Hôm nay,  

Con Heo Đất

29/05/200900:00:00(Xem: 998035)

Con Heo Đất

Tác giả: Phan
Bài số 2626-16208703- v652909

“Tôi đi tìm đôi mắt 30 tháng 04 của tôi”. Đó là nội dung bài viết mới của Phan, một nhà báo ở Dallas, từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ 2007. Sau đây là một truyện ngắn của Phan về cuộc sống tại Mỹ.

***
Hắn bị vợ cằn nhằn về cái giấy phạt của cảnh sát đã bốn hôm. Ba hôm trước thì đầu hắn nhức vì lối nói nửa tiếng Việt, nửa tiếng Anh quặt què của vợ. Hôm nay thị dùng từ chợ đen hay sao mà pha luôn tiếng Mễ mới dễ nể. Làm cho cái đầu hắn mê man, hâm hấp như người muốn sốt. Như cảm giác của một người tôn trọng sự thật bị đẩy vô nhà tù cộng sản thì phản ứng đầu tiên sau tiếng cửa đóng là lên cơn sốt. Bởi ở đó: Cái gì sai nói hoài thành chân lý. Hắn đã từng ở tù cộng sản vì bất hợp tác với nhóm chủ trương bán đề thi. Hắn dại dột trở thành cái gai trong mắt bọn bất lương hành nghề giáo dục ở chốn quê nhà nên bọn nó gài con nhỏ mất dạy lớp 12 vào phòng giáo viên nghỉ trưa. Con nhỏ xỗ xàng ôm thầy giáo toán đang ngủ, rồi hô hoán…
Hắn vô tù gọn bân như người ta ném rác xuống sông. Hắn vô tù để khép lại một cuộc đời thì nhằm gì! Khép lại một lòng người trong cái xã hội bất nhân vô đạo đức mới là chuyện đáng nói. Nhưng ngoài đời, không có người nghe. Vào tù mới có. Ơû trong tù, một người tù lương tâm đã nói với hắn: "…để tồn tại được ở Sài Gòn bây giờ! Anh phải có tinh thần của một người Đức; sức chịu đựng của một người Nga và qủy quyệt của một người Tàu. Chúc anh làm lại cuộc đời sau khi ra khỏi đây!..."
Hắn đem chân lý ấy ra tù để chính thức trở thành thằng "mất dạy". Mẹ hắn vay mượn khắp họ hàng, làng trên xóm dưới đến hai cây vàng. Cây đầu chạy chọt xóa lý lịch tù tội cho hắn để có thể đi xin việc làm tương đối, chứ lý lịch "Cố ý hiếp dâm - nữ vị thành tinh" thì chỉ có ăn mày trong thời mở cửa. Cây vàng sau xé ra những chỉ để học lái xe hơi, mua bằng lái, chạy chọt ăn nhậu… để cuối cùng hắn thành thằng lái taxi may mắn nhất trong những thằng chạy chọt vì hiếm thằng nào chạy một lần mà trót lọt như hắn. Hay những thằng có quyền ăn, đã nhìn thấu ruột hắn chỉ còn có cứt.
Người khách Việt kiều về thăm quê hương trong ngổn ngang gia thế điêu tàn, gia đình tan hoang, đất nước lầm than đến thế sao anh"... Đã làm chạnh lòng kẻ sĩ lái taxi. (Người tù lương tâm trong tù không dạy hắn đối phó với Việt gian yêu nước phải thế nào" Nên cuối cùng hắn xách vali ra phi trường, đi làm chồng xứ lạ cho người khách nặng lòng với quê hương, ấy!)
Đã ba năm trong căn aparterment này không có mùa xuân. Hắn đang lang thang về những vỉa hè Sài Gòn có nắng có mưa. Có lá thơ tình vụng dại của con nhỏ bán báo gởi chú taxi thân yêu. "Nó ước mơ được một lần ngồi lên cái ghế xe hơi. Hơi lạnh trong xe làm nó tưởng đã tới thiên đàng. Người lái xe không lấy tiền còn thắng giữa Sài Gòn-thời mở cửa để mời nó uống ly nước sâm. Sau khi trả xe về công ty vì hết ngày thì người đó chở nó về nơi ở, trên chiếc xe đạp cũng được… thế là hết một giấc mơ!" Chắc bây giờ con nhỏ đã đi làm dâu xứ Đài! Mẹ hắn thì quắt queo trong nợ nần do thằng con con báo hại, đến chết.
Ba năm trời làm chồng xứ lạ. Hắn được gởi về nhà hai trăm đô la-mừng mẹ mất, hôm tháng trước. Cũng là phụ em út lo ma chay cho mẹ. Hắn không khóc mà sao nước mắt cứ tuôn ra cho tèm lem cái kính đã cần lên độ từ hồi qua đây. Nhưng không có tiền để thay tròng kính mới. Sao hắn lại khổ thế này" Tại sao hắn đã nhìn thấy những cô gái mơn mởn xuân thì khúm núm theo sau những ông gìa bụng phệ, đầu hói hay tật nguyền về Đài Loan, Đại Hàn… mà hắn còn lạc bước qua đây"
Hắn ngồi nhìn bốn bức tường ô trọc của căn aparterment mà thèm được ở tù vì ít nhất cũng có người tù lương tâm để trò chuyện. Ơû đây không có công an canh tù nhưng bốn bức tường và người quản giáo thì y hệt. Nói chung là cay độc. Hắn cười ruồi khi chợt nghĩ ra: Mình đã se duyên với một cô quản giáo chuyên chính mà không hay! Hắn cười thành tiếng. Ngộ nghĩnh. Một mình trong  phòng khách của aparterment.
Tiếng mở cửa phòng trong gấp gáp làm hắn thu lại những ý nghĩ không kịp thì quản giáo đã xuất hiện với gương mặt chính trị đặc thù. Quản giáo nói luôn theo bước chân cho kịp với tư duy: "Tôi nghe mấy người làm chung cho hay: Anh phải đi đóng phạt nếu không muốn bị còng. Anh phải đi… đường nhà thờ lên đến ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Chỗ cái chợ gì đã đóng cửa, bây giờ mở ra cái gì… thì hỏi người ta. Đối diện với cây xăng... hồi xưa sơn đỏ, bây giờ sơn xanh. Là chỗ gì của cảnh sát mà đóng tiền học luật lái xe một ngày thì tiền bảo hiểm xe mới không lên. Bằng không thì đi bộ chứ tôi không đóng nổi tiền bảo hiểm xe nữa đâu."
Hắn ngồi nguyên, không nói không rằng làm sôi máu quản giáo.
"Anh có nghe tôi nói với anh không" Tôi mà biết vầy thì đã không đem anh qua đây cho thêm khốn nạn cuộc đời tôi. Tôi đã khổ từ kiếp trước đến kiếp này để khổ thêm với anh vừa ngu vừa dại. Ơû đây là ở đây! (Không lẽ ở đây là ở đâu") Đừng dở thầy dở thợ. Hốt cứt mà ăn."
Mặt hắn sa sầm lại với những từ ngữ mà cả đời hắn không nói với ai như thế! Quản giáo ức qúa! Ức cái khinh bạc của một thằng khố rách áo ôm mà cứ mộng vương gỉa. Hắn dở chuyện đời thì đời hắn khổ, mình vỡ mộng. Hắn dở cả chuyện nhà thì nhà hắn có đâu" Mà sao mình cũng khổ. Thị rống lên cho tan cái ức: "Tôi không ngờ anh ương bướng đến ngu suẩn. Tôi đã nói với anh lần thứ một ngàn là ở đây là… là Mỹ, chứ không phải cái xứ mọi rợ của anh. Cái xứ nghĩ sao lái vậy như xe bò, xe trâu. Tôi đã nói với anh: không sang (lane) khi đang chạy… chậm. Không quẹo phải khi đèn đỏ. Không quẹo trái khi chưa có đèn mũi tên. Ai bóp kèn thì kệ cha nó. Cha thằng nào đóng phạt cho anh mà anh phải đi lẹ cho nó đi, chứ" Tôi tưởng anh là… là trí thức thì anh hiểu luật. Không ngờ anh dại hơn cả một thằng cắt cỏ lậu không biết tiếng Anh…"
Hắn biết mình không lên tiếng thì quản giáo không tha nên đành.
"Em cho anh nói với được không""
"Anh biết nói rồi sao" Anh còn nói được sao" Loại người như anh là… là hết chỗ nói. Tôi không cần nghe anh nói gì hết! Tôi muốn anh nghe tôi nói để anh khôn ra chứ đừng ngu ngốc như một thằng dở thầy dở thợ - vô tích sự. Anh tưởng tôi đem anh qua đây rẻ lắm sao" Anh tưởng tôi giàu có lắm sao" Anh tưởng tượng tới đâu rồi" Trong đầu anh là óc hay đậu hũ mà sao anh không hiểu gì hết vậy"..."
Hắn hét lên như con thú hoang cùng đường săn đuổi!
"Đủ rồi! Tôi không còn chịu nổi nữa đâu. Bà đã ra ơn thì cho tôi thời gian. Tôi trả… cả vốn lẫn lời cho bà chứ tôi không quỵt đâu mà phải lắm lời như thế!"
Quản giáo nổi cơn tam bành! (Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên như Nguyễn Du viết trong Kiều.)"Tôi biết mà! Tôi biết mà… Không cần phải nói trước với tôi. Tôi biết trước sau anh cũng quẹt mỏ như gà. Aên cháo đái bát cũng phải có giòng có giống chứ đâu phải ăn học thôi mà được! Anh yên tâm đi. Chọc tới tôi thì anh sẽ dở sống dở chết chứ đừng mơ có đủ giấy tờ thì trốn đi với con đĩ khác. Tôi không đẻ ra anh được nhưng anh ba đầu sáu tay cũng không qua con này đâu. Đừng ngồi đó mà mơ. Anh tự lo đóng phạt cho cái tội lái xe rừng rú của anh trước đi rồi về đây hẵn nói."
Hắn muốn nói nhưng không cắt được cơn lên đồng của quản giáo nên hắn hét-bất chấp có ai nghe"! "… Tôi đi làm từ ngày sang đây. Tiền lương đem về không thiếu một xu. Mỗi tuần một tờ check thì em thu giữ. Tôi không được xài check vì em quy tội lơ là để mất. Tôi không được xài thẻ vì em quy tội lơ đãng, sẽ đánh mất. Tôi không được xài tiền vì có đồng nào đâu mà xài. Hai tuần (vacation) của tôi hàng năm, em cũng bắt lãnh thành tiền đem về chứ không được nghỉ.
Một tuần, em cấp cho tôi hai chục đổ xăng như cho ăn mày. Nhưng để đi làm, chở con đi học, tuần thiếu em la, tuần nào không la là tuần tôi không thiếu xăng vì con bé nghỉ lễ. Tôi lấy đâu ra tiền để đóng phạt cho cảnh sát khi việc lái xe, bị lỗi trên đường cũng như tai nạn giao thông. Nếu biết trước thì ai không tránh""
"Anh nói cái gì" Anh nói cái gì"... Anh nói tôi đưa tiền cho anh đi đóng phạt"! Trời ơi! Tôi đi làm cực khổ chừng nào! Anh biết không" Tôi đi làm mờ mắt chứ đâu được chồng nuôi như người ta đâu mà còn nói tôi đưa tiền cho anh đi đóng phạt. Anh tưởng tôi đi làm gì chứ hả" Làm gì để có nhiều tiền tới đưa cho anh đi đóng tiền… ngu! Tôi đâu có đi làm gái mà nhiều tiền dữ vậy! Anh thử lo lấy cho anh một lần đi, để biết đứng ra lo cho anh chỗ ăn, chỗ ngủ… tôi cực khổ tới đâu rồi" Anh khôn ra một chút đi cho tôi nhờ. Trời ơi!..."
Đầu hắn bưng bưng chữ nghĩa côn đồ. Nếu hắn biết đối đáp với hạng người vô sỉ thì hắn đã không trôi dạt đến đây. Hắn bỏ đi vì còn đủ lý trí để không phạm pháp, nhất là hắn ý thức được hoàn cảnh cư trú của hắn.
Căn phòng không còn ai cho cán bộ quản giáo lên lớp khi chưa hết cơn chính trị đại tràng. Quản giáo hét con bé lấp ló nghe lén nãy giờ. "Mày ra đây tao biểu! Mày chín tuổi rồi chứ đâu phải một hai mà chiều đi học về cũng không lo tắm rửa. Tao không ưa cái tật nghe lén chuyện người khác nghe chưa"..."
"Dạ… Con đâu có nghe. Con đợi ba chỉ bài…"
Quản giáo xộ nên gỡ uy bằng cái bạt tai vô tội vạ. Con bé chúi nhủi vô vách tường mà không dám khóc. Nó biết là nhà này không ai được khóc vì không ai đau khổ hơn má nó thì có gì đáng để khóc. Nó lòm còm đứng dậy, len lén vô phòng… thì ra nó đã học được cái lối khinh người bằng sự im lặng! Không có gì tức hơn phải nhìn ánh mắt kẻ hèn mà không khuất phục. Làm sao chịu nổi sự ứa gan vì tức! Bao nhiêu là công lao nuôi dưỡng con thằng khốn nạn trước! Nay, mười sáu tuổi đầu đã bỏ học theo trai. Còn về làm tiền bằng cách dở luật pháp Mỹ ra nói chuyện. Con thằng khốn nạn sau mới chín tuổi đầu đã học hết 'mất dạy' của thằng khốn vừa bỏ đi. Đời quản giáo sao mà khốn nạn đến cùng đường với lũ khốn nạn như nhau thế này" Con giặc này vài năm nữa lại theo trai. Cũng may là ba năm nay quản giáo không để cho mình có bầu vì kinh nghiệm hai lần trước. Lũ khốn nạn như nhau chỉ giỏi đè quản giáo ra giường qua đêm rồi lặn mất tăm hơi. Mà mình cũng dại vì sướng thì chúng mới hả hê được chứ! Quản giáo cười chua chát mình ên. Coi bao nhiêu phim Hàn cũng như thế cả. Coi đến mắc đái không dám đi, không dám rời tivi để khóc tình đời đen bạc. Oâi! Hận kẻ bạc tình. Càng nghĩ càng ức cái thằng thầy giáo dở từ trên giường dở ra hãng xưởng, người ta cho lên chức lại không thèm thì làm sao lên lương. Nó ngu di truyền từ đời cố hỷ cố lai.
Con bé phá giòng suy tư đang tràn trề trong óc quản giáo. Quản giáo lại sôi gan hét nó: "Mày nhất định không đi tắm hả con kia""
"Con đang học bài mà má. Xong rồi con đi tắm. Chiều nay ăn gì vậy má""
"Aên ăn ăn ăn… mày không thấy tao ăn mày tới nơi rồi sao còn đòi ăn""
Nó lặng lẽ đi lấy cái mì ly cuối cùng trong học tủ. Tự làm lấy xong xuôi. Nó bưng ra: "Con mời má. Má ăn hôn má."
"Ừ. Để đó tui. Sao mà giống!..."
Nó định đi lấy cái khác để làm lại từ đầu. Rồi nhớ. Không còn. Nó đi tắm.
*
Hắn lái xe ra khỏi aparterment mà không biết đi đâu với cái lồng ngực muốn vỡ. Hắn quẹo vô cây xăng, mua bao thuốc lá với cái quẹt. Hút điếu thuốc sau ba năm nhịn thèm - đã thiệt! Hồn hắn bay lên dây điện với mấy con chim ríu rít một ngày lành.
Trời sẫm nhanh cho cơn mưa ập tới. Hắn cũng đốt tới cho đã cơn thèm giai dẳng đến trong mơ. Hắn nhớ ra bà dì họ ở chung thành phố, thỉnh thoảng gọi hắn than đau mà không tiền thang thuốc. Hắn giúp được gì đâu mà tính tới vay tiền để đóng phạt vì ngày lãnh lương của hắn còn xa. (Không nên giỡn mặt với cảnh sát ở đây, nhất là hoàn cảnh cư trú của hắn mà lạng quạng bị trục xuất về nước thì khốn nạn hơn hết những khốn nạn trên đời.)
Hắn tưởng trong đời, người đã vào tù cộng sản là khốn nạn nhất hành tinh nhưng không ngờ qua Mỹ còn khốn nạn hơn. Sống như con vật bị sỉ nhục từ bản năng tới nhân cách. Mẹ mất cũng phải đi vay tiền để mua cái thẻ điện thoại  mà gọi về khóc với đàn em. Hắn nghĩ! Sao người chết không phải là mình cho khoẻ thân! Sao lại là mẹ mình vừa vui chưa trọn với đứa cháu ngoại đầu tiên do con em kế hắn sinh ra. Nó lập gia đình sau khi anh hai đi Mỹ. Gía mà đứa bé kêu được một tiếng ngoại thì mẹ hắn chết rất cam lòng.
Hắn nghĩ theo tiếng mưa lộp bộp trên mui xe… mình chết bây giờ hay ba mươi, năm mươi năm nữa cũng không khác gì hôm nay! Vậy thì cái giấy phạt của cảnh sát không cần lo nữa! Cố gắng lái xe cẩn thận từ ngày trễ đóng phạt tới lãnh lương chỉ có hai hôm. Lần này lãnh lương, hắn đi mua cây súng. Hắn không đủ can đảm tát tai vào một gương mặt đàn bà nhưng bóp cò thì hắn dám. Hắn biết hắn dám. Hắn tin tưởng một cách tự tin để sáng suốt hết cỡ một cái đầu toán học-mới nghĩ ra là không được. Khi đi mua súng sẽ phải trình bằng lái. Người bán súng sẽ ngầm báo cảnh sát là hắn bị phạt không đóng. Hắn sẽ bị bắt tức khắc khi ra khỏi cửa tiệm bán súng. Thế thì phải đóng phạt trước. Nhưng tiền đâu đóng phạt bây giờ" Loài người đê tiện luôn nói rằng mình giàu hơn người khác tưởng, nhất là tình cảm anh em, đồng nghiệp, đồng hương… Nhưng mượn hai chục là than như bọng, liền. Ai cho hắn mượn một trăn bảy mươi sáu đồng chẵn với cái uy tín của một thằng cặp bồ đã hai, ba lửa để qua Mỹ. Nhục. Hắn nhục hơn hắn nghĩ. Nhục như người ta giàu hơn người khác tưởng, nhất là tình người trên xứ cờ hoa!
Hắn lái đến nhà bà dì họ trong cơn mưa, trong vô vọng như một thằng điên đâu biết nó đi đâu! Bước vô nhà bà dì như vô động thổ. Đèn không đủ sáng để tiết kiệm điện nên càng âm u. Cô em họ mới thôi chồng về tá túc nhà mẹ, ngồi banh háng không thèm khép lại trên sofa để khách bớt ngượng. Hắn chào nó trước cũng không được trả lời. Mặt nó cứ như đống cứt trâu se sắt vì nắng, tê tái vì mưa. Hắn biết dì ưa ở nhà sau nên hắn thẳng xuống bếp để cô em hong chim sau tháng năm đùa, được tự nhiên hơn. Hắn chào hỏi bà dì mắt toét như con sâu róm.
"Dì khoẻ không"" Bà dì quẹt mắt toét hai ba lượt mới thấy được người hỏi.
"Oái giời…ơi! Rồng đến nhà tôm… tiền vào như nước. Ước gì thấy nấy thật anh ạ! Tôi vừa định bụng gọi anh xem anh tổ chức cúng bốn mươi chín ngày cho mẹ anh ở chùa hay ở nhà" Tôi nghĩ là nên lên chùa nhờ các thầy, các cô tụng kinh siêu độ cho mẹ anh, chứ nhà anh… như cái lỗ đít thì thần thánh nào đến! Sao. Anh định hôm nào vậy" Có đãi cơm chay chứ hả anh"..."
Hắn nhìn bà dì rồi cười ngây thơ như hồi còn nhỏ. Hắn nghĩ dì hắn đi đóng phim - vai phù thủy thì không cần hóa trang. Hắn cười thành tiếng như cố tật càng đau khổ hắn càng cười. Hắn cười rớt mấy miếng sơn trần nhà bếp bay lả chả. Rồi cũng nghĩ ra được cách mượn tiền theo hoàn cảnh sở tại.
"Cháu đến mời dì vào chủ nhật tuần tới nữa. Dì qúa bộ ra chùa đọc kinh siêu thoát cho mẹ cháu…" (Dì chận ngang họng hắn đang nói.)
"Anh đến đón tôi chứ" Xăng mắc quá nên chẳng nhờ được đứa nào chở ra chùa. Mà chúng có gia ân cho tôi ra chùa thì không đứa nào đón tôi về. Mà tôi thấp khớp thế này thì làm sao đi bộ""
"Vâng. Được rồi. Cháu sẽ đến đón dì và chở về sau lễ. Bây giờ cháu hỏi dì chuyện này vì cháu không rành chùa chiền bên đây! Mình nhờ cúng bốn chín ngày cho thân nhân thì phải đưa cho chùa bao nhiêu tiền nhang đèn, cơm nước...""
"Tôi đã chết bao giờ đâu mà biết! Tôi nghĩ mình đưa nhiêu thì họ cúng nhiêu! Anh đưa kha khá thì cơm chay ba món. Đừng hà tiện qúa anh ơi! Nghĩa tử là nghĩa tận. Công cha nghĩa mẹ như Thái sơn bao tầng…"
"Thôi được. Dì cho cháu vay vài trăm để cháu nói nhà chùa cho cháu bữa cơm chay đáp lễ thân bằng quyến thuộc kha khá như dì muốn."
"Oái giời đất ơi! Cái anh này kêu không phải cửa! Tôi thấp khớp đến lặt lè còn không có tiền mua thuốc thì tiền đâu cho anh vay""
"Cháu nghĩ vay ai cũng phải trả tiền lời. Sao không vay dì để dì cũng có đồng tiêu vặt. Nên mới hỏi dì trước."
"Thôi thì… họ hàng như nước lã ở cái xứ sở này. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có tôi với anh chưa dứt tình máu mủ. Anh để tôi xoay cho anh vậy! Anh cần bao nhiêu""
"Dì cho cháu xin năm trăm."
"Giời ạ! Anh đãi cả cộng đồng à" Tôi cho anh biết! Thứ nhất đám ma thứ nhì đám cưới là chuyện không nên đi vay, vì nợ đó là nợ đời đấy! Tôi xoay cho anh trăm bạc là tôi cho anh, bởi mẹ anh là chị họ của tôi. Khi anh có thì anh cho lại tôi trăm hai, trăm ba… tùy anh nghĩ về máu mủ. Tôi cũng chưa biết xoay đâu ra cho anh trăm bạc. Lại còn hoang đến năm trăm."


Hắn nghĩ cũng đành, rồi mình xoay tiếp! Không nên giong dài với bà phù thủy ngôn ngữ này nữa! Hắn nói thành tâm: "Thế cháu xin dì trăm vậy!"
"Nhưng tôi còn phải xoay chứ đâu ra mà có sẵn!"
Hắn hiểu ý bà dì - bà mà người ta chết thấy thương sao dì hắn còn hoài cho chật đất. Hắn nói trúng hơn thầy bói: "Phải như chủ nhật tuần tới mà đúng kỳ lương của cháu thì cháu đã không phiền đến dì. Nhưng lương sau hai hôm nên cháu mới cậy dì xoay cho. Cháu lãnh lương thì xin gởi lại để dì trả cho người ta. Cháu gởi trăm rưỡi cho đẹp mặt dì. Được chứ""
"Anh hoang như bố anh ngày xưa, nên chị tôi khổ cả đời. Nghĩ đến chị tôi thì tôi lại không cầm được nước mắt! Chị ơi!... Sao mà đẹp lòng đẹp người đến như chị để giời ghen cho khổ!"
(Bà dì khóc hu hu…) Hắn xem tuồng chèo kinh dị đã đời! Bỗng dì im bặt như tivi bị cúp điện.
"Thôi. Để tôi xoay cho anh hai trăm, chứ xứ sở này mà không quen biết thì ai cho… Tôi cứ nhìn thấy anh là tôi lại khóc chị tôi…"
Bà dì lụm khụm, cố kéo cái chân lê ra cho phong thấp nể mặt. Dì vào phòng xoay là xoay khóa tủ để đem bọc vải điều ra đếm năm lần bảy lượt cũng chỉ có trăm tám mươi hai đồng. Hắn vận dụng hết sở trường toán học để làm tròn số cho dì là hai trăm. Dì cười híp mắt thở than. "Tôi lẩm cẩm thật rồi. Bao nhiêu người gửi tôi giữ… tổng cộng là hai trăm lẻ. Thế mà thất thoát đi đâu không biết! Cảm ơn anh cho đủ hai trăm. Nhớ đến lương thì hoàn lại cho mọi người anh nhá! Ước gì tôi có để cho anh. Rõ khổ. Chết cha còn chú, sảy mẹ bú dì lại phải dì nghèo đến thấu xương…"
Hắn ngắt câu chuyện lòng để ra đi chứ cái kho tục ngữ, ca dao này nhớ đâu nói đó thì đến bao giờ" Gía dì nghèo thật thì hắn không gạt đâu!
Hắn chào nghệ sĩ nhân dân để ra về với một trăn tám mươi hai đồng mà chín ngày sau sẽ phải trả ba trăm. Một trăm mười tám đồng tiền lời. Tính ra 64.8%. Hắn đang giận mình giỏi toán chi để tính nhẩm thần sầu qủy khóc thì cô em họ đứng dậy. Tiễn hắn ra đường. Nụ cười trong héo ngoài tươi buộc hắn phải hỏi thăm về gia cảnh hiện thời của cô ấy. Sau một hồi kể lể những bi ai của cuộc trần, cô ấy cũng bẻ cò được ông anh họ năm chục bạc để mua tã sữa cho con.
*

Còn có một trăm ba mươi hai đồng với bảy đồng trong túi là trăm ba chín. Không phải nữa rồi! Mua bao thuốc lá với cái quẹt, lại không lấy tiền thối thì bảy đồng đã đi đoong. Ừ. Có thuốc. Đốt. Hắn đốt căm thù ba năm thèm khói. Đầu óc lâng lâng qủy khóc thần sầu… Chỉ một trăm ba mươi hai đồng chẵn thôi thì làm gì đủ cho cái họa một-bảy-sáu. Mẹ ơi! Con cần một trăm bảy mươi sáu đồng. Con cần một trăm bảy mươi sáu đồng… con cần một trăm bảy mươi sáu đồng… Sao mẹ bỏ con đi" Con cần mẹ. Mẹ ơi...! Trời đêm sau mưa đã nhạt nhoà. Hắn lại khóc thì thấy đường đâu lái!
Tiếng xe sau bóp kèn inh ỏi! Hắn tống ga vọt đi cho khỏi kẹt người ta. Hắn vượt đèn đỏ rành rành trước đầu xe cảnh sát! Thêm một cái giấy phạt không khoan nhượng. Con nhỏ cảnh sát còn thử đi thử lại hơi bia để cố còng tay hắn. Đồng bọn lũ vô nhân đạo ào đến vây quanh hai, ba xe, đèn quay tít mù. Hắn cười thành tiếng khi bọn nó bỏ đi vì bọn trấn lột đâu được quyền cười tươi, lớn tiếng hơn hắn! Chúng hè nhau súng ống, còng kiếc… đèn quay như một đoàn xiếc, đoàn Sơn đông trình diễn khỉ Á châu mà hắn là con khỉ lưu đày. Chúng có thể cười thằng ăn hai giấy phạt như lương tâm người Mỹ đã bán cho Saddam hay Bin Laden, làm hắn ức! Đã thế thì hắn đi uống bia để chạy ngược chiều cho cả đoàn xe cảnh sát hộ tống, trên có trực thăng soi đèn pha sáng như ban ngày. Tivi giờ này sẽ được coi một cái (break new) ngoạn mục! Tính vậy đi cho tiện chứ hai cái giấy phạt thì coi như đã vô phương!
 Hắn đi tìm nhà hàng vắng nhất để uống một bữa hoành tráng trong yên lặng trước khi từ giã cuộc đời này. Hắn thề không ân hận trước khi ra khỏi nhà hàng và đạp ga lên đường siêu thoát! Nhưng đường  đến nhà hàng chưa tìm được thì lại đèn đỏ, đèn xanh. Lại những tiếng bóp kèn nhức óc. Lại có cái mặt đười ươi vành vạch chõ mỏ vào xe hắn, tận mặt hắn. Đôi môi đỏ như có tháng mà biết nói. Đười ươi biết nói tiếng Anh mới vui làm sao! "Mày phải chạy đi, đã hai đèn rồi! Mày biết lái xe không""
Hắn xin lỗi! Đạp ga… gió Mỹ cố lùa theo tai hắn câu tiếng Anh của đười ươi: "Đồ con heo Trung Quốc!" Hắn mừng tới khóc không thành tiếng. Hắn tự nhủ bản thân: "Cuối cùng, cũng trả được mối thù một ngàn năm đô hộ." Hắn cười ằng ặc với cái quốc tịch Việt Nam của hắn. 
Đã đến nhà hàng vắng nhất thế giới. Đã tự ngồi vô bàn năm phút mà không ai hay. Hắn la lên để nhỡ người nào la trước: "Cướp…!" hay "Trộm…!" thì hắn làm sao cãi"! Không lẽ phải đối diện với cảnh sát thêm một lần nữa trong ngày. May cho hắn là người bồi bàn đã thức giấc ngủ gục. Cô trẻ đon đả bước ra, tay cầm cây viết, tay quyển sổ nhỏ… sao mà giống cảnh sát"! Hắn sợ cái giấy phạt thứ ba bằng cái sợ khủng hoảng tinh thần. Nhưng không sao! Cô này cười té tát vào mặt hắn chứ không gằn giọng.
"Chú uống bia hả chú""
"Dạ phải. Cho tôi xin vài chai bia""
"Heineken hả chú""
"Dạ được."
"Chú muốn nhậu món gì" Ở đây có…"
"Bia thôi…"
"Chú đợi bạn hả chú""
"Dạ phải…"
"Chú dạ con một hồi… con thành bà cụ bây giờ! (cười) để con đi lấy bia cho chú."
Oâi! Ba năm rồi mới được hưởng cái vui ngoài quán nhậu. Hắn quên hương vị bia Heineken - uống vô nhẫn đắng nhưng hậu ngọt ngọt ở cổ họng. Hắn sặc với hớp đầu tiên làm cô nhỏ hay cười, bậm môi, trợn mắt vì sợ hắn quê. Hắn thấy đời thú vị với một nụ cười, nhất là nụ cười vô tư của những người còn trẻ. Cô bé này chắc chắn ngoài hai mươi thì mới được bán bia trong nhà hàng. Sao gương mặt non choẹt như mười lăm, mười bảy. Như đứa con gái lớn của vợ hắn, nhưng con nhỏ kia không có chút hồn nhiên cho đời bớt khổ. Nó gìa trước tuổi vì hoàn cảnh không nơi nương tựa, thiếu tình thương. Nó tự lập bằng vốn trời cho đến tội nghiệp. Hắn thương nó như con, thương câu nó nói rất thật lòng: "Tôi không muốn gọi ông bằng ba. Tất cả những người đàn ông bước vô nhà tôi trước đây đều khốn nạn. Oâng, chắc cũng không hơn!" Vợ hắn đã bộp tai con bé để giữ sĩ diện cho hắn. Đó là những ngày đầu của chuỗi ngày bất hạnh cho cả đời nó lẫn đời hắn.
Từ khi nó bỏ nhà theo trai là lúc hắn cũng đi vào mê lộ của giòng sống khắc nghiệt nơi này. Hắn có lỗi với nó dù nó đã thọc vào tim hắn câu nói nhức nhối nhất của một người khác giành cho cuộc đời không thích làm phiền người khác của hắn. Con bé đó tội tình gì chứ" Tại sao nó bị cướp hết thơ ngây để trưởng thành như một người hữu dụng. Tại sao hắn bị cướp hết con người bản chất để trở thành một thằng lường gạt. Bơ vơ. Lạc loài trong cái xã hội phù hoa, ảo ảnh… này" Nghĩ đến bà dì như một nạn nhân của cuộc đời lưu lạc. Cô em họ đau khổ vì không chịu tìm hiểu nguyên nhân, cội rễ của khổ đau. Vợ hắn hận đời mà cụ thể là hận đàn ông - không thể thiếu trong đời cô ta cũng là một khổ đau của kiếp người - kiếp đàn bà. Từng linh hồn trong sáng sẽ bị vẩn đục theo nhu cầu vật chất và cả tâm linh khi có ý thức mà thường là ý thức mù loà bởi không ai hướng dẫn cách nghĩ suy. Những người khốn khổ không cùng nhau tìm cách giải quyết mà họ chỉ biết làm khổ nhau hơn vì thiếu hẳn một niềm tin chung-niềm tin con người trong nhau. Những ông sư, ông cha đã quá mệt mỏi với niềm tin tôn giáo của mình thì ai kham nổi cái gọi là niềm tin chung cho nhân loại.
Cổ họng hắn đã quen lại với chất liệu Heineken sau ba năm nghỉ tu vì hoàn cảnh. Từng chai được khui ra để đổ vào họng hắn. Hắn tu bia chạy tới đâu nghe rõ trong cái bụng trống huơ mấy ngày rồi. Hắn say lẹ cho vơi bớt muộn phiền đến giờ đóng cửa. Cô bé lại gọi hắn: "Chú ơi! Xin lỗi chú. Con tới giờ đóng cửa." Hắn thức giấc ngủ ngồi. Trả tiền sáu chai bia dù hắn mới uống năm chai. Đầu nhức như búa bổ, nhưng còn nghe rõ: "Cháu tính tiền sáu chai vì ở đây bán một (order) là sáu chai. Chú muốn đem chai còn lại về nhà không" Cháu bỏ vô bịt giấy cho chú" Chú có muốn mua thêm để đem về nhà không" Vì khuya rồi, không ai bán bia nữa đâu" Chú…"
"Thôi được. Cô cho tôi thêm sáu chai, tôi đem về."
"Chú lấy luôn mười hai chai đi. Giờ này không đi mua ở đâu được nữa đâu!"
"Cũng được. Cho xin thêm bao thuốc lá."
Hắn xách bịt bia nặng chịch ra khỏi nhà hàng. Trời đêm mát rượi làm hắn tỉnh ra, bớt nhức đầu. Hắn vô ngồi trong xe nhưng không biết đi đâu" Hắn không muốn về lại ngục tù bao la gói gém trong bốn bức tường và gương mặt quản giáo luôn đằng đằng chính trị phổ thông là tiền… tiền… tiền… tiền…! Lại nghĩ ngợi mông lung… khui chai bia, ngồi uống một mình ngoài cái parking đã vắng tanh vắng ngắt. Thì ra người bán bia nào cũng có thù với người bán bảo hiểm. Họ không bỏ qua cơ hội, không bỏ qua một thằng nào có khả năng làm khánh tận đối phương. Một người say còn bị bán ép thêm mớ bia để hại thằng bảo hiểm. Sao người ta thích ép nhau vì một chút quyền lợi của mình và bất chấp thiệt hại hay sinh mạng kẻ khác! Có thật là con người đã không còn lý do nào để thương nhau" Nếu thế thì hắn may mắn quá! Từ ngày bỏ lại sau lưng mẹ gìa và mấy đứa em tràn trề hy vọng về việc anh hai đi Mỹ. Bây giờ, mẹ mất rồi. Từng đứa em ném hy vọng theo bãi nước bọt xuống đất rồi giẫm lên. Trong hoàn cảnh ngày càng trơ trọi của tâm tư thì đứa con nhỏ của vợ đã cho đánh thức tình người qua từng việc nhỏ theo tuổi tác của nó. Con bé con mới dễ thương làm sao" Nó vô tư như một thiên thần cứu khổ cứu nạn. Nó ban phát cho mọi người không phân biệt, kỳ thị… ban phát đồng đều một tình cảm trẻ con đến xúc động. Chiều nay con bé ăn gì" Mình hư qúa! Quên lo cho nó cái gì bỏ bụng rồi hẵn đi đâu thì đi. Hắn hối hận.
Khui chai nữa để ru đời vào quên lãng. Hắn nhớ chập choạng trong cơn say trở lại. Nhớ cái thẻ điện thoại gọi về Việt Nam khóc mẹ là hắn nhờ người em sầu mộng trong hãng mua cho - chưa trả tiền cho người ta mới là nợ đời. Dì hắn nói đúng: "Thứ nhất đám ma, thứ nhì đám cưới. Không nên vay nợ vì nợ đó là nợ đời." Ngày mai vô hãng trả tiền cho người em sầu mộng. Tối mai mới lên đường siêu thoát được chứ quyết không để nợ trước lúc ra đi. Đó cũng là con người đáng thương như hắn. Thị tới tuổi nhuộm đầu nhưng còn sung mãn công khai. Chẳng chừa thằng nào thiếu chỗ cắm trong hãng. Thị không phân biệt màu da, tuổi tác. Cho không! Nhưng không mấy khi toại nguyện vì giá cả thịt tươi trên thị trường ngày càng rẻ mạt. Cũng tội cho người bị trời sinh ra để làm tình. Nếu biết đàn ông trên trần gian không khoái làm tình với thị thì thị đã đầu thai làm sỏi đá vì sỏi đá cũng cần có nhau chứ đâu như con người! Mau quên hơn sỏi đá. Một kẻ bị bỏ quên như sỏi đá rất cần có nhau.
Thôi. Không uống nữa, tối nay chưa gĩa biệt được cuộc đời vì còn nợ người em sầu mộng cái thẻ điện thoại. Mà đi đâu bây giờ" Hay… đi xem chỗ nào còn mở cửa thì mua cho con bé cái gì ăn. Nó ngủ đói đêm nay là cái chắc! Đã mấy hôm rồi, hắn không nấu gì cho nó ăn. Thiên thần không thể chết đói vì cuộc đời còn cần nó hơn hắn. Hắn lái đi lảo đảo. Đường đêm vắng tanh như đường về âm phủ. Và thằng điên với thằng say có bao giờ đến nơi mà chúng tính trước đó. Hắn đến căn aparterment của người em sầu mộng đã hơn một lần hắn đến đây vì chở giùm thị về những bữa không xe. Sao lại đến đây làm gì giữa đêm khuay" Hắn hỏi mình như hỏi một người xa lạ! Rồi tìm lý do để gõ cửa. Aø! Hắn nhớ ra rồi! Hai cái môi lúc nào cũng đỏ như có tháng mà hắn gặp tối nay, sau đó cố nhớ giống một người nhưng không nhớ ra. Bây giờ mới nhớ là giống người em sầu mộng. Được. Hắn trả ơn người em sầu mộng một đêm tình về cái thẻ điện thoại. Tiền thẻ trả luôn để khỏi nợ nần gì nhau trong kiếp sau. Hắn không mong gặp lại làm gì… con người khốn khổ ấy. Hắn gõ cửa.
"Trời đất! Đi đâu khuya lơ vầy nè" Mà say dữ rồi đa… thôi vô nhà lẹ đi để thôi cảm bây giờ!"
Hắn trả lời bằng đôi chân khụy xuống! Mớ bia lăn ra khỏi bịt giấy đã thấm ướt. Hết biết.
Thời gian bỏ đi bao lâu trong cơn say thì hắn không biết! Tỉnh dậy trên sofa với ánh đèn vàng nhợt nhạt. Thị ngồi trong lòng hắn đang nằm nghiêng như số bốn. Thỉnh thoảng nốc ngụm bia với cái yên lặng não nề của không gian về sáng. Mùi da thịt đàn bà không bằng hơi ấm của những đụn mỡ tuổi tác hai bên hông nên hắn thấy lòng mang ơn lớn hơn dục vọng. Hắn ngo ngoe trở mình cho thị biết hắn đã thức. Thị lau mặt cho hắn bằng cái khăn nóng có mùi nước hoa làm hắn tỉnh. Thị cười lẳng không chịu được. Cái áo ngủ của thị đã mở sẵn khuy cài để hai bầu vú rưng rưng chờ đợi. Hắn hay mình chỉ còn mỗi cái xà lỏn trên người nên thấy lạnh. Thấy tội thị thì thôi. Hắn ráng cho một lần trọn vẹn nhưng hỡi ơi! Thị đã không bỏ qua lúc hắn say.
Những chai bia còn lại không thoát khỏi số phận đêm nay. Chúng lần lượt bị khui ra để (fill-up power) có thể! Thị qủa là cao thủ của chiếu chăn. "Em đã khổ nhiều rồi nên em không suy nghĩ nữa! Đâu phải em không biết anh khổ tâm, khổ trí với gương mặt lầm lì từ sáng tới chiều trong hãng. Nhưng anh ơi!... Vô tư đi anh! Vô tư cho quên hết đi anh!... em vô tư, anh vô tư thì còn gì đâu khổ"!
"Vô tư là cái quái gì mà em cứ vô tư… vô tư…"
Thị cười ngả nghiêng như con điên trong vườn hoa tình ái. "Vô tư là cái tròn tròn/ xài đi xài lại vẫn còn vô tư…" Hắn cáu tiết khi nghe thị dẫn thơ-hai-người, tiếp: vô tư là cái dài dài/ xài đi xài lại… vẫn dài vô tư. Thị làm hắn nổi điên khi vô tư… là cái vô tư/ vô tư là cái từ từ nó vô. Thị làm gì làm… khi hắn đã chào thua!
Đồng hồ reo, còn trần truồng trên sofa. Thị tá hỏa thay đồ để đi làm. Hắn cũng lẹ mặc quần áo để chuồn êm như thói quen công nhân. Hắn nhanh hơn nên lặng lẽ thoáng qua đầu óc một đêm dài. Hắn tính nhanh như những dãy số toán học thường lướt qua đầu hắn. Hắn móc túi bỏ lại trên bàn hết tiền hắn có, rồi khép cửa ra đi không từ biệt. Hắn chợt nhớ,quay vào. Xin lại ba đồng để khép cửa lần sau và vĩnh viễn ra đi.
***
Hắn ghé tiệm Donus buổi sáng, mua ba đồng Donus tròn tròn như những chữ "O". Chạy vội về nhà theo bản năng người cha có lỗi. Con bé đã thay đồ đi học và không xem chút hoạt hình trên tivi như mọi hôm. Nó ngồi khóc vì sáng nay không ai chở nó đi học. Má đã đi rồi! Nó khóc ba ơi!... Hắn hối hận tận cùng xương tủy.
"Ba xin lỗi làm con sợ. Con đợi."
"Ba về là ba không bỏ con hả ba""
Hắn không lòng dạ nào đi nói dối một đứa con nít nên không trả lời!
"Ba mua cho con Donut con thích nè. Con ăn đi rồi ba chở đi học. Đói lắm rồi! Phải không con" Tối qua con ăn gì""
"Dạ… con ăn mì ly."
Nó lấy Donus xắp ra dĩa. Bưng lại mời hắn ngồi thừ ở sofa. "Con mời ba ăn. Ba ăn cái với con nha ba…"
Cuộc đời không bao giờ hết vị ngọt trong tiếng nói thiên thần. Ai hỏi hắn đã ăn gì ngon nhất trên nước Mỹ" Thì có lẽ hắn trả lời: "Cái Donus sáng nay." 
Con đường một chiều cho phụ huynh (drop-off) học sinh. Hắn thả con bé xuống trường lần cuối. Hắn muốn nói câu: "Ba xin lỗi con." Nhưng sao nước mắt lưng tròng, không nói được! Nó hồn nhiên tan biến trong đôi mắt âu lo. Nó chạy vòng qua bên người lái làm hắn phải mở cửa xe. Nó níu cổ hắn xuống để hôn lên gò má kẻ tử tù trên đường ra pháp trường sáng nay. Nó nói: "Con thương ba. Con cho ba nè." Nó móc trong cặp táp ra và trao cho hắn con heo đất có đôi mắt như mắt nó, có hình bông hoa như cuộc đời nó với điều kiện có người chăm sóc. Nó chạy bay đi với những thiên thần vào nước Chúa là lớp học. Thiên thần của hắn đã đem vô thiên đàng giọt nước mắt chưa khô. Hắn ngồi yên bất động trong tiếng kèn inh ỏi của những xe sau. Hắn bấm nút đèn khẩn cấp (emergency light) cho đèn (emergency) nhấp nháy để xin con người một phút vì người khác được không"
Con heo đất cười cười trong tay hắn… "Mày bỏ người cần mày thì mày mới đúng là thằng hèn." Nên từ đó. Hắn gọi con bé là: "Con heo đất của tôi". Không ai biết trong ấy có bao nhiêu tiền nhưng mua lại bạc triệu thử xem" Hắn không bán đâu! Hắn mới thắng kiện ngoài tòa để đưa được "con heo đất của tôi" về sống trong căn nhà lộng lẫy với hắn. Không có bóng dáng đàn bà ở đó vì đó là thánh địa của hắn và thiên thần nay mới mười ba.
Phan
PHAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,037,011
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến