Hôm nay,  

"chạy Show"

22/02/200900:00:00(Xem: 113791)

"CHẠY SHOW"

Tác giả: Lưu Thái Dzo
Bài số 2539-16208616 vb822209

Tác giả tên thật Hoàng Huy Năng, sinh năm 1934, cựu sĩ quan VNCH và cựu tù chính trị, diện HO 5, định cư tại Houston từ 1992, hiện là Uỷ Viên Xã Hội Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Tập Thể ở Houston. Trước 1975, tại Việt Nam, ông đã cộng tác với nhiều báo quân đội và cho tới nay đã xuất bản 5 tập thơ và 1 tập truyện ngắn tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ năm của ông.

***
Cụm từ "Chạy Show" làm tôi liên tưởng đến tình trạng các ca sĩ lui tới từ tụ điểm nầy đến tụ điểm khác để "trình diễn văn nghệ"  theo chương trình đã được sắp xếp giữa người giao với kẻ nhận và thi hành việc.
Trước năm 1975,  nhiều Phòng Trà ở Sàigòn có tổ chức nhửng buổi trình diễn văn nghệ với "Nhạc Sống" do những  ca sĩ tên tuổi như Khánh Ly, Thanh Thúy, Giao Linh, Hoàng Anh v.v...đảm trách. Tôi còn nhớ một số Phòng Trà được khách hàng thường nhắc đến như: Đêm Màu Hồng, Maxim, Bồng Lai, Tự Do... Số phòng trà nhiều, khách hàng đông, sinh hoạt vui chơi giải trí hầu như thường xuyên, trong lúc số ca sĩ ăn khách thì giới hạn. Do đó, các  ca sĩ phải "chạy show" -có nghĩa là một buổi phải xếp giờ chạy để có thể trình diễn ở nhiều nơi khác nhau- để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của chủ phòng trà cũng như khán giả mến mộ. 
Tôi có thể đem vấn đề "chạy show" áp dụng  vào cuộc sống của chính bản thân tôi tại  miền đất tạm dung nầy, được không" Được chứ! Tại sao không" Thực tế là dù không phải ca sĩ, tôi đã, đang và sẽ còn phải "chạy show" dài dài.

*
Tôi và gia đình đến định cư tại thành phố Houston, Texas từ ngày 21 tháng 3 năm 1991 đến nay . Những đứa con độc thân (dĩ nhiên) , trong những ngày, tháng gọi là "chân ướt chân ráo", phải dồn mọi nổ lực vào công việc học hành và mưu sinh để sớm ổn định cuộc sống. Từ năm 1994 trở đi, chúng lần lượt lập gia đình riêng. Bắt đầu là cặp "Gái song sinh" Bạch Điệp, Hồng Hoa. Đám cưới 2 nàng được tổ chức vào tháng 11 năm 1994. Tiếp theo, đứa con trai lấy vợ năm 1996. Cuối cùng, Diễm Xuân, con gái út về nhà chồng tháng 10 năm 1998 . Trong tất cả đám cưới, dù đơn giản đến đâu, chúng tôi cũng không thể không mời một số đáng kể thân nhân, bạn bè đến tham dự để chung vui với các cháu và gia đình thông gia. 
Sau một thời gian không lâu, bạn bè, thân hữu tôi (khá nhiều) lần lượt dựng vợ, gả chồng cho con trai, con gái họ. Thiệp hồng tới tấp bay đến nhà tôi qua bưu điện, máy điện toán hoặc trao tay tại những buổi sinh hoạt Hội Đoàn chính trị, ái hữu hay Tôn Giáo. Thiệp mời đủ màu, đủ cở. Mời dự Thánh Lễ Hôn Phối tại Nhà Thờ Công Giáo Ngôi Lời Nhập Thể, La vang, Lộ Đức... để cầu Chúa "Cho con lấy được người con yêu". Thiệp mời dự tiệc cưới tại nhà hàng sang trọng ở down town, tại restaurant mới mở ở vùng south west .Những đám có liên hệ bà con hoặc quá thân quen, còn mời đến  rước dâu đúng giờ quy định. Những vụ mời đặc biệt nầy thường kèm theo lời nhắc nhở ân cần, thân thương qua điện thoại trước 24 tiếng . Nhiều khi, trong một tháng, tôi nhận được 4 Thiệp Mời. Có nghĩa là tuần lễ nào, cũng được đi dự đám cưới. Với bất cứ cảm nghĩ tích cực hay tiêu cực, tôi không thể từ chối tham dự các đám cưới đã được mời  kịp thời bằng Thiệp Hồng. Tích cực thì đi  để nói lên tình nghĩa anh em, bạn bè, hoặc để tôn trọng, phát huy nền văn hóa Dân Tộc . Còn tiêu cực thì đi để đáp lễ gia đình người mời, để "trả nợ" họ, vì trước đây, họ đã đi đám cưới con tôi , theo đúng thành ngữ: "Bánh ít đi, bánh quy lại" . Tôi phải duyệt xét  từng Thiệp Mời để thiết kế chương trình "Chạy show" sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với không gian và thời gian. Tôi dự Thánh Lễ Hôn Phối lúc 10 sáng thứ bảy tại Nhà Thờ La Vang. Buổi chiều  cùng ngày, tôi lái xe đến Nhà Hàng Kim Sơn ở down town . Tiệc cưới bắt đầu lúc 8 giờ tối (mặc dầu trong Thiệp ghi 6 giờ). Nếu dự xong tiệc thì không thể chạy về nhà hàng Ocean Palace ở South west để dự đám cưới thứ 2 (cũng mời khai mạc lúc 6 giờ chiều). Do đó, tôi đến gặp Bố Mẹ Cô Dâu, Chú Rể đám thứ nhất ỏ Nhà Hàng Kim Sơn,  chúc mừng đôi tân hôn và hai họ. Đồng thời, đến gặp một bạn thân quen đang ngồi tại  bàn tiệc  (anh  nầy không đi dự đám cưới thứ 2 ở Ocean Palace), trao cho anh phong bì quà mừng để nhờ anh trao lại cho Cô Dâu, Chú Rể liên hệ trong thời gian "chào bàn". Như thế, tôi đã "chạy show" từ Nhà Hàng Kim Sơn ở down town đến nhà hàng Ocean Palace ở South west, coi như đã tham dự cả hai tiệc cưới trong cùng ngày. Cũng có lúc, tôi phải "chạy show" liên tiếp 2, 3 đám cưới cùng ngày, giờ (thường là 6 giờ chiều thứ bảy), nếu khoảng cách giữa các địa điểm tổ chức không quá xa. Tuy nhiên, tôi không thể nào dự tất cả các dạ tiệc từ đầu chí cuối , đành phải ăn chổ nầy vài ba món, rồi "vọt" qua nhà hàng khác, ăn tiếp. Lịch sự hơn thì nán lại, chờ xong nghi thức cắt bánh ,rồi giả vờ đi restroom để "chuồn".


Cho đến bây giờ, năm 2008, đám cưới của con cái thân nhân, bạn bè tôi, không còn "trăm hoa đua nở" (vì hầu hết đã đến tuổi lập gia đình). Trong năm, họa hoằn mới có một, hai đám.   Do  đó,  tôi  không  còn phải lo "chạy show"  tham dự đám cưới nữa. Nhưng, tôi tiếp tục "chạy show" theo tiếng gọi  của vô số sinh hoạt của các Hội Đoàn, chính trị có, tôn giáo có, ái hữu cũng có. Ngoài ra, còn có những "ca" do chính bản thân tôi đặt ra, như  thăm viếng người già yếu, bênh tật, đau ốm tại bệnh viện, nursing home hay tư gia. Thực ra, tất cả sinh hoạt vừa kể không có, hay ít có sự ràng buộc chặt chẻ giữa tôi và người hoặc nhóm người đứng ra mời gọi, tổ chức. Nói cách khác, đây là vấn đề tự nguyện . Tôi đi tham dự hay không là tùy tôi, chứ không có tính cách bắt buộc khá "căng"như trong các đám cưới. Dù sao tôi vẫn tiếp tục "chạy show" để tham dự càng nhiều "show" càng tốt, nhất là những "show" có giấy mời hoặc liên quan nhiều đến cuộc đời tôi, như  sinh hoạt của Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị... Ngoài ra, phải kể đến những "Show" tôi mến mộ, ưa thích, những "Show" "gãi đúng chỗ ngứa" của tôi, như : ra mắt sách, triễn lãm hội họa, ca vũ nhạc kịch. Thông thường, các buổi hội họp diễn ra vào cuối tuần hoặc những ngày nghỉ, ngày Lễ lớn trong năm như : Lễ Độc Lập Mỹ mồng 4 tháng 7, Lễ Giáng Sinh, Tết Tây, Tết Ta v.v...
Cũng như "chạy show" đám cưới, tôi phải lên kế hoạch, nghiên cứu kỹ từng trường hợp để đi tham dự một cách trọn vẹn, nhất là đối với những sinh hoạt, qua đó, tôi được Ban Tổ Chức dành cho vinh hạnh đóng một vai trò, như giới thiệu tác giả (trong Buổi Ra Mắt Sách), hoặc được mời làm Cố Vấn (trong Buổi Trình Diện Tân Ban Chấp Hành Hội). Tôi đã từng là thành viên của Hội Đồng Mục Vụ một Giáo Xứ, chịu trách nhiệm công tác xã hội. Nhờ đi đây, đi đó nhiều lần, tôi luyện được tay nghề lái xe khá cao và rất  quen thuộc đường. Điều nầy giúp tôi "chạy show" thành công, có thể đến 75%. Tôi đã "chạy show" tham dự Buổi Hội Thảo chính trị tại Trụ Sở Hội Đại Diện Cộng Đồng lúc 1 giờ trưa Chủ Nhật ở đường Clarewood, sau đó chạy đến Khu Plaza Saigon, kịp lúc 3 giờ cùng ngày, để dự Buổi Ra Mắt Tập Thơ Tuyển của Nhà Thơ Trang Châu đến từ Canada.
Tôi gặp không ít khó khăn , trở ngại trong công tác.  Tôi được mời hoặc thông báo tham dự quá nhiều sinh hoạt trùng ngày, trùng giờ và khoảng cách nơi tổ chức khá xa. Có người bảo: ở Mỹ, thời gian trôi quá nhanh, trong lúc công việc của ta quá bề bộn. Từ sáng sớm tinh sương đến chiều tối, thậm chí qua cả đêm, ta luôn bận rộn, tất bật, phải chạy ngược chạy xuôi, "đầu tắt, mặt tối", mới hoàn thành công việc. Cuộc sống ở đây chẳng khác nào một "cuộc chạy đua với thời gian". Mỗi ngày, ta có 24 tiếng đồng hồ. Nhưng, sao ở quê nhà, ta thấy rảnh rỗi, làm việc "tà tà"" Tôi còn nhớ ngày xưa, ít khi mình đến Sở  đúng giờ. Đã thế,  trong giờ làm việc, còn rủ rê bạn bè đi ra ngoài, nhậu nhẹt lai rai. Trái lại, ở Mỹ, tôi cảm thấy thời gian dường như quá hạn hẹp, ít ỏi. Đó cũng là một trong những  khó  khăn lớn.    Vì vậy, trong chương trình "chạy show", tôi phải chọn lựa ưu tiên để hủy bỏ những "show" kém ưu tiên . Ví dụ : trong cùng ngày, cùng giờ, có cử hành Thánh Lễ An Táng tại Thánh Đường, dành cho một thân nhân Công Giáo của tôi, vừa qua đời, đồng thời, có buổi trình diễn ca vũ nhạc kịch ở down town.  Buổi Lễ An Táng là ưu tiên số 1. Tôi không thể bỏ Lễ để đi dự văn nghệ (trong trường hợp nầy, việc chọn ưu tiên quá dễ dàng, bởi le , cái chết chỉ xảy ra một lần duy nhất, còn văn nghệ, bỏ buổi diễn nầy, sẽ đi dự buổi khác).
Hiện tôi đã bước vào lứa tuổi "cổ lai hy". Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều kiện sức khỏe và tuổi tác chưa cho phép tôi dừng lại ở một vị trí hiểu theo cả nghĩa đen lẩn nghĩa bóng. Một mặt, tôi coi những "chuyển dịch, lui tới" của tôi (bằng xe hơi lẩn đi bộ) như môn thể  dục, thể thao hữu ích cho phần thể lý, từ đó, tinh thần cũng được thăng hoa.  Kinh nghiệm bản thân cho thấy rằng  hành động "bám trụ" lâu dài ở  nhà, đã làm sức khỏe tôi sút giảm, suy sụp,  xác thân tiều tụy, tinh thần buồn chán, bất ổn. Trái lại, việc xê dịch, bước ra khỏi nhà để vận động, hít thở khí trời trong lành,  đã gia tăng sức lực, đồng thời đem lại sự bình an trong tâm hồn.  Mặt khác, tôi cảm nghiệm được niềm vui và hạnh phúc to lớn mỗi khi tạo cơ hội phục vụ tha nhân bằng cách nầy hay cách khác. Do đó, tôi cố vượt thắng tất cả khó khăn, trở ngại để tiếp tục "chạy show" hầu tham dự - càng nhiều càng tốt - những sinh hoạt do các Hội Đoàn, Đoàn Thể tại địa phương phụ trách, hoặc do cá nhân tôi tự vạch ra theo khả năng và phương tiện sẵn có.
Tôi không hề nuôi cao vọng được "nổi danh", được đám đông biết đến như  những ca sĩ ngày xưa "chạy show" ở các phòng trà, hộp đêm, vũ trường Sài Gòn. Tâm nguyện nhỏ bé, thầm kín của tôi là cố gắng "làm những gì có thể làm được" nhằm phục vụ lợi ích chung của đồng hương nói riêng và tha nhân nói chung  nơi quê hương thứ hai nầy./.
 LƯU THÁI DZO 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,261,700
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến