Hôm nay,  

Nơi Đàn Chim Bay Về Tìm Hơi Ấm

02/06/200900:00:00(Xem: 165128)

Nơi Đàn Chim Bay Về Tìm Hơi Ấm

Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
Bài số 2630-16208707- v360209

Tác giả sinh năm 1981, đến Mỹ năm 2000 theo diện HO.  Sau 9 năm định cư tại Mỹ, công việc hiện nay của ông là Property Manager, tại Landover, tiểu bang MD. Ông viết: Tôi biết cuộc thi này đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên gửi bài. Bài viết đầu tiên của ông là chuyện đôi bạn quê xưa gặp lại nhau trên đất Mỹ sau bao nhiêu đổi dời ngang trái. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Có những đôi mắt theo ta mãi một đời.
Để rồi một chiều cuối năm tuyết vương đầy trên tóc, chúng tôi ngỡ ngàng gặp nhau giữa mùa lạnh xứ người.
Năm tháng đi qua trên cuộc đời hai đứa, Khanh thơ trẻ ngày nào của xóm Đình heo hút giờ đã là một thiếu phụ tuổi ba mươi. Nhiều thứ đổi thay, bao biển cả hóa bãi nương dâu... chỉ có đôi mắt vẫn buồn rười rượi- nhờ nó mà tôi nhận ra Khanh giữa bao la biển người.
Lạnh quá! Cơn gió vô tình thổi mạnh làm tuyết bay tung tóe. Giữa khoảng không rét buốt, hai chúng tôi run lẩy bẩy ôm chầm nhau. Tình quê hương, tình làng nghĩa xóm, bè bạn, phút chốc hóa thành ngọn lửa nhỏ nhè nhẹ bùng cháy sưởi ấm lòng.
Khanh bật khóc, nước mắt rơi trên vai tôi nóng hổi. Hình ảnh ngày xưa- mông lung mờ ảo, một làng quê nghèo xa vắng ven sông với những người nông dân tảo tần một nắng hai sương, những đứa trẻ nắng cháy khét cả da hồn nhiên trong sáng...cứ lần lượt trở về bằng bao kí ức miên man ở một góc thời gian xa xôi nào đó.
 - Về nhà Khanh chơi đi! Gần đây lắm. Lâu rồi không gặp, trông Minh chững chạc ra phết!
Khá xa nơi tôi ở! Khanh chạy phía trước, tôi chầm chậm phía sau. Đi qua những thành phố nhỏ với hàng cây khẳng khiu trơ trụi lá nối tiếp, trong tôi, bỗng trỗi lên một thứ cảm giác mong manh mơ hồ về thân phận một con người khi đứng nhìn một chiếc lá còn cố níu chút hơi tàn vương lại trên cành cây giữa một buổi chiều Đông nhạt nắng.
Khanh dừng xe, chỉ tôi vào một căn hộ cũ kĩ khuất sau tàng cây khô khốc. Xa xa là nhà ga thấp thoáng. Tôi lững thững bước vội vào  nhà. Cơn gió thổi nhẹ, vài đoá hoa tuyết vương trên mái tóc đen dài tuyệt đẹp của Khanh khiến tôi ngất ngây chẳng thốt được nên lời.
- Bốn trăm bao luôn điện nước- Khanh cười thật tươi- share với gia đình chị đồng nghiệp. Đi làm cả ngày à hổng có thời gian dọn dẹp, đừng có chê nha.
Basement hơi cũ, vắng lặng thiếu hơi người nhưng khá sạch sẽ. Mấy tờ lịch đồng lúa, vài tấm hình mà tôi đoán là của gia đình được Khanh gắn vội trên tường, bàn thờ Phật để trong góc và một khám thờ nhỏ xíu bên cạnh bình hoa cúc vàng rực rỡ.
...
Không biết Khanh có còn nhớ cái xóm Đình dạo nọ bên dòng Dinh hiền hòa trôi chảy. Con sông dài đã gắn bó với cuộc đời Ba Má, anh chị và đã cuồn cuộn chảy qua những ngày thơ trẻ của chúng tôi. Nhà Khanh cách nhà tôi chỉ dăm mái tranh giữa khói chiều bãng lãng. Cái xóm nghèo bé tí ấy, tối lửa tắt đèn luôn í ới gọi nhau. Những chiều đi học về, bọn chúng tôi vô tư cởi hết áo quần nhảy ùm ngụp lặn dưới dòng sông Dinh mát rượi; có lúc lại chạy lên ngọn núi cuối làng để tranh nhau hái chùm bìm bìm, vài xâu chùm quân đỏ thắm. Từ đó, chúng tôi có thể dõi mắt nhìn một cách trọn vẹn khung cảnh làng quê xanh ngắt, những mái nhà tranh san sát và hàng trăm thửa ruộng tăm tắp kéo dài tới tận chân trời...
- Nhà tao kìa, có cái cây cau cao vút ấy. Còn nhà mày kìa Khanh, thấy chưa" Có vườn bạch đàn đó" Cái nhà ngói đỏ rực là của thằng Nam heo á!
Năm lên lớp chín, ba má Khanh quyết định dắt díu nhau vào Sài Gòn lập nghiệp. Giữa buổi trưa như đổ lửa, chúng tôi bùi ngùi quyến luyến chẳng muốn chia tay.
- Vào đó rồi nhớ biên thư cho tao nha, quên là tao chửi đó.
- Ừa yên tâm đi, tao nhớ mà.
Một vài năm sau, thỉnh thoảng Khanh cũng viết thư kể cho tôi nghe về chốn thị thành đô hội mà tôi chưa một lần ghé bước và những người bạn chung quanh mình. Để rồi những lá thư cứ thưa dần...thừa dần rồi mất hẳn. Có lẽ nơi đó, cuộc sống ồn ào vội vã đã làm Khanh quên đi bè bạn thuở thiếu thời; mà cũng có thể, những bận rộn lo toan, đã mang bao lời hứa xa xưa và kỉ niệm đẫm khói bếp hoàng hôn đi vào quên lãng.
Sau này có đợt dì Sáu về quê tảo mộ. Dì bảo Khanh đã lấy chồng đi Mỹ. Tôi nghe xong cũng mừng cho bạn. Rồi cứ thế mà quên mất
...
- Bao lâu rồi Minh nhỉ"
- Đã mười lăm năm.
- Mau quá! Mọi người vẫn khỏe cả chứ"
- Ừa, vẫn  khỏe. Có điều Má Minh mất rồi, cũng vào một  ngày cuối năm như thế này!
- Khanh xin lỗi vì vô tâm chẳng biết gì hết.
- Khờ quá, có gì đâu cơ chứ! Lâu lắm rồi chưa về thăm chốn cũ, Khanh còn nhớ gì không "
- Cũng còn nhưng không nhiều. Kỉ niệm miên man đôi lúc xa vời vợi...
Khanh chỉ tay lên khám thờ nhỏ trong góc tường:
- Con Khanh đó!
- Cháu mất khi nào thế"
- Lúc hơn một tuổi! Rồi vợ chồng Khanh cũng dở dang. Bạn bè rủ về đây sống thế là đi theo để trốn chạy kí ức đau buồn về cuộc hôn nhân không trọn vẹn. Hồi đó Khanh nhận lời với anh Hưng mà chẳng thương nhiều cho lắm. Lúc đó thật sự gia đình Khanh cần một lối thoát và nghĩ thôi ảnh cũng tốt và yêu mình. Cứ mong rằng ở chung sẽ gắn chặt hai đứa nhiều hơn. Ai dè chẳng thuộc về nhau. Đứa con là nguồn an ủi lớn nhất, thế mà nó cũng lặng lẽ bỏ Khanh...
Nước mắt lăn dài trên má. Tôi ngước nhìn, khuôn mặt mệt mỏi, những vết nhăn đã bắt đầu lờ mờ vương trên trán và đằng sau khóe mắt. Nửa đời người, sau bao ngày tháng long đong lận đận với những hờ hững xứ ngườ,i đôi mắt Khanh vẫn cứ buồn đau đáu- như thời con gái. Chỉ có điều bao đam mê, hoài bão cháy bừng trong đôi mắt ngày xưa đã chẳng còn hiện hữu. Chúng tôi siết chặt tay và im lặng- giống thuở nào, sau những chiều lang thang trên bãi cát vắng, bọn trẻ ngồi không nói, ngước mắt nhìn mặt trời trốn về dãy núi bên kia sông. Xa xa, những dề lục bình lững lờ theo dòng nước bạc từ thượng nguồn chảy tràn ra biển rộng.


Con gái quê tôi vốn long đong lận đận. Cả đời mang một nỗi buồn vô định về hiện tại, tương lai và tình duyên đôi lứa. Không ai biết ngày xuất giá vu qui có được trọn vẹn như những gì mình mong muốn; khi về nhà chồng có chịu cảnh làm dâu; không biết khi đi biển ai sẽ ngồi bên cạnh" Tuổi tròn trăng đã bắt đầu hò hẹn, lúc đôi mươi đã phải theo chồng, quá hai mươi đã trở thành gái ế- tâm điểm của bao lời đàm tiếu vu vơ. Má tôi bảo đôi mắt Khanh khiến người đối diện nao cả lòng, rồi một ngày nào đó cũng chẳng thể nào vượt qua được những định kiến vốn gắn chặt vào nguời con gái ra đi từ cái xóm Đình heo hút.
Ai ngờ lại là sự thật!
...
- Đôi lúc quẩn quá Khanh muốn bỏ hết mà về lại quê mình. Nhưng rồi làm gì để sống, Ba Má Khanh sẽ như thế nào" thằng Tùng, thằng Tuấn vẫn còn ngồi trên giảng đường đại học. Khanh sợ lắm! Nhiều lúc cố gồng mình lên để chịu đựng, ít nhất sống cho những người thân. Cố hoài, cố mãi, chông chênh như thế, ai dè nhìn lại đã gần chục năm.
- Khanh làm gì bên này"
- Làm nail Minh ạ!
- Đủ sống không"
- Cũng tạm đủ và dư chút đỉnh. Chỉ có điều hơi chán.
- Sao thế"
- Thì đồng tiền nó nằm trước mắt, cùng quê cùng xứ mà chẳng thương nhau cứ tranh giành cãi cự. Mà hay lắm nha, ngoài mặt thì cứ ngọt ngào nhưng trong lòng cứ thế mà tị hiềm. Ngán lắm! Nhưng ngần tuổi này học vấn không có, tiếng Anh cũng chả rành thì biết làm gì hơn. Mà thôi! Bỏ qua chuyện đó đi, ăn bánh tráng gạo Phú Yên chấm mắm ruốt nha.
- Ở đâu mà ngon quá vậy"
- Quà quê má gửi qua đó.
- Khanh còn nhớ cây me nhà ông Sáu Biền không" Mỗi lần ra trái non là cứ bị vặt hết cho cái món me non chấm mắm ruốt ngon tuyệt cú mèo
- Minh đừng nhắc nữa, thèm chảy cả nước dãi đây nè!
Khanh đứng dậy, lấy mắm ruốt, ớt, tỏi bỏ vào cối và bắt đầu giã. Tôi lấy bánh tráng nhúng sơ qua với nước nóng để vào cái rổ bạn treo trên tường.
- Minh có gia đình chưa"
- À chưa, vẫn ở vậy!
- Chắc khó quá chứ gì"
- Chả biết nữa. Có lúc cũng đã yêu nhiều lắm nhưng tại không duyên nên cứ dở dang hoài.
- Không sợ ở giá à"
- Trời có gì mà sợ cơ chứ, mới ba mươi, còn biết bao nhiêu ngày phía trước.
Giọng Khanh trầm xuống hơn bao giờ hết.
- Nhưng với Khanh, hình như chẳng còn nhiều nữa. Những chiều lạnh như thế này, đi làm về, ngồi một mình trong phòng vắng, lúc đó thấy đáng sợ và già cỗi. Tự nhiên thèm có một người để mình gọi bằng chồng, một đứa trẻ gọi mình bằng má, rồi đi vào bếp, nấu cho cả nhà bữa cơm nóng hổi thay vì cứ lủi thủi thế này. Thèm kinh khủng!
...

Tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ, hoàng hôn đã buông xuống tự bao giờ. Đêm cuối năm sắp đến. Tôi mong được trở về bên không khí của gia đình. Căn nhà nhỏ vẫn luôn là nơi bình yên nhất sau giây phút bon chen với cuộc sống đời thường.
Tôi bỗng nhớ Má, nhớ những ngày xưa cũ ở Ninh Hòa. Suốt mười hai tháng dài tất bật với cuộc sống áo cơm, ngày ba mươi Tết, Má luôn dành hết cho gia đình. Lăng xăng bảo mấy anh tôi đi xin khế chua trộn với tro bếp chùi chân đèn cho sáng bóng; quay qua hối các chị bỏ kiệu, đu đủ đã phơi xong một nắng vào thẩu, thêm tí đường, tí giấm, tí nước mắm để kịp ăn vào ngày mồng hai Tết; rồi tất bật chạy tới mấy cái bếp con con dùng đũa trộn mớ mứt gừng, dừa thơm phức; Má liếc Ba đang lui cui bên mấy chậu cúc, vạn thọ vàng ươm và chậu thược dược đủ màu mà mấy tháng qua Ba cặm cụi chăm sóc ở góc sân nhỏ sau nhà; rồi bồn chồn ra trước cổng miệng cứ càm ràm, sao giờ này mà thằng Thành chẳng chịu về nữa ông hở"
Đêm giao thừa, bếp lửa hồng bập bùng bên nồi bánh tét đã mang gia đình chúng tôi lại gần hơn. Cả nhà ngồi bao quanh, hít lấy hít để cái mùi nếp thơm ngọt, mùi lá chuối dìu dịu và mùi thịt mỡ nồng nàn. Nửa đêm, những tia lửa bập bùng lóe sáng. Sau biết bao năm tháng xa nhà vất vả, bụi thời gian đã cố làm phai mờ tất cả, nhưng có bao giờ khung cảnh ấm áp ngày cuối năm biến mất trong trí nhớ của tôi. Ảnh lửa năm xưa cứ ám ảnh về một món nợ sum vầy mà tôi luôn mang canh cánh bên lòng và biết rằng chẳng bao giờ trả nổi.
Giờ đây Má đã nằm sâu dưới ba thước đất, căn nhà cũ cũng chia năm xẻ bảy cho các anh chị tôi cả rồi. Đôi lúc vội vã trở về, tôi vẫn một mình lặng lẽ mang hoa ra thăm mộ Má. Giữa những cơn gió cuối năm buồn hiu hắt và ánh nắng nhè nhè giao mùa, Má tôi nằm đó ung dung tự toại, bỏ lại hết sau lưng nỗi lam lũ của một kiếp người. Má lại gặp những thâm tình bao năm đánh mất, chỉ có người ở lại đau xót nghẹn ngào. Thôi thì bình yên Má nhé, ở một nơi nào con không biết được. Chỉ biết rằng nơi ấy xa và...xa lắm. Nơi đó có những gì hả Má" Có những bon chen, vất vả, thăng trầm lẫn với bao đắng cay, khổ cực mà hơn sáu mươi năm cho một cuộc đời Má đã trải qua không"
...
Vài con quạ vỗ cánh mạnh trên những cành cây khô khốc vung vãi đầy tuyết.
Đêm xuống rất sâu ngoài cửa sổ.
Đoàn tàu xe lửa chạy ngang qua kéo một hồi còi dài. Cả hai cùng giật mình quay quắt. Thuở đó, mỗi khi tàu đến là lũ nhóc đứng hai bên đường ray vẫy tay la hét chào mừng. Cũng có lúc chúng tôi đứng lặng yên nhìn đoàn tàu kéo một hồi còi dài rồi chạy vụt qua làng mất hút. Để lại trong gió, tiếng còi buồn đến nao lòng. Lớn lên xa cái xóm nghèo thân thương, tiếng còi tàu trở thành một nỗi ám ảnh không thể nào nguôi, khi mà trong thân nó, chở những khách đến rồi đi, mang theo những tâm hồn đang muốn quay trở về lại quê nhà sau nhiều tháng ngày dong ruổi ngược xuôi trên khắp mọi ngả đường xa lạ.
...
- Alô! Chị Hoàng nè, đêm nay nhà mình có khách.
- Ai thế"
- Bí mật!
- Cậu lúc nào cũng úp úp mở mở. Mà tranh thủ về sớm đi, chị đang nấu đồ cúng tất niên.
...
Tôi bước ra sân
Ngoài kia mùa gió đang về.
Nguyễn Hữu Tài

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,798,096
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến