Hôm nay,  

Bài Học Của Sự Thành Công

05/06/200900:00:00(Xem: 141523)

Bài Học Của Sự Thành Công

Tác giả: Kim Trần
Bài số 2633-16208710- v660509

Sinh năm 1983, từng học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2005, cô là người trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuy,khi kể chuyện "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Bài mới lần này được ghi là viết theo dạng sưu tầm và trích dịch, dựa trên những sự kiện có thật.

***

Vào một buổi họp tổng kết thành quả cuối năm của công ty, tôi có dịp hỏi ông chủ rằng ông đã bắt đầu công việc kinh doanh như thế nào để có thể đi đến thành công như hôm nay. Ông nói việc đầu tư kinh doanh giống như bước vào trò chơi đỏ đen, đôi khi tỉ lệ thua của ván bài là 95% nhưng cuối cùng ván bài ấy lại thắng. Trong cuộc sống, nếu ta chỉ bắt đầu thực hiện khi biết chắc chắn sẽ dành phần thắng thì suốt đời ta sẽ chẳng bao giờ làm nên việc gì.
Trong lịch sử điện ảnh Mỹ, ít ai biết được rằng trước khi được sản xuất, nhiều hãng phim đã không đầu tư vào bộ phim "Gone with the Wind" (cuốn theo chiều gió) với lý do là vào thời điểm ấy sẽ chẳng bao giờ có một bộ phim nào về cuộc nội chiến của Mỹ mà thành công. Kết quả là cuối cùng bộ phim ấy đã trở thành biểu tượng cho lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ trên khắp thế giới, một thành công ngoài xa sức tưởng tượng của các nhà làm phim vào thời điểm đó.
Tương tự vậy, bộ phim "Star War" (chiến tranh giữa các vì sao) cũng đã bị nhiều hãng phim Hollywood từ chối. Cuối cũng, hãng  20th Century Fox chấp nhận đầu tư sản xuất. "Star War" đã trở thành một trong các tác phẩm điện ảnh đạt doanh thu cao nhất và nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ.
"Người muốn thành công phải học cách xem thất bại là một phần lành mạnh, là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến đến tầm cao"- Joyce Brothers. Ví dụ điển hình là câu chuyện của ông Thomas Watson - người đã sáng lập công ty máy tính IBM. Ông đã ủng hộ và đào tạo một trong những vị phó chủ tịch của tập đoàn và đặt niềm tin hoàn toàn vào tương lai của công ty. Không như mong đợi, dự án đầu tiên của người phó chủ tịch bị thất bại, làm thiệt hại hơn 10 triệu dolla. Vị phó chủ tịch tìm gặp ông Watson xin từ chức với lời xin lỗi chân thành. Thay vì giận dữ và trách mắng, ông Watson đã cười và nói: "Anh đùa với tôi hả" Chúng tôi đã chi 10 triệu để huấn luyện anh mà. Anh phải học cho xong chứ."
Trong chúng ta chắc cũng đã rất nhiều người nghe câu nói: Sẽ không bao giờ là quá trễ để thực hiện ước mơ và hoài bão của mình. Họa sĩ nổi tiếng Grandma Moses đã bắt đầu sự nghiệp hội hoạ năm ông 76 tuổi. Ông Golda Meir được bầu làm thủ tướng Israel khi ông đã sang tuổi 71. Ruth Gordon đã đoạt giải Oscar điện ảnh Mỹ trong bộ phim "Đứa con của Rosemary" (Rosemary's Baby) khi bà 72 tuổi.
Trong cuộc sống, đôi lúc những điều nhỏ nhoi nhất có thể làm thay đổi một đời người. Năm 1649, Charles đệ nhất, vua của nước Anh đã bị xử tử vì thua một lá phiếu. Oliver Cromwell đã thắng cử, nắm quyền cai trị Anh Quốc chỉ vì hơn đối thủ một lá phiếu duy nhất vào năm 1945.
Có những khả năng vô tận chỉ có thể được thể hiện nhờ lòng đam mê và nghị lực phi thường. Robert Frost, nhà thơ nổi tiếng của Mỹ đã miệt mài sáng tác trong âm thầm lặng lẽ suốt 25 năm, không ai biết đến tiếng tăm, danh tánh. Cuối cùng ông trở thành  nhà thơ lừng lẫy trên văn đàn thế giới. Người đã 4 lần đoạt giải "nhà thơ xuất sắc nhất của năm" với những tác phẩm được xuất bản hơn 22 thứ tiếng trên toàn cầu.


Đứng trước sự thất bại, có người suy sụp và muốn buông xuôi, nhưng cũng có người vững vàng bước tiếp con đường mơ ước của mình với một bài học quý giá. Nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney đã từng cay đắng thất bại khi bước đầu vào nghề, bị chủ tòa báo sa thải vì khả năng sáng tạo quá kém. Năm ông 21 tuổi, không tiền bạc, danh vọng, ông đã gần như sụp đổ, không có đủ thức ăn, và phải sống trong căn nhà ổ chuột. Cho đến hôm nay, Walt Disney là hãng phim hoạt hình lớn nhất của Mỹ và nổi tiếng khắp nơi trên toàn cầu.
Henry Ford, nhà sản xuất xe hơi lừng danh thế giới đã có câu nói rất nổi tiếng "thất bại là cơ hội để khởi đầu cho sự thành công", tương tự người Việt chúng ta thường bảo "thất bại là mẹ thành công". Ông đã sáng chế chiếc xe đầu tiên mà quên làm bộ phận thắng. Ông đã sản xuất chiếc xe hơi đời mới trong xưởng xe của mình nhưng nó đã không thể chạy ra khỏi xưởng vì quá lớn, cuối cùng ông phải đục tường. Những thất bại ấy là bài học đem đến thành công của ông. Nếu có dịp ghé thăm hãng sản xuất đầu tiên của xe Ford, mọi người vẫn sẽ còn thấy một lỗ hổng của bức tường bị đục thủng.
Charles Darwin đã quyết định kiên trì nghiên cứu về nguồn gốc sự sống con người khi phải chứng kiến những người thân của ông chịu những cơn bệnh nặng vật vã. Định luật về "Natural Selections" hay "Theory of Evolution" đã mang đến đóng góp to lớn nhất của ngành nghiên cứu sinh học trên thế giới.
Nhưng điều đáng nói ở đây là ai trong chúng ta cũng thường nghĩ rằng những người nổi tiếng là những nguời có tài năng siêu việt và thiên phú. Hãy nhớ tất cả những vĩ nhân đều đã từng là một đứa trẻ với đầu óc non nớt và ngây ngô, họ cũng là người như chúng ta. Nhưng họ khác chúng ta ở chỗ, họ đam mê công việc và kiên trì đến quên thời gian và sự mệt mỏi. Trên con đuờng thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Tất cả những ai muốn đạt đến đỉnh vinh quang điều phải nuôi dưỡng sự say mê nghề nghiệp cuồng nhiệt và sự quyết tâm thành công cao độ, với tinh thần lao động không ngừng. Nếu làm được điều đó, cho dù không phải là nhân tài nổi tiếng, họ cũng đã thành công cho sự cố gắng và cống hiến của mình.
Thầy dạy đàn piano của tôi kể là ông đã bỏ ra ít nhất 6 giờ tập đàn mỗi ngày trong 17 năm để có thể trở thành một dương cầm thủ thật sự. Và tôi tin chắc rằng những ai đã hoàn thành hoài bão của mình đều đã từng trải qua những năm tháng khó khăn tưởng chừng như không thể có ngày hôm nay, nhưng vì lòng quyết tâm cao độ và đam mê công việc đến quên cả bản thân mình, cuối cùng họ cũng đến cánh cửa của thành công. Những nghệ sĩ nổi tiếng đều phải bỏ ra hàng nhiều giờ tập luyện mỗi ngày. Không có một sáng tác, bài thơ, câu chuyện, cuốn phim nào thành công mà không có ý nghĩa cống hiến to lớn. Rất nhiều triệu phú đã xuất thân cơ hàn. Có biết bao ngôi sao điện ảnh, ca sĩ nổi tiếng bị trượt ngay từ vòng thi sơ khảo ban đầu. Có biết bao nhà kinh doanh bậc thầy đã bắt đầu từ bàn tay trắng. Không có cuộc thi tài năng nào không đòi hỏi sự rèn luyện miệt mài của các thí sinh trước khi vào cuộc. Những trang sử trắng của những người thành công là những tấm gương cho ta học hỏi.
Cuộc đời không hề có những định luật, công thức áp dụng đúng cho tất cả chúng ta đi đến thành công. Mỗi người đều phải tự quyết định số phận và con đường riêng cho bản thân. Bạn có tự tin mình làm được như những người trên không" Nếu có, hãy bắt đầu từ hôm nay vì sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để thực hiện hoài bão lớn lao của cuộc đời mình. Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt khi chúng ta thôi không còn cố gắng nữa.

Kim Trần

Ý kiến bạn đọc
11/01/201613:07:29
Khách
"Ông Golda Meir" không phai ông mà là Bà Golda Meir
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,864,971
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến