Hôm nay,  

Mùa Xuân Và Bài Thơ Tặng Bé

31/03/200900:00:00(Xem: 271485)

Mùa Xuân và Bài Thơ Tặng Bé

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2574-16208651- vb333109

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diện HO, từng sông ở Nam California và sau cùng chọn nơi định cư tại Greenville SC. Bài viết mới của ông là những cảm nhận về một buổi sáng mùa xuân hạnh phúc. Bài viết được tác giả ghi thêm: “Tặng Mimi và các bé Việt Nam sanh ở Mỹ.”

***

Bây giờ, mùa Xuân đã trở lại, mới tờ mờ sáng đã thấy phía Đông ửng hồng, mặt trời tuy đã lấp ló hiện ra nhưng hình như vẫn còn say với giấc ngủ mùa Đông nên vẫn chưa chịu ló ra hẳn nhưng sức sống hình như đãlàm vạn vật thay đổi.                                                                          
Những con chim sẻ không biết tránh mùa Đông ở đâu nay đã thấy xuất hiện ríu rít, hối hả gọi nhau đi tìm mồi, hết sà xuống chỗ này một chút lại vù bay lên đậu trên cây cổ thụ gần đo,  rồi lại ríu rít sà xuống chỗ khác để kiếm mồi.                                                                                                              
Chỉ có con chim chích chòe thì hình như thích đi một mình,bay đến chỗ này “nói” chích một tiếng rồi lại vụt bay đến chỗ kia” ca lên” chòe một tiếng rồi lại vụt bay mất tiêu.                                                                                
Thỉnh thoảng một vài con sáo từ đâu bay tới, xà  xuống đám cỏ xanh non vừa cúi xuống mổ vừa nháo nhác quay đi quay lại rồi lại vụt bay đi.   
Những “cô bạch tuyết “ uất kim cương (mà ở bên Mỹ này ta vẫn quen gọi là hoa tulip) qua giấc đông miên trong lòng đất lạnh đã vươn “vai” chỗi dậy mang theo những cánh hoa muôn màu sặc sỡ cùng nhau khoe sắc thắm đón mùa Xuân tới.                                                                                    
Cây đào trước nhà đã khoe những nụ hồng tươi thắm cùng nhau chào đón mùa Xuân trở lại nhưng những nụ hoa hồng của cây bông hồng gần đó vẫn còn e thẹn  chưa muốn hé nụ cười chào đón Xuân sang.                             
Những con ong mật hình như quên cảnh đất trời đang tưng bừng đón mùa Xuân mà vẫn bay từ bông này sang bông khác  cặm cụi hút nhụy hoa vừa mang về làm mật vừa làm hoa kết trái để mang lại đời sống cho con người và vạn vật.                                                                                               
Thế nhưng, những bụi hoa đỗ quyên(azalea) tuy đã bị tỉa cho bớt xum xuê cũng không  chịu  thua kém những cây bông bạn đã đón mùa Xuân tới bằng cách khoác cho mình những chiếc áo phủ đầy những nụ hoa màu hồng nho nhỏ tươi mát, chứ không chịu cảnh: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh  (Kiều)                                                                                    


Ai đó đã nói quả không sai rằng có khổ mới biết sự sung sướng, thật vậy bạn ơi,  bạn phải trải qua mùa Đông thì bạn mới khoan khoái ngắm cảnh tươi mát của đất trời mỗi  khi Xuân trở lại.                                              
Mùa Đông với những cơn gió lạnh buốt quất vào mặt, làm giá băng hai cái tai, với những cơn mưa xả xuống những làn nước buốt giá.                            
Có những ngày tuyết đổ tiếp theo là mặt trời ló ra sau đám mây xám đục  nhưng chỉ làm thời tiết càng lạnh hơn và phần thưởng đặc biệt mà thiên nhiên dành cho con người cơ cực vì phải đi kiếm sống trong khí  hậu lạnh giá: đó là mặt đường đóng băng trơn trượt khiến khi bạn lái xe, gập chỗ đóng băng là bạn tưởng như mình được khiêu vũ với tử thần và nếu không khéo thì Diêm Vương đã ấn vào tay bạn thơ mời xuống Âm Phủ để làm bạn với Ngài rồi vì có lẽ với phận sự được giao thì Ngài quả là người cô đơn nhất Âm Phủ.                                                                                        
Đấy là tôi mới nói về mùa Đông ở Greenville, South Carolina, nơi mà thỉnh thoảng mới có tuyết về mùa Đông trong một hay hai ngày thôi,  còn thường thì chỉ có lạnh và mưa buốt giá!
Thôi thì nhắc đến mùa Đông mà làm gì bạn nhỉ vì hiện tại đang là mùa Xuân cơ mà. Vậy thì thưa các bạn cảnh vật mà tôi thưa cùng quý bạn chỉ là ở chung quanh căn nhà nơi tôi hiện ngụ cư thôi chứ còn đi xa hơn một tí nữa, bạn sẽ phải dùng hai chữ  “kỳ tú”  hoặc ”gấm vóc” thì mới diễn tả được cảnh đẹp ở nơi cao nguyên này.  Chữ mà giáo sư Phan xuân Hòa đã đặt tên cho một cuốn sách mà ông đã viết cách đây hơn  45 nặm, về cảnh đẹp ở Việt Nam ta, cuốn “Non Sông Gấm Vóc,”  nếu tôi nhớ không lầm.
Ngắm cảnh đã thấy đủ, tôi trở vào nhà, mở PC và check mail thì anh bạn ở San Jose cho biết sẽ tổ chức lễ mừng sinh nhật cho bé gái 6 tuổi. Vội vàng tôi gởi email chúc mừng nhưng vẫn cảm thấy hình như thiêu thiếu một cái gì vừa nhìn lại đồng hồ thì thấy cũng đã đến giờ đi làm, tôi  kiểm tra lại bữa cơm nhẹ mang theo và khởi hành.                                                     
Trên đường tới hãng, chợt một ý thơ thoáng hiện trong ý tưởng, v ội vã tôi bám lấy, ý này liên tục đến ý kia.                                                                
Thế nhưng những cảnh đẹp hai bên đường cứ làm cho ý thơ bị đứt quãng hoài, khi thì một cây bông trắng xóa hiện ra trên nền trời xanh thẳm, khi thì một bụi mai vàng ẩn trong đám lá xanh, khi thì một cây bông lá đỏ rực rỡ lúc thì lại thoáng thấy xuất hiện những cây như những cây phượng vỹ ở Việt Nam ta, thế nhưng, cây lại cho ra những chùm hoa màu tím làm “tím” cả vùng không gian gần đó.      
Hồi còn sinh tiền, ông thân sinh của tôi mỗi khi  đi dạo, cứ thấy cây bông này là ông cụ thích thú vô cùng.  Cụ cứ tấm tắc tán tụng vẻ đẹp quý phái của “nàng” (vì không biết tên của cây bông này là gì,cụ đã tự đặt tên cho câylà cây “phượng tím”)   nên luôn luôn buột miệng kêu lên: ”Cây phượng tím, con coi kìa,  có phải nó đẹp không thua gì cây phượng vỹ ở Việt Nam mình không”.
Tới nơi nhận bàn giao công việc xong, mọi việc đã đâu vào đấy, tiếng máy chạy rầm rì, tiếng chuông báo mỗi khi một cuộn gòn được cắt. Thỉnh thoảng lại có người  chạy tới hỏi cứ làm ngắt quãng ý thơ đang dào dạt mà tôi cố nhẩm cho thuộc nhưng khi được rảnh tay trở lại, tôi trở lại  đoạn thơ trước thì lại quên mất đoạn sau.                                                                      
Thấy không ổn và để khỏi quên, tôi vội vàng kiếm mảnh giấy ghi vội bài thơ tặng cháu:

Năm nay, em 6  tuổi
Bố, Mẹ thương em nhiều
Mẹ em vẫn thường dạy:
“Công cha như  núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước
trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ Hiếu
mới là đạo con”
Công Cha em đền đáp
Nghĩa Mẹ em nào quên
Tuy em là người Mỹ
Nhưng gốc là Việt Nam
Em vẫn hằng trân trọng
Những gì rất “Việt Nam”
Do tổ tiên truyền lại
Vì em là Việt Nam
Mãi mãi là Việt Nam

Đến lúc tan sở, chạy vội về, tôi mở PC, tâm hồn hân hoan gởi bài thơ cho anh bạn để kịp mừng sinh nhật cháu. Thế là đủ vui rồi.
 
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến