Hôm nay,  

Phim Ảnh Tháng Tư: “all About Dad”

26/04/200900:00:00(Xem: 169034)

Phim Ảnh Tháng Tư: “All About Dad”

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số 2598-16208675- vb842609

Ba mươi bốn năm sau ngày Saigon xụp đổ, một phim của  Mark Trần đạo diễn thuộc thế hệ thứ hai người Mỹ gốc Việt thực hiện, vừa được trình chiếu đúng vào dịp Tháng Tư năm nay: “All About Dad”/ Tất cả về Bố”. Sinh năm 1985 trong một gia đình cựu sĩ quan VNCH, Mark viết truyện phim năm 19 tuổi và phim được công chiếu năm anh mới 24 tuổi. Cuốn phim đã được trao giải thưởng “Audience Choice Award for Best Narrative” tại đại hội điện ảnh Cinequest thứ 19 tại San Jose, và được chọn để trình chiếu trong buổi kết thúc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2009 mới đây tại quận Cam. Bài viết của Nguyễn Thi sau đây ghi lại câu chuyện làm phim của Mark Trần. Hình: Cảnh bữa ăn gia đình trong phim, hình nhỏ bên cạnh là đạo diễn Mark Trần.

***

Từ Việt Nam ra đến hải ngoại, hình ảnh người mẹ được nhắc nhở đến rất nhiều không những trong văn chương bình dân mà tình mẫu tử còn được đề cao trong các tác phẩm văn chương.  Trong khi đó bóng hình người cha đa số chỉ được nhắc đến như người lính chiến VNCH, tình phụ tử nếu có chỉ được nói thoáng qua mà thôi.
Trải qua 34 năm rời xa quê hương thân yêu, thế hệ thứ hai đã sinh ra và trưởng thành tại các quốc gia trên thế giới.  Sự việc "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là một vấn nạn lớn trong cộng đồng tỵ nạn.
Lần đầu tiên trên phim trường hải ngoại vai trò người cha "All About Dad" được nhấn mạnh một cách tài tình, vui có, buồn có, dưới ống kính của nhà đạo diễn Mỹ gốc Việt trẻ tuổi Mark Trần.  Diễn viên Phạm Chí trong vai người cha đã phản ảnh rõ cách giáo dục nghiêm khắc đối với các con từ bữa cơm gia đình, học vấn, tôn giáo, đến việc lập gia đình.  Người mẹ Yên Ly bị giằng co tình cảm giữa hai bên chồng và con, để rồi cuối cùng, tình thương gia đình của bà mẹ Việt Nam đã giúp hòa giải được sự xung đột gìữa người cha thuộc thế hệ xưa với các con của thế hệ thời nay.
Mùa hè năm 2007, tôi có cơ hội được tham dự một cảnh đóng phim tại San Jose State University, phía bên ngoài tòa nhà được trùm vải đen để ánh sáng không lọt vào bên trong.  Đây là cảnh quay cuối của cuốn phim trong buổi tiệc cưới tại một nhà hàng sang trọng.  Trung bình mỗi cảnh quay khoảng 1   3 phút.  Trong khi quay phim mọi người phải yên lặng hoặc nói chuyện ồn ào theo lời chỉ dẫn của nhà đạo diễn.  Nhiều cảnh phải quay đi quay lại nhiều lần để được hoàn hảo.  Mọi người đều mệt mỏi dưới ánh đèn sáng chói, nhất là các bác, các cô cũng như một số các bạn trẻ thiện nguyện trong cộng đồng đã không nề hà bỏ ra cả ngày trời, có người cả hai ngày liên tục để chỉ lấy được vài phút phim.
Nhân lúc diễn viên Yên Ly đang ngồi chờ tới phiên, tôi được cô tâm sự:
-  Yên Ly đã từng đóng nhiều phim như Đóa hồng nhung cho Tuấn, Hạnh phúc quanh đây, Cô giáo, Kiều, Mỹ Đen, v.v. nhưng chưa bao giờ Yên Ly cảm thấy thực sự hạnh phúc như khi đóng phim lần này.  Yên Ly đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu từ các diễn viên đồng nghiệp đến các chuyên viên kỹ thuật và các nhà đạo diễn, nhất là những tình cảm quý giá mọi người đã dành cho nhau.  Điều mà Yên Ly muốn nói thêm là trong thời gian thực hiện bộ phim, mặc dù đạo diễn Mark hãy còn trẻ, mới có hai mươi mấy tuổi, nhưng đã rất chững chạc trong vai trò đạo diễn, lúc nào cũng tươi vui trả lời câu hỏi của mọi người, không bao giờ lộ vẻ giận giữ ngay cả những giờ phút căng thẳng.  Yên Ly cũng rất mừng là đạo diễn Mark được sự yểm trợ về tinh thần cũng như kỹ thuật từ những chuyên gia nổi tiếng trong ngành điện ảnh của Hoa Kỳ.
Khi được biết phim "All About Dad" được công nhận là World Premier trong Đại Hội Điện Ảnh Cinequest thứ 19 tại downtown San Jose từ ngày 25/2/2009 đến 8/3/2009 và được trao tặng giải Audience Choice Award for Best Narrative, tôi có một cuộc phỏng vấn ngắn với đạo diễn Mark Trần.
1. Tại sao là phim "Tất cả về Ba" mà không là "Tất cả về Mẹ""
-  Phim này nói về người cha muốn tiếp tục giữ lại những phong tục tập quán truyền thống cho con, trong khi đó các con ông lại muốn sống cho riêng mình, họ tự tìm hướng đi riêng không như những gì "Ba" mong muốn. Mặc dầu Ba có ý tốt nhưng Ba rất cổ hũ và luôn cho rằng những ý tưởng của Ba đều đúng. Cuốn phim này, theo một nghĩa khác, cũng có thể áp dụng cho mọi người, không riêng gì cho Ba. 
2.  Anh bắt đầu viết truyện phim từ khi nào và lúc nào quyết định làm phim"


- Tôi viết truyện phim khi còn là sinh viên đại học 19 tuổi vào năm 2004.  Sau đó có được một số tiền nên tôi quyết định làm phim với sự trợ giúp của phân khoa điện ảnh tại đại học San Jose State University.
3. Có dễ kiếm diễn viên không"  Họ có là người địa phương trong vùng vịnh này không"
-  Vì truyện phim có phần đối thoại tiếng Việt lẫn tiếng Anh nên tôi phải kiếm diễn viên song ngữ.  Rất khó để kiếm được diễn viên hợp với vai diễn, đặc biệt là vai người cha và người mẹ.  Tôi có cuộc tuyển lựa diễn viên mỗi cuối tuần trong suốt 4 tháng trời ròng rã mới kiếm được diễn viên ưng ý.  Có rất ít diễn viên người Việt, nên cuối cùng tôi phải chọn những diễn diên mới vào nghề, chẳng hạn như vai người cha.   Tất cả các diễn viên đều sống tại vùng vịnh, ngoại trừ Tý, người đóng vai chính.
4.  Phim được đóng tại đâu và mất bao lâu mới hoàn tất"
- Cảnh chính được diễn tại rạp hát University Theatre của đại học San Jose State University.  Chúng tôi dựng cảnh căn nhà ông Đỗ và quay tất cả cảnh trong nhà tại đây.  Chúng tôi bắt đầu quay phim từ tháng 7, 2007 đến khoảng đầu tháng 8, 2007 thì xong.
5. Làm sao anh có được các chuyên viên kỹ thuật điện ảnh"
- Đây là một cuốn phim có sự cộng tác đạo diễn của Spartan Film Studios, của trường San Jose State, nên các chuyên viên trợ giúp đa số là sinh viên đang theo học tại đại học này.  Ngoài ra chúng tôi cũng có mướn một vài giáo sư và chuyên viên điện ảnh chuyên nghiệp để giúp một tay.
6. Cụm từ "World Premiere" có ý nghĩa gì cho cuốn phim của anh"
- "The World Premiere" có rất nhiều ý nghĩa cho một cuốn phim.  Nó giúp chúng tôi biết được ý kiến của khán giả vì đây là buổi chiếu phim đầu tiên của cuốn phim hoàn tất.  Chúng tôi chọn làm việc với Cinequest vì số lượng khán giả đa dạng trong đó có cả cộng đồng người Việt tại địa phương.  Khán giả đi xem phim tại Cinequest yêu thích được xem những bộ phim đặc sắc từ khắp nơi trên thế giới, và họ chán coi những cảnh huống tiêu biểu của phim Hollywood.
7. Ngoài San Jose, cuốn phim có được chiếu ở đâu nữa không"
-  Chúng tôi hiện vẫn liên lạc với một số đại hội điện ảnh và đang chờ họ trả lời.
8. Bây giờ phim đã hoàn tất, xin anh cho biết vài cảm nghĩ  khi đang quay phim.
-  Một trong những phấn đấu gay go nhất của người đạo diễn là: "Đây có phải là sự chọn lựa đúng không""  Đó là một câu hỏi không có câu trả lời đúng hay sai vì tiến trình sáng tạo có tính cách chủ quan.  Khi nhiều việc xẩy ra chung quanh và thời gian là yếu tố quan trọng, rất khó cho ta tập trung tư tưởng, do đó mình phải bắt đầu đặt thứ tự việc nào ưu tiên hơn.  Tôi làm việc với một đội ngũ diễn viên khá lớn mà hầu hết không có hoặc chỉ có tí ti kinh nghiệm, kể cả một số nhân viên trong đoàn quay phim.  Là một đạo diễn lần đầu, tôi cũng không có kinh nghiệm vì đây là cuốn phim dài đầu tay của tôi, nhưng thật kỳ lạ, vì phải đương đầu với những thử thách khiến việc làm phim trở nên vui thú hơn; nó sẽ không trở nên hay ho nếu tôi biết hết những câu trả lời.         
9. Anh có những hy vọng, kế họạch gì trong tương lai cho phim "All About Dad""
- Ở một mức độ thấp, tôi hy vọng "All About Dad" sẽ được tất cả mọi khán giả đón nhận, không chỉ riêng người Á châu hoặc người Việt.  Ở một mức độ cao hơn, tôi hy vọng phim này sẽ đạt được mục tiêu cao hơn là chỉ giải trí cho khán giả trong 80 phút.  Năm ngoái sau buổi chiếu phim thử, tôi có nhận được một cú điện thoại từ một người cha Việt Nam.  Ông nói rằng ông ước gì ông được xem phim này cách đây 20 năm để ông có thể trở nên một người cha tốt hơn.  Đó là điều khiến tôi muốn làm các bộ phim.
Nhà làm phim và đạo diễn Mark Trần nhân cơ hội này muốn tỏ lời cám ơn đến khách mời trong tiệc cưới là các cô và các bác: Kim Trung, Nguyệt Thanh, Kim Anh, Xuân Hách, Lê Huân, Tường Oanh; các diễn viên trong Sân Khấu Việt Cali: Brenda, Doris, Denise, Kiều, Minh, Trí, Vân; các cô Yollette, Maria, Angela; khiêu vũ gia Adrian Flores và các em trong nhóm Digital Clubhouse Network: Anthony, Cang, Cường, Diana, Liên, Oscar, Tracy, và một số người nữa mà anh không nhớ tên.
Kể từ ngày thứ sáu 17/4/2009, phim "All About Dad" sẽ chiếu mỗi ngày 5:00, 7:10, 9:20; và thứ bẩy, chủ nhật có thêm xuất chiếu lúc 12:30 pm, và 2:45 tại rạp hát Camera 3, Downtown San Jose, 288 S. Second Street, San Jose, CA 95113.  Theo dự trù phim chỉ chiếu trong một tuần lễ, nhưng nếu có đông khán giả ủng hộ thì phim sẽ được trình chiếu lâu hơn.
Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến