Hôm nay,  

Cười Chúm Chím Chút Chơi

19/03/200900:00:00(Xem: 144191)

Cười Chúm Chím Chút Chơi

Tác giả: Ngọc Khuê
Bài số 2564-16208641- vb531909

Tựa đề duyên dáng và cả bài viết dùng toàn từ ngữ bắt đầu bằng chữ “c”. Bài được chuyển đến bằng email với lời ghi chú “Riêng tặng một người ở CA”. Mong tác giả tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

***
Cali có chuyện chưa chuyền cho công chúng. Chuyện chị chàng chính chuyên: "Chị Châu chín Chiêu."
Chị Châu chưa chẳn... chín chục. Chị có chồng, có con, có cháu, có chắt, chiu (chưa có chút chít)
Chị có chức cô, chức cụ, chức cố, chức cao.
Chồng chinh chiến. Chị, cái cò, chiếc chong chóng, chị cầm cự, cam chịu cơ cực, chua chát chờ chồng, chở che chắn cho con, cho cháu. Cám cảnh cùng cực, chị chắt chiu, cần cù, chẳng chì chiết chi các con, các cháu. Chàng chẳng cầu cứu, chị cũng cung cấp các cái cần cho chồng.
Cuộc chiến cáo chung. Chồng chị còn, chưa can chi!
Chừ, chị cạnh chồng, cạnh con, cạnh các cháu...
Chị chín chắn, chăm chỉ, chuyên chìu chuộng, chăm chút cho chồng, cho con, cho cháu chắt... Chị còn chăm các con chó, chim chóc, cây cối.


Chớ cười chị. Chỉ chẳng chăm chú cho chính chị. Chị chẳng chải chuốt, chẳng chần chừ, chẳng chậm chạp, chẳng chanh chua.
Con cháu chê chị, chị cóc cần, chị chẳng cau có, chưa chi chị chỉ chúm chím cười. Chúng châm chọc chị, chị chưởi cho chúng, cảnh cáo chúng, cấm chúng chớ châm chích chị.
Chồng chị chẳng chỗ chê! Chừ chồng chị chuyên chăm chút chuyện công. Cậu chẳng cay cú, cộc cằn, chẳng chim chuột, chỉ chơi cờ, chơi chim chóc, chơi cá, chơi cảnh, chẳng chán chê, chăm chút các chuồng chim, chậu cảnh, câu cá. Chiều chiều, chim chóc chim chíp, cậu chúm chím cười.
Chừ chị Châu chẳng còn cơ cực. Chồng chị có của cải, chẳng cần chi cậy cục, cầu cạnh các con, cháu... Chị cũng "cầm cương" chồng. Chị có "ca cẩm" chi, cậu chỉ cười cười.
Các con chị Châu chuộng chơi chữ, chọc chị "Chị Châu chín chiêu" (chỉ chính chị). Chúng cắm cúi, chuyên chăm chú công chuyện computer, chẳng chịu chơi, chẳng "chảnh" "cowboy". Công của chị chẳng công cóc!
Các chú, các cô, các cụ chớ cười chuyện chị Châu.

Ngọc Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến