Hôm nay,  

Tôi Đi Học Nơi Đất Mỹ

15/03/200900:00:00(Xem: 113138)

Tôi Đi Học Nơi Đất Mỹ

Tác giả: Trang An Nguyên
Bài số 2559-16208636- vb831509

Tác giả là một chàng trai sắp hai mươi tuổi, mới đến Mỹ, còn sống với cha mẹ tại San Jose và đang là  học sinh trưông Evergreen College. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên. Mong Trang An Nguyễn tiếp tục viết.

***
Thấm thóat  đã một năm hơn ba tháng trôi qua rồi, tôi vẫn còn  như nửa mơ nửa tỉnh. Thật khó tin là tôi đang sống trên nước Mỹ đã được ngần ấy thời gian. Đối với tôi, nơi này vừa thân quen, vừa xa la. Tôi cảm thấy vậy ngay từ những bước chân đầu tiên của tôi đặt đến. Tôi không biết lý do vì sao, thật khó tả cảm xúc ngày đầu tiên ấy, nhưng tôi biết là tôi không tự dối mình.
Ngẫm lại mười hai năm trời mỗi ngày cắp sách đi học trong bộ đồng phục quần xanh áo trắng ở Sài Gòn, tôi thấy dường như điều đó chỉ mới trôi qua một hôm. Thời gian  nhanh thật! Bây giờ tôi đã là một cậu thanh niên cao ráo, mặt mày sáng sủa, nói được Anh ngữ và khá hiểu biết về thế giới quanh mình. Tôi thầm biết ơn cuộc đời đã không hề bạc đãi với tôi. Việc còn lại  đơn giản là phải cố gắng học hành đến nơi đến chốn nơi cổng thiên đường này- nơi mà biết bao đứa con của sự học luôn mơ đến.
Hiện giờ tôi đang sống ở California, nơi tập trung rất nhiều người Việt ở đất Mỹ. Nhưng đây chỉ là một trong nhưng lý do khiến tôi cảm thấy nước Mỹ vừa thân quen vừa xa lạ như đã nói. Thực tế có nhiều lý do khác, nhưng tôi biết chắc lý do lớn nhất là do tôi tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây từ lúc đầu tóc còn để chỏm. Sống ở Việt Nam nhưng từ  bao năm nay tôi đã nghe nhạc My, xem phim Mỹ, nghêu ngao mấy bài hát tiếng Mỹ.  Có thể nói, tôi được sinh ra ở Việt Nam và được chuẩn bị để sinh sống và học tập ở nước Mỹ từ nhiều năm.
Hồi đầu mới qua, tôi đi học trường giáo dục cho người lớn tuổi. Chủ yếu là học Anh ngữ thôi. Lúc đó tôi thấy rất thú vị, vì trong lớp học có nhiều các thành phần dân tộc khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Campuchia, Đài Loan và một ông ngươi Mỹ trắng chính là ông giáo già của chúng tôi- thầy John.
Trong tuần tôi và các học viên khác được xem phim Harry Porter, sử dụng phòng lab, nghe đọc truyện Harry Porter, được học về các từ vựng trong truyện và được dạy cả ngữ pháp văn phạm. Và cứ như thế suốt ba tháng trời, mỗi bủôi sáng tôi đều rải bước cùng chiếc cặp sách đeo chéo vai trong cái lạnh của mùa đông và đến lớp lúc chín giờ.
 Khi vào đến lớp, câu đầu tiên luôn là "good morning" mà tôi dành cho ông giáo già John. Và luôn luôn trên gương mặt ông thầy là một nụ cười tươi rói. Ông giáo già John hói đầu nhưng gương mặt đẹp lão và trìu mến, thân hình rất mập và bệ vệ; và từ cái nhìn đầu tiên, tôi cũng biết được ông là một ông già vui vẻ. Giọng nói của ông khỏe và rõ ràng pha chút hóm hỉnh, ông luôn nói chậm rãi, nhấn nhịp đều đặn.
Tôi thật sự xót ruột cho cảnh sống về chiều của ông, vì theo như tôi được biết ông đã góa vợ. Sau đó ít lâu, vào ngày giáng sinh năm ngóai, người mẹ ở độ tuổi gần đất xa trời của ông cũng ra đi. Ông không có con. Đôi khi, tôi thầm hỏi không hiểu ông sống ra sao trong cảnh đơn chiếc mà vẫn có nụ cười tươi rói.
Cũng sau mùa giáng sinh, tôi chính thức vào trường cao đẳng Evergreen dù chỉ mới sống ở Mỹ được ba tháng. 


Tôi nhớ mãi cái cảm xúc lần đầu tiên đến trường Evergreen ghi danh lớp học. Hôm đó là một ngày mưa phùn, trời âm u lạnh lẽo kéo thêm một đám mây xám xịt giăng mắc mọi nơi ở thành phố thung lũng hoa vàng San Jose này. Tôi không hiểu vì sao cổng sau của ngôi trường trông đẹp đến vậy. Lối đi đến cong lượn một cách kênh kiệu dẫn đến một bãi đỗ xe rộng lớn. Tiếp đó là một tòa nhà thư viện với cánh xây nửa cổ kính nửa hiện đại, lớp sơn màu xanh lá đậm hôm đó rất tiệp với màu xám của bầu trời khiến cho tôi có chút cảm giác rờn rợn.
Cùng lúc đó, tôi cũng cảm thấy ngao ngán vì đối với tôi bấy giờ ngôi trường này to quá, đi từ tòa nhà này sang tòa nhà khác chỉ có mà rụng cả chân. Đi được vài bước là tôi chạy để tránh bớt cái lạnh của cơn mưa phùn, đôi ủng lùn tôi mang buộc không chặt, nên càng khiết tôi mỏi chân thêm. Rồi tôi đi đến tòa nhà "tư vấn học sinh", một bà ngồi ở quầy lễ tân có giọng nói tự tin khiến tôi phải giựt mình: "Thôi em nên đi về đi, ở Mỹ không đủ một năm học chưa học được đâu, tốn tiền nhiều lắm.". Lúc nói bà ấy hầu như không buồn nhìn vào mặt tôi mà chỉ soi vào cái máy vi tính. Cảm giác lúc đó của tôi là "chưng hửng" và tròn xoe mắt nhìn. Tôi phân vân, không lẽ bà ta làm ở trường mà không biết rằng chương trình trợ cấp học sinh vẫn áp dụng cho những học sinh ở Mỹ chưa đủ một năm chăng" Tôi biết mình có thể dùng số tiền đó bù lại cho tiền học. Tuy thế tôi vẫn không nao lòng, vẫn đăng kí học.
Mỗi ngày phải thức dậy sớm đi học trong cái mùa đông buốt giá là một nỗi khốn khổ của tôi lúc bấy giờ, vì giờ học là chín giờ sáng mà tôi thì cứ phải thức sớm hơn một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì  tôi lại còn sợ lạnh nhiều hơn năm ngóai nữa, có lẽ vì tôi ủ mình kĩ quá trong áo ấm và cái xế hộp đi học hàng ngày.
Đối với tôi được đi học ở đất Mỹ là một sự may mắn rất lớn và tôi trân trọng điều đó. Vậy mà bạn học của tôi có nhiều đứa xem việc đi học cứ như là cực hình và tụi nó chỉ muốn đi làm thôi. Tuy nhiên, tôi vốn không phải là một con mọt sách, và ngành học y dược cũng không phải là ngành mà tôi yêu thích mấy.
Tôi sống ở đây còn nương tựa vào ba mẹ, ông bà và cậu dì, ấy vậy mà tôi cũng cũng đi casting cho một hãng người mẫu và diễn viên của Mỹ, và cũng được chọn, mỗi tội là chưa có tiền để học thôi. Tôi cũng đi hát hò và cũng "dong" mình xuống miền nam California để có mặt trong tốp hai mươi người trong chương trình bầu chọn cho những người đàn ông quyến rũ của năm. Nghe thật buồn cười. Có lẽ tôi tham lam quá chăng" Nhưng đó là những gì mà tôi đã trải qua trong một năm đầu tiên nơi đất khách quê người này, đầy thú vị và khiến nhiều người tò mò về sự hiểu biết của tôi ở đất Mỹ cũng như trình độ Anh ngữ của tôi, vì tôi chỉ vừa mới sống ở đây thôi.
Đến ngày hôm nay, tôi đã bước vào mùa học lập xuân của  năm 2009 rồi. Mọi thứ vẫn còn đang chờ đợi phía trước. Tôi chỉ thấy chán là vì không có việc làm thêm ngòai giờ học, vì kinh tế đang đi xuống nên đành phải chịu.
Không có xu  nào dính túi, nhiều khi tôi muốn đi mua sắm cũng đành phải dằn mình lại. Nhưng không sao, mùa học năm này tôi sẽ được hưởng tòan bộ các chương trình hỗ trợ cho sinh viên từ phía nhà nước. Tôi sẽ được một món tiền nhỏ để tiêu vặt, và tôi đang nghĩ đến một việc gì đó để làm.
Một ngừơi bạn của tôi ở Singapore đang sản xuất các mặt hàng giỏ xách tay thủ công của gia đình cô ấy đang làm ở Việt Nam. Mặt hàng này đã được tiêu thụ tốt ở các nước như Malaysia, Singapore rồi, và tôi được ngỏ lời để làm đại diện cho cô ấy ở Mỹ, tôi đang suy nghĩ và dự tính sẽ nhúng tay vào để tự thử thách mình.

Trang An Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,288,408
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến