết định: rời bỏ nghề kỹ sư làm mướn, để khai trương trường Diamond Traffic Safety School, tại địa chỉ 13372 Godenwest St., phòng 106, Westminster, California.  Tel: (714) 890-7171. Bài mới của ông là chuyện hai năm sau, ngả rẽ của ngã rẽ: dạy luôn việc lái xe. Các thân hữu Viết Về Nước Mỹ có thể ghi địa chỉ và số điện thoại trên của "bồ nhà" và yên tâm khi cần.

 ***

Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta hầu như đã được định trước, không thể thay đổi được, mà chúng ta thường gọi là số mạng, hay định mệnh.  Chỉ có điều là không ai có thể biết trước được ngày mai cuộc đời mình sẽ ra sao"  Nó đi về đâu, tột đỉnh vinh quang hay hố sâu tăm tối, vui vẻ hạnh phúc hay khổ đau bất hạnh. 
Que Sera Sera! What will be will be! Biết ra sao ngày sau!
Tựa đề của một bài hát nổi tiếng trong thập niên 50, đã nói lên cái định luật bất di bất dịch này.  Tôi cũng đã chứng minh cho các bạn thấy điều này, bằng cuộc đời của chính tôi trong bài viết "Ngã Rẽ Cuộc Đời" đã được đăng trong mục VVNM.  Bài viết này cũng đã được chọn là một trong 12 bài vào chung kết năm 2008. 
Nếu bạn còn nhớ trong bài viết "Ngã Rẽ Cuộc Đời", các bạn đã chứng kiến cái gọi là định mệnh kỳ cục đã đưa cuộc đời của tôi rẽ qua một khúc quanh khác, từ một ông kỹ sư điên nặng...điện, để trở thành một ông thầy dạy luật lưu thông cho những người tài xế lái xe ẩu và không may bị mấy ông bạn dân cho giấy phạt, rồi sau đó lại trở thành ông chủ trường Diamond Traffic Safety School.
Năm đầu tiên nhào ra làm thương mại, tôi lỗ te tua.
Thú thật, đôi khi tôi cũng hơi nản chí anh hùng vì thương vụ của trường Diamond quá èo uột, số thu nhập hằng tháng  không đủ để trang trải tiền mướn phố, tiền quảng cáo, tiền telephone, tiền internet, tiền điện, tiền bảo hiểm, tiền bond, tiền license, tiền giấy, tiền mực, và hàng chục thứ tiền linh tinh khác không tên, chứ đừng nói tới chuyện tôi được trả lương hằng tháng.  Đã không có lương mà tháng nào tôi cũng phải về nhà bòn tiền từ saving ra bù lỗ cho chi phí điều hành trường. 
Lý do tôi bị lỗ nặng, lỗ te tua một phần vì tên trường quá mới, chưa được nhiều người biết đến, mà tiền quảng cáo lại quá đắt, nên tôi chỉ dám chi ra một ngân khoản giới hạn.   Một phần khác cũng vì dân bị phạt ở quận Cam, đều buộc phải vào toà Westminster để học xoá ticket, mặc dù trên thực tế, họ vẫn có thể đi học ở những trường bên ngoài.  Hầu hết, họ đều chọn vào toà vì ...toà án bảo thế, vả lại, ít người muốn ra ngoài để phải đóng thêm 30 đô lệ phí tiền học.  Một số ít, vì muốn thoải mái, trốn ra ngoài học, thì họ lại đến ghi danh học với những trường có mặt lâu năm tại quận Cam, nằm giữa lòng Tiểu Sài Gòn. 
Thương vụ sang tên đăng bộ xe cũng cùng chung số phận, không khá hơn thương vụ xoá tícket bao nhiêu vì hầu hết, thiên hạ thà ra DMV sắp hàng hơn là trả 30 đô lệ phí, nhất là từ năm 2007, kinh tế Hoa Kỳ tuột dốc thảm hại, bà con bị thất nghiệp, mất việc dài dài, nên phải bóp bụng, chắt chiu, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.  Những người không có thì giờ ra DMV sắp hàng, thì lại đến những dịch vụ thương mại gần...Phước Lộc Thọ.  Họ không muốn đến Diamond vì họ cho là đường Goldenwest (thuộc thành phố Westminster) xa quá, mất đến ... năm phút lái xe lận.  Thiệt tình.
Vì thế, cuối cùng, trường Diamond Traffic Safety School của tôi chỉ lượm bạc cắc của những người lọt sàng, hoặc những người đã biết đến tên tôi, có tình cảm, muốn giúp đỡ ông thày cũ.
Bà xã tôi ưu tư lắm, nàng lo lắng  ra mặt, bảo tôi:
-Anh làm ăn kiểu gì mà tháng nào cũng lỗ.  Anh không có lương hằng tháng thì cũng được, lương của em, nếu khéo chi tiêu, cũng đủ cho hai đứa, nhưng anh đừng lấy tiền saving, để dành phòng khi trời mưa ra mà chống đỡ.
Tôi phân trần:
-Thì em biết mà, trường mới mở, chưa có tên tuổi thì phải chịu vậy thôi.  Có mấy ai mới ra làm ăn mà hốt bạc liền đâu em.  Cái gì cũng phải từ từ.
Nàng vẫn u sầu:
-Nhưng mà đến bao giờ mới hết lỗ"
Tôi cười gượng, trấn an nàng:
-Không lâu đâu em.  Em lấy anh thì em đã biết, cuộc đời anh may mắn lắm, luôn luôn có quý nhân phò trợ.  Lúc hoạn nạn, gian truân thì thế nào cũng có người đến sẵn sàng giúp đỡ.  Em đã thấy bao nhiêu lần trong quá khứ rồi.  Don t worry, I always have my guardian angel.
Nàng vẫn chưa yên lòng:
-Qúy nhân đâu" Cả năm rồi mà có thấy ai đến giúp anh đâu"  Em không biết chúng ta có thể chịu đựng, chống đỡ được bao nhiêu lâu nữa"
Tôi quả quyết:
-Yên lòng đi, quý nhân sẽ tới, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi.  Rồi em xem.
Tuy ngoài miệng tôi nói cứng như thế, nhưng trong bụng tôi cũng lo lắm.  Tôi bắt đầu nghi ngờ vào cái số may mắn của mình, cái vận may lạ kỳ đã theo tôi mấy chục năm trời.  Lỡ mà bây giờ vận may của tôi đã hết thì sao"  Làm sao tôi có thể biết trước được ngày mai cuộc đời tôi sẽ ra thế nào"  Trong quá khứ, thường thì quý nhân của tôi xuất hiện, đưa tay nâng tôi dậy chỉ sau vài tuần lễ tôi bị chao đảo, té qụy.
Lẩn nào cũng thế.
Nhưng lần này,  một năm rồi, mà sao quý nhân phò trợ của tôi vẫn biệt tăm"   My guardian angel, where are you"  Tôi khắc khoải đợi chờ.
Mỗi ngày, tám giờ ngồi ngáp ruồi trên cái bàn giấy trong văn phòng, nhìn ra cửa chờ khách tới, mà trong lòng tôi ngổn ngang trăm mối.  Trong đầu, tôi suy nghĩ, tính toán thêm nhiều đường "binh" khác cho cuộc đời của mình, nếu trong trường hợp vận may của tôi thực sự chấm dứt, và tôi phải âm thầm đóng cửa cái trường dạy luật lưu thông này.
Nghĩ đến lúc phải đóng cửa, giải tán Diamond Traffic Safety School, tôi thấy lòng mình chùng xuống.  Đành rằng, chuyện làm ăn thua lỗ, sập tiệm là chuyện thường tình, xảy ra hằng bữa trên đất Mỹ.  Mỗi năm, có cả hằng trăm ngàn cơ sở thương mại phá sản, bán tiệm hoặc khai khánh tận.  Khổng lồ như các ngân hàng, các công ty chế tạo xe hơi, các chợ, các công ty bán lẻ có mặt trên thương trường cả trăm năm còn sập tiệm, mất tên mất tuổi, huống gì Diamond Traffic Safety School.


Nhưng tôi vẫn buồn vì Diamond Traffic Safety School là đứa con tinh thần của tôi.  Tôi đã cưu mang nó, đã cho nó chào đời.  Tôi đã gầy dựng, nuôi nấng nó mà bây giờ tôi phải khai tử nó thì bảo sao tôi không buồn cho được.
Ôi cuộc đời sao lắm nỗi gian truân!
Nhưng...lại chữ "nhưng", lần này chữ "nhưng" này không ...quái ác mà nó lại rất...dễ thương.  Một lần nữa, vận may lại đến với cuộc đời của tôi.
Một buổi chiều của tháng 11 năm 2007, trời se lạnh với từng cơn gió cuối Thu thổi nhẹ. Tôi đang ngồi ngáp ruồi nơi cái bàn giấy trong văn phòng, nhìn qua khung cửa kính ra ngoài bãi đậu xe, mông lung suy nghĩ về cuộc đời, về những dự tính cho tương lai không mấy sáng sủa của mình, thì cửa văn phòng bỗng mở và một anh chàng tuổi khoảng trên 30 bước vào.  Tôi vẫn ngồi tại bàn giấy, nhìn anh cười nửa nụ, hỏi:
-Chào em, em đến ghi danh học xoá ticket"
Anh lắc đầu, đáp gọn lỏn:
-Dạ không
Tôi lại hỏi:
-Thế em cần sang tên, đăng bộ xe"
Anh lại lắc đầu đáp:
-Dạ cũng không
Tôi nhìn anh, nói bằng giọng đùa giỡn:
-Không học xoá ticket, không sang tên đăng bộ thì tới đây làm gì cha nội"  Xin báo hả"  Báo đó, muốn lấy bao nhiêu, tuỳ ý.
Anh lại lắc đầu:
-Cũng không cần báo. 
Tôi đứng lên, chỉ cái ghế, mời anh:
-Nói đùa chớ, ngồi xuống chơi đi bạn.  Uống cà phê không"  Anh mới pha bình cà phê mới.  Làm một ly nghe"  Sáng giờ anh cũng làm hết ba, bốn ly rồi.
Tôi rót cho anh ly cà phê, kéo cái ghế ngồi đối diện anh, hỏi:
-Cần anh giúp chuyện gì"  Cứ nói.
Anh nhận ly cà phê,  nhìn tôi, nhỏ nhẹ đáp:
-Thú thật, em nghe tên anh đã lâu, rất ngưỡng mộ anh về những bài viết của anh trên báo, nên bữa nay tới thăm anh, một để biết mặt anh, bắt tay với anh một cái, hai là cũng có một chuyện muốn bàn với anh.
Tôi ngẩn người nhìn anh, thật sự cảm động:
-Cám ơn em đã cất công đến đây thăm anh.  Hiếm quý lắm.  Rồi, muốn bàn chuyện gì"  Nói đi, anh nghe.
Anh uống ngụm cà phê, chậm rãi nói:
-Em cũng đang làm chủ một cái trường, nhưng là trường dạy lái xe.  Thương vụ rất khá,  học sinh ghi tên quá đông nhưng một mình em, không  kham nổi.   Em cần anh giúp một tay.  Với kiến thức của anh, tên tuổi của anh, em tin rằng chúng ta sẽ thành công.
Suy nghĩ một vài giây, tôi hỏi:
-Nghe qua thấy cũng hấp dẫn.  Nói thêm cho anh biết, anh có thể giúp em bằng cách nào"
Sau khi sơ lược trình bày qua thương vụ của trường, anh đã bàn bạc với tôi rất chi tiết về phương cách làm ăn và những điều tôi cần biết để có thể cộng tác với anh.  Cuối cùng, anh đứng lên, đưa cho tôi tấm danh thiếp của trường, bắt tay tôi thật chặt và hẹn ngày chúng tôi hợp tác.
Tiễn anh ra khỏi cửa, tôi gieo mình xuống chiếc ghế, suy nghĩ về những gì anh bàn với tôi, rồi mỉm cười với chính mình.  "Chẳng lẽ quý nhân của tôi đây sao"" tôi thầm nghĩ.
Ừ nhỉ, tại sao mình lại không làm nghề dạy lái xe"  Với kiến thức và kinh nghiệm của gần mười năm dạy luật lưu thông, tôi đủ khả năng để trở thành một huấn luyện viên tốt.  Thực ra, tôi cũng đã có lần nghĩ đến việc mở trường dạy lái xe nhưng điều kiện để trở thành Giám Đốc Điều Hành (Operator) rất khó.  Khó ở chỗ là tôi phải có 2000 giờ, dạy thực hành sau tay lái thì DMV mới chấp nhận đơn xin mở trường của tôi.  Mà muốn trở thành một Driving Instructor, tôi phải được một trường dạy lái xe nào đó cho cộng tác.  Tôi cũng có lần gọi điện thoại cho vài trường chung quanh vùng Little Saigon và ngỏ ý xin được cộng tác nhưng đều bị họ khước từ, viện cớ là họ đã đủ người rồi.  Tôi chán nản nên không theo đuổi việc này nữa.
Đùng một cái, từ trên trời rớt xuống, tự nhiên lại có người tìm đến tôi và ngỏ ý mời tôi cộng tác.  Một lần nữa, quý nhân của tôi lại xuất hiện và cuộc đời tôi lại rẽ qua một khúc quanh khác.
Tôi liên lạc vói anh bạn trẻ và được anh tận tình giúp đỡ.  Sau những thủ tục hành chánh, hai tuần sau, tôi cầm trên tay cái bằng Driving Instructor cấp bởi DMV và bắt đầu một nghề mới.  Tôi mua cho mình một chiếc Corolla, trang bị thắng phụ, ga phụ, đóng bảo hiểm và bắt đầu cộng tác dạy lái xe với anh.
Thương vụ của tôi bây giờ ra sao" Bạn hỏi.
Câu trả lời là: Quá ư là tốt nhưng cũng quá ư là mệt. 

Từ khi bà con đồng hương sống ở quận Cam, nhất là những người đã từng học xoá ticket với tôi, biết tôi hành nghề dạy lái xe, đã sắp hàng ghi tên học.  
Tôi bận bù đầu, làm việc một tuần 7 ngày mà vẫn không đủ thì giờ.  Từ thứ Hai đến thứ Sáu, tôi dạy lái xe, từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều cho mùa Thu và Đông, đến 7 giờ cho mùa Xuân và Hạ.  Học viên ghi tên học lái xe đông đến độ ai muốn học với tôi, đều phải chờ ít nhất là hai tuần lễ, mùa hè, đôi khi phải chờ đến cả tháng.  Không có chuyện gọi hôm nay, mai học.  Thứ Bảy tôi làm Hiệu Trưởng và dạy xoá ticket tại toà Westminster.  Chủ Nhật tôi dạy xoá ticket tại trường Diamond.
Vì quá bận với nghề dạy lái xe, tạm thời, tôi phải đóng cửa trường Diamond Traffic Safety School từ thứ Hai tới thứ Sáu, chỉ mở cửa hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật.  Tuy nhiên, tôi vẫn nhận điện thoại, vẫn nhận học viên ghi tên học lái xe, học xoá ticket, hay dịch vụ sang tên đăng bộ, bất cứ giờ nào.  Những thân chủ, khách hàng muốn gặp tôi, thường phải lấy hẹn hoặc giải quyết thương vụ với tôi qua điện thoại số (714) 890-7171.
Thấm thoát, tôi hành nghề dạy lái xe đã được trên một năm rưỡi.  Tôi đã giúp được trên 400 người lấy bằng lái, biết lái xe và lái một cách an toàn.  Rất nhiều học viên mới của tôi ngày nay, đã được những người từng học lái xe với tôi giới thiệu.   Tôi cũng đã giúp được trên 20 người, nam có, nữ có, bị DMV treo bằng lái vì tội lái xe không an toàn, lấy lại bằng lái chỉ sau một lần thi lại. 
Bây giờ thì bà xã đã mỉm cười vì tôi không phải lấy tiền để dành ra trang trải cho sự lỗ lã của trường, thay vào đó, tôi đã có lương tháng.  Tâm hồn tôi một lần nữa lại tìm được sự yên bình sau những chao đảo, sóng gió của cuộc đời.  Và cuối cùng, niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của tôi sau những ngày u tối là: tôi không phải khai tử đứa con tinh thần của tôi, trường Diamond Traffic Safety School.
Bạn có tin vào định mệnh không"
Bài tới, tôi sẽ viết về những vui buồn của nghề dạy thiên hạ lái xe.  Cũng nhiều thú vị lắm.  Xin các bạn đón đọc.
Trần Quốc Sỹ
Giám Đốc Điều Hành
Diamond Traffic Safety School
Westminster, Ca 92683
(714) 890-7171

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,050,252
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến