Tuổi 65, Chọn Health Plan Nào"
Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 2578-16208655- vb640309
Tác giả đã nhận giải danh dựï Viết Về nước Mỹ từ năm đầu tiên, và vẫn liên tục viết. Là một nhà giáo vui vẻ mà nghiêm túc, có hồi ông bị bà con đồng hương bắt làm Chủ Tịch Hội Ái Hữu Phan Rang. Ông chủ tịch và ông thầy nay về hưu, sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài mới của ông là câu chuyện rất sinh động của người đến tuổi... chọn Help Plan.
***
Sinh nhật tôi ngày 15 tháng 5, 1944. Năm 2009 này là đúng 65, được hưởng medicare. Suốt thời gian 15 năm đi dạy, tôi và vợ con được hãng Kaiser "cover" free không tốn một đồng xu. Nhưng từ 4 năm nay, từ khi xin nghỉ hưu từ San Jose về ở ẩn Riverside, Kaiser không "cover" nữa (vì tôi không chịu bỏ tiền ra đóng premium 750$ cho 2 người mỗi tháng) tôi mua thử bảo hiểm PPO hai người 160$, chỉ hơn 1 năm rồi "cancel", còn thì "tự túc tự cường", bệnh đâu bỏ tiền mặt ra trả đó. Bây giờ, đánh hơi tôi sắp có medicare, các hãng bảo hiểm sức khỏe ở đâu không biết đua nhau gửi quảng cáo tới đầy nhà, làm tôi quýnh quáng không biết nên chọn hãng nào, không biết có cần phải chọn không, hay cứ đi đại một bác sĩ quen, đưa thẻ medicare ra cho họ "charge" là xong, khỏi phải nghĩ ngợi chọn lựa lôi thôi.
Nửa năm nay, mỗi lần Little Saigon có tổ chức workshop thuyết trình về Medicare, Medi-Cal cho các người già, tôi đều lái xe qua dự, học hỏi cho biết. Họ phát vô số tài liệu không thiếu gì, lại offer chích ngừa, khám bệnh gan free, đo huyết áp free, cholesterol free, nhưng nghe toàn là mấy ông bác sĩ Mỹ nói, rồi có bà Việt nam dịch lại, lời văn cứng ngắc, hay quí bà Việt nam làm ở Ty Y tế lên giải thích lề mề, ăn nói chậm chạp, chủ yếu giúp cho trường hợp mấy người già không hiểu tiếng Anh, làm mình sốt ruột, hiểu ba chớp ba nháng như người mù sờ voi. Không có lấy một người nào nhanh nhẩu biết cách ăn nói, tóm lược "overall" toàn bộ hệ thống medicare của Mỹ, rồi phân loại ABC, ai có nhà thì sao, ai không nhà thì sao, ai có lợi tức trên bao nhiêu thì sao, ai dưới thì sao... đi vào từng phần nhỏ abc, chi tiết a1, a2, a3...b1, b2, b3....c1, c2, c3...rồi cho bà con tự do hỏi mà trả lời.
Qua mấy cái workshops đó, tôi lờ mờ hiểu đại khái Medicare là của Liên bang, ai cũng được khi đúng 65, hay trước 65 nếu bị mù, điếc, tàn tật nặng... còn MediCAL là của tiểu bang California cấp cho người không có nhà, lợi tức rất thấp, có hồ sơ bệnh tật nhiều. MediCAL phải làm đơn xin, chứng tỏ mình nghèo mới được, còn Medicare thì 3 tháng trước sinh nhật 65 tuổi, tới Sở An sinh Xã hội (Social Security Department) xin thì được ngay. Nhưng cũng tùy, có người chỉ có Medicare (nếu trước kia có đi làm đủ thời gian ấn định), hoăc chỉ có medi-Cal (nếu chưa hề đi làm), có người lại may mắn có cả hai, gọi là Medi-Medi. Có cả hai thì sướng lắm, anh chị không phải trả đồng nào, trồng răng mổ mắt đều free, tha hồ bệnh nặng mấy cũng được chữa free hết.
Chỉ có Medicare thôi thì phải bỏ tiền túi trả thêm phần này phần kia. Medicare có part A, part B, part D. Part A là nếu nằm nhà thương được free, part B là bảo hiểm để trả tiền đi bác sĩ, ai cũng phải đóng premium đồng hạng khoảng 96$ mỗi tháng, coi như tiền bảo hiểm y tế . Part D là premium đóng hàng tháng cho tiền mua thuốc theo toa bác sĩ, nếu ai có bịnh phải dùng thuốc đắt tiền. Ai chỉ có "original medicare" Liên bang cho thì khỏi mua bảo hiểm Part D, thuốc rẽ thông thường "organic" khỏi trả, nhưng thuốc đắt tiền phải trả thêm chút đỉnh.
Tôi tự hỏi, "Vậy thì các hãng bảo hiểm sức khỏe tư như Blue Shield, Kaiser, Aetna, SCAN, Anthem Blue Cross, ARRP, Inter Valley health Plan....gửi quảng cáo mời mình vô membership tham gia group của họ để làm gì"" Không ai trả lời thỏa đáng, đa số người quen ai cũng biết nhận medicare, chứ không tò mò tìm hiểu cặn kẽ như tôi. Tìm hiểu, tôi mới biết thêm là một số Health group plans bao luôn part D, khỏi đóng đồng nào. Đó là một cái lợi của việc tham gia groups. Nhưng nếu mình không bệnh hoạn, không cần thuốc uống trường kỳ thì việc gì phải lo cho part D.; chỉ Part A và B đủ rồi. Tôi gọi phone hỏi mấy người bạn 65 hay trên 65 về medicare thì Jerry, bạn giáo chức đồng nghiệp ở San Jose nói sẽ tiếp tục theo Kaiser; Chấn, bạn học cũ ở Oakland, nói từ lúc đi làm tới giờ vẫn theo Kaiser, tuy phải đóng thêm nhiều tiền mà khi mổ xẻ tốn 5 bảy trăm ngàn đô, nó "cover "hết, không phải bán nhà mà trả. Anh Hùng, bà con bên vợ, bị tiểu đường, huyết áp cao thì nói không theo group nào hết, chỉ đi bác sĩ quen, mua thuốc lâu lâu trả thêm 15 $. Anh Công, quen thân bà xã, cũng đi bác sĩ quen trả thẻ medicare, không vô group nào. Anh nói tiền hưu chỉ có 400$ nên sang tên cái nhà cho con đứng tên để trở thành vô sản, vài năm sau sẽ xin luôn MediCal, khỏi lo. Chị Thanh cũng nói "đi bác sĩ tự do cho khỏe, khỏi bị kẹt vô group nào ràng buộc hết, khỏi sợ bị gạt". Tôi quay ra hỏi anh Phước có bệnh tiểu đường kinh niên, anh cũng trả lời lờ mờ. Thình lình tôi nhớ ra bác sĩ Trình, Trưởng ty Y tế Ninh Thuận cũ trước 75, sau qua Mỹ có hành nghề bác sĩ nhiều năm ở Mỹ, nay đã về hưu làm cố vấn cho Hội Ái hữu Ninh thuận. Gọi phone, bác sĩ nói theo group nào thuộc HMO thì khỏi co-payment, Blue Shield cũng tốt, Kaiser cũng tốt, nhưng phải trả thêm, SCAN cũng rất tốt, khỏi trả thêm, lại nhiều benefits.
Tôi đã đọc qua mấy tờ quảng cáo của SCAN gửi, thấy NO-COPAY nhiều mục, như gọi y tá sẵn sàng trả lời 24 trên 24 khuyên mình nên đi đâu, gặp ai, làm gì. Như đi bác sĩ, X-ray không tốn cắc nào, vô emergency khắp nơi trên thế giới đều được "covered", home care "free", nằm bệnh viện free 30 ngày đầu...nên nghe bác sĩ Trình tái xác nhận khen SCAN, tôi rất mừng. Kaiser thì tốt rồi, nhưng mà tôi ghét cái lối co-pay 15$ mỗi lần đi khám bác sĩ, mỗi tháng đóng thêm 66$ premium, và lối "deductible "phải trả trước 3000 đồng tiền nằm nhà thương, rồi sau số đó họ mới trả..Tôi gọi Kaiser, cô y tá Mỹ vui vẻ tiếp chuyện, hỏi tôi có bị "đi lọc thận" không, nếu không mới qualify advantage program". Tôi nói "không", cô nói "vậy thì anh qualify", hẹn 3 ngày sẽ gửi toàn bộ tài liệu Kaiser trọn "gói" cho tôi nghiên cứu trước khi chọn.
Đầu tháng 3 (ba tháng trước sinh nhật) tôi lái xe tới Sở An sinh Xã hội địa phương của County, điền đơn xin Medicare. Họ photocopy "passport" tôi, lưu hồ sơ bằng chứng công dân Mỹ hợp lệ, check computer thấy tôi có làm việc nhiều năm ở Mỹ, tuyên bố tôi "qualify" medicare, chỉ part A free, còn part B thì đóng premium 96$ một tháng như tất cả mọi người khác. Vợ tôi khi đúng 65 cũng được "ăn theo" có medicare, mặc dù không đi làm đủ 10 năm. Cứ 3 tháng một lần, Sở An sinh sẽ gửi "bill" part B cho tôi trả (hoặc tôi nhờ Quỹ hưu bổng giáo chức California của tôi trả, rồi mới gửi tiền hưu còn lại cho tôi ). Tính ra một năm tốn hơn 1000 bạc tiền bác sĩ, cho dù có đi hay không, tôi tò mò hỏi:
-Part B có bắt buộc không bà, hay chỉ "optional"" Tôi rất khỏe, rất ít khi đi bác sĩ.
-Không bắt buộc, nhưng anh cần mua... Có part B, mới khỏi trả tiền khám bác sĩ, và các health plans mới nhận anh. Họ sống được là nhờ tiền anh đóng Part B.
-Nếu tôi năm nay không muốn đóng premium part B hàng tháng, khi cần đi bác sĩ chỉ trả cash vài chục bạc, rồi chờ sang năm, hay 2 ba năm sau bệnh hoạn nhiều hơn, cần đi bác sĩ thường xuyên hơn, mới đóng thì sao"
-Thì anh sẽ bị PHẠT10% trên 96$, tức là sang năm mua phải đóng 106 $ một tháng, sang năm không đóng thì tăng thành 117$...và cứ thế mỗi năm mỗi tăng 10%.
-Trời đất, sao luật gì mà ác ôn vậy"
-Luật Medicare mà, tôi đâu biết. Vì lỡ có chuyện gì nguy hiểm xảy ra cho anh, chính phủ sẽ phải tốn kém hơn nhiều để cứu anh khỏi chết.
-Vậy thì cho tôi chọn đóng tiền Part B luôn bây giờ đi.
-OK, anh ký tên đi, tôi sẽ gửi thẻ medicare part A&B tới nhà anh trong 10 ngày nữa. Thẻ có hiệu lực kể từ 1 tây tháng 5.
Thứ sáu, ngày 13 tháng 3, tôi lái xe đi dự cái workshop về medicare do nữ bác sĩ Lê có Metropolitan clinic tổ chức ở Riverside. Ở đây mấy năm bây giờ tôi mới biết có bác sĩ người Việt nam làm chủ một clinic lớn tại đây. Tôi gặp ở đây hai ba người Mễ, khoảng 7 tám người Việt nam già, đồng hương gặp nhau trước lạ sau quen, ai nấy bắt chuyện làm quen liền, rổn rảng kể lể chuyện hưởng medicare ra sao, trao đổi kinh nghiệm mua thuốc khám bệnh, nói oang oang không sợ Mễ ngồi bên nghe gì ráo. Ông bạn 68 tuổi ngồi bên khoe:
-Tôi có nhà ở Moreno Valley mà vẫn được 2 thẻ luôn.vừa medicare vừa medical. Sacramento tự động gửi, tôi đâu có xin. Tôi bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu...chả theo group nào hết. Một tháng tôi đóng 34 $ part D, mà trị giá thuốc tới 4 năm trăm bạc.
-"Coi chừng họ gởi lộn đó", tôi nói, "sau này họ bắt trả lại chết giấc nghe. Có nhà, đâu có được medi-Cal. Ai cũng nói vậy."
-Thì tôi cũng lấy làm lạ, gọi phone hỏi, họ nói, "Anh yên tâm đi, chúng tôi biết đúng mới làm, anh đừng có thắc mắc làm chi, cứ việc dùng 2 thẻ 1 lúc đi."
Anh khác chen vô:
-Chắc tại anh có bệnh nhiều. Có nhà mà " disability" vẫn được medi-Cal.
-Vợ tôi đâu có bệnh gì mà họ cũng cho luôn nè.
Ai nấy ngẩn ra nín khe, không hiểu tại sao.. Bác sĩ Hà cũng lắc đầu, nhún vai. Một anh hỏi:
-Sao nói mỗi người có quyền có 1 nhà, 1 xe"
-Cái đó là cho tiền già SSI thôi.
Một anh khác nói:
-Medicare không có "cover" răng và mắt đâu nghe. Chỉ có medi-Cal mới cover" thôi.
-Thiệt sao" Bây giờ tôi mới biết đó. Vậy mổ mắt, trồng răng giả phải bỏ tiền túi à"
-Chớ sao. Chỉ có ai có Medi-Cal mới được free. Anh cũng biết mà, ở Mỹ sướng thì sướng thật, già bịnh có chính phủ lo, cho tiền SSI, cho medicare, nhưng phải là thiệt nghèo hay thiệt giàu mới thiệt sướng, còn ương ương thì cứ è cổ ra trả. Nó bất công ở cái chỗ đó.
Ban tổ chức bày ra đồ ăn thức uống order đem lại ê hề theo phong tục mở workshop ở Mỹ, nào gà quay, vịt nướng, gỏi tôm thịt broccoli, cơm chiên lạp xưởng, chè đậu xanh, soda...nhưng ai cũng sợ cholesterol cao nên chỉ đứng dậy nếm qua loa, liếm láp chút chút tượng trưng, bỏ lại cả đống cho mấy anh Mễ "to go" đem về. Bà bác sĩ xuất hiện, trả lời năm ba câu bà con hỏi một cách "ba phải", coi bộ bà chỉ giỏi mổ xẻ chuyên môn, chứ không rành lắm về hệ thống medicare, medi-Cal, medicAid.
Kinh chao Anh
Tuyet
Dien thoai cua em 619-490-5274