Hôm nay,  

Nhật Ký Cho Mai Khanh

20/03/200900:00:00(Xem: 110177)

Nhật Ký cho Mai Khanh

Tác giả: Lạc Hà
Bài số 2565-16208642- vb632009

Tác giả cho biết bà tên  thật là Hà Lạc, 60 tuổi, định cư ở Mỹ từ 75, hiện cư ngụ tại Euless, TX. Nghề nghiệp: nhà giáo sắp về hưu. Bai viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là nhật ký của bà ngoại viết cho cháu. Sau đây là một số trích đoạn.

***
Như một thiên thần từ trời sai xuống, con làm đảo điên cả gia đình. Bà Ngoại chưa từng trong đời ngồi ngắm hình ai hằng giờ, chưa từng hăm hở cắm cúi lái xe vượt đèn vàng, đèn đỏ vì bất cứ lý do gì, thế mà giờ đây chỉ để đón con tại day care, Bà đã "chạy" một mạch sau khi tan sở, không phải vì sợ trễ giờ day care đóng cửa, phải trả thêm tiền, mà vì bà Ngoại nóng lòng muốn ôm con vào lòng, vì bà Ngoại nhớ con quá, nhớ mùi thơm măng sữa, nhớ cái miệng cười, cái cau mày, cái liếc mắt của con.
Từ ngoài hành lang trước khi bước vào phòng infant, bà Ngoại thường dừng lại một giây, rảo mắt nhìn vào trong, tìm xem con đang ở đâu, con đang làm gì, để rồi Bà yên tâm mỉm cười khi thấy con đang nằm chơi cười cười, hai tay nắm chặt dơ lên trời mà ở nhà bà Ngoại thường mắng yêu: "Ui chao, coi hắn đánh tui tề" hoặc hai chân con đang đạp gió lia lịa, đầu con quay qua quay về nhanh nhẹn như con đang tìm kiếm cái gì, và bà ngoại thường chủ quan tự bảo rằng con nhớ và kiếm bà ngoại.
Có khi Bà thấy con đang nằm ngủ, hoặc bà babysitter đang ôm con, hoặc đang thay tã cho con. Cũng đôi lần bà ngoại thấy con đang khóc, khiến Bà xót xa làm sao. Bà chạy ùa vào, ngồi bệt xuống đất, ôm vội con vào lòng, bà hôn lấy hôn để lên hai mí mắt đỏ mọng, lên mặt mày mũi miệng của con rồi Bà dỗ cho con nín, nói nựng với con cho con nhoẻn miệng cười với Bà thì Bà mới chịu nhẹ nhàng bỏ con vào carrier, "nai nịt" đàng hoàng trước khi collect "đồ đạc" của con, bình sữa, daily sheet ghi sinh hoạt hằng ngày của con, và cuối cùng Bà phải ký tên vào daily log trước khi mang con về.
Giữa đường, khoảng đường 10 phút từ day care về nhà, Bà lái xe hết sức cẩn thận, trông trước trông sau mỗi khi đổi lane, và Bà không dám lái nhanh sợ Mai Khanh ngộp. Thông thường bà Ngoại lái xe nhanh như chớp, bạn bè của Bà ở CA thường gọi đùa Bà là "cao bồi Texas" mỗi khi Bà về CA chơi, bạn bè giao xe cho Bà lái, ai cũng sợ hãi la làng. Thế nhưng khi có Mai Khanh của Bà sau xe, Bà lái xe chậm chạp, đôi lúc nhìn vào kính chiếu hậu, bà tự cười thầm, nghĩ rằng mấy người đi sau xe Bà chắc phải rủa thầm trong bụng.

*
Và cũng từ ngày con ra đời, Bà Ngoại mới hiểu hết ý nghĩa câu nói của người Pháp: "Quand l'enfant apparait, le cercle applaudit" (tạm dịch sát nghĩa: Khi trẻ con xuất hiện, đám đông vỗ tay reo mừng).
Ngày Mẹ con vào bệnh viện "rục rịch" sinh con, cả nhà mình đã chờ đón sự chào đời của con với tất cả niềm vui sướng, xôn xao, tưng bừng, và hớn hở. Hôm ấy Bà Ngoại đang chuẩn bị tiệc sinh nhật ông Ngoại, nhưng khi nghe Mẹ con bình tĩnh thông báo Mẹ con đã vào bệnh viện chờ sinh con, Bà bỏ ngay mọi việc nấu nướng đang dở dang, giao cho ông Ngoại dọn dẹp, chạy bay vào BV với Mẹ con. Sau đó, các cậu và ông ngoại rủ nhau đi xem movies viện cớ ở nhà chờ đợi sốt ruột quá, Dì Ti cũng vào BV để cùng sốt ruột với Bà Ngoại. Suốt thời gian chờ đợi từ 10 giờ sáng đến 4 giờ 32 phút chiều, Bà Ngoại chỉ biết lâm râm cầu nguyện Phật Bà phù hộ cho được "Mẹ tròn con vuông", con sinh ra được đầy đủ tứ chi, và bình yên vô sự. Khi cô y Tá ra phòng đợi báo tin con đã ra đời, rất tự nhiên, Bà Ngoại liếc nhìn cô Y Tá, tìm xem phản ứng lạ nơi cô. Không thấy gì, Bà mới cất tiếng reo mừng rỡ và gọi nhỏ tên con: "Mai Khanh", rồi như quên mất mình đã lên chức Bà Ngoại. Bà nắm tay Dì Titi cùng chạy vào phòng hai mẹ con!
Buổi chiều hôm đó, ngày 5 tháng 5, 2002, nhằm ngày Cinco De Mayo, (một ngày lễ của dân Mễ Tây Cơ), cả nhà kéo đến chật cứng phòng bệnh viện. Sau mấy giờ con được ở trong phòng với Ba Mẹ con và gia đình, cô Y Tá đến mang con vào phòng tắm rửa, bảo Ba con lát nữa vào phòng để được dặn dò tập sự những điều cần thiết phải làm khi con về nhà. Lập tức Bà Ngoại đứng dậy đi theo cô Y Tá, Bà còn kéo Ba con đi ngay, vì trong đầu Bà cứ lãng vảng tin tức và hình ảnh những bé sơ sinh bị bắt cóc hay tráo đổi do những kẻ lưu manh đóng vai y tá trà trộn vào bệnh viện. Suốt thời gian mấy giờ đồng hồ cô y tá tắm rửa cho con, và chỉ vẽ cho Ba con, Bà Ngoại đứng bên ngoài cửa sổ không rời mắt khỏi con.

*
Mai Khanh, hai tiếng khi gọi lên nghe nhẹ như gió thoảng, là một trong những tên con gái được Mẹ con chọn từ một danh sách dài ngoằng do Bà Ngoại sưu tầm. Mẹ con nói thích tên Khanh mà đi đôi với chữ Khanh thì không có nhiều chữ lót thích hợp, ngoài mấy chữ hạn chế như Diệu Khanh, Lệ Khanh, Ái Khanh, Mai Khanh v. . .v. . . Ba chữ kia có dấu nặng và dấu sắc, khó đọc ở Mỹ, duy chỉ có Mai Khanh là dễ đọc thôi, vì âm Mai người Mỹ có thể đọc thành My (của tôi), Khanh của tôi, Khanh của Ba Mẹ, Khanh của Bà Ngoại .... Từ ngày đó, Mai Khanh có trong gia phả của nhà mình.
Và cũng từ ngày đó, 2 chữ Mai Khanh là một "miracle hợp từ", không ngớt xuất hiện trên môi, trong ý tưởng của Bà Ngoại. Và cũng kể từ ngày đó, hình Mai Khanh ngự trị khắp nơi; trên bàn làm việc của Bà là hình Mai Khanh đang há miệng ngáp, mắt hé mở như đang nhìn trộm Bà trông ghét làm sao" Ngày con được tháng rưỡi Bà Ngoại nghĩ hè 6 tuần, thế là ngày nào Mẹ con cũng mang con đến cho Bà. Ngoài những đồ phụ tùng cho con như thùng tả lót, hộp giấy lau vệ sinh, ly nước nhỏ xíu có nắp đậy để Bà cho con uống sau khi con bú xong, và vào những lúc con bị "nấc cụt", khăn nhỏ lau miệng, đồ chơi, Bà Ngoại còn để cái máy hình bên cạnh. Cứ mỗi lần con nhoẻn miệng cười, hoặc Bà chọc cho con cười, Bà vội vã vớ cái máy "shoot" ngay hình ảnh thiên thần dễ thương có một không hai đó.
Sau một tháng rưỡi giữ con suốt ngày, Bà đã chớp được nhiều tấm hình độc đáo của con, và tấm con há miệng ngáp, hoặc tấm con chấp hai tay để trên ngực trông giống như con vòng tay "thưa Bà Ngoại con mới tới, là Bà Ngoại thích nhất, đi đâu Bà cũng mang ra khoe, không biết có ai đã "hứ" trong lòng và cho Bà Ngoại này là "vô duyên" hay không"
Giờ đây con đã được hơn 5 tháng và đã khôn ra, nên mỗi lần dù con đang cười toe toét mà thấy ánh flash lóe sáng của máy hình, con cũng thôi cười trố mắt ngạc nhiên nhìn vào máy. Cũng có thể con đang cười với Bà Ngoại, đột nhiên con thấy cục gì đen đen che khuất mặt Bà nên con ngạc nhiên, thôi không cười nữa, và con quay quắt tìm kiếm.
Không biết bắt đầu từ bao giờ mà Bà Ngoại đã biết cất tiếng cười sảng khoái mỗi khi nghe con "ợ" sau mỗi lần bú xong. Mấy Cậu, Dì của con, ngay cả Mẹ Tina của con mà vô tình làm như vậy là bị Bà Ngoại nạt liền, "vô phép", và họ phải vội vàng che miệng, nói lí nhí "excuse me" hoặc đôi khi lấm lét nhìn quanh xem có ai nghe mình không. Còn Mai Khanh "ợ" thì lại được mọi người khen giỏi, và sau mỗi lần như vậy Bà Ngoại thường ôm ghì con vào lòng hôn lấy hôn để lên mắt mũi miệng của con, lại còn khen con "giỏi, giỏi".
Đôi khi, con ỡm ờ bắt Bà Ngoại chờ thật lâu rồi mới ợ, Bà Ngoại lại vỗ về: "ợ đi con, giỏi bà cưng!"
*
Tối Chủ Nhật, 29 tháng 9, con bắt đầu lật. Vài ba tuần trước đây mọi người trong nhà thường nói đùa là "Mai Khanh làm biếng, Mai Khanh bự quá trốn lật mất rồi." Ai ngờ tối Chủ Nhật, khi con đang nằm chơi, Bà Ngoại vừa đọc sách bên cạnh vừa coi chừng con, thình lình con nghiêng người về phía trái, gắng sức lật người qua. Bà bỏ sách, nhìn con thở dốc nhưng vẫn gắng sức hai ba lần cố vật thân hình tròn vo như hột mít sang.
Bà sung sướng theo dõi con, nhưng sau thấy con mệt quá, bà thương đưa ngón tay đẩy nhẹ vào "đít" con và thế là con lật ngon lành. Sau đó, cứ mỗi lần Bà vừa đặt con nằm xuống, con đã lật phăng phăng, đầu con đã ngẩng lên cao và khi Bà gọi "Mai Khanh", con đã biết quay đầu nhìn về phía Bà. Cái điệu này thì Bà phải dặn Nanny cẩn thận khi con "làm xấu', vì nếu con mang cả cái "đít" nhèm nhẹp lật sấp lại thì ôi thôi... mệt lắm đó.
Nghe con đã biết lật, Ba mẹ con mừng vô cùng, ôm hôn con tới tấp. Hạnh phúc, đơn giản có thế, mà lại to tát như thế sao"
LẠC HÀ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến