Hôm nay,  

Sổ Tay Điện Tử Cho Người Mù

12/04/200900:00:00(Xem: 129882)

Sổ Tay Điện Tử Cho Người Mù

Như tin loan trên trang nhất Việt Báo hôm nay, kỹ sư Trần Xuân Nghĩa, một tác giả từng nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2007 với bài viết "Mr. A+", vừa trở thành chuyên gia gốc Việt đầu tiên thắng giải "thiết kế điện tử quốc tế năm 2008-2009", do sự bình bầu, sắp hạng của 9,600 cộng đồng điện tử.
"Congratulations to the PIC32 Design Challenge winner, Nghia Tran!" Lời chúc mừng trên đây vừa được loan báo hôm 1 tháng Tư, 2008, tại hội nghị thiết kế điện tử quốc tế vừa khai diễn ở Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley, San Jose.
Sau đây là trích đoạn từ bản tin chính thức về giải thưởng  hiện có tại trang nhà của "Microchip PIC 32" tại địa chỉ:http://www.mypic32.com/web/guest/news. 
Nghia Tran trong lời chúc mừng trên chính là kỹ sư Trần Xuân Nghĩa, một tác giả đã nhận giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài viết "Mr. A+", bài mở đầu của tuyển tập Viết Về Nước Mỹ 2007. Hiện có thể đọc bài này trên Vietbao Online tại http://www.vietbao.com/"ppid=74&pid=51.


Trần Xuân Nghĩa sinh năm 1971, sang Mỹ cuối tháng 12 , 1990 theo diện H.O. 5.  Anh là người con thứ ba trong 7 anh em.  Tốt nghiệp kỹ sư điện  tử tại California State Polytechnic University, Pomona năm 1999. Với thành tích học xuất sắc, ngay từ tháng 3, 1999, anh được tuyển thẳng  vào làm trong hãng Spawar, Inc của chính phủ, trong department chuyên làm về Robotic.
Đầu năm 2001, Trần Xuân Nghĩa kết hôn với bạn học cùng trường là Trúc Mai Nguyễn, hiện có 3 con. 
Được báo tin có tên trong danh sách chung kết giải thiết kế điện tử quốc tế và nhận lời mời của ban tổ chức, cả gia đình Nghĩa-Mai cùng bố mẹ và các con nhỏ đã từ San Diego lên San Jose tham dự Hội nghị điện tử ESC (Embedded System Conference) tại silicon valley San Jose.
Sau đây là bài viết của Trần Xuân Nghĩa giới thiệu công trình thắng giải của anh.

Sổ Tay Điện Tử Cho Người Mù
Bài tóm lược của Trần Xuân Nghĩa (txnghia) về thiết kế được giải nhất cuộc thi "thiết kế điện tử quốc tế" sử dụng chíp PIC 32-bít của Microchip (www.microchip.com)
Thời gian: 04/2008-04/2009
Trang web cuộc thi: www.mypic32.com
Trang tin: http://ubmtechnology.mediaroom.com/index.php"s=43&item=2358

Giới Thiệu
Một trong những cách ghi chép chính của người mù là dùng kim xâm xuống giấy những chấm chữ nổi Braille, và các chữ này được đọc lại bằng cách chạm đầu ngón tay lên phần chữ nổi ở mặt kia của giấy để cảm nhận. Cách này đơn giản, ít tốn kém và còn là phương tiện ghi chú học tập thuận tiện cho nhiều người ở các nước chưa phát triển.
Tuy nhiên hiện còn tồn tại nhiều vấn đề. Cách viết này chậm và chiếm khoảng giấy lớn, các chấm nổi không dễ đọc lại bằng cảm giác. Người mù dễ bị mỏi bàn tay do dùng lực ấn kim xuống giấy, những người mới học sẽ khó khăn để giữ kim ghim thẳng đứng khi viết. Bên cạnh đó, cách viết này không thuận tiện để sao chép chỉnh sửa và truyền đạt cho người sáng, do đó hạn chế khả năng truyền đạt ngôn ngữ và trao đổi thông tin của người mù với người sáng. Một số loại máy đánh chữ chạy bằng điện ngoài thị trường có thể giải quyết những khó khăn này, nhưng chúng có kích thước rất lớn và đắt tiền.


Dự án này nhằm làm một máy bỏ túi nhỏ gọn, rẻ tiền cho người mù. Người dùng (người mù) có thể nhập các ghi chú học tập và bài vở qua một bàn phím cảm ứng dùng bộ chữ Braille của người mù. Bộ xử lý bên trong máy sẽ chuyển các chữ này thành chữ thường abc và chứa trong bộ nhớ. Bộ xử lý sẽ chuyển dữ liệu từ dạng chữ sang dạng tiếng nói phát ra ở loa khi người dùng cần nghe.
 Thêm vào đó là chức năng phát tiếng nói báo giờ, lịch trình, cho biết nhiệt độ ánh sáng môi trường. Máy còn có chức năng nhận và nói ra màu sắc của vật muốn biết. Nó cũng có chức năng của một máy nghe nhạc, thu giọng nói, và là bộ lưu trữ dữ liệu tập tin.
Một tính năng đặc biệt được tích hợp trong sổ tay điện tử là gậy ảo giúp người mù định hướng và biết chướng ngại vật trên đường đi. Gậy ảo hoạt động nhờ các cảm biến đo khoảng cách, đo từ trường và gia tốc, cùng một bộ báo tin qua cảm giác ngón tay. Cảm biến đo khoảng cách cho biết khoảng cách từ người dùng đến vật cản. Kết hợp của cảm ứng từ trường và gia tốc cho biết dữ kiện về độ nghiêng và hướng đi (như kim quay trong la bàn), dữ kiện này cũng được truyền đến người dùng qua cảm giác ở ngón tay.
 Toàn bộ chi tiết thiết kế được chia sẻ rộng rãi trên trang web cuộc thi www.mypic32.com.
Trình bầy và nhận giải
Nơi chúng tôi trình bày thiết kế của mình với ban giám khảo ở một phòng bên hông hội trường, nơi mà hàng trăm các công trình sư  đang trình bày các sản phẩm mới.
Mỗi người có gần một giờ đồng hồ trình bày thiết kế của mình riêng với ban giám khảo. Trong hình là phần trình bày của tôi. Bên trái là Richard Nass, Tổng biên tập tạp chí điện tử-kỹ thuật. Kế đến là Giám đốc kỹ thuật của hãng phân phối Digi-key, và Terry West. Trong lúc trình bày, những ngươì khác phải ra chờ ở ngoài để tránh biết trước các câu hỏi mà ban giám khảo sẽ hỏi đến, để công bằng cho mỗi người. Trong lúc chờ đợi chúng tôi ngoài nói chuyện với nhau về kỹ thuật chúng tôi còn hỏi thăm trao đổi chuyện gia đình và cuộc sống mỗi người.
Thời gian trình bày với ban giám khảo, quay phim chụp ảnh kéo dài từ 1:30 chiều đến 7:30 tối. Nó lâu hơn nhiều so với dự tính của tôi. Buổi sáng hôm đó tôi chỉ ăn nhẹ và nhịn đến tối.
Sáng hôm sau, ở một nhà hát lớn trong khu hội nghị, 9:30 sáng khách tham dự đã vào kín các hàng ghế. Năm người chúng tôi được xếp ngồi ở hàng đầu, bên trái. Chương trình bắt đầu bằng chiếu các đoạn phim thâu hình ngày hôm trước. Sau đến bài phát biểu của Steve Sanghi là chủ tịch kiêm tổng điều hành của Microhip. Sau đó là phần tuyên bố kết quả cuộc thi.
Khi Brent (bmorse) người ngồi bên cạnh tôi bắt tay tôi chúng mừng tôi vẫn chưa tin được người tôi thắng giải nhất, chính tôi cũng chưa tin  người sống sót cuối cùng lại chính là mình (only one survive).
Trong lúc tôi gặp ban giám khảo, nhiều người lo lắng cho tôi. Đứng trên sân khấu, tôi rất vui và hãnh diện. Tôi biết có nhiều người còn hạnh phúc và vui hơn tôi nhiều nữa. Đó là các người thân, người bạn, các người ủng hộ, ở Mỹ, ở Việt Nam, và ở nhiều nơi đâu đó quanh địa cầu. Ông giám khảo, tổng quản trị kinh doanh của Microchip, Terry West trên sân khấu hội nghị cũng đã đặc biệt nhắc đến sự hỗ trợ đặc biệt của người Việt.
Trần Xuân Nghĩa

Ý kiến bạn đọc
07/08/201807:42:27
Khách
It is so nice to have this chance to enjoy reading your blog.
vito http://www.baidu.com
03/08/201803:42:32
Khách
Our website is about speed limiter
[url=http://www.baidu.com]vito[/url]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,058
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến