Hôm nay,  

Anh Chị Em, Tình Ruột Thịt

5/25/200900:00:00(View: 156198)

Anh Chị Em, Tình Ruột Thịt

Tác giả: Nguyễn Lê
Bài số 2623-16208700- v252509

Tác giả đã nhận giải viết về nước My  với loạt bài về kinh nghiệm mở nhà hàng Việt Nam tại Mỹ. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình, thường thể hiện tính lạc quan trung hậu.

***
Ba mẹ tôi sinh được 13 anh chị em. Các cụ nghe người xưa dạy: Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Các cụ cứ hùng dũng, can đảm mỗi năm thay mặt Thượng Đế sản xuất hoặc đấng nam nhi, hoặc nàng thị mẹt. Liên tu đều đặn 13 năm liên tiếp không nghỉ, không sợ, không hãi.
Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính. Vì tính tình mỗi người mỗi khác nên tôi mới phải mang cả gia phả họ hàng ra khai, trình bày với bà con thiên hạ.
Bà chị cả của tôi thấy ba mẹ tôi can đảm quá nên bà cũng cố ráng theo cho phải đạo làm con nhưng bà theo đến con số 10 là thôi. Bà cố gắng nhiều lần cũng không được nữa. Có lần con bà với con ba mẹ tôi sinh cùng năm nên cậu cháu đề huề nhưng vai vế khác nhau. Tuy vất vả nhưng bà vẫn vui vẻ yêu đời. Năm nay nhờ Trời, bà đã ngoài tám bó nhưng bà vẫn khỏe mạnh, đi lại bình thường. Bà không phải uống bất cứ thuốc nào trị bệnh lúc tuổi già. Bà cùng đàn con vui vẻ tại kinh thành ánh sáng hoa lệ Ba Lê tới nay đã được 33 năm.
Nước Pháp rất hào phóng. Dân Pháp lại lười đẻ. Dân số Pháp tăng trưởng chậm chạp. Chính phủ Pháp phải khuyên khích dân chúng đẻ nhiều cho tăng dân số. Bà chị cả tôi vất vả sinh được 10 quý tử nên chính phủ Pháp tưởng thưởng cho bà hàng tháng trợ cấp dồi dào vì đã có công làm cho dân số nước Pháp tăng thêm.
Năm nay các con bà đua nhau về Việt Nam thăm thú quê hương. Ngại đường xa, bà theo cô con gái đắc ý nhất của bà sang thăm Mỹ Quốc. Bên Mỹ bà còn 1 cô con gái cưng nữa ngụ ngay tại Little Saigon. Nàng sản xuất được 2 trai, 2 gái. Tất cả đều thành đạt bên xứ cờ hoa. 3 Nha sĩ, 1 cao học kỹ sư. Cộng thêm dâu rể bà có thêm 1 Dược sĩ, 1 nha sĩ và 2 luật sư dòng họ Clinton. Bà được dịp gần gũi con, cháu đông đảo, trò chuyện tối ngày, nay nhà hàng mốt quán giải khát gần bờ biển.
Bà có cậu con trưởng, một lần về Việt Nam làm ăn thất bại. Nhờ tính tình vui vẻ, cởi mở, rộng lượng, hào hoa, nhờ đức ăn ở, cưới được cô vợ ăn nên làm ra khi mua được lô đất vùng Bà Rịa đúng lúc. Khu này nay mai sẽ là trung tâm du lịch, giải trí, nghỉ mát tại Việt Nam.
Anh Hai tôi, trời không cho con gái, chỉ được 3 trai, ngay từ thời đệ nhất Cộng Hòa, ông đã gửi con qua Mỹ du học. Một bác sĩ giải phẫu, 2 kỹ sư. Tính đến nay đã được 28 năm, tôi chưa được gặp lại các cháu, mặc dầu các cháu ở vùng San Jose, California. Hy vọng khi đọc được bài viết này, cậu cháu sẽ có dịp nhìn lại mặt nhau. Tôi chỉ sợ mai mốt ra đường kiếm chỗ đậu xe, cậu cháu đụng độ trên bãi đậu xe, phải nhờ phú lít can thiệp.
Anh Ba may mắn hơn được 1 gái, 2 trai. Cậu trai lớn thân hình lực sĩ, bắp thịt cuồn cuộn như tài tử màn bạc Arnold, đương kim Thống Đốc Cali, chiều cao 6 feet. Lúc làm người mẫu thời trang, lúc làm kỹ sư trong hãng IBM. Ở tuổi ngoài 40, cậu chưa nghĩ tới chuyện lập gia đình. Cậu tậu căn biệt thự vùng New Port trị giá ngoài 2 triệu đô, rước 2 cụ thân sinh về an hưởng tuổi già, hưởng không khí mát mẻ vùng bờ biển. Mỗi lần bạn bè 2 cụ tới thăm phải hỏi bí số mới qua được cổng sắt an ninh của khu biệt thự.


Anh Tư được 1 trai, 1gái. Con trai anh tính nết giống hệt mẹ. Mỗi lần mẹ căn dặn dạy dỗ điều gì, cậu trai đều 1 điều cám ơn, 2 điều thốt câu cám ơn và thỏa mãn tối đa những điều mẹ muốn. Vợ anh Tư rất thích đồng hồ đeo tay, toàn hiệu danh tiếng như Citizen, giây da, seiko, nhận hột long lanh, choparol.... các món đồ trang sức mà tài tử màn bạc đều ưa thích. Con trai chị Tư lục lọi trên computer, in ra đủ kiểu, đủ loại, thấy mẹ thích kiểu nào là âm thầm mua biếu mẹ nhân ngày Mother's day, ngày Thanksgiving. Đến nay chị Tư đã có cả 1 collection về đồng hồ đeo tay.
Chú em vùng Lakewood được 2 trai 1 gái. Cậu Út không bao giờ nghe lời chỉ dẫn của bố, cậu theo ý cậu tuyệt đối 100%. Từ ngày cậu lấy vợ, chỉ nghe lời vợ cậu rất cẩn thận, mỗi lần ra khỏi nhà là coi lại cửa, tắt đèn, tắt điện, tắt máy, khóa cửa. Cậu không để bố cậu xử dụng computer, sợ ông bố loay hoay chạm điện cháy nhà. Ông bố nay đã khoác áo nâu sồng, ăn chay niệm Phật cả ngày không nói nửa câu.
Chú em vùng Hawthorne được 3 trai, 3 gái. Dịp lễ Tạ Ơn vừa qua con cháu đông đủ đầy nhà. Thú say mê độc nhất của chú phì phèo dăm ba điếu thuốc lá, hết điếu này, tiếp điếu khác. Tôi có gửi cho chú 1 lô tài liệu của các bác sĩ viết về sự độc hại của thuốc lá, hy vọng chú bỏ thuốc. Tôi còn bổ túc các bài viết của bác sĩ Nguyễn Ý Đức đăng trên Việt Báo. Chú tuyên bố giữa bạn bè thà bỏ vợ hơn bỏ thuốc. Ba năm liên tiếp, tôi treo giải ứng tiền trước mỗi năm 200 đô. Khi qua Cali thăm chú nếu thấy chú bỏ thuốc, tôi sẽ tặng tiếp theo 800 đô cho đủ một ngàn.
Chú áp út kế tiếp rất đặc biệt. 33 năm cư ngụ bang Cali, tôi được biết chú ở vùng Beveryly Hill nhưng chưa bao giờ được chú mời về nhà. Trước khi qua Cali, chú làm việc trong nhà băng ở New York City. Dọn qua Los Angeles, chú thuê 1 lô đất bán xe hơi sau đó không biết chú làm nghề gì, chỉ thấy chú đi xe Mercedes 500. Chú cho tôi biết vì tên lau xe không chịu hút bụi xe nên chú phải đích thân làm và lúi húi trên xe chú lôi ra được một bịch hột xoàn. Từ đó chú ung dung đi từ Mercedes bóng loáng tới Lexus cao cấp dạo chơi khắp vùng Beverly Hill, Hollywoodd tới vùng quận Cam. Chú chu du khắp nơi trên thế giới. Gặp tôi chú nói phải đi tự thưởng cho mình. Dáng người nhỏ con, anh em lâu ngày gặp nhau chú khoe với tôi bạn bè của chú toàn toàn là các quan chức lớn, đặc biệt có cả lô quan chức  Trung Quốc vĩ đại.
Chú Út có hồ cá Kroi phía sau nhà, ngày ngày thưởng thức đàn cá cả 100 con bơi lội dưới hồ. Con lớn to bằng bắp đùi, mầu sắc con bạc, con vàng, con đủ mầu đủ sắc. Mỗi lần muốn về Việt Nam thăm thú quê hương, chú bán chừng 3 con là đủ tiền mua vé máy bay.
Chú may mắn có được cô con gái tốt nghiệp Bác sĩ nhãn khoa, 1 cậu bác sĩ chuyên về quang tuyến. Thú vui cuối đời là nhìn 2 con thành đạt nơi vùng đất hạnh phúc may mắn Mỹ Quốc.
Đã 5 năm tôi không có dịp du lịch vùng đất Pháp quốc. May mắn năm nay bà chị cả từ Ba Lê bay qua vùng thủ đô tị nạn thăm con cháu. Lợi dụng dịp may hiếm có tôi vội bay qua vùng Little Saigon thăm bà chị cả và các anh em, cùng gặp lại bạn bè đông đảo.
Tôi mới đề cập được 8 nhân vật, mỗi người một vẻ. Còn 3 anh trai, 2 bà chị đã vội vã từ biệt 8 anh chị em ruột thịt còn lại để về hưởng hạnh phúc thanh nhàn bên kia thế giới.
Nhân dịp năm cùng tháng tận tôi mượn dòng chữ này để ôn lại những kỷ niệm và tường thuật lại sinh hoạt của anh chị em chúng tôi cho ba mẹ chúng tôi được mỉm cười nơi chín suối.
Nguyễn Lê

Send comment
Off
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Your Name
Your email address
)
Add a posting
Total View: 867,771,088
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến