Hôm nay,  

Chuyện “cá Rô Cây”

05/05/200900:00:00(Xem: 109484)

Chuyện “Cá Rô Cây”

Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Bài số 2606-16208683- vb350509

Tác giả là một kỹ sư,  từng du học Mỹ thời còn trẻ nhưng hiện định cư tại Canada. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể kinh nghiệm về khoảng trống trong giao dịch (communication gap) giữa những người sống trong hoàn cảnh khác nhau. Từ sự khác biệt Nam  Bắc qua câu chuyện “Bắc kỳ ăn cá rô cây”, bài viết lưu ý về sự khác biệt và khoảng trống trong giao dịch giữa các di dân tị nạn với người bản xứ, và giữa các thế hệ người Việt tại hải ngoại. Mong ông Bích sẽ tiếp tục viết thêm và xin kính lưu ý bạn đọc: Nguyễn Ngọc Bích, P. Eng. Canada và Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích hiện cư trú tại Virginia là hai người khác nhau.

***

Tôi lớn lên tại miền Nam trong khung cảnh đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Sau năm 1954, hàng triệu ngườI miền Bắc di cư vào Nam chạy trốn gông cùm cộng sản. Hồi còn đi học trường tiểu học tôi đã nghe chuyện Bắc Kỳ ăn cá rô cây. Chuyện nầy thì những người có tuổi ai cũng biết nhưng tôi xin phép tóm lược lại để cho các em còn trẻ lần đầu tiên nghe chuyện nầy hiểu thêm.
Chuyện kể là ở ngoài Bắc có một gia đình nghèo và hết sức tiết kiệm nên trong các bửa ăn chỉ có ngô khoai, chút ít cơm, và luôn luôn là rau luộc và nước muối chớ không có thịt cá gì cả. Để có thể ăn nổi các món khó nuốt này, ngườI cha treo giửa bàn ăn một con cá rô bằng gổ để cả nhà nhìn vào mà tưởng tượng là mình cũng đang ăn thịt cá hẵn hòi. Để tăng thêm phần hấp dẫn cho câu chuyện (nói nôm na là thêm mắm thêm muối), một cậu con trai đang tuổi lớn cần ăn nhiều cứ nhìn đăm đăm vào con cá quá lâu nên bị mắng là tham ăn.
Chuyện nầy bịa đặt hay có thật thì không ai khẳng định được. Nếu có thật, đây là một câu chuyện về cái nghèo rất xúc động đáng lẽ người nghe phải chạnh lòng thương xót cho hoàn cảnh một gia đình nghèo. Nhưng khốn thay, nhiều người trong miền Nam nghe xong lại cười chê bai không hiểu làm sao có thể ăn uống như vầy được. Tuy không phải là người có ác ý nhưng chính tôi cũng cười vì tôi chưa thông cảm hay hiểu được cách sống và tập quán của ngườI miền Bắc. Phải nói là có một sự cách biệt rõ ràng trong nếp sống của người miền Nam và người miền Bắc vào thờI điểm lịch sử đó. Do hoàn cảnh thiên nhiên dễ dàng, ngườI Nam tiêu xài rộng rãi, ăn nói tự nhiên thật tình và thấy đa số ngườI miền Bắc tiện tặn và ăn nói khách sáo rào trước đón sau. Ngược lại người miền Bắc thấy người miền Nam chi tiêu không nghĩ đến ngày mai và cư xử có phần thiếu lịch sự hay tế nhị.
Vì hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau nhiều nên nếp sống cũng khác nhau là điều tự nhiên. Cũng phải mất một thời gian khá dài, nhiều người miền Bắc không còn rào trước đón sau khi giao dịch với người miền Nam. Dần dần người Nam chấp nhận nếp sống của ngườI miền Bắc sau khi đã trừ hao đi một phần mà họ cho là phóng đại. Khi tôi lớn lên, bạn bè người Bắc khá nhiều và tôi thấy khi hoàn cảnh kinh tế thuận lợi, họ cũng cư xử giống như người miền Nam.
Được học bổng USAID (US Agency for International Development), tôi đi du học ở Mỹ và ở chung trong cùng ký túc xá với mấy anh bạn Bắc Kỳ tại thành phố San Jose từ năm 1967. Vừa mới qua chân ướt chân ráo, tôi thủ kỹ tiền học bổng chẳng dám xài một xu nhỏ. Một hôm đi ngang phòng của anh bạn Trần Đắc Trung, một người Bắc lớn hơn tôi 4, 5 tuổi đang học Cao Học, một người mà tôi rất gần gủi và cùng chung nhiều sở thích, quan niệm xã hội, tôi nghe tiếng Connie Francis hát thánh thót bài Never on Sunday, một bài tủ của tôi. Thì ra anh mới tậu một bộ máy quay dĩa Columbia Masterworks, tuy không phải là sang nhưng âm thanh nghe rất hấp dẫn. Hầu như cuối tuần nào tôi cũng ghé phòng anh vài ba tiếng đồng hồ nghe cọp những bài mà mình thích (ai là người ăn cá rô cây đây hở bạn"). Vài tháng sau, nhịn hết nỗi, anh Nam Kỳ nầy đành phải xuất tiền ra mua cho mình một giàn máy riêng để có thể nghe nhạc mỗi ngày.
Chưa hết đâu, lại một anh bạn Bắc Kỳ, Vũ Chí Thiện, khởi xướng chơi băng open-reel (thời đó cassette mới ra, âm thanh còn bầy nhầy lắm). Bạn đoán đúng: sau đó tôi lại bắt chước, mua ngay máy thâu băng Sony! Anh Thiện nầy còn chơi cả máy quay phim cầm tay, Super 8 (không phải là Video 8 ra đời 20 năm sau). Đến đây thì tôi đầu hàng, không theo nổi cậu công tử Hà Nội di cư nầy!
Bây giờ định cư ở Canada, tôi và con gái hoạt động chung trong các công tác thiện nguyện và đấu tranh nhân quyền, tự do, v.v. với Anh Phạm Hữu Giáo và con, rể trong nhiều năm. Tôi học được nhiều điều hay từ Ông Bắc kỳ di cư nầy và gia đình nhưng có lẽ giờ phút thoải mái và vui vẻ nhất là khi được Anh Chị kêu (tôi không dùng chữ mời vì là thân tình) đến nhà ăn. Chị Giao nổi tiếng về tài nấu ăn và có nhiều lúc tôi tự cười thầm phen nầy Ông Nam Kỳ nhà ta được tha hồ ăn ngon. 


Sở dĩ tôi kể lể dài dòng ở đây để nói lên điều nầy: dù Bắc hay Nam, có ai muốn sống cực khổ đâu, chỉ vì hoàn cảnh bó buộc thì đành phải thắt lưng buộc bụng thôi. Chính vì không biết cách nói với nhau cho hai bên cùng cảm thông nên tôi cho là cả hai giới người Nam và Bắc đều phải trả giá rất đắt cho khoảng trống trong giao dịch (communication gap) ngày xưa. Người miền Bắc đã từng kể lại những cách cai trị dã man của cộng sản nhưng vì có ấn tượng là ngườI miền Bắc có khuynh hướng phóng đại nên người miền Nam chỉ có tin một phần. Do đó mới có những bà mẹ nuôi tiếp tế cho Việt cộng, do đó mới có việc chúng ta nhắm mắt không tố cáo những thân nhân theo Việt cộng, v.v.
Tôi xem cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống“ hai lần. Lần đầu trước năm 1975 tôi thấy rợn người thật nhưng nghĩ là cốt chuyện có phần phóng đại sự thật vì làm sao ngườI Việt lại có thể đối xử với đồng loại một cách dã man như vậy đươc. Sau khi sống với cộng sản hơn 6 năm, trải qua trại cải tạo và cuối cùng đi vượt biên, khi xem lại cuốn DVD “Chúng Tôi Muốn Sống” vào năm 2003, tôi mới thấy là cuốn phim và những gì mà các ông Bắc Kỳ di cư nói về cộng sản chỉ mới tả được một phần nào sự tàn ác của chế độ nhưng không nói lên được sự ngu xuẩn của cấp lãnh đạo và đa số đảng viên khi cai trị dân chúng.  Tôi đi đến kết luận là trong nhiều lý do khiến cho chúng ta mất nước sống lưu vong là chúng ta không hiểu hết được hiểm họa cộng sản khi còn trong nước. Câu chuyện Bắc Kỳ ăn cá rô cây là biểu tượng cho khoảng trống trong cách sống và giao dịch của chúng ta mà sau nầy chúng ta phải san bằng để không bao giờ phạm sai lầm một lần nữa.
Câu chuyện chưa dứt đâu bạn ơi! Khi di tản, chúng ta định cư tại nhiều quốc gia mà phong tục tập quán hoàn toàn xa lạ với người Việt chúng ta.  Khoảng trống trong cách sống và giao dịch giửa chúng ta và người địa phương còn lớn hơn khoảng trống trong câu chuyện Bắc Kỳ ăn cá rô cây nữa! Chúng ta sống chen chúc, share phòng, ăn uống rất là tiện tặn, v.v. cốt để dành tiền mua nhà, trả nợ vượt biên, tiếp tế cho thân nhân còn kẹt lại, đầu tư cho con đi học đại học, v.v. Trước mắt người dân địa phương chúng ta đâu khác gì Ông Bắc Kỳ ăn cá rô cây ngày xưa nhưng mà lần nầy Ông Nam Kỳ cũng ăn cá gổ như ai.
Nhớ lại thời gian tuy ngắn nhưng đã có lần cả gia đình anh em vợ chồng con cái chúng tôi 9 người sống chen chúc trong apartment một phòng ngủ, một điều mà Tây dù ăn welfare cũng không làm, tôi chợt nghĩ là ngày xưa tôi đã cười Ông Bắc Kỳ ăn cá rô cây bây giờ tôi bị quả báo! Ngoại trừ một vài địa phương như Biloxi, Mississippi  mà người Việt tị nạn hành nghề cào tôm gặp cảnh kỳ thị, nói chung người địa phương không ai cười chúng ta mà trái lại họ càng thương, phục và giúp đỡ chúng ta!
Bây giờ thì thời kỳ ăn cá rô cây đã qua; người Việt tị nạn đa số có nhà riêng, con cái học hành đỗ đạt, làm ăn phát tài, và nhiều ngườI đã làm rạng danh dân tộc trong nhiều lãnh vực hoạt đông khác nhau. Càng thấy xấu hổ vì cái cười thiếu ý thức của mình ngày xưa, tôi càng chân thành cám ơn Ông Bắc Kỳ ăn cá rô cây kia. Nếu Ông là người có thật, Ông đã nêu một tấm gương sáng về tiết kiệm trong cuộc sống cho nhiều người noi theo.
Con em chúng ta sinh trưởng ở hải ngoại có thể không hiểu được những tình tiết éo le trong câu chuyện, khoảng trống Nam Bắc ngày xưa vì chúng nó nói cùng một ngôn ngữ: Việt ngữ lơ lớ! Tôi định chấm dứt câu chuyện ở đây thì một hôm đi sinh hoạt cộng đồng về nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam, tôi thấy đại đa số ngườI tham dự đều lớn tuổi còn bọn trẻ thì không thấy đâu. Tôi hỏi thăm thì nhiều em muốn tham dự các phong trào này nhưng không đồng ý về hình thức và phong cách diễn đạt tư tưởng. Các bạn trẻ cho là người lớn có khi quá cực đoan trong khi giới trẻ đặt trọng tâm vào các hình thức đấu tranh chánh trị, xã hội, y tế ôn hòa. Ngược lại các người lớn lo ngại là các em sa vào cạm bẩy cộng sản giăng ra vì thiếu kinh nghiệm và không tin tưởng là nhóm trẻ có thể chống cộng có hiệu quả nếu không có sự chỉ đạo của người lớn. Nhìn thấy khoảng trống già trẻ đó tôi giật mình lo sợ là nếu hai bên không xích lại gần nhau, câu chuyện Bắc Kỳ ăn cá rô cây lại tái diễn.
Mong rằng qua câu chuyện xưa, chúng ta thuộc nhiều thành phần, quê quán, lứa tuổi khác nhau cùng tìm đến với nhau để thông cảm, để cùng nhau thực hiện được giấc mơ hồi hương trong một khung cảnh tự do, dân chủ và hạnh phúc cho đất nước Việt Nam thương yêu.
Nguyễn Ngọc Bích
Calgary, Canada

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,238,431
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến