Hôm nay,  

Hạnh Phúc Vẫn Đầy

24/04/200900:00:00(Xem: 130686)

Hạnh Phúc Vẫn Đầy

Tác giả: Trần Thiên Thịnh
Bài số 2596-16208673- vb642409

Bài số 2425-16208502-vb4081008 Tác giả Trần Thiên Thịnh vượt biển đến được trại Pulau Bidong, Mã Lai. Sau 7 năm vất vưởng, ông bị cưỡng bách hồi hương. Thêm 3 năm tuyệt vọng ở Việt Nam, ông được tái phỏng vấn và tới Mỹ khi đã 30 tuổi. Với bài "Phước Lai, Con Bà Phước" Trần Thiên Thịnh đã nhận giải danh dự  viết về nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Sau tuần trăng mật, dì Út ghé thăm nhà, mang theo một đống hình ảnh chụp những cảnh biển Hawaii xanh mát, những thành phố nổi tiếng mà dì dượng có dịp ghé qua. Tất cả những hình ảnh đó, cùng với lòng hớn hở của dì để lại trong tâm trí non nớt của bé An một chân trời mơ ước. Nó ước mơ một ngày nào đó, lớn lên được đi đó đây để thu hết những cảnh đẹp thơ mộng nhất trên thế gian này vào trong viễn kính mơ mộng của tâm hồn.
Dì Út là em của mẹ, cùng gia đình ông bà ngoại được gia đình cậu, em của mẹ bảo lãnh sang đây từ khi bé An chưa được thành hình. Lúc đầu, tất cả gia đình định cư tại thành phố Amarillo, nằm trong vùng cán chảo của tiểu bang Texas. Nơi đó, gia đình cậu của bé An có công việc làm ổn định trong một hãng sản xuất và cung cấp thịt bò.
Vì là em út trong gia đình có đông anh chị em nên những ngày đầu mới định cư, với lại tuổi còn trong thời gian đi học, nên dì không phải đi làm như những anh chị em trong gia đình. Toàn bộ thời gian của dì là trường lớp, sách vở mà thôi. Có chăng thì dì cũng chỉ làm thêm trong dịp hè để có thêm tiền mua sắm cho bản thân. Tất cả những công việc vặt trong nhà cũng chỉ do một tay bà ngoại quán xuyến. Do vậy nên chóng chày dì cũng lấy được mảnh bằng dược sĩ dù thời gian học có lâu hơn những người bạn cùng thời với dì.
Dượng Út là người Việt gốc Hoa nên trong người có sẵn dòng máu kinh doanh do cha ông đời xưa để lại, gia đình dượng là một trong những gia đình kinh doanh tiếng tăm nhất trong vùng này. Cơ duyên nào cho dì dượng gặp để lấy nhau, bé An không biết. Nhưng những hình ảnh cho thấy họ là một trong những cặp đôi hạnh phúc nhất trên thế gian này.
Thế nhưng, những hình ảnh hạnh phúc tuần trăng mật của dì dượng Út không ở lại trong ký ức bé An được bao lâu. Khi một buổi chiều về nhà, bé An nhìn thấy một dì Út hoàn toàn khác lạ so với những lần dì ghé thăm trước đây. Những hớn hở vui tươi hồn nhiên được thay bằng những lời than trách, khóc lóc vật vả.
Không để ý lắm, nhưng bé An cũng nhận ra được dì dượng đang trên bờ vực chia tay của những gia đình bất hạnh, qua những đối thoại giữa dì Út và Mẹ. Số là gần đây, dượng Út quyết định đầu tư làm ăn thêm ở Việt nam. Dượng đi đi về về Sài gòn hầu như hai ba lần mỗi tháng. Có khi ở lại luôn bên đó cả tháng trời. Để lại dì Út bên này một mình, vì công việc nên dì không thể tháp tùng với dượng đi, về hai nơi được. Cho đến tuần qua, sau một chuyến du lịch Sài gòn, dì mới vở lẽ ra là dượng Út đang tư tình với một người con gái khác tại Sài gòn, nơi mà dượng đã bỏ ra khá nhiều tiền bạc để đầu tư. Từ khi khám phá ra điều đó, dì nhất mực đòi chia tay với dượng. Bất chấp những lời khuyên can của mẹ và các cậu dì trong nhà ngoại.
Em phải li dị với hắn mới được. Em đã nhờ luật sư làm thủ tục và nhất định hắn phải ký. Em không để cho hắn đem tiền về bên đó nuôi con nhỏ đó được. Đó là những gì bé An nghe được cùng với tiếng khóc mỗi khi dì nói chuyện với mẹ.
***
Chiều nay, đi học về đến nhà. Bé An vội chạy đi tìm Thanh.
Mẹ! mẹ có thể giúp con làm "project" được không"
Đang bận tay lo bữa cơm chiều cho cả nhà. Thanh trả lời con bé. Con hỏi nhờ ba giúp cho. Lâu nay không phải ba vẫn giúp con đó sao. Nhưng con bé không chịu nhờ ba nó mà nhất mực hỏi Thanh cho được. Biết vậy, nhưng cái này con cần mẹ giúp con. Biết từ chối con bé ương ngạnh này không được nên Thanh thoái thác. Thôi được rồi. Cơm nước xong xuôi mẹ sẽ giúp cho con, nếu con cần.
"Project" con phải làm là một "cây gia đình". Do đó mẹ cho con mượn tất cả những hình ảnh của ba mẹ và ông ngoại để con có thể bắt đầu.
 Hình của ông bà thì may ra có thể tìm được. Hình ảnh đám cưới" Làm gì có mà đưa cho con. Biết chắc là mình không có hình đám cưới nhưng chưa biết trả lời con như thế nào nên Thanh thoái thác, tìm cách vãn hồi.
Hình cưới của ba mẹ không biết đã để nơi nào, mẹ không nhớ. Hay là con mượn của dì Út làm cũng được. Hình ảnh của dì dượng mới hơn. Với lại dì cũng khá giống mẹ.
Nhưng con bé nhất định không chịu. Dì dượng Út đang chuẩn bị li dị, làm sao cho con mượn được. Con cần hình ảnh của gia đình mình thôi.
Bất ngờ trước thái độ cứng rắn của đứa con gái, Thanh đành lặng im.
Thấy vợ không thể từ chối con gái được. Đang ngồi đọc báo bên bàn. Vinh vừa cười, vừa nói.
- Chuyện này thì phải hỏi ông ngoại con mới được.
- Tại sao" Tại sao phải hỏi ông ngoại. Con bé chất vấn.
- Thì chỉ có ông ngoại may ra... mới biết hình cưới của ba mẹ cất ở đâu.
- Sao hình ảnh của gia đình mà ba mẹ lại nhờ ông ngoại cất giữ" Con bé vẫn tiếp tục chất vấn cả hai vợ chồng.
Thấy không thể giấu con được mãi. Thanh quyết định kể cho con nghe những gì gia đình đã trải qua. Với hy vọng rằng con gái sẽ hiểu hết tình yêu họ dành cho nhau khi nó lớn lên sau này.
*
- Ba mẹ không có hình đám cưới. Thanh bắt đầu kể lại cho con gái nghe.
Con muốn biết tại sao ba mẹ không có hình đám cưới ư.
Ngày đó, ba mẹ làm chung trong một hãng trên chổ ông bà ngoại sống bây giờ. Ba mẹ yêu nhau,  nhưng ông ngoại con nhất mực ngăn cản. Không cho mẹ lấy ba như bây giờ.
Con bé không hiểu vì sao người lớn lại có những suy nghĩ phức tạp đến như vậy. Nó cũng không biết phải đặt câu hỏi như thế nào cho ba mẹ nó hiểu để giải thích ngoài hai chữ tại sao.


- Số là ngày đó ba con là một con người tứ cố vô thân, không họ hàng thân nhân quen biết nơi này. Theo quan niệm cố hữu của những người lớn tuổi, ông ngoại con sợ những con người như vậy không căn bản, không biết lo lắng cho gia đình sau này. Nỗi lo của ông ngoại về ba con ngày đó không phải là không đúng. Chỉ có điều ông ngoại con chưa thấu hiểu được tình yêu của ba mẹ đã dành cho nhau ngày đó. Dẫu cho mẹ đã khóc hết nước mắt van xin ông ngoại cho tình yêu của mẹ được toại nguyện. Dù sung sướng, dù khổ cực sau này mẹ chỉ xin một mình gánh lấy. Một mặt ba con cũng đã nhờ những người lớn tuổi đến gặp ông bà ngoại xin hỏi cưới mẹ, nhưng ông ngoại con một mực từ chối, không chấp nhận. Thậm chí, ông ngoại bắt mẹ phải nghỉ làm công việc chung hãng với ba con và cấm tiệt ba con không được tiếp xúc với mẹ. Những khi nghe người khác nhắc đến tên ba con là ông không hết lời mắng chửi. Tội nghiệp cho ba con, vậy mà vẫn không nản lòng. Vẫn cậy nhờ hết người này đến người khác đến khuyên giải ông ngoại con, mà nào có được. Cuối cùng, mẹ đành gạt nước mắt, nhẫn tâm làm người con bất hiếu với ông ngoại cùng ba con trốn lên đây chung sống, xây dựng hạnh phúc gia đình riêng cho mình. Do đó, ba mẹ không có đám cưới thì làm gì có hình cưới cho con bây giờ. Mẹ hy vọng sau này con và Hiển lớn lên sẽ hiểu cho tình yêu của ba và mẹ.
Thanh cố không muốn để cho con thấy mình đang khóc, cố ngăn những giọt nước mắt đang chực trào nơi khóe mi.
Con bé ra chiều hiểu biết khi nhìn thấy mẹ nó bắt đầu khóc. Nó nói lớn:
- Bây giờ thì con đã hiểu. Ba mẹ không có hình cưới thì cũng không sao. Con sẽ đổi làm về đề tài khác. Nếu không nhờ vào tình yêu của ba mẹ ngày trước thì con và em sẽ không bao giờ có mặt trên đời này. Con và em cám ơn tình yêu của ba mẹ đã cho chúng con có ngày hôm nay.
Cả hai vợ chồng Thanh và Vinh đều ngạc nhiên trước những suy nghĩ và lời nói của con gái.
  *
Thấm thoát mà đã mười mấy năm trôi qua. Hai vợ chồng Thanh cùng hai đứa con sống trong căn nhà nhỏ đầm ấm tình thương. Cuộc sống không có gì là khá giả nhưng nhờ chịu khó làm việc một cách cần cù, cùng với sự căn bản của cả hai người nên cũng không thể gây khó khăn cho gia đình họ dù đời sống kinh tế xứ này có những lúc không được toại nguyện theo ý muốn.
Những năm tháng đầu của gia đình, nhất là khi hai chị em An và Hiển lần lượt chào đời, hai vợ chồng Thanh phải thay nhau tìm kiếm công việc người làm ngày, kẻ làm đêm mới đủ chi phí cho gia đình, lại có đủ thời gian chăm sóc hai đứa con. Dẫu không tán thành cuộc hôn phối của Thanh và Vinh, nhưng ông cũng quay quắt thương nhớ con gái khi Thanh bỏ nhà ra đi. Tối ngày ông cứ sợ khôn sợ dại cho con gái không may làm chuyện quẩn trí thì ông có ân hận suốt đời cũng không hết. Ông cho hỏi thăm hết những người bà con quen biết ở những tiểu bang khác với hi vọng Thanh và Vinh sẽ tìm đến những nơi này để lập nghiệp. Ông đâu có ngờ rằng con gái ông hiện đang sống trong cùng tiểu bang Texas với ông, chỉ cách nhau vài giờ lái xe. 
*
Tôi đến tham dự buổi lễ ra trường của Bé An theo lời mời của gia đình, buổi lễ có đông đủ tất cả các cậu dì và ông bà ngoại cuả cháu tham dự. Con bé nhỏ thó đi trước đám học sinh Mỹ cao lớn như lỏn thỏm dưới một rừng cây. Hai tay cố giữ lấy lá cờ hiệu của trường đang phần phật bay trong gió, tưởng như quá sức chịu đựng của nó.
Trước khi bắt đầu bài diễn văn ra trường của nó, con bé xin phép được đọc bằng cả hai ngôn ngữ Anh và Việt. Một trường hợp rất hiếm được chấp thuận trong các buổi lễ ra trường của các trường học ở tiểu bang Texas. Có lẽ đây là một trường hợp ngoại lệ.
Nói chuyện với Bé An sau buổi lễ, tôi mới biết được cháu đã bỏ ra rất nhiều thời gian để thuyết phục hội đồng chấp thuận. Bởi vì nó muốn nhân cơ hội này để gửi lời cám ơn đến tình yêu của ba mẹ. Nếu như không có tình yêu đó thì chị em nó đã không có mặt trên cuộc đời này, để được đón nhận vinh dự này.
Nó cũng không ngần ngại cho các thành viên hội đồng biết rằng, ba mẹ nó là những con người di dân đến xứ sở này, mà khả năng Anh ngữ rất hạn chế. Nó e rằng ba mẹ nó không hiểu hết những tình cảm mà nó muốn chuyển đạt đến như một lời cám ơn công sinh thành và nuôi dưỡng bản thân nó có được ngày hôm nay. Cuối cùng thì các thành viên trong hội đồng nhà trường cũng đành xé rào chấp nhận, trước những lời khẩn nài chí tình của con bé. 
Nói chuyện với tôi, bé An khoe rằng nó đã được rất nhiều trường nổi tiếng chấp nhận với những suất học bổng rất hậu hỉ, trong đó có cả Stanford ở California nhưng cuối cùng nó phải từ chối để chấp nhận ở lại học trường gần nhà. Tôi lấy làm tiếc vì nó đã bỏ lỡ cơ hội vào các trường lớn, biết bao nhiêu người thầm mơ ước mà đâu có được. Nhưng với căn bản thực tế, nó không muốn ba mẹ nó phải bươn chải nhiều để đóng thêm phần học phí cho nó khi nó đi học trường xa. Ngược lại, học ở đây thì nó không phải lo lắng phần phụ phí đó mà còn được dư từ những phần học bổng hậu hỉ. Phần nữa nó cũng có thể về thăm gia đình mỗi cuối tuần. Theo quan niệm của nó, học ở đâu cũng vậy, quan trọng là ở bản thân mình có tiếp nhận được điều gì hay không mà thôi, để sau này có thể có được công việc tốt. Còn không thì cũng chỉ mang thêm nợ vào thân, vô ích.
Chia tay ra về với bé An, tôi cầu chúc cho nó được những điều nó ước muốn, trở thành một bác sĩ nhi khoa mà thầm thán phục với những suy nghĩ thực tiễn của nó.
Tôi nói với nó, chú hy vọng một ngày không xa sẽ được đến tham dự lễ ra trường của cô bác sĩ trẻ An Trần. Con bé cười, nụ cười rạng rỡ trên gương mặt hồn nhiên. Cháu cố gắng và hy vọng sẽ được như thế.
Thanh và Vinh tiễn chân ra cửa. Tôi cảm nhận được hạnh phúc của họ trong lúc này. Niềm hãnh diện dâng đầy trên khuôn mặt của hai vợ chồng. Chẳng bõ công cho những năm tháng bơ phờ làm thêm những giờ phụ trội ban đêm để mong đủ chi phí chăm lo cho con cái. Một niềm hạnh phúc vẫn đầy mà có lẽ bậc làm cha mẹ nào cũng thầm mong ước trong cuộc sống nơi xứ này.
Trần Thiên Thịnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,728,206
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến