Hôm nay,  

Ngày 19 Tháng Tư

08/04/200900:00:00(Xem: 112372)

Ngày 19 Tháng Tư

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Tác giả: Ngọc Lan

Bài số 2582-16208659- vb440809

 

"Tôi ước gì người Việt mình ở hải ngoại có một website đăng danh sách và các dữ kiện thông tin về các cựu quân nhân VNCH đã được Mỹ cho đi theo chương trình H.O..." Bài viết về Tháng Tư của Ngọc Lan kết thúc bằng niềm mong ước ấy. Tác giả nguyên là con gái của Bác sĩ Lê Bá Dũng, quyền Chỉ huy trưởng Quân Y Viện Phan Thiết và sau đây là bài viết của cô về ngày thành phố nhỏ đổi chủ.

 

***

Mấy tuần nay đọc lướt qua các bài được đăng trên các website tiếng Việt của người Việt Nam ở Hải Ngoại, tôi thấy các Hội Đoàn, Cộng Đồng rải rác khắp Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới đang rục rịch chuẩn bị tưởng niệm Tháng Tư Đen với các chiến dịch như là không đi về VN vào tháng tư, không gởi tiền về VN vào tháng tư, ...

và các hoạt động khác. Thấm thoắt mà đã 34 năm trôi qua, từ ngày Việt Nam rơi vào tay Cộng sản, và người Việt Nam mình bỏ nước ra đi để tìm con đường tự do, tìm tương lai cho thế hệ sau này, và thoát khỏi chế độ hà khắc của Cộng Sản. Trước ngày 30 tháng 4, ngày toàn Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, thì ngày 19 tháng 4 là ngày Phan thiết bị mất, theo Chế độ Cộng Sản gọi là ngày Phan thiết được hoàn toàn giải phóng.

Hồi đó ba tôi làm Bác sĩ Quân Y ở Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, và gia đình tôi đã dọn vô sống trong Khu trại Gia binh của Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch để ba tôi làm việc được thuận tiện hơn, vì Quân Y Viện cách Phan thiết khá xa. Tôi nhớ đến những ngày gia đình tôi sống trong Khu trại Gia binh này, nhất là những ngày cuối cùng trước khi Phan thiết hoàn toàn bị rơi vào tay Cộng sản. Những ngày ấy tụi tôi vẫn còn đi học bình thường, và lúc ấy tụi tôi chỉ là lũ con nít lao nhao nên chẳng biết gì để mà bình luận, nhưng cứ cách vài ngày thì tôi cứ nghe ba tôi kể là tỉnh này đã mất, thị xã kia đã mất...

Cho đến một ngày kia khi nghe nói là Việt Cộng đang ở Mường Mán cách Phan thiết khoảng 50 cây số thì mẹ tôi khóc ròng. Mẹ tôi đã qua một thời chạy giặc năm Mậu thân 68 ở Huế, sống lây lất cả 1 tháng trời đói khát nên rất sợ Cộng Sản. Ngày ấy mẹ tôi đang sống với gia đình bên ngoại, một nách 2 con nhỏ: đứa thì mới hơn 1 tuổi, đứa thì mới 3-4 tháng; mẹ tôi đi tản cư với ông bà ngoại tôi và dì Ý. Nghe kể lại lúc đó cả gia đình mỗi ngày chỉ có 1 lon sữa bò gạo nấu lên thành cháo cho cả nhà ăn. Có gia đình nọ đổi cả con bò chỉ để lấy được vài lon gạo mà thôi. Chạy giặc tản cư cả tháng trời, về lại nhà thì đồ đạc không còn gì, vì những người ở lại hôi của đã lấy sạch đến cái nồi nấu cơm cũng không còn mà phải dùng cái lon sữa bò để nấu cơm. Mẹ tôi trở lại trường đi dạy mà không còn lấy một cái áo dài nào để mặc. Tất cả phải làm lại từ đầu sau năm Mậu thân ấy.

Bởi thế khi nghe quân Việt Cộng tiến gần đến Phan thiết thì mẹ tôi rất hoảng sợ. Lúc ấy ba tôi dự tính để mẹ tôi và tụi tôi đi tàu thủy vô Sài gòn trước. Hôm ấy mất hết nguyên ngày lê la lây lất bên bờ sông Cà Ty và mẹ tôi suýt ngất xỉu vì say nắng mà chẳng có chiếc tàu thủy nào để đi. Sau kế hoạch đi bằng tàu thủy vô Sài gòn thất bại, ba tôi đổi hướng lo cho mấy mẹ con vô Sài gòn trước bằng máy bay. Không biết lúc ấy có người nhường lại hay sao đó cho gia đình tôi 2 vé máy bay, bay từ Phan thiết vô Sài gòn. Năm mẹ con tụi tôi ngồi trên 2 ghế: tôi và đứa em trai một ghế, mẹ tôi ôm hai đứa em nhỏ ngồi trên một ghế. Tất cả đồ đạc áo quần cho 5 mẹ con đựng trong chiếc valise Samsonite, đó là tất cả những gì tụi tôi mang theo được khi rời khỏi Phan thiết. Sau ngày 30 thángTư tụi tôi đã không bao giờ còn được phép trở về căn nhà ấy để có cơ hội lấy thêm một món đồ nào.

Tôi nhớ đến cái bãi biển ở phía sau lưng Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch. Thỉnh thoảng ba tôi dắt tôi và đứa em trai đi tắm biển ở đây. Tụi tôi đi xuống biển bằng con đường tắt có bậc thang phía sau lưng của QYV (Quân Y Viện). Con đường tắt này dốc cao dựng đứng đến có thể tuột xuống được. Bãi biển này không có người tắm vì dân thường không ai đến đây; ở đó có một cái cầu tàu (pier) đã cũ. Gia đình tôi lâu lâu cũng đi xuống biển này picnic phơi nắng cả buổi. Lúc trở về thì chúng tôi đi về bằng con đường khác ở bên hông QYV và đi về nhà qua cổng trước của QYV. Không biết ai là người đã chọn vị trí này để xây dựng nên QYV có vị thế phía sau là giáp biển, đã tạo thuận lợi cho việc di tản của những người lính VNCH và thương bệnh binh của QYV trong ngày cuối cùng trước khi Phan thiết bị Việt Cộng chiếm lĩnh hoàn toàn vào ngày 19 tháng 4 năm 1975.

Tôi nghe kể lại là QYV được lệnh di tản từ buổi tối ngày 18 tháng 4. Các bác sĩ quân y trong đó có ba tôi và các trợ y cùng nhiều sĩ quan khác đã sắp xếp để di tản những thương bệnh binh trong đêm tối ngày 18 bằng con đường bậc thang phía sau QYV, và nằm chờ đến sáng thì di chuyển ngược lên hướng Bình Tú để chờ tàu Hải quân vào đón. Trong khi đó thì quân của Việt Cộng đã vào đến Phan thiết và đã kéo đến đầy trước cổng của QYV và réo gọi tên ba tôi là: "thằng Bác sĩ Lê Bá Dũng..." và kêu ra trình diện. Hồi ấy ba tôi đang là Chỉ Huy Phó QYV ĐMH. Trong những ngày đầu khi Miền Nam đang "dầu sôi lửa bỏng" ấy thì ông Chỉ Huy Trưởng Thiếu tá Võ Đạm đã đào nhiệm và cùng vợ con tìm đường ra nước ngoài trước rồi, và ba tôi lên làm Quyền Chỉ Huy Trưởng trông coi QYV và bám trụ với QYV đến những giờ phút cuối cùng.

Nếu ba tôi ra trình diện theo yêu cầu ngay hôm 19 tháng 4 ấy thì chắc là đã tiêu đời rồi vì những anh Việt Cộng lúc này đang sẵn sàng giết bất cứ ai, huống hồ gì ba tôi lúc ấy là người "được" cho là nợ máu với nhân dân, dù ba tôi hành nghề y khoa cứu người và chẳng giết ai bao giờ.

Hồi ấy tôi nghe ba tôi kể lâu lâu bên phía VNCH vẫn thường bắt được một vài anh lính Việt Cộng có lẽ bị thương nặng nên bị đồng đội bỏ rơi lại. Bên phía VNCH mang về cứu chữa và những lần ấy thì họ được điều trị tại QYV cho đến khi bình phục thì thả họ đi. Chẳng lẽ vì làm những điều ấy nên nay được kết tội "nợ máu với nhân dân" hay sao"

Ông nội tôi mất năm 79 và được chôn cất trên Bình Tú. Hồi ấy muốn lên Bình Tú thì phải đi ngang qua QYV. Tôi không đi đưa đám vì hôm ấy tôi "được chia phiên" phải ở nhà để coi chừng nhà, nhưng tôi có đi ngày lễ "Mở cửa mả". Đường lên Bình Tú ngày ấy hoàn toàn khác xa những gì trước năm 75. Con đường dẫn lên phi trường Phan thiết với những tấm vỉ sắt đã không còn. Có lẽ dân chúng hay các cán bộ đã lấy đi rồi chia chác với nhau. Phi trường Phan thiết cũng không còn nữa. Tôi hồi ấy còn quá nhỏ và chỉ đến đó có hai lần, lần đầu là từ Sài gòn bay về Phan thiết năm 72 và lần thứ hai là vào Sài gòn vào tháng 4 năm 75, nên chẳng nhớ được phi trường Phan thiết hình dáng ra sao. Con đường đi xuống bờ biển ngày xưa to rộng lắm bây giờ hoàn toàn mất lối, chắc chính quyền sợ dân chúng dùng nơi này làm bãi đáp để vượt biên nên xóa lấp đi" Con đường từ cổng chữ Y lên tới QYV ngày xưa được tráng nhựa xe chạy êm ru, mà nay bị bỏ hoang cày nát đầy các ổ gà ổ voi vì không được sửa sang.

Đi ngang qua QYV thấy nơi ấy bây giờ bị bỏ hoang vắng lặng có hàng rào kẽm gai phía trước và không một bóng người. Tôi đi ngang QYV với bao bùi ngùi và luyến tiếc về những ngày xưa cũ. Quân Y Viện của một thời huy hoàng đây sao" Tôi nhớ đến những tháng ngày gia đình tôi ở trong khu nhà ấy và tụi tôi hay chạy qua chơi nhà Bác Toại và các con của Bác ấy. Mẹ tôi thì có cô bạn hàng xóm nhà kế bên lâu lâu lại khoe nhau làm bánh ga-tô hay chuyện hôm nay đi chợ mua được cá gì ngon. Cô hàng xóm kế bên là một Nữ Quân Nhân, lâu lâu có dịp lễ trông cô trong bộ đồng phục Nữ Quân Nhân mới xinh xắn và duyên dáng làm sao!

Tôi nhớ hồi ấy ba tôi có chú "đệ tử" tên Thơm cho tụi tôi một con sóc nuôi cho vui; mỗi ngày tụi tôi cho nó ăn trái cây. Một hôm con sóc sổng chuồng, chú Thơm phải giúp tụi tôi bắt lại con sóc, và chú đã bị con sóc cắn chảy máu tay rất tội. Nơi đây em trai nhỏ nhất của tôi-Thái- đã lớn lên và bước những bước chập chững đầu tiên trong đời bằng cách dùng cây vợt đánh cầu lông của tụi tôi làm cây gậy để bước đi. Nơi đây cũng là nơi gia đình tụi tôi ăn cái Tết cuối cùng trước ngày Phan Thiết hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản. Năm ấy là năm cuối cùng mẹ tôi gói bánh tét, và tụi tôi ngồi thức canh nấu bánh tét. Những năm về sau khi ba tôi đang còn trong trại cải tạo, tụi tôi ở bên ngoài và cuộc sống với bao thiếu thốn, thì những đòn bánh tét ấy là những cái gì quá xa xỉ không bao giờ mơ tới được. Đó là lần nấu bánh tét cuối cùng của gia đình tôi cho đến khi gia đình tụi tôi được đi định cư ở Mỹ.

Thỉnh thoảng sẵn dịp gì đó nên ba tôi dắt tôi đi ngang mấy dãy nhà bệnh xá trong ấy, hay đi vô khu giải phẫu, đây là nơi ba tôi làm việc nhiều nhất. Hồi đó có case nào mổ khó là đều qua tay ba tôi hết. Mấy dãy nhà khu giải phẫu khi nào cũng mát lạnh và ngửi đầy mùi thuốc sát trùng; những lúc ấy tôi đi mà hơi sợ sợ vì hành lang quá vắng vẻ không một bóng người. Nói tới cái chuyện mổ xẻ làm tôi nhớ đến thời gian nhà tôi còn ở dưới Hưng long. Ba tôi lúc ấy được lên chức làm Chỉ Huy Phó Quân Y Viện kiêm luôn Trưởng khối chuyên môn; việc lên chức đi đôi với làm nhiều việc hơn. Tôi nhớ hồi ấy vì cần liên lạc với ba tôi thường xuyên nên họ đã cho nhà tôi có đường dây điện thoại để tiện liên lạc. Rồi thì một tuần ba tôi đi mổ không biết hết mấy ngày. Mỗi khi có lính bị thương về, "đệ tử" của ba tôi đi xe Jeep từ QYV đến nhà tôi với một đống film X-ray. Ba tôi giơ lên ánh sáng coi xong film là đi ngay, và hầu hết là đi suốt đêm. Hình như đi đến hết ngày hôm sau ba tôi mới về.

Tôi lại nhớ đến những người cộng sự cấp dưới của ba tôi; họ là những người rất dễ thương. Sau này trong những năm ba tôi bị tù tội họ còn tìm đến thăm hỏi hay cho chút ít quà gởi đến biếu "Ông Thầy". Trong những người làm tài xế lái xe cho ba tôi có một chú tên Bình; chú thường hay chở tụi tôi đi học và đón về. Có một hôm vào dịp gần Tết chú chở tôi và đứa em trai chạy vòng vòng chơi dưới phố, và mua cho tụi tôi một ít hột bí, cái loại hột bí của người Hoa nhuộm màu đen để cắn chơi cho vui.

Tôi nhớ đến lần tôi bị cắt A-mi-đan và sau đó được các cô Y tá trong đó chăm sóc rất dễ thương. Trong số mấy cô Nữ Quân Nhân thì có ba cô tôi nhớ được tên là Hoa, Huệ, Nở rất dễ thương và vui vẻ. Tôi không nhớ cô nào trong số 3 cô này, hình như cô Nở, có người yêu đi lính, dạo ấy nghe đâu mất tích hay chết trận nên cô ấy khóc nức nở. Sau năm 75 mẹ tôi có dịp gặp 1 trong ba cô ấy, và họ có hỏi thăm đến ba tôi. Đến năm 80 mấy mẹ con tụi tôi dời về Long Xuyên nên không còn liên lạc với ai nữa. Những người ấy bây giờ họ đang ở đâu" Họ có vượt biên đi thoát để có một cuộc đổi đời, hay họ bị đưa đi kinh tế mới, hay đang sống mòn mỏi cho hết kiếp người ở đâu đó trên đất nước Việt Nam"

Tôi ước gì người Việt mình ở hải ngoại có một website đăng danh sách và các dữ kiện thông tin về các cựu quân nhân VNCH đã được Mỹ cho đi theo chương trình H.O để mọi người có thể tìm đến nhau trong những ngày cuối đời trên xứ người, và chia xẻ những kỷ niệm khó quên ngày xưa khi còn là đồng đội hay đồng nghiệp.

Ngọc Lan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến