Hôm nay,  

Thằng Mất Dạy

18/04/200900:00:00(Xem: 252511)

THẰNG MẤT DẠY

Tác giả: Bồ Tùng Ma

Bài số 2590-16208667- vb741809

Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60  , cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông nhận giải bán kết và mới nhất, năm 2008, ông nhận giải Việt Bút, dành cho những tác giả đã "vượt được chính mình." Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***
 Mỗi sáng khi vừa thức dậy, tôi cảm thấy như mình đang có chuyện gì đó buồn, nhưng đã quên nó trong giấc ngủ. Lát sau thấy không phải vậy, tôi mới an tâm phần nào.  Nhưng không hiểu sao tâm thần chẳng thanh tịnh chút nào cả.  Thật lạ.  Tất cả hoá đơn đều lên lịch trình trả tự động trên mạng. Cái vụ thưa kiện nhỏ về tai nạn xe hơi đã dàn xếp xong. Cả nhà vừa khám sức khoẻ tổng quát và thử máu. Chẳng ai bệnh hoạn gì cả. Ba cái xe hơi vừa mua bảo hiểm và trả tiền nguyên một năm. Từ khi bán nhà, chúng tôi chưa mua nhà mới nhưng thuê được một apartment giá rẻ ở nơi an toàn. Công việc làm ăn thuận lợi hơn bao giờ hết. Vậy sao tôi vẫn cảm thấy như sắp có sự bất trắc. Bất trắc này có thể bắt đầu từ tiếng gõ cửa, tiếng chuông điện thoại hay từ cái hộp thư. Có thật vậy không hay tâm thần mình có vấn đề"
Tôi gọi điện thoại cho anh Long, một bác sĩ từng quen thân trong trại tù cải tạo. Anh Long là bác sĩ chuyên khoa tâm lý giỏi nhưng người ta nói anh hơi bị ... bệnh tâm thần. Thật ra không phải vậy.  Tánh anh Long vui vẻ, hay đùa, có những hành vi và những cách trị liệu ít giống ai, nên người ta hiểu lầm. Anh là bác sĩ chuyên khoa tâm lý nhưng trong trại tù cải tạo anh kiêm luôn dược sĩ, nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa, sản khoa, bệnh trẻ em, đàn bà, đàn ông v.v... Anh khám mắt bằng cái ống nhòm của bộ đội cho mượn, nhỗ răng bằng một sợi chỉ cột ở chân răng rồi giật một cái. Anh chữa trị bệnh kín của mấy cô cải tạo nhân phẩm bằng cách dùng một sợi thép nung đỏ và đốt cái gì trong đó...
Ngoài tài chữa bệnh, anh Long còn có tài ...tiên tri và trinh thám.  Chúng tôi gọi anh là Nostradamus và Sherlock holmes thời đại. Anh Long có thể đoán đúng trên 75% chủ nhật này ai được gia đình tiếp tế đồ ăn. Có lần anh Sĩ được gia bà mẹ già tiếp tế nguyên một buồng chuối có đến hơn 40 trái.  Anh ta hí hửng đem treo trên giá để vật dụng, ngay trên đầu, nhìn lên là Sĩ thấy ngay. Vậy mà qua một đêm buồng chuối chỉ còn cái cùi. Khi Sĩ tri hô việc này lên, cả phòng 30 người la lên như có thiên tai, động đất. Ai cũng nhìn anh Sĩ ái ngại. Mặt anh đờ đẩn như hồi anh bị vợ bỏ cách đây mấy tháng. Sáng hôm sau, trước giờ ăn, anh Long kêu anh Điểu nói nhỏ:
"Chủ Nhật tới anh được thăm nuôi, nhớ trả lại buồng chuối lại cho người ta nghe."
Điểu nhăn mặt:
"Tui mà trả, nó biết tui ăn vụng chuối thì sao""
"Anh đưa tui trả cho."
Điểu rất phục anh Long việc này và kể lại cho tôi nghe, bảo tôi đừng cho ai biết. Tôi hỏi anh Long tại sao biết Điểu ăn vụng.  Anh Long nói:
"Thì Chước và Điểu nằm hai bên Sĩ nhìn lên thấy nải chuối bắt mắt nhất. Chước được thăm nuôi dài dài, Điểu thì ngược lại.  Tôi nghi chỉ có Điểu ăn vụng. Hồi sáng khi vừa thức dậy tôi làm bộ... khẩn trương nhìn Điểu, nói cặp mắt hắn có vấn đề. Hắn để cho tôi khám mắt. Tôi ngửi thấy mùi chuối thơm phức.
Trở lại căn bệnh (") của tôi. Tôi kể rất trung thực "sự cố" của tôi cho anh Long nghe. Anh Long ở Virginia, tôi ở Los Angeles, nên anh chỉ có cách khám "hàm thụ" cho tôi. Anh hỏi:
"Có phải anh hay bồn chồn, thiếu kiên nhẫn, khó tập trung không""
"Có."
"Có khó ngủ, đổ mồ hôi, nhức đầu, tiêu chảy không""
"Chỉ hay nhức đầu thôi."
"Cởi áo ra đi."
"Ủa, chi vậy""
"Cho khỏi vướng, khỏi gây tiếng động."
"Xong rồi"
"Áp chặt cái điện thoại vào tim, chỗ micro."
Không biết anh Long đùa hay thật nhưng tôi vẫn làm theo lời anh. "Lương y như từ mẫu" mà.
 Lát sau anh nói:
"Đúng là anh có bệnh lo âu, tức bệnh Anxiety Disorder nhưng nhẹ thôi. Ngoài những cái như anh kể, có phải anh thường lo lắng vớ vẩn, thí dụ như khi mấy đứa con nhỏ đi đâu đó không về đúng hẹn, phải không""
"Phải, nói dại, tôi có cảm tưởng như chúng chẳng bao giờ trở về, biết đâu chúng gặp tai nạn hay một bất trắc nào đó."
"Có phải anh quá cẩn thận không" Thí dụ như anh kiểm soát cửa ngõ nhiều lần dù biết chắc  đã khoá kỹ.
"Phải."
"Đúng là bệnh Anxiety Disorder, nhưng tôi lặp lại, chỉ nhẹ thôi. Bệnh này do nhiều nguyên nhân như ở tù lâu, kém tự tin, thay đổi hoá chất trong não bộ v.v... Có thể dùng thuốc, nhưng anh chưa cần đâu. Anh nên tập thiền. Tâm thần sẽ thanh tịnh."
"Nói vậy thì tôi nhờ anh giúp làm gì, mà nên đi gặp một ông sư hay đi tu""
Tôi hơi thất vọng về cái anh bác sĩ này, nhưng vẫn nghe lời anh ta.  Tôi mua một quyển sách dạy về khí công và thiền để tập.  Dĩ nhiên đây không phải là việc có kết quả một sớm một chiều, nên tôi vẫn cảm thấy tâm thần chẳng thanh tịnh chút nào cả.
Sự lo âu này kéo dài từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng nọ, nhưng rồi cũng chẳng có một bất trắc nào xảy đến. Tôi thấy mình lẩm cẩm.
Nhưng rồi một hôm, lúc 2 giờ sáng, đang ngon giấc, tôi giật mình thức dậy vì tiếng gõ cửa. "Ai gõ cửa giờ này"".  Cả nhà đang ngủ. Tôi vội vàng đến nhòm qua lỗ an toàn trên cửa. Một người đàn ông đang đứng bên ngoài. Tôi nhìn kỹ mới nhận ra đó là lão Wong ở tầng dưới. Tôi mới mở hé cánh cửa lão đã oang oang:
"Quá lắm, chịu không nỗi tui mới nói. Tui nhịn lâu rùi."
"Gì vậy""
"Khuya nào cũng đi rầm rầm, không cho ai ngủ ca.û"
"Ai đi""
"Nị chớ ai"
"Tôi đi hồi nào. Tôi đang ngủ ma.ø"
"Vậy con ma đi hả""
"Chú coi lại cái màng nhĩ. Tai chú có vấn đe.à"
"Anh nói tui điếc hả" Điếc mà nghe tiếng chân đi."
"Không phải điếc nhưng màng nhĩ rung ...vô tư. "
"Không biết nị nói cái gì"
Lão Wong rời cửa, xuống cầu thang.
Tôi về phòng, suốt đêm ngủ không được. Chắc đây là điều bất trắc mà mình linh cảm lâu nay. Tai lão già Tàu có vấn đề. Già rồi mà. Ngay cả mình mà còn bị cái bệnh lo âu lẩm cẩm.  Có thể rồi đây thỉnh thoảng lão Wong lại lên đánh thức mình, mình sẽ mất ngủ. Rồi thế nào cũng đi đến chỗ gây nhau. Hàng xóm rất quan trọng. Họ có thể giúp đở mà cũng có thể hại mình, thí dụ như trong việc làm chứng. Họ tố cáo bậy bạ, mình có thể gặp rắc rối.  Không phải sao" Những người hàng xóm gặp nhau, lúc nào cũng tươi cuời chào hỏi, dù trong bụng chắc gì đã ưa nhau.
Ngày hôm sau tôi xuống nhà lão Wong làm lành. Tôi nói chắc lão nghe lầm sao đó.  Tuyệt đối không có ai lên cầu thang trong đêm khuya khoắt như vậy.
"Không được. Cái lày tui phải nói với manager.  Từ ngày anh dọn đến ở, tui từ 60 ký sụt xuống còn 53 ký. Mỗi đêm tui ngủ có vài ba tiếng đồng hồ vì nhà anh làm ồn ào."
Chắc lão giận tôi vì tôi nói về cái màng nhĩ của lão nhưng tôi không biết nên nói thế nào cho lão hêt giận. Thôi để từ từ làm lành với lão.  Dù sao nghĩ lão Wong giận tôi, tôi rất lo. Biết đâu mụ manager nghe lời lão bảo mình dọn đi nơi khác. Chuyện này khó xảy ra nhưng không phải không thể xảy ra.  Ừ biết đâu.  Nếu vậy thì rất phiền. Phiền không phải vì không tìm ra được chỗ ở mới, mà phiền vì di chuyển đồ đạc. Không biết đồ đạc sao mà nhiều vậy. Nhiều nhưng không nỡ vất đi. Đồ vật hầu như cũng có linh hồn, chúng lưu luyến không rời mình mà mình cũng vậy.  Có lần tôi đem con gấu bông vất vào thùng rác, nhưng vẫn quay lui nhìn nó, thấy hai con mắt thủy tinh của nó nhìn tôi thảm thương, tôi lại nhặt nó lên. Hồi còn nhà riêng, có kho, thứ gì không dùng nhưng không nỡ vất thì cho chúng vào đó.  Bây giờ áo quần, bàn ghế, máy móc, các thứ linh tinh khác chiếm hết các ngõ ngách trong căn hộ.  Có lần mụ manager qua kiểm tra hệ thống nước nóng để sửa, mụ nhìn thấy đồ đạc ngỗn ngang trên lối đi, mụ gởi "biểu thị bất mãn" bảo phải ngăn nắp, sẽ kiểm tra việc này hai ngày sau. "Thưa bà! Chúng tôi thuê nhà trả tiền, không phải ở free.  Miễn là chúng tôi không phá hỏng nhà, còn ngăn nắp vệ sinh là thuộc về đời tư..."  Tôi viết thư trả lời mụ như vậy.  Mụ nhận thư, không có ý kiến gì. Tôi lại lo.  Biết đâu mụ im lặng là ghét mình và sẽ kiếm chuyện.
Một hôm tôi đang ngon giấc thì nghe sàn nhà, ngay dưới giường tôi, kêu cộc cộc như có người gõ mạnh.  Tiếp theo đó là tiếng gì như tiếng khóc thút thít. Tôi giật mình:
"Lại lão Wong."
Tôi tức quá, xuống căn hộ của lão đá mạnh vào cửa, rồi nói qua cửa sổ:
"Chú có điên không" Tại sao lại lấy cây thọt lên""
Có tiếng của lão Wong từ bên trong:
"Mới có người bước lên cầu thang rầm rầm. Tôi không thấy người nhưng thấy có cái bóng. Mà tôi chỉ thở dài thôi.  Tôi nói giờ này mà còn đi, làm ồn. Tôi thọt cây hồi nào đâu."
"Chú không thọt, chắc con ma thọt"
Tôi trở lên nhà, kiểm soát các ngõ ngách. Tất cả cửa ra vào đều khoá chặt. Mọi người trong nhà đều ngủ.  Tôi trở về phòng, thức cho đến sáng vì lo lắng. Tôi không tin có ma quỷ ở đây.  Tôi nghĩ lão Wong, không những có vấn đề về cái màng nhĩ, mà còn có vấn đề về thần kinh. Có một người hàng xóm như vậy thật đáng lo. Dù đã tập thiền gần 6 tháng nhưng tôi chẳng tiến bộ chút nào cả sau sự việc này. Bệnh lo âu của tôi càng nặng thêm.  Tôi gọi cho anh Long kể tất cả "sự cố".  Lần này anh suy nghĩ hơi lâu.  Cuối cùng anh hỏi:
"Anh xem lại trong nhà có ai hay đi chơi khuya không""
"Thằng con lớn trước đây rất hay đi chơi khuya. Nhưng từ khi nghe tôi nói tôi có bệnh lo âu, đừng đi như vậy bệnh tôi nặng thêm, thì nó thề sẽ không đi nữa."
"Chắc gì thề mà nó không đi."
"Tôi sẽ hỏi nó"
"Chỉ có mình lão Wong ở tầng dưới hay có ai nữa""
"Apartment tôi có 3 phòng, phía dưới tôi có ba căn loại 1 phòng, nhưng chỉ có một căn có người thuê là lão Wong."
"Anh xem lại, rồi gọi cho tôi sau."
Tôi hỏi đi hỏi lại thằng con lớn hôm đó có đi chơi về khuya không. Nó chối dài. Hôm sau nó mới ấp úng thú thật:


"Thiệt tình con có đi chơi về khuya hôm đó. Con thấy ba hay lo nên dấu ba.  Một tháng mà con đi về khuya chỉ có 2 lần thôi. Trước đây con đi chơi khuya ít nhất một tháng 4 lần.
"Nhưng sao không đi nhè nhẹ""
"Cả hai lần con đều đi rất nhẹ, rón rén như ăn trộm vì sợ ồn ào ba biết, mà sao ông Wong cũng nghe.  Hình như đêm nào ông Wong cũng thức, nằm... đợi con về"
 Tôi đem nó đi xin xin lỗi lão Wong.
"Xin lỗi ông. Mà sao con đi rất nhẹ ông cũng nghe.  Sao ông không thuê nhà ở khu người già bên đường Grand cho yên tĩnh."
 "Tìn đâu tui thuê. Ở chung với con cháu cho ít tốn tìn chớ"
"Ông thông cảm. Làm sao ở chỗ đông đúc như thế này mà ông muốn ...giống như trên...hill được."
Nói xong thằng con trai tôi nhìn cái giường của lão Wong:
"Sao ông lại nằm ngoài này, ngay dưới cầu thang" Sao không ngủ trong phòng" Phía trên phòng đó là phòng ba má con, chắc không ai làm ồn cả."
"Phải nhường cho con cháu chớ."
Chúng tôi ra về. Thằng con trai tôi nói nhỏ:
"Con có cách trị ông Wong rồi. Ông Wong thuê nhà rồi lại cho người khác se. Theo hợp đồng, ông ta ở một mình. Con sẽ doạ ông ta tố cáo với việc này nếu ông ta làm khó mình."
"Có chắc lão ta cho người ngoài thuê không" Nếu có, cũng chỉ doạ thôi nghe, đừng tố cáo."
"Con chỉ doạ thôi.  Ông Wong lãnh tiền già, mỗi tháng chừng 700 đô, trả tiền nhà chỉ có 200, còn lại Chương trình Housing Section 8  trả. Ông Wong cho se cái phòng ít nhất cũng 400 một tháng. Như vậy ông ta bỏ túi 900 một tháng, chưa kể tiền bán vỏ lon."
"Sao biết rành vậy""
"Ông ta nhờ thằng bạn con điền giấy tờ...."
"À, biết rồi."
Nghe thằng con nói tôi mới nhớ có một cậu chừng 17, 18 tuổi thường ra vào căn hộ của lão Wong.
Không biết thằng con trai đã nói với lão Wong thế nào mà suốt cả tháng không hề nghe thấy lão gõ cửa hay lấy cây thọt lên dù nó đã đi chơi khuya 2 lần.
Một hôm nhằm ngày Chủ Nhật tôi đang ngồi chơi trong sân chung của toà nhà thì lão Wong từ cổng đi vào. Tôi không tưởng tượng được lão thay đổi đến như vậy. Thân thể ốm o, mặt mày nhợt nhạt, râu ria lún phún, tóc tai bù xù. Trông lão Wong giống như một lão ăn mày, ăn mày ở Việt Nam chứ không phải ở Mỹ. Lão liếc nhìn tôi rồi thất thểu đi vào nhà. Tôi thương hại lão và không khỏi tức giận thằng con trai.
"Chắc chắn lão Wong ngủ không được vì thằng con làm ồn nên mới tiều tụy như vậy"
Buổi tối, nghe tôi cằn nhằn việc này, thằng con trai tôi nói:
"Hù doạ ông già nhưng con cũng hết sức giữ gìn.  Mỗi lần lên cầu thang con đi như ăn trộm, ngay cả một tiếng động rất nhỏ cũng không có. Con mà nói láo, con chết ngay..."
"Thôi, thôi, đừng thề.  Nhưng sao lão Wong lại tiều tụy như vậy""
"Không biết, nhưng ba khỏi lo. Thằng học sinh đã dọn đi cả tuần nay rồi. Chắc chắn ông Wong ngủ trong phòng. Ông Wong không nằm dưới cầu thang ... chờ con về nữa đâu."
Chúng tôi đang nói chuyện thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi giật mình định đến nhòm qua lỗ an toàn nhưng thằng con trai đã nhanh nhẹn làm thay tôi, rồi mở cửa.  Lão Wong vào nhà:
"Nói chiện chúc, được không""
"Được chứ. Mời chú ngồi"
Tôi nói và chỉ cái sô-pha:
"Xin lỗi... Sao chú tiều tụy vậy""
"Chiện không dài lắm đâu. Mà anh có thì giờ chớ""
"Tôi đang rảnh"
"Tui lên lây nhờ anh chỉ dẩn pháp luật. Anh giữ kín nghe."
"Sao" Cứ nói. Tôi hứa"
"Hứa chắc nghe."
"Chắc."
"Tui cho thằng du học se phòng. Nó là con của gì...à đại gia bên Diệt Nam.  Họ có gọi điện thoại gởi nó cho tui. Họ nói đừng lo tiền nong gì cả, sẽ trả sòng phẳng. Mà thiệt dậy. Nó tiêu tiền như nước. Có điều tôi chẳng thấy nó học hành gì cả, đi chơi suốt ngày đêm, lại nghịch nữa.  À, đêm hôm đó, khi nghe tôi thở dài, nó cười khúc khích, rồi lấy cái cây thọt lên đó!"
"Thằng mất dạy! Hèn chi tôi nghe như tiếng khóc.  Nhưng nó đi ở chỗ khác rồi ma.ø"
"Dậy mới chết tui chớ! Sáu tháng tiền nhà nó quỵt luôn."
"Chết chưa! Sao ông không bảo nó trả trước từng tháng""
"Thì tôi tin cha mẹ nó. Nó lại hứa trả tiền lời sau sáu tháng. Mà trước đây tôi cho mấy đứa du học khác se phòng, đứa nào cũng dễ thương, trả tiền đàng hoàng, chớ có như dậy đâu. Bây giờ tui xin anh chỉ giúp: có nên thưa nó không""
"Thưa chứ."
"Như thằng con trai anh biết đó, tui đâu có quyền cho người khác se phòng. Mà có giấy tờ gì để trình đâu.  Tìn nhà do chính phủ trả hơn một nửa. Điều lệ chỉ cho mình tui ở. Nếu biết tui cho se, họ cúp. Chết tui! Thôi, anh ơi!
Tôi nói:
"Để tôi hù nó, bắt nó tra.û"
Tôi là người có bệnh lo âu, không hiểu sao tôi hăng như vậy. Coi chừng lại rước thêm phiền phức. Tôi thấy con người tôi thật mâu thuẩn. Tuy vậy tôi vẫn hăng hái nói với lão Wong:
"Chú biết tên họ thằng mất dạy đó chứ""
"Bít chứ! Tui thấy trong bì thư gởi lến"
Lão Wong xuống nhà lấy mấy cái bì thư đưa cho tôi. Đó là bì thư của trường East Los Angeles College gởi đến. Lại có thêm cái bì thư của trường Evans School, một trường dạy tiếng Anh cho người lớn.
Sáng hôm sau, Thứ Hai, tôi đến trường East Los Angeles College, vào International Student Office xin gặp Giám đốc.  Bà Giám đốc Cheng hỏi tôi là gì của sinh viên này. Tôi nói bừa là chú của nó. Bà Cheng nhăn nhó:
"Em này là exchange student J1, tức học sinh giao lưu văn hoá 1 năm, qua Mỹ học lớp 11 tại một trường trung học công.  Nó đã xin change of status, tức đổi tình trạng du học thành sinh viên F1, để ở lại tiếp tục học tại trường tôi. Nhưng sau khi được chấp thuận, nó không học. Tôi đã gởi giấy thông báo cho nó từ lâu, nhưng không thấy trả lời. Tình trạng của học sinh này bây giờ là out of status, không hợp pháp."
"Ủa, sao bà biết nó không hơp pháp. Nó vẫn đi học đàng hoàng ma.ø"
"Sao không biết. Nó xin trường nào thì phải học trường đó. Tôi có chuyển trường thì trường khác mới nhận chứ."
Im lặng một lát bà ta nói tiếp:
"Có thể sau khi học lớp 11 xong, nó tiếp tục xin học lớp 12 tại trường đó và được chấp thuận. Về phía trường học, cho học như vậy là hợp pháp vì hồi đó nó dưới 18 tuổi mà dưới 18 tuổi thì theo luật, phải đi học, dù là du học sinh hay cư dân Mỹ; nhưng về phần học sinh, học như thế là bất hợp pháp vì du học sinh phải học truờng được Sở Di trú chấp thuận."
"Thưa Bà, nếu học lớp 12 như nói trên, rồi học thêm trường được Sở Di trú cho phép như trường của bà thì có hợp pháp không""
"Hợp pháp chứ!"
Bà ta cười, nói tiếp:
"Buồn cười. Khi học sinh học tiếp lớp 12, không tốn tiền học, các em và phụ huynh ai cũng mừng.  Rồi sau khi tốt nghiệp trung học, các em gởi hình chụp mình đội mũ, mặc áo tốt nghiệp về nước, phụ huynh sung sướng đem hình đi khoe. Nhưng sau đó thì...khóc. Không một college nào chịu nhận học sinh này vì học sinh không có giấy chuyển trường, đã out of status rồi.
Tôi cáo từ ra về. Tôi chắc chắn thằng nhãi này đang ở trong tình trạng nói trên.  Sau khi học lớp 12 xong, nó không lên học college được nên mới đi học tiếng Anh tại trường Evans. Trường Evans là trường nhận tất cả các học sinh, không cần biết ai. Có thể từ khi học xong lớp 11 nó không hề tốn tiền học nhưng vẫn dối cha mẹ, để cha mẹ gởi tiền qua tiêu xài.
Tôi mang theo một máy quay video đến trường Evans, ngồi ở một tiệm ăn, quay cảnh học sinh đi học về, buổi trưa, buổi chiều. Rồi tôi đem về cho lão Wong xem để lão nhận mặt. Cả nhà tôi ai cũng đã nhiều lần thấy loáng thoáng thằng này nhưng không nhớ mặt.
Lão Wong xem gần hết đoạn video thì reo lên một tiếng:
"A, đây rùi. Cái thằng tóc nhuộm xanh vàng, xâu tai đó."
"Ủa, tôi có thấy đứa nào giống vậy vô ra chỗ mình đâu"
"Nó mới nhuộm tóc, xâu tai, nhưng tui cũng nhận ra."
Buổi chiều tôi lại đến trường Evans. Chờ mãi mới thấy thằng mất dạy đi ra. Không chờ lâu, chờ lâu thêm hồi hộp, tôi đi nhanh về phía nó. Tôi chỉ mới cách nó chừng 10 thước nó đã chú ý đến tôi, nhìn tôi có vẻ mất bình tĩnh. Tôi nói:
"Thì ra học ở đây."
"Chú muốn gì!
"Muốn cháu trả tiền nhà cho ông Wong."
Nó nhìn tôi, nói một cách mất dạy:
"Nói giỡn hay nói ... chơi thế, man."
Tôi nghiêm mặt:
"Không phải chuyện đùa.  Coi chừng vỡ mặt."
"Này, cái gì cũng phải có chứng cớ. Đừng nói bừa. Bye!"
Nó bỏ đi. Tôi nói với theo:
"Mày đang out of status. Tao sẽ báo cáo Sở Di trú trục xuất mày"
Nó khựng lại một chút rồi tiếp tục đi.
Liên tiếp hai ngày sau tôi đến trường Evans tìm gặp thằng mất dạy nhưng nó biến đâu mất.
Chừng một tuần sau tôi đang ngủ thì nghe điện thoại reo. Nhìn đồng hồ, tôi thấy chỉ mới hơn 5 giờ sáng.  Không ai gọi giờ này trừ khi có chuyện quan trọng.  Tôi hồi hộp nhấc ống nghe lên:
"A-lô"
"Ông Joe phải không" Đây là văn phòng luật sư. Có người thưa ông về tội vu khống và hăm dọa. Chúng tôi báo cho ông biết trước, sẽ có văn thư gởi đến ông cho biết chi tiết sau."
Tôi "A-lô" thêm một lần nữa nhưng đường dây đã ngắt.
Tôi biết đây không phải văn phòng luật sư.  Đây chỉ là "game" của thằng mất dạy, nhưng tôi vẫn cảm thấy lo âu, hồi hộp, trách mình đã dây dưa vào việc này. Nó không hại mình bằng luật pháp, nhưng biết đâu có thể hại mình bằng vô luật pháp.
Chừng 5 phút sau có tiếng gõ cửa.  Lão Wong nói muốn gặp tôi.  Khi tôi mở cửa, lão lách mình đi vào với dáng vẻ tiều tụy. Lão nói:
"Tui biết anh vừa thức dậy nên mới lên đây. Tai tui thính lắm. Tui vừa nhận được điện thoại của văn phòng luật. Thằng du học thưa tui về tội gì... à vu khống.
Lão thở ra một hơi dài thườn thượt rồi tiếp:
"Tui không ngờ nó qua đây tiếp tục... giải phóng tui."
Tôi cười, không ngờ lão Wong cũng có óc khôi hài như vậy. Tôi vui vì thấy lão đã nguôi ngoai nỗi buồn mất tiền. Tôi nói lão đừng lo, không phải văn phòng luật đâu.
Kể từ đó gia đình chúng tôi rất thân với lão Wong và rất thích có được một người hàng xóm như lão. Dù sao mỗi lần nghe tiếng chuông điện thoại reo hay tiếng gõ cửa, tôi vẫn cảm thấy hồi hộp vô cùng.
Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến