Hôm nay,  

Cuộc Sống Lúc Tuổi Già

11/06/200900:00:00(Xem: 159278)

Cuộc Sống Lúc Tuổi Già

Tác giả: Nguyễn Lê
Bài số 2639-16208716- v561109

Tác giả đã nhận giải viết về nước Mỹ  với loạt bài về kinh nghiệm mở nhà hàng Việt Nam tại Mỹ. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình, thường thể hiện tính lạc quan trung hậu. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Bà Ba bị bệnh cao máu đã lâu, bà vẫn uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Một ngày đẹp trời, bà nhức đầu, chóng mặt. Đo áp xuất máu lên tới 145/95. Cô con gái bà gọi 911 đưa vào nhà thương. Bà may mắn vượt qua con bệnh stroke không phải nằm liệt giường. Các con bà đành phải gửi bà vào viện dưỡng lão để được thường trực theo dõi cơn bệnh cao máu lúc trồi, lúc sụt. Các con bà vì phải đi làm kiếm sống trả nợ cơm áo không còn thì giờ để lo săn sóc sức khỏe cho bà và lo cơm ngày ba bữa cùng nhiều việc không tên.
Từ ngày bà vào viện dưỡng lão lúc đầu còn cảm thấy xa lạ, từ cách thức ăn uống đến nơi ăn, chốn ở, phương tiện giải trí hoàn toàn khác hẳn với sinh hoạt ở nhà cùng đàn con cháu nội ngoại. Ở được một thời gian, dần dần bà cũng cảm thấy quen với lối sống trong viện dưỡng lão. Bà được phục vụ cơm ngày 3 bữa, dọn phòng thay khăn giường quét dọn, tắm rửa, được săn sóc sức khỏe chu đáo, thỏa mãn nhu cầu cần thiết hàng ngày.
Ở nhà bà thích nhất là ăn uống. Bà mê các món ăn Việt Nam như canh chua cá bông lau, cá lóc kho tộ, thịt đông, dưa chua v.v... Từ ngày sống trong viện dưỡng lão, bà được phục vụ toàn đồ ăn nấu nướng theo kiểu Mỹ như bánh mì sandwich, spagetti nấu với cheese, xà lách thái nhỏ trộn dưa leo, cà chua. Tráng miệng bằng sương sa (jello), nước táo, nước cam v.v...
Bà rất nhớ và thèm các món ăn Việt Nam. Chỉ mỗi cuối tuần, các con bà thay nhau vào viện đưa bà đi ăn uống tại các nhà hàng Việt Nam và mua bán lặt vặt tại các siêu thị Á Đông để bà nhớ lại không khí Việt.
Ngồi lâu trên ghế, nằm riết trên giường, bà miên man nghĩ tới các bạn bè cùng lớp tuổi. Bà Tư bạn bà cũng vào viện dưỡng lão như bà ở ngay quận Cam ở Cali đã được trên 2 năm. Bà Tư có đứa con ở mãi Seattle, tiểu bang Washington lâu lâu mới có dịp thăm bà. Bà rất cô đơn, tiếng Anh tiếng u chỉ bập bẹ yes hay no. Mặc dầu được phục vụ đầy đủ về mọi phương diện, nhưng bà vẫn cảm thấy đơn chiếc, thương nhớ con cháu vô vàn.
Bà Ba lại nghĩ tới bà bạn trong viện dưỡng lão tận bang New York, nay không còn biết chồng con bạn bè là ai. Bà nằm đó mà linh hồn dường như đã về chầu Chúa, tính đến nay đã được 8 năm. Bà tiếp tục được viện dưỡng lão nuôi sống bằng thực phẩm lỏng bơm qua đường ruột. Tim, phổi, bao tử hoạt động bình thường nên da dẻ vẫn hồng hào chỉ còn đôi mắt vẫn đưa đẩy không còn linh hoạt như xưa.


Bà Ba thầm nghĩ dù thế nào đi nữa, bà vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Ở tuổi già như bà đã được nước Mỹ chăm sóc sức khỏe, cuộc sống về già hoàn toàn thoải mái từ miếng ăn, giấc ngủ đến các sinh hoạt thường ngày. Qua truyền hình, báo chí, các cụ già ở Việt Nam vẫn còn vất vả trăm chiều, vẫn còn phải lo kiếm sống mỗi ngày. Ốm đau không được săn sóc, con cháu không có khả năng giúp đỡ vì chính cuộc sống của chúng còn cơ hàn.
Qua bạn bè, bà được biết mấy người trẻ tuổi hơn bà đã hoặc sớm bỏ vợ, bỏ con hoặc bỏ chồng con ở lại vì các căn bệnh như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư màng óc, ung thư vú v.v...
Ngày qua ngày, bà lại tiếp tục hồi tưởng về lúc tuổi thanh nữ đầy hoa gấm. Lúc lên xe hoa về nhà chồng, sanh con đẻ cái giúp chồng xây dựng sự nghiệp, giáo dục con cái, bôn ba cuộc sống vất vả ngược xuôi.
Rồi đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, gia đình bà may mắn được máy bay Mỹ chở tới Phi Luật Tân rồi qua Mỹ ở trại tị 1 thời gian và cuối cùng được định cư tại bang Louisiana. Muốn tìm cơ hội vươn lên gia đình bà dọn về quận Cam bang Cali. Từ công việc bán đồ ăn ngoài chợ tiến tới việc mở cửa tiệm bán đồ ăn trong nhà hàng ngay trong lòng đất nước Mỹ buổi ban đầu. Nuôi nấng giáo dục, giúp đỡ con cái tốt nghiệp ra trường đi làm việc.
Hồi thập niên 90, ngày không may xảy tới khi người bạn đời bỏ bà ở lại, bơ vơ rồi tới ngày bà sức mòn, lực kiệt, tuổi già, sức yếu, bệnh tật phải vô nhà dưỡng lão.
Bà nhớ lại lúc ông chồng còn sống, đưa bà đi chơi đó đây, hết bờ biển Santa Barbara, tới sòng bài tận Las Vegas, giải trí từ Disneyland tới Seaworld ở San Diego, tới Hollywood Universal Studios, gặp gỡ bạn bè, bà con thân nhân, anh chị em ở các tiểu bang khác tới thăm. Ôn lại các kỷ niệm đã qua, nói cười thoải mái, nhập cuộc nói chuyện vui vẻ, ồn ào. Các con cái bà cũng được dịp chia xẻ không khí vui vẻ của đại gia đình. Ngày ngày bà được sự giúp đỡ gần gũi, ân cần, âu yếm, chia xẻ tình nghĩa vợ chồng sau mấy chục năm trời chung sống với đức lang quân.
Tất cả những ngày vui, kỷ niệm êm đềm đó nay đã thuộc về dĩ vãng. Ông xã bà dứt gánh ra đi làm bà cảm thấy hụt hẫng, lẻ loi, mặc cảm cô đơn ám ảnh. Bà không còn được nhìn thấy nụ cười, ánh mắt thân tình, lời nói âu yếm văng vẳng bên tai, sự giúp đỡ chu đáo cần thiết mỗi khi cần tới.
Bà ngồi đó giữa các người thân mà vẫn cảm thấy lạc lõng khi không còn người bạn đời bên cạnh. Bà ít nói, ít cười, không vui vẻ, hồn nhiên, thoải mái - khác hẳn năm, bảy năm về trước.
Từ nay cứ mỗi cuối tuần, bà lại mong mỏi được gặp lại con cháu và được chúng đưa đi thăm bà con, bạn bè, thưởng thức các món ăn như ý tại các nhà hàng quen thuộc. Thay đổi không khí bằng cách tham dự các chương trình ca vũ nhạc tại các hý viện đông nghẹt các khán thính giả người Việt hoặc các buổi hòa nhạc với các ca sĩ nổi tiếng tại hải ngoại cũng như tại quê nhà.
Tất cả những ước vọng trên bà hy vọng sẽ kéo dài trong cuộc sống lúc tuổi già trên miền đất hạnh phúc Mỹ quốc.

Nguyễn Lê

Ý kiến bạn đọc
25/08/202316:43:07
Khách
cialis time to work <a href="https://tadalafilise.cyou/">tadalafil liquid for sale</a> cialis manufacturer coupon lilly
24/08/202317:05:51
Khách
tadalafil liquid dosage <a href="https://tadalafilise.cyou/">cialis reviews photos</a> does cialis lower blood pressure
11/12/202221:29:41
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/#
">https://www.candipharm.com/#</a>
17/10/202221:47:37
Khách
does metronidazole make birth control less effective <a href="https://metronidazoleecv.com/ ">how long do the effects of metronidazole last</a> metronidazole swollen eyes
17/10/202214:30:29
Khách
buy neurontin online no prescription <a href="https://neurontindik.com/ ">drug gabapentin 100mg</a> gabapentin script
16/10/202218:23:20
Khách
furosemide 20mg side effects <a href="https://furosemideazj.com/ ">side effects of furosemide 40mg</a> generic name for lasix
16/10/202205:31:13
Khách
tamoxifen for ovarian cancer <a href="https://tamoxifenycs.com/ ">nolvadex while on hcg</a> when to take tamoxifen after a cycle
15/10/202219:05:57
Khách
atenolol silent ischemia study <a href="https://atenololzol.com/ ">tenormin contraindications</a> tenormin 500 mg
15/10/202210:59:56
Khách
bactrim staph infection <a href="https://bactrimsrc.com/ ">bactrim plavix</a> bactrim trimetoprima y sulfametoxazol para que sirve
14/10/202221:54:22
Khách
atorvastatin cost <a href="https://lipitorthj.com/ ">atorvastatin at night</a> atorvastatin generic for
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến