Hôm nay,  

Email Gửi Kim

24/03/200900:00:00(Xem: 172900)

EMAIL GỬI  KIM

Tác giả: Trần Cẩm Tú
Bài số 2568-16208645- vb332409

Tác giả là cư dân tiểu bang Oklahoma, cho biết bà đã về hưu. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Cha Con Mỹ Hoá." Bài mới lần này là truyện vui đổi đời: thư truyền “võ công“ cho (các) bà vợ Việt trên đất Mỹ để “training” ông chồng.

***

Hi Kim,
Năm mới năm me ta gửi Email chúc mi bớt ngu si khờ khạo đi. Ta đọc tâm sự của mi mà bực mình, ta thông minh lanh lợi vậy mà lại  có con bạn dở ẹc như mi vậy sao"  Suốt đêm ta không ngủ để tìm diệu kế cứu vớt đời mi, cho mi được hưởng lạc thú của cuộc đời mấy chục năm nữa.
Cái thời ở VN, cái thời cổ lỗ sĩ mấy chục năm trước, xã hội còn nặng mùi Khổng giáo, mi phải thuận theo “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống, ta xây chung một nhà" để đi lấy Chàn , ta chẳng trách mi được vì thế thời phải thế. Nhưng mi là dòng dõi Triệu Trưng, xuất thân từ một chính phái, tài nghệ thần thông quảng đại, biết là Đông Tây trái ngược hẳn nhau, vậy mà khi định cư ở Mỹ, cái xứ đàn bà là Number One,  bắt đầu trở lại,  mi lại không chịu đổi ngược "Dạy chồng từ thuở bơ vơ mới về" cho hợp chỗ, hợp thời. Thật đáng tiếc.
Thôi chuyện cũ bỏ qua. Ta chỉ cho mi mấy chiêu để mi vùng lên làm cách mạng đổi đời.
Chuyện Chàng núp bóng tùng thê, đẩy mi ra sửa sai lỗi lầm của Chàng,  Chàng õng ẹo làm khó mi mỗi khi có cuộc họp mặt bàn bè, hay anh em nhà chồng làm mi trong lòng nổi cơn bão bùng giông tố gì đó... là ba cái lẻ tẻ không đáng để bụng, bỏ qua đi Tám.
Những điều sau đây mới là quan trọng, mi phải chú tâm học hành theo ta.
Mi đừng nghe chàng dụ dỗ, chịu khó lấy tiền saving ra đi tu bổ nhan sắc về chiều của mi đi. Chàng nói không dòm mi chứ ta bảo đảm sau khi  mi trở lại tuổi xuân, đẹp gái hẳn ra. Chàng sẽ suốt ngày đi ra đi vào... dòm mi. Lúc trẻ Chàng phải lo kiếm cơm, cầy Overtime tối đa , về nhà còn lo trả Bill, lo đến tối tăm mặt mày thì Chàng không nhìn mi là đúng rồi. Bây giờ gánh lo âu đã giảm, rảnh rang tâm trí  Chàng sẽ dư thì giờ buồn buồn Dòm mi. Mi không thấy à, có nghe tụi trẻ về VN chơi gái không hay là toàn mấy cụ ông về VN tốn tiền cho gái đẹp để...  rửa mắt. À  mi nhớ đừng quên, cái răng cái tóc là gốc con người đó. Tóc rụng  chỉ còn le que vài sợi, cũng cần  cấy tóc. Tóc dầy uốn chải kiểu này kiểu kia đều dễ dàng. Hàm răng có xiêu vẹo vì bị mất mấy cái răng sâu thì cũng đi  kềm luôn. Green Tea, cà phê hay làm vàng răng đó. Vậy nhớ mua thuốc tẩy răng cho trắng boong nhe mi. Không sửa thì thôi, đã sửa là phải chơi tới bến luôn.
Nhan sắc đã phục hồi, mi phải biết bảo trì  nó. Hôm qua ta coi Ti Vi, thấy nhỏ tài tử Susan Sommer, 62 tuổi mà trông như thiếu phụ  nửa chừng xuân, mơn mởn như gái một con trông mòn con mắt. Bí quyết gì đây " Hóa ra nàng được Đại Tài Phiệt Herbal Compound Pharmacy gì đó cho tiên đơn Hormone. Giá có mắc hơn nhiều, nhưng mi đừng tiếc tiền mua ngay đi. Cũng đừng lo hậu quả xấu, vì nàng ta  đã dùng thuốc này cả hai chục năm rồi. Nếu có gì nàng ta sẽ đi trước mi hai chục năm cơ mà.
Thuốc tiên uống vào, sức sống bừng dậy, thừa sức đi bát phố mua sắm quần áo diện cho đẹp vào. Diện từ trong ra ngoài. Ở trong nhà mua những bộ lụa mềm mại nếu mờ mờ ảo ảnh càng tốt. Quần áo ra ngoài đường thì chọn màu sắc lịch sự nhưng trẻ trung rực rỡ một phương trời.
Sau khi mi lột xác đẹp gái rồi, mi còn phải tập nhiều thứ...
Mi lấy gương ra tập cười... làm sao cho nụ cười yểu điệu e ấp. Đừng cười nhiều quá kẻo mắt nhăn, da nhăn, lại mất thì giờ đi mổ, đi kéo lại. Phải làm sao con mắt biết cười nheo nheo có tình điệu.


Mi phải tập đi đứng nhẹ nhàng thướt tha ra vào như tiên nữ múa khúc Nghê Thường hay ít nhất cũng phải uyển chuyển cặp giò như thí sinh dự thi hoa hậu, bỏ đi những bước chận dậm bành bạch của Tặc Dăng nổi giận đi nhé.
Mi cũng phải sửa giọng. Bỏ đi cái giọng chua như dấm, gắt như mắm tôm, cọc cằn như muốn chửi... của ngày xưa đi. Phải làm sao giọng nói thỏ thẻ dịu dàng ngọt ngào. Mi phải chịu khó đọc sách, học những câu ăn nói văn chương bóng bẩy lịch sự. Nhớ quét sạch hết những câu ăn  nói chanh chua, bặm trợn, thô lỗ cũ đi nhé.
Sau khi mi đã là Mỹ Nhân đẹp từ ngoài vào trong, việc “Training Chàng” làm cái Job của mi thật quá ư dễ dàng. 
Nấu cơm ư" Nhẹ nhàng cầm tay Chàng chỉ dẫn Chàng từng bước một... thái thịt... nhặt rau...vo gạo...  Chàng dư sức qua cầu. Chàng trước đây không làm là vì mi ngu để chàng abuse đấy thôi. Mi không thấy đầu bếp  nổi danh phần nhiều là Mister à. Mới đầu ăn có thể dở ẹc, chịu khó quay mặt đi trợn mắt nuốt chửng rồi quay sang Chàng cười nịnh, khen túi bụi như mưa sa. Yên trí đi với những lời khen tặng của mi Chàng sẽ thành cao thủ võ lâm trong bếp rất mau.
Rửa chén thì mi chìa bàn tay mi cho chàng ngắm mà rằng "Em tiếp tục rửa chén bát nữa  thì bàn tay em sẽ không Get Along với cái mặt xinh đẹp của em anh ạ. Không biết có bác sĩ sửa bàn tay không nhỉ, nếu có chắc là mắc lắm đó, anh có đủ tiền cho em đi sửa không anh"". Bảo đảm Chàng sẽ vui vẻ làm hộ cho mi.
Rác đầy thì nhờ Chàng đi mua cho mi lọ nước hoa Chanel 5 vì sợ  mùi hôi của rác quyện vào quần áo thơm tho của mi e rằng Chàng sẽ chê. Chàng của mi ta thấy cũng trùm sò thấy mồ, chắc sẽ không chịu ... tốn xăng chạy đi mua cho mi đâu.
Nấu cơm,  rửa chén, đổ rác,... Chàng làm hết, vậy việc nhà còn gì cho mi làm nữa đây"
Sướng như tiên vậy thì nên  bỏ đi cái ý tưởng chán đời    Già rồi không cưới Chàng nữa. Phải bám chặt lấy Chàng. Chàng trẻ hay Chàng già gì cũng cưới hết, kiếp này qua kiếp nọ.
Mi còn nhớ nhỏ Hạnh không" Con nhỏ mẹ già mất lâu rồi vẫn còn khóc nhớ mẹ,  thèm  sờ tí Mẹ già đó. Nó còn chịu chơi, còn lý tưởng tuyên bố với ta "Tình yêu không phân biệt tuổi tác. Già còn yêu nhiều hơn vì rảnh rỗi, có nhiều thì giờ để nghĩ để mơ. Nếu có tình yêu, thì hai người già có thể cưới nhau, đem nhau về dinh... chăm sóc hầu hạ lẫn nhau "Vậy mi còn sợ cái gì nữa mà nói lời từ chối tiệc cưới của lũ con làm cho mi và  chàng" 
À ta chợt nhớ thêm một điều rất quan trọng cho lũ con mi. Mi phải bỏ thì giờ nhồi nhét vào óc Chàng, cái tư tưởng ích kỷ không lấy ai nữa của Chàng, khi mi xui xẻo ra đi truớc Chàng, là không tốt. Mi phải tỏ vẻ yêu chàng tha thiết lo cho Chàng, cái chiêu hứa không khều khều chân chàng nhẹ quá, không đủ phê đâu. Mi phải khuyến khích Chàng yêu nước bằng cách về VN, chọn cô vợ trẻ, vạch ra một tương lai sáng lạn cho Chàng    “Ông già cưới cô gái  xuân thì, đám cưới thật to", vui biết mấy. Chắc là tốn tiền nhiều đấy nhưng mi đã đi rồi Care tiền bạc làm gì. Lũ con mi tuy không có tiền của Chàng, nhưng  ta bảo đảm sẽ vui như tết vì đã có Mẹ trẻ săn sóc cha già hộ tụi nó, tụi nó được rảnh tay, nhẹ nợ. Chồng con đều vui vẻ thì mi sẽ yên tâm đi xuống địa ngục chờ  ngày luân hồi. Chỉ có một điều phải dặn dò Chàng cẩn thận đừng trao duyên già vào gái ham tiền, nó lấy hết tiền rồi đá Chàng đi thì khổ  lắm. Nhưng mà nói cho cùng, nhỡ có bị như vậy thì cũng là cái số, cái Nghiệp dại gái của Chàng thôi, phải không "
Thôi giấy ngắn tình dài. Bao nhiêu võ công của ta, ta đã tận tình trao truyền hết cho mi rồi. Chúc mi mã đáo công thành.
Trần Cẩm Tú

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến