Hôm nay,  

Cô Em Kết Nghĩa Dễ Thương

09/01/200900:00:00(Xem: 177935)

Cô Em Kết NghĨA Dễ Thương

Tác giả: Huyên Chương Quý
Bài số 2503-16208580 vb610909

Tác giả tên thật Quy Ly, tuổi trên 50. Nguyên là sinh viên tại Saigon, một mình vượt biên dường bộ tháng 11/1980 - qua Mỹ cuối tháng 4/ 1982. Công việc: Vài năm vẽ bìa sách cho nhà xuất bản Xuân Thu, vài năm làm bầu show ca nhạc. Hiện là cư dân quận Cam, làm nghề bảng hiệu. Sau đây là bài viết về nươ1ớc Mỹ thứ tư của ông.

***
"Anh là con thuyền trôi. Em là bờ bến đổ. Bến vẫn đợi một đời. Thuyền anh từ xa khơi... Thiếu nữ dễ nhìn, hiền , chân thật. Cao 5   3 , nặng 105 lb. Muốn làm quen với các anh để tâm sự. Không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh. Thư nhờ nhà báo chuyển.". Tôi chú ý đến bốn câu thơ trong mẫu rao vặt này,  thấy cũng hay hay. Tôi viết thư làm quen ngay. Đã gần 6 năm sống cô độc tại San Francisco,  tôi không thể chịu đựng hơn nữa sự cô đơn hành hạ đêm ngày. Tôi phải nhờ đến mục kết bạn trên báo để tìm niềm vui tình cảm.
Một tuần sau,  tôi nhận được thư hồi âm. Thật may mắn,  địa chỉ người hồi âm thư cũng ở San Francisco. Trong thư, cô cho biết tên Lily,  23 tuổi,  là một du học sinh từ Hà Nội. Hiện cô có tâm sự buồn,  rất cô đơn. Tôi hơi ngần ngại khi biết cô còn quá trẻ so với tôi đã 48 tuổi rồi. Làm sao có thể tìm được tình cảm nơi cô ". Nhưng cái cảm giác về tính cách đặc biệt của cô gái khiến tôi lại viết thư thăm cô,  với hy vọng nếu không được làm bạn tình thì làm anh em kết nghĩa. Tôi đã mất hết cha mẹ,  anh chi em trong chiến tranh Việt Nam trước 1975. Tôi cũng cần có được một cô em gái kết nghĩa để tâm sự,  chia sẻ những buồn vui đời sống.
 Tôi lại chờ thư hồi âm của cô. Một tuần,  hai tuần,  rồi một tháng,  vẫn không có tin gì của cô. Tôi thất vọng ! Tôi nghĩ,  có lẽ khi biết tôi đã lớn tuổi thì cô cho tôi đi chổ khác chơi ! Thêm một tháng nữa trôi qua,  tôi đã quên cô và viết thư làm quen với một người nữ khác. Nhưng thật bất ngờ,  vào ngày 20 / 12 / 2002,  tôi nhận được thư Lily. Lần này,  thư gửi từ một địa chỉ khác,  cũng trong thành phố San Francisco. Cô gửi cho tôi tấm thiệp mừng lễ Giáng Sinh với những lời chúc rất dễ thương. Còn có thêm số phone nữa. Tôi mừng quá,  gọi phone ngay. Không có người nhận phone,  tôi nhắn vào máy. Đến tối,  nhớ đến cô,  tôi định gọi phone cho cô thì nghe tiếng chuông điện thoại. Tôi nhấc ống phone lên nói hello thì nghe một giọng nữ trong trẻo vang lên:
- Chào anh. Em là Lily nè. Anh khỏe không"
- Chào em. Anh rất khỏe. Được em phone lại,  anh mừng quá. Lily có khỏe không "
- Cảm ơn anh,  em cũng rất khỏe. Em mới đi làm về. Nghe máy nhắn,  em gọi lại thăm anh ngay.
- Suốt hai tháng không nhận được tin em,  anh tưởng em không muốn làm quen với anh nữa. Anh đang buồn thì không ngờ nhận được thiệp chúc Giáng Sinh em gửi tặng. Cảm ơn em nhiều lắm. Ủa,  em đang là du học sinh sao không học mà đi làm"
- Chuyện của em rất dài dòng. Buồn lắm anh. Nhưng để khi nào gặp anh em mới kể. Hôm nay lần đầu nói chuyện,  em muốn vui vẻ. Anh có thích ca hát không"
- Thích lắm. Nhưng anh sống cô độc bao năm rồi,  không có người để cùng ca hát.
- Vậy bây giờ có em nè. Em sẽ hát tặng anh vài bài rồi anh cũng hát tặng lại em nhé. Giọng ca của em là giọng ca vàng từ thời thượng cổ,  anh rán nghe nha.
Lily cười giòn trong phone. Tôi vui lây với tính hồn nhiên của cô. Tôi cầm phone đến giường nằm dài ra nghe Lily hát. Cô hát xong bài Hoa Trinh Nữ, hỏi tôi nghe có lọt lổ tai không,  rồi cười,  rồi lại hát tiếp vài bài ca nữa. Tôi không ngờ quen được một cô gái có tính tình dễ thương và lãng mạn như Lily. Tôi vui lắm,  cứ muốn được nghe Lily nói,  cười,  hát mãi qua phone như thế này. Lily nhắc đến lượt tôi phải hát. Tôi hát tặng cô bài Niệm Khúc Cuối. Hát xong,  tôi xin cô một cái hẹn gặp mặt. Lily đồng ý sẽ đến nhà tôi trong buổi chiều ngày đầu năm dương lịch,  2003.
Nơi tôi ở là một căn phòng nhỏ có luôn phòng tắm,  trong building Marton Manor ở đường Jones góc đường Turk,  sáu năm qua chưa bao giờ được tiếp đón một người nữ nào. Bây giờ,  có một thiếu nữ trẻ trung như Lily đến thăm viếng,  căn phòng dù đang trong chập tối mùa đông,  không mở máy sưởi nhưng dường như vẫn ấm lại. Lily đang ngồi đối diện,  miệng cười như búp hoa đang nở. Tôi cứ ngỡ như đang trong giấc chiêm bao. Lily có dáng vóc đẹp,  khuôn mặt trái son dễ nhìn,  đôi môi đỏ mọng,  đặc biệt có đôi mắt lá răm rất sáng,  toát lên vẻ đa tình,  lãng mạn,  thông minh. Lily chỉ vào bàn ăn có món cua rang muối và cá hấp mỡ hành:
- Em chỉ nói đến thăm anh thôi,  anh lại mua nhiều món ăn đắt tiền thế này đãi em. Làm tốn tiền anh,  em ngại lắm.
- Đời sống anh bình thường,  nhưng được có em đến chơi,  thì vài món ăn này có là bao. Mời em tự nhiên như trong gia đình. Chúng ta làm anh em kết nghĩa với nhau nhé. Anh không có em gái,  nên sẽ rất vui sướng nếu có được em làm em gái của anh.
Lily cười và đưa ngón tay út ra:
- Vậy thì ngoéo tay. Anh là anh hai của em. Em sẽ luôn là cô em gái dễ thương của anh. Có cục muối thì em chia cho anh,  còn cục đường thì em nuốt hết.
Chúng tôi cùng cười vang rồi bắt đầu bửa ăn. Lily ăn chậm rãi,  tôi phải nhiều lần tiếp thức ăn cho cô. Tôi nói:
- Tên Lily của em nghe hay lắm. Em có biết Lily có ý nghĩa gì không"
- Em biết Lily là tên hoa huệ tây. Nhưng em không biết ý nghĩa của loài hoa này.
- Hoa Lily có nhiều loại. Lily màu cam có ý nghĩa là căm thù,  căm ghét,  nhưng Lily trắng thì biểu tượng cho sự trinh trắng,  tinh khôi,  uy nghi,  oai vệ,  hạnh phúc. Anh nào mà tặng em hoa Lily trắng thì có ý nói "Được ở bên em,  anh như ở Thiên đàng". Còn nếu tặng hoa Lily vàng thì tỏ ý buồn phiền: "Anh đang đi trên mây,  mò trăng đáy nước".
- Vậy thì em chỉ muốn là hoa Lily trắng thôi.
Tôi cười cười :
- Anh biết ý nghĩa tốt đẹp của hoa Lily trắng mà lại quên mua tặng em hôm nay. Anh tò mò một chút nhé,  bốn câu thơ trong mẫu rao kết bạn là của em làm hay của ai "
 - Là của em nghĩ ra đó. Được không anh "
- Hay lắm. Cũng nhờ bốn câu thơ đó khiến anh chú ý và làm quen với em .
- Em rất thích văn thơ,  ca nhạc. Hồi ở Hà nội,  em học năm thứ nhất khoa báo chí. Bố Mẹ cho em đi du học từ đầu năm 2001. Tính ra vừa đúng hai năm em ở Mỹ .
- Nhắc đến chuyện du học,  anh nhớ em có hứa sẽ kể cho anh nghe vì sao em không học mà lại đi làm. Em có thể kể bây giờ được không " .
- Chuyện của em buồn lắm. Nhưng đã là anh em,  em không giấu anh chi.
 Lily ngồi dựa lưng ra ghế và từ từ kể chuyện buồn của cô:
- Em du học được một năm thì Bố Mẹ em làm ăn thất bại,  mang nợ nần,  không thể gửi tiền cho em nữa. Em chuyển qua học nail để đi làm kiếm tiền sống. Đầu tháng ba của năm vừa qua,  em tình cờ quen Thịnh trong một party mừng tân niên âm lịch. Thịnh mới 29 tuổi,  đẹp trai lắm. Tụi em phone cho nhau hàng ngày. Một tháng sau,  đúng vào ngày sinh nhật em,  Thịnh mua bánh kem,  đèn cày và một bó hoa hồng thật đẹp mừng sinh nhật em ngay tại nơi ở của em. Thịnh nói yêu em lắm và muốn được kết hôn với em. Em cảm động, đồng ý ngay. Ngày hôm sau,  Thịnh và em đi làm giấy hôn thú. Tụi em dọn đến một Apartment ở khu Potrero. Về sống với nhau được một tháng,  em mới phát hiện Thịnh là dân nghiện cờ bạc. Em làm được bao nhiêu tiền đều bị Thịnh lấy đi đánh bài và rượu chè với bạn bè. Mặc cho em khóc lóc van xin,  Thịnh vẫn không từ bỏ thú vui xấu đó. Vì yêu Thịnh quá,  em cứ phải nhẫn nhục chịu đựng. Vậy mà không ngờ,  Thịnh còn ngoại tình. Giữa tháng chín,  một cô gái khá đẹp đến tìm em,  cho biết đã có thai ba tháng với Thịnh. Cổ bảo em hãy ly hôn Thịnh để cổ với Thịnh làm đám cưới. Đến tối Thịnh về,  em hỏi Thịnh sự việc có phải vậy không. Thịnh trả lời tỉnh bơ : "Thì chuyện là như vậy. Anh yêu cổ lắm.". Em hét lên : "Vậy còn em thì sao" Anh không yêu em sao"". Thịnh nói: "Anh vẫn yêu em,  nhưng cổ đã có thai với anh. Anh đâu có bỏ cổ được." Em khóc ngất.  Mặc cho em khóc,  em gào thét,  Thịnh ra xe đi suốt đêm đó không về. Em đoán là Thịnh đến với cô gái ấy. Hôm sau,  em bỏ nhà ra đi. Em không lấy theo một cái gì. Tiền bạc,  tư trang,  em bỏ lại hết cho Thịnh. Cả chiếc xe hơi Thịnh đang lái cũng là tiền em mua,  em cũng không màng. Suốt một ngày,  một đêm,  em cứ đi lòng vòng trên vài con phố như kẻ mất hồn. Trưa hôm sau,  vừa mệt vừa đói,  em nằm dài ra trên lề đường. Nghĩ đến Thịnh chắc đang ở bên cô người tình âu yếm nhau,  em lại khóc. Cảnh sát đến hỏi,  em cho họ biết em bị chồng bỏ,  bây giờ không có tiền,  không có nơi ăn ở. Cảnh sát đưa em vào một Shelter dành riêng cho phụ nữ homeless ở tạm.
Nghe tới đây,  tôi buột miệng nói:
- Cách đây sáu năm,  anh cũng lâm vào cảnh homeless,  ở Shelter nửa tháng. Không ngờ anh em mình có những bất hạnh giống nhau. Chuyện của em thê thảm quá. Anh xin chia buồn với em. Rồi em có về lại nhà với Thịnh không "
 Khuôn mặt Lily trầm buồn,  đôi mắt ươn ướt :
- Em yêu Thịnh lắm. Vì quá yêu nên quá đau khổ khi bị chồng phụ bạc,  đi yêu cô gái khác. Thịnh đã chọn cô gái ấy vì cổ đã có thai với Thịnh thì em phải ra đi thôi. Khi được đưa vào Shelter,  cứ nghĩ đến sự bạc tình của Thịnh là em khóc bù lu bù loa. Có một lúc,  nỗi đau dày xé tim gan em,  em lên cơn la hét,  gào thét,  và đập đầu vào tường tự tử. Mấy chị nằm gần bên xúm lại can ngăn em. Nhân viên Shelter chạy đến nắm chặt tay chân em,  giữ em nằm lại trên giường,  rồi gọi xe cấp cứu chở em vào bệnh viện San Francisco. Phòng cấp cứu của bệnh viện băng bó vết thương trên đầu của em rồi chuyển em qua khu tâm thần. Nhờ sự tận tình chăm sóc của bác sĩ và y tá cùng với thuốc men,  em dần tỉnh tâm,  tỉnh trí,  ăn ngủ điều độ,  thấy khỏe lại. Nơi đó,  em chứng kiến nhiều trường hợp thê thảm hơn em. Có cô Mỹ đen suốt ngày ngồi một chổ ở góc phòng,  không chịu ăn uống. Bác sĩ,  y tá hỏi han,  cổ vẫn im lìm. Có  anh Mỹ trắng còn trẻ mà điên nặng,  lâu lâu phát lên tiếng kêu rú rồi cởi truồng chạy lung tung trong khu tâm thần .Các y tá phải rượt theo đè anh ta xuống rồi còng tay,  còng chân anh ta lại. Còn nhiều trường hợp thương tâm lắm,  kể ra cho anh nghe chắc phải mấy ngày. Nhờ nhìn thấy những cảnh thương tâm đó,  em sợ mình sẽ bị điên như vậy nên quyết tự vực con người em dậy. Phải quên đi người chồng xấu xa. Phải làm lại cuộc đời.
- Vậy em nằm bệnh viện bao lâu "


- Khoảng một tuần thì Bệnh viện chuyển em đến nhà An dưỡng Cortland House,  cho em đuợc ăn ở một tháng rưởi. Cán sự phục vụ ở Cortland House giúp em xin được Medical,  trợ cấp tiền mặt 345 đồng và Food Stamps 145 đồng của chính phủ. Nhờ vậy,  em mới ra mướn phòng ở nhà một người Việt khu Mission,  rồi đi làm thêm nghề nail. Em mới đi làm có một tháng nay.
- Em đi làm thì đâu có nhận được tiền trợ cấp nữa.
 - Em làm lấy tiền mặt. Nhưng em cũng biết vừa nhận tiền trợ cấp của chính phủ vừa làm lấy tiền mặt là không tốt,  nên em định tháng tới,  khi công việc được chắc chắn,  đời sống ổn định,  em sẽ báo với Sở Xã Hội xin ngưng trợ cấp.
- Như vậy cũng được. Anh chúc em từ nay sẽ luôn được may mắn,  an vui. Nói thêm về chuyện Shelter,  nhà tạm trú ngắn hạn dành cho phái nam,  rất ồn ào. Nơi đó có đủ thành phần phức tạp. Có người vì hoàn cảnh thất tình,  thất bại sự nghiệp,  bị khủng hoảng tinh thần mà lâm vào cảnh không nhà. Có người vì phạm tội hình sự bị ở tù ra không tìm được việc làm,  nơi ăn ở. Có người vì mê bài bạc,  nghiện xì ke ma túy rồi bị homeless. Còn Shelter dành riêng cho phái nữ và nhà An dưỡng Cortland House em đã từng ở qua khác nhau thế nào"
- Shelter dành cho phái nữ bị homeless cũng có nhiều thành phần như anh nói. Có điều thành phần vì hoàn cảnh đau buồn nhiều hơn. Họ bị nạn bạo hành trong gia đình. Chồng con ngược đãi họ,  tội nghiệp lắm. Còn nhà an dưỡng Cortland House chỉ dành cho những bệnh nhân tâm thần tương đối đã hồi phục từ bệnh viện chuyển qua. Coi như là trạm chuyển tiếp để bệnh nhân tâm thần trở về với đời thường. Không khí sinh hoạt trong Cortland House êm đềm lắm. Đa số cán sự phục vụ là phái nữ,  rất tử tế. Họ đối với bệnh nhân ân cần,  dịu dàng như người mẹ đối với con cái. Mỗi ngày,  họ cho bệnh nhân uống thuốc theo toa bác sĩ,  hướng dẫn tập thể dục,  rồi dẫn đi chợ mua thực phẩm,  hoặc đi dạo nơi những công viên,  bày ra những trò chơi rất vui. Nhờ vậy mà người bệnh mau chóng khỏe mạnh lại,  từ thể chất đến tinh thần.
Lily chợt nín lặng. Chúng tôi nhìn nhau,  trao đổi ánh mắt cảm thông cho số phận bất hạnh của nhau. Một lúc sau,  tôi gắp tiếp thức ăn vào chén của Lily,  rồi nói:
- Bây giờ anh mới hiểu,  vì sao từ lá thư đầu hồi âm cho anh,  mãi đến hai tháng sau em mới liên lạc lại với anh. Em đã trải qua những ngày tháng thật đau thương. Quả thật,  đời sống con người phức tạp,  có nhiều bi ai,  hoan lạc. Hạnh phúc đó rồi đau khổ đó. Có khi hạnh phúc của người này lại là khổ đau cho kẻ khác. Ở một nơi này có đàn ông làm khổ đàn bà,  thì ở một nơi khác có đàn bà làm khổ đàn ông!. Thế kiếp sau,  em muốn tiếp tục là phái nữ,  hay là phái nam"
- Em không muốn làm người nữa. Thà làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
- Em đừng yếm thế vậy. Kiếp nhân sinh nhiều ý nghĩa tốt đẹp lắm chớ. "Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao cũng muôn phần thanh cao". Anh vẫn muốn được làm người muôn kiếp. Thế em  đăng báo  tìm bạn từ lúc nào"
- Em vào Cortland House đầu tháng mười. Vài ngày sau,  thấy buồn buồn,  em thèm có mối quan hệ tình cảm với người khác phái để tâm sự,  để giúp em quên đi Thịnh,  nên mới đăng báo tìm bạn. Nhận được thư anh,  em mừng lắm. Sau đó,  em bận tìm chổ ở. Khi rời Cortland House về chổ ở mới,  em lại lo tìm việc làm. Cũng may,  anh vẫn còn ở địa chỉ này. Bây giờ,  ngoài anh ra,  em còn quen Trung,  36 tuổi,  đang làm địa ốc.
- Em cũng quen Trung qua mục kết bạn trên báo"
- Dạ không,  em quen khi ảnh đến tiệm nail. Ảnh là em trai của bà chủ tiệm nail em làm. Em chỉ coi là bạn bè thôi. Em đã chán chuyện yêu đương lắm rồi. Không muốn yêu ai nữa.
Tôi cười cười nhìn Lily một lúc rồi nói:
- Bây giờ em mới vừa trải qua chuyện buồn khổ nên nghĩ vậy. Nhưng thời gian là liều thuốc  nhiệm mầu giúp em quên lãng. Em còn trẻ quá,  lại sẽ thèm yêu,  lại sẽ thèm có mái ấm gia đình hạnh phúc. Thượng Đế tương tác ra muôn sinh động vật trên thế gian này đều có giống đực và giống cái cần kết hợp với nhau để duy trì và phát triển sự sống. Anh vừa nói hồi nãy,  hai phái nam nữ làm khổ cho nhau,  chỉ mới là cái nhìn phiến diện mang tính bi quan. Thực tế,  phải nói cho công bằng,  thì cả hai phái nam và nữ ở khắp mọi nơi trên tinh cầu này từ ngàn xưa đến nay đã có sự kết hợp tuyệt diệu theo Thiên Ý,  đem đến cho nhau niềm vui hạnh phúc đời người. Từ đó,  mới có gia đình truyền thống với những tình nghĩa giữa vợ chồng,  cha con,  mẹ con,  anh chị em với nhau. Và cũng từ đó mới có sự phát triển xã hội con người văn minh,  tân tiến như hiện nay.
 Lily không còn nét buồn bã nữa,  khuôn mặt cô trông tươi vui,  rạng rỡ lên. Cô vừa cười vừa nói:
- Anh hai của em chắc phải là một triết gia. Anh nói hay lắm. Em rất vui được làm em gái của anh. Em hy vọng cả anh và  em đều sẽ tìm thấy được hạnh phúc trong thời gian tới.
 Lily vừa nói dứt câu thì có tiếng chuông điện thoại,  tôi nhấc phone lên nghe. Giọng người đàn ông giới thiệu tên Trung,  hỏi tôi Lily có ở đây không. Tôi nói có rồi đưa phone cho Lily nói chuyện với Trung. Nói vài câu với Trung xong,  Lily gác phone rồi nói với tôi:
- Em có nhờ anh Trung đến chở em về nhà. Bây giờ ảnh đã đến,  đang chờ ở ngoài đường. Vậy,  em xin phép anh cho em về. Lúc khác em sẽ đến thăm anh và tâm sự với anh nhiều hơn.
Tôi cười cười nhìn Lily:
- Anh muốn có em ngồi nói chuyện như vầy suốt đêm,  nhưng đành phải trả em về với người ta thôi. Tối mai, anh sẽ phone thăm em.
Lily cũng cười cười:
- Em với Trung chỉ là bạn bè thường thôi. Em không có xe nên mới nhờ ảnh chở giùm. Em cảm ơn anh hai nhiều nhiều lắm. Có anh hai tâm sự,  em không còn thấy buồn chán nữa.
- Anh cũng cảm ơn em thật nhiều đã cho anh có được niềm vui mà sáu năm nay anh không có. Để anh đưa em ra đường.
             Trong thang máy,  tôi và Lily nhìn nhau,  rồi cả hai cùng nhoẻn miệng cười. Bất giác tôi hát lên: " Từ ngày có em về. Nhà mình tràn ánh trăng thề." Lily lại nhoẻn miệng cười và hát tiếp ngay: " Dòng nhạc tình đã tắt lâu,  Tuôn trào,  Ngọt ngào như dòng suối ...". Tôi vổ tay khen:
 - Hay quá ! Em gái của anh hát không thua gì ca sĩ .
Lily cười thật tươi :
 - Anh ngạo em hoài ! Hay làm sao bằng anh ...
...

 Suốt hai tháng từ sau lần gặp nhau đó,  tôi với Lily thường gọi phone thăm nhau mỗi tối. Lúc nói nói,  cười cười,  lúc tâm sự chuyện đời xưa,  đời nay,  lúc hát hò tặng nhau qua phone,  tôi thấy thương Lily quá. Có vài tối gọi phone không có Lily,  tôi cảm thấy buồn,  thấy nhớ. Tôi không định hình được thứ tình cảm của tôi là của một người anh thương em gái,  hay là thứ tình nam nữ mà từ lâu tôi thiếu vắng. Đã hai lần,  nghe Lily cho biết bị cảm không đi làm,  tôi lật đật đi mua thuốc cảm và mua phở đem đến nhà cô. Hai lần như vậy,  trong căn phòng nhỏ ở nhà sau,  ngồi bên Lily cùng ăn phở,  mỗi khi Lily nhìn tôi,  tôi có cảm giác rạo rực một niềm vui khó tả. Tôi thèm có một biểu hiện gì đó nồng nàn hơn,  cháy bỏng hơn giữa tôi với Lily. Nhưng tôi không dám... Tôi sợ Lily coi thường. Tôi sẽ mất Lily.  Tôi vẫn phải cố gắng giữ sự tự nhiên của một người anh chăm sóc em gái.
Ngày Tết âm lịch,  Lily nghỉ làm,  mời tôi và Trung đi ăn nhà hàng. Ba người chúng tôi chuyện trò vui vẻ trong suốt bửa ăn. Lily mời nhưng tôi dành trả tiền. Lily làm mặt giận:
 - Anh kỳ quá,  em mời mà để anh phải tốn tiền sao được. Em nghỉ chơi với anh.
Tôi cười xòa:
- Có sao đâu. Anh là anh hai của em mà. Nếu em muốn đền bù thì hôm nào đi chơi với anh một chuyến.
- Em sẵn sàng đi chơi khắp nơi trong San Francisco này với anh. Nhưng phải theo American way nha anh. Mỗi người cùng góp tiền trả,  chứ anh không được dành trả một mình.
- Thế thì sướng quá. Em muốn sao cũng được,  miễn em vui là anh vui.
Một tháng sau,  giữ lời hứa,  Lily đi chơi riêng với tôi cả ngày chủ nhật. Chúng tôi đi bộ từ khu Union Square đến Phố Tàu,  thấy có cảnh nào đẹp là chụp hình cho nhau. Ăn trưa ở nhà hàng Tàu xong,  chúng tôi lại đi bộ dọc theo đường Stockton ra đến khu Pier 39 ở bến Cảng,  là trung tâm du lịch nổi tiếng ở San Francisco. Vào ngày chủ nhật nên cảnh tượng ở bến Cảng náo nhiệt không thể nào tả nổi.  Xe hơi,  xe ngựa chạy qua lại nườm nượp như mắc cửi. Thiên hạ chen chúc nhau đi dọc đi ngang ở hai bên đại lộ. Pier 39 là khu Shopping Center nên vui nhộn nhất,  người người ra vào tấp nập. Có nhiều gian hàng trò chơi rất thú vị. Tôi và Lily lại thay phiên  chụp hình cho nhau,  rồi nhờ người khác chụp chung hai đứa tôi vài tấm. Vui quá,  Lily nắm lấy bàn tay tôi,  kéo tôi đi  hết gian hàng này lại đến gian hàng nọ. Lily thì vô tư, tôi lại có tình. Lòng tôi xao xuyến. Tim tôi đập mạnh... Vui chơi đến hoàng hôn,  chúng tôi đi về bằng xe bus. Tôi đưa Lily vào nhà,  xin được ôm cô một lần,  cô nhoẻn miệng cười rồi gật đầu. Tôi ôm choàng qua hai vai Lily thật thân thiết,  rồi hôn lên má Lily và nói câu chúc ngủ ngon. Về lại nhà,  cả người tôi vẫn còn chếnh choáng một mùi thơm. Tôi thấy hạnh phúc quá. Tôi hy vọng thời gian ngắn nữa thôi,  tôi sẽ vượt qua khỏi cái hàng rào của tình anh em và được Lily đón nhận lời tỏ tình của tôi.
 Nhưng,  đời không như là mơ. Vào một buổi tối,  tôi thấy nhớ Lily quá nên mua chè,  bánh ngọt đến thăm Lily mà không báo trước. Vừa bước vào phòng,  tôi đã thấy Lily và Trung đang ngồi sát bên nhau,  vừa ăn cơm vừa coi ti vi,  trông thật ấm cúng cảnh "tình chàng ý thiếp". Tôi thấy nhoi nhói ở lồng ngực nhưng vẫn cố làm ra vẻ thản nhiên,  chào hỏi,  nói chuyện vui vẻ với Trung và Lily khoảng mười lăm phút rồi kiếu từ. Lily tiển tôi ra tới đường. Cô nắm hai bàn tay tôi và nói :
- Anh hai! Sau một thời gian làm bạn,  tìm hiểu,  em thấy Trung thật sự là một người đàn ông tốt,  có tương lai. Nên em đã kết ước tình cảm với ảnh từ mấy ngày trước. Anh chúc mừng cho hạnh phúc của em nhé. Hôm nào rảnh,  tụi em sẽ đãi anh một chầu.
 Trong lòng tôi héo hon nhưng ngoài mặt vẫn cố gượng cười:
- Vâng ! Anh chúc em luôn được hạnh phúc với Trung .
Tôi mất ngủ cả đêm đó !. Luôn nhiều đêm sau tôi phải dùng đến thuốc ngủ để trị cái bệnh vọng tưởng về một tình yêu với cô em gái kết nghĩa dễ thương!. Vài tuần sau,  tôi âm thầm dọn chỗ ở về lại Quận Cam,  không một lời từ giã với Lily.
Chúc em hạnh phúc,  Lily!...
HUYÊN CHƯƠNG QUÝ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,216,151
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến