Hôm nay,  

Người Chồng Đồng Tính

20/04/200900:00:00(Xem: 119940)

Người Chồng Đồng Tính

Tác giả: Trần Huyền Chi
Bài số 2592-16208669- vb242009

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008.  Trần Huyền Chi sinh năm 1959, là bà mẹ của 4 người con, cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề dũa nail. Bài mới nhất của Trần Huyền Chi là chuyện về một người chồng đồng tính, tựa đề đặt lại theo nội dung.

***
Hằng là một cô gái có nhan sắc trung bình. Quê nàng ở Long An. Mẹ Hằng có sạp bán chạp phô ở chợ. Mỗi ngày nàng theo mẹ phụ giúp việc mua bán. Bà Năm là bạn học và cũng là người hàng xóm của mẹ Hằng, hai người chơi rất thân từ hồi nhỏ. Bữa nay bà Năm từ Mỹ về thăm nhà, có dắt theo cậu con trai duy nhất tên Xuân cùng về với ý định là đi kiếm vợ cho Xuân. Gặp mặt Hằng, cả bà Năm và Xuân đều vừa ý. Mẹ Hằng rất mừng vì làm sui với người bạn thân, bà cũng yên tâm phần nào. Mừng thêm một lẽ nữa, Hằng đi ra nước ngoài, tương lai sẽ sáng lạng hơn, đồng thời cũng có điều kiện lo cho gia đình.
Bà Năm và Xuân ở chơi 1 tháng, thăm họ hàng, bà con và tổ chức đám cưới cho hai người. Chuyện xảy ra quá đột ngột, ngoài dự tính của Hằng. Nàng không thể ngờ đời nàng có lúc bước một bước lên vinh hoa phú quý - đi Mỹ là điều mà mọi người trong nước ai cũng thầm mơ ước.
Một năm sau Hằng qua đến Mỹ. Hàng ngày Xuân phải đi làm. Hằng vừa đi học Anh văn vừa đi làm thêm, chạy đua cho theo kịp nếp sống ở Mỹ. Bà Năm dễ tánh, lại rất thương con dâu, nên Hằng không có điều gì phàn nàn cả. Chỉ có Xuân là hơi lạnh nhạt với nàng, đôi khi Hằng nghĩ vì tình yêu quá chớp nhoáng, không có những buổi hẹn hò lãng mạn, không có thời gian tìm hiểu nhau, nên Xuân không nồng nàn, âu yếm nàng đậm đà như những cặp vợ chồng mới cưới. Rồi từ từ thời gian sẽ bồi dưỡng tình cảm của hai người, nghĩ vậy nên Hằng ra sức cố gắng làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, một phần là muốn được chồng thương yêu, một phần là cũng muốn trả ơn Xuân đã bỏ thời gian, tiền bạc đem nàng qua đây, nhờ vậy mà ba mẹ nàng cũng đỡ cơ cực phần nào.
Một thời gian sau Hằng có mang. Khỏi phải nói cũng biết là bà Năm vui mừng cỡ nào vì Xuân là con một, bởi vậy nên bà mong có cháu ghê lắm. Riêng về Hằng, nàng cũng mong có một đứa con cho vui cửa, vui nhà, vì nàng nghĩ nếu nàng có con, thêm sự ràng buộc giữa nàng với Xuân, nhờ sợi dây thâm tình ấy, biết đâu Xuân sẽ yêu thương nàng hơn. Trái với sự tưởng tượng của Hằng, khi nghe nàng báo tin có con, Xuân không lộ vẻ gì vui mừng, còn hỏi nàng với ánh mắt thờ ơ:
- Sao em không chịu ngừa để chi có con sớm quá!
Hằng ngạc nhiên:
- Anh không thích sao" Em muốn có thêm tiếng trẻ nít cho vui nhà, hơn nữa thấy má thích có cháu ẵm bồng quá, em tưởng khi biết em có con anh mừng lắm, ai dè ...
Xuân ngập ngừng:
- Không phải anh không mong con, nhưng vì anh thấy mình còn trẻ quá, vả lại anh muốn dành dụm ít tiền, sau nầy nếu có con thì sẽ thoải mái hơn.
Hằng buồn trong bụng, nhưng không dám nói ra. Bà Năm từ ngày biết Hằng có mang, bà tự động mua sắm đủ thứ cho cháu, từ baby bag, car seat, nôi, giường em bé, xe tập đi, ghế ngồi ăn cơm, võng, cái nào cũng có nhạc hát leng keng, rồi lắc qua lắc lại, và rung nữa, thấy mà phát ham. Hằng thấy con nít ở đây quả thật là có phước, cái gì cũng phải mua mới, mà đồ chơi, quần áo con nít có phải rẻ đâu. Khác với ở Việt Nam, khi có bầu tìm nhưng người nào đã có con trước, xin đồ cũ mặc lại lấy hơi cho mau lớn, dễ nuôi ... Nghĩ thấy tội cho trẻ em ở quê nhà. Đồng thời cũng là trẻ nít, mà ở đất nước tự do thì khác, nghe sao mà đau lòng quá.
Hôm nay sau khi ăn cơm tối xong, Xuân nói với Hằng:
- Anh phải đi Florida 4 ngày, vì có đám cưới của thằng bạn rất thân. Anh nầy ngày xưa đã từng giúp đỡ anh rất nhiều, bởi vậy không thể nào không đi. Em ở nhà giữ gìn sức khỏe, có gì thì gọi anh.
Hằng không trả lời cũng không có ý kiến, vì nàng biết chắc chắn là Xuân cũng đã mua vé máy bay trước rồi, Xuân chỉ nói với nàng cho có lệ mà thôi. Tánh Xuân rất kín đáo, tình cảm ít bộc lộ ra ngoài, nên đôi khi Hằng tự hỏi không biết Xuân có yêu nàng không. Nhưng nếu nói về bổn phận thì Xuân quả là người chồng tốt. Sau giờ đi làm về nhà, chỉ làm bạn với máy vi tính, không cờ bạc, rượu chè, thuốc lá cũng không, thử hỏi có người chồng như vậy thì Hằng còn chê trách điều gì"
Xuân đi được một ngày, Hằng ở nhà rảnh quá không có gì để làm, thấy bàn làm việc của Xuân giấy tờ, sách vở bề bộn tùm lum, Hằng lại quét bụi, dọn dẹp cho thứ tự ngăn nắp. Bữa nay vì Xuân đi vắng nên Hằng mới có thời gian dọn dẹp bàn làm việc của chồng, bình thường khi Xuân có nhà, chàng không thích vợ đụng đến bàn làm việc riêng của mình bao giờ.
Thấy hộc tủ ngăn dưới của Xuân chưa đóng kín, Hằng lấy tay kéo ra rồi đóng vào, không được, Hằng kéo ra lần nữa, lại đóng vào, cũng không được, kẹt cái gì ở trỏng, Hằng lấy tay luồn dưới đít tủ mò mẫm, thì ra có cuốn sách lọt ở dưới, nên mới kẹt, tủ đóng không được. Hằng kéo quyển sách ra nhìn, thì ra là cuốn Nhật Ký của Xuân. Tò mò Hằng mở ra đọc.

Ngày .. tháng .. năm ..
Tối qua mẹ tôi chửi tôi một trận tơi bời. Chửi xong rồi bà lại khóc. Bà làm cho tôi khó chịu vô cùng. Mẹ tôi năn nỉ tôi hãy về VN kiếm một cô gái con nhà đàng hoàng để cưới làm vợ, đồng thời ráng sanh cho bà vài đứa cháu để hủ hỉ lúc tuổi già. Bà còn nói cuộc đời của bà chỉ ao ước bấy nhiêu đó thôi, đó có khó khăn gì mà sao tôi không cho bà toại nguyện. Nói đi nói lại cũng chỉ là vấn đề cưới vợ, sanh con. Phải chi mẹ tôi có vài thằng con trai, thì đỡ cho tôi biết bao nhiêu ...

Ngày .. tháng .. năm ..
Khi biết tôi có ý định về VN cưới vợ, Tiến không được vui. Chúng tôi bất hòa, cãi nhau cả mấy ngày. Hôm nay tôi rủ Tiến đi ăn, cuối cùng chúng tôi lại huề nhau. Tiến rủ tôi qua Florida sống. Tiến còn nói mình sống cho mình, đâu phải sống cho thiên hạ, đạp trên dư luận mà sống. Nhưng còn mẹ tôi. Không lẽ bỏ bà ở đây một mình. Tôi không đành lòng.

Ngày .. tháng .. năm ..
Bữa nay chúng tôi đi New York, xuống Chinatown ăn uống và mua sắm, rồi đi qua chiêm ngưỡng tượng Nữ Thần Tự Do. Chúng tôi đã có những ngày thật vui vẻ. Chúng tôi cũng chụp rất nhiều hình. Tôi mong chúng tôi sẽ có những ngày này kéo dài mãi. Tôi ước sao thời gian ngừng lại. Tôi không muốn Hằng qua đây chút nào hết.

Ngày .. tháng .. năm ..
Mấy lúc nầy tôi bận quá, không có thời gian để viết Nhật Ký. Mỗi ngày tôi phải chở Hằng đi học, dạy Hằng lái xe, tìm việc làm nào ở gần nhà để tiện cho Hằng đi lại. Tôi biết Tiến buồn tôi nhiều, nhưng biết làm sao bây giờ" Ngày hôm qua, chúng tôi gặp nhau trên mạng, Tiến kể cho tôi nghe chuyện nữ tài tử Portia de Rossi và Ellen DeGeneres, 2 người đàn bà sống với nhau hơn 4 năm, bây giờ chính thức làm đám cưới. Hai người làm lễ kết hôn vào chiều thứ Bảy 16 tháng 8 tại tư gia trong vùng Beverly Hills. . Lễ cưới có 19 người khách kể cả mẹ của "rể" DeGeneres là bà Betty và mẹ của "dâu" là bà Margaret Rogers. Bà Margaret bay từ Úc qua California để dự lễ tân hôn của con gái*. Kể xong, Tiến kết luận: một là tôi đi theo Tiến, hai là hãy quay về bổn phận của mình. Tiến bảo Tiến không chịu được cú sốc này. Mỗi ngày thấy tôi và Hằng hạnh phúc, Tiến càng ngày càng xa cách tôi. Tôi năn nỉ một hồi cũng không lay chuyển được, Tiến nhất quyết ra đi.

Ngày .. tháng .. năm ..
Kể từ khi Tiến đi rồi, tôi mới biết người tôi thích nhất là Tiến. Không ai thay thế được hình bóng Tiến trong lòng tôi. Nghe Hằng báo tin đã có con, tôi càng thêm chán nản. Thêm một sự ràng buộc nữa. Tôi đã hết đường lựa chọn rồi. Nếu tôi biết mình thích đàn ông như vậy, thì tôi sẽ không cưới Hằng đem qua đây làm gì để bây giờ khổ cả 3 người. Nếu Hằng biết tôi cưới nàng chỉ để làm vui lòng mẹ tôi, và dùng nàng làm tấm bình phong che mắt thiên hạ, không biết nàng nghĩ sao" Chắc Hằng sẽ thù ghét tôi nhiều lắm. Ruột gan tôi rối bời. Tôi nhớ Tiến quá...

Ngày .. tháng .. năm ..
Tiến nói với tôi là những ngày Tiến sống ở Florida tuy có buồn, nhưng ít ra Tiến còn có chút niềm tin để sống, còn ở lại bên tôi, Tiến không thể chịu đựng nổi những sự dày vò, đau khổ trong lòng, khi hàng ngày chứng kiến cảnh vợ chồng tôi hạnh phúc. Tiến còn nói là từ khi tôi lấy vợ là bắt đầu từ đó Tiến đã sống những ngày trong đau khổ. Tội cho Tiến, tôi cho Hằng, và tội cả cho tôi. Tôi là người mang tội lỗi nhiều nhất... Hằng ơi! Hãy ghét bỏ tôi đi! Tiến ơi, xin lỗi Tiến ...
Tôi không thể giải thích tại sao tôi chỉ thích đàn ông, tuy bề ngoài tôi cố gắng làm tròn bổn phận của người chồng đối với Hằng, tôi không thể dối lòng được. Tâm tư tôi vẫn nhớ về Tiến. Chỉ có ở bên Tiến tôi mới có được niềm vui, cảm giác thoải mái. Tại sao ở cạnh Hằng tôi không có được cảm giác đó. Trời ơi! Tôi phải làm sao bây giờ!

Ngày .. tháng .. năm ..
Ngày hôm qua tôi hỏi Tiến sao dạo này thay đổi nhiều quá, Tiến có khỏe không, Tiến có gặp gì bực bội ở chổ làm không, Tiến đã cay đắng trả lời là tôi đã thuộc về Hằng, tôi không còn là của Tiến nữa, hỏi làm gì cho uổng công. Tôi không thể nào chịu nổi sự lạnh nhật của Tiến. Hàng đêm nổi đau khổ cứ dày xéo tôi, tôi phải qua gặp Tiến ngay bây giờ để hỏi cho ra lẽ. Tôi không thể chờ đợi nữa .
...
Hằng coi xong cuốn nhật ký của chồng, nàng ngồi bệt xuống thảm bủn rủn cả tay chân. Nàng bàng hoàng trước tình cảnh dở khóc, dở cười này. Hằng rối trí quá, muốn gọi về Việt Nam cho mẹ nàng để hỏi ý kiến, nhưng nàng kịp thời suy nghĩ lại: chẳng giải quyết được chuyện gì, mà càng làm cho mẹ lo lắng thêm. Rồi Hằng nghĩ hay là chờ Xuân về hỏi cho ra lẽ, cùng nhau ngồi xuống giải quyết để chấm dứt tình trạng này. Nhưng những dòng chữ của Xuân, những nỗi niềm thầm kín của Xuân, chợt hiện ra trước mắt nàng:
- "... nếu tôi biết mình thích đàn ông như vậy, thì tôi sẽ không cưới Hằng đem qua đây làm gì, để bây giờ khổ cả 3 người."
Xuân đã nói như vậy rồi thì còn chuyện gì nữa để mà bàn. Hằng chợt nghĩ : một là nàng phải chấp nhận sự thật phủ phàng này, làm lơ như không biết sự bí mật của Xuân. Hai là tự động âm thầm bỏ đi mà thôi, chứ để tình trạng này kéo dài mãi, cả hai đều không có hạnh phúc.
Hằng cũng thấy nhan nhãn ở ngoài đường, mọi góc phố, lúc nào cũng có những người đồng tính giống như Xuân. Trước đây khi thấy những người đó, Hằng tưởng là chuyện bình thường, còn nghĩ rằng người ta chỉ giả bộ mà thôi. Bây giờ đối diện với sự thật, nàng hiểu ra đó là căn bệnh của tâm lý, không có thuốc chữa, và lại có vài tiểu bang chấp nhận cho những người đồng tính kết hôn, thì hỏi Hằng phải làm gì bây giờ để giữ Xuân ở cạnh mình .. Không, Hằng phải can đảm một lần, đối diện sự thật, nàng không thể trốn tránh suốt đời...
Trần Huyền Chi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,559,835
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến