Hôm nay,  

Cali Có Gì Lạ Không Em?

08/01/200900:00:00(Xem: 151865)

CALI CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM"
 
Phạm Hoa Trắng
Bài số 2502-16208579 vb510809

Tác giả tên thật Phạm Thị Huệ, sinh năm 1954, hiện là cư dân Santa Ana. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, với tựa đề “Tạ Ơn Trời, Nhớ Ơn Bác” để tưởng nhớ một ân nhân đã nuôi ăn, nuôi học cho tác giả, khi bà còn là một học trò nạn nhân chiến tranh.  Vị ân nhân đó là Đại Tá VNCH Trần Cửu Thiên, chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp.  Theo bài viết, bác Thiên đã qua đời trong nhà tù cộng sản. Nhờ bài viết tác giả đã gặp lại  vị ân nhân cũ: Cựu đại tá Trần Cửu Thiên, hiện là một cư dân cao niên mạnh khoẻ của California. “Sự sống trân quí” là đề tài bài viết mới nhất của tác gia.  Bài viết về nước Mỹ mới nhất của Phạm Hoa Trắng viết nhân tang lễ của một chiến binh gốc Việt tử trận tại Iraq.
Giấc miên du
Cali có gì lạ không em"
Hôm nay, sau một buổi party với các chiến hữu, anh buồn ngủ lạ thường, chắc có lẽ do men bia. Trong giấc mơ, anh tìm về nơi chốn bình yên, một tuổi thơ hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, anh chị em và bạn bè; một tuổi thơ không phải nghe tiếng súng nổ, hồn nhiên trong đất nước dù không là Tổ quốc của mình, nhưng anh biết đất nước này đã nuôi anh khôn lớn, tạo cho anh đầy đủ  mọi thứ tiện nghi, vật chất không thiếu, tinh thần bao dung. Đây cũng là trường dạy anh nên người lính can trường, biết quên mình để phục vụ mục đích chung.
Trong giấc mơ, anh thấy mình lang thang qua các ngõ làng của xứ đạo mình, tìm đường về nha. Nhưng anh đi hoài không thấy và cũng không gặp ai quen cả, chỉ thấy một dòng người xa lạ. Họ mặc áo trắng như tuyết, tay cầm nhành lá. Họ là ai vậy nhỉ" Anh cố dương đôi mắt to để tìm kiếm người quen nhưng không thấy ai cả. Thật lạ, họ mỉm cười với anh một cách thân thiện và hát những bài Thánh Vịnh. Những bài hát này rất quen thuộc, anh khẽ hát và đi theo họ nhưng anh không thể nhập vào được vì họ đi nhẹ như bay và anh cũng không có đồng phục của họ. Anh nghĩ thế nào sau này anh cũng có.
Vậy là anh quên luôn đường tìm về Cali, lối nào dành cho em, lối nào dành cho anh. Trí óc anh không tài nào nhớ nổi,.
Anh xa nhà đã lâu lắm chưa em" Ngôi trường ở nhà thờ St. Barbara thời thơ ấu có gì lạ" Khóm hồng trước ngõ còn nở hoa" Anh nhớ gia đình tha thiết, đến nỗi trước khi đi ngủ, anh vẫn cầu nguyện cho bố mẹ và các em được bình an; cho giáo xứ, nơi đào tạo nên anh, càng ngày thêm đông, mạnh; cho các thầy cô đã dạy dỗ anh nên người, và nhất là cho Cali mình tránh được tai nạn động đất.
Anh nghe nói Quận Cam đang cháy. Không biết nhà chúng mình có nguy cơ gì không" Anh thầm thỉ: "Lạy Chúa, xin cho quê hương con được bình an."
Hình như có một sức mạnh vô hình cuốn hút anh vào dòng người và anh đã nhập vào đó. Bộ quân phục anh bỗng trở nên trắng xóa, anh vui mừng khôn tả như ngày rước lễ lần đầu, anh mặc áo trắng mẹ mua, tay anh cũng cầm một nhành lá và ánh sáng chan hoà tỏa xuống trên anh. Anh bước nhanh theo đoàn người, vừa đi vừa hát: "Trên đồng cỏ xanh, Người cho tôi được nghỉ ngơi. Bên dòng suối mát, người tăng sức cho tâm hồn..."
Cali hôm nay
Anh thương mến!
Cali hôm nay rất buồn, màu trời ảm đạm. Tháng 11 này có lễ Thanks Giving vào ngày 27 nhưng bầu trời u ám và đổ mưa. Cơn mưa không to, chỉ rả rích, tha thiết như ở quê nhà. Mưa Cali không sấm sét, mưa hiền hòa như người dân Cali: nhè nhẹ, tí tách đủ làm thấm một điệu buồn vào tâm hồn của người vừa mất đi người thân.
"Mưa ướt ngoài trời, mưa ướt trong lòng". Em đã thực sự khóc to trong cơn mưa, cả nhà đều đã ngủ say, em tha hồ khóc cho vơi nỗi nhớ mong.
Anh ơi! Có lẽ nào! Tin anh mất từ chiến trường Iraq như một cơn lốc cuốn bay tất cả mọi thứ, mọi hi vọng. Tất cả đều là hư không; đời người nghĩ có là chi" Tựa hôm qua đã qua đi mất rồi. Nhưng anh còn quá trẻ, chỉ vừa tròn 25, ở tuổi mà những bạn bè khác đang cắp sách đến trường, hoặc vừa tốt nghiệp để tìm một tương lai sáng lạn.
Em không thể tưởng tượng được rằng ngày trở về anh  lại nằm trong một cỗ quan tài bằng thiếc, trên đó phủ lá cờ sao xọc của Hiệp Chủng Quốc Kỳ.
Chân dung anh đó, khuôn mặt rạng rỡ, khôi ngô, đôi mắt sáng ngời như chứa cả thế giới, miệng cười chúm chím tuổi hoa niên. Ai bảo đó là người không thọ" Có phải vì Anh như một bông hoa tươi mới nở, quá thơm, quá đẹp nên Chúa đã vội hái vào ban đêm để dâng lên Chúa Cha như lễ vật đầu mùa.
Anh ơi! Mọi người đang khóc thương anh. Giáo xứ, cha xứ, các đoàn thể anh đã tham gia đang khóc thương anh. Anh ra đi nhẹ nhàng như ngày anh rút bỏ tình cảm bạn bè, bố mẹ. Anh đi mà lòng nhẹ như tơ như người quân tử coi cái chết tựa lông hồng, không một chút luyến lưu do dự. Anh có đi có phải chỉ vì Tổ quốc mình đâu, anh đi vì đại nghĩa, vì nền hòa bình thế giới, vì bọn khủng bố đã nổ sập hai tòa tháp ở New York ngày 11 tháng 9. Anh vì mọi người, tuổi hoa niên đối với anh có là gì đâu" Một sức mạnh ý chí đã thổi anh vào vùng nắng cháy. Ngày qua ngày, anh phục vụ như một người đầy tớ tốt. Ông chủ đã trao cho anh 5 nén bạc, anh đã làm lợi thêm 5 nén khác. Anh không ích kỷ chôn nén bạc vào góc vườn, bởi vì tâm hồn anh vị tha, trái tim anh rộng mở.
Ngày tiễn anh vào đồng cỏ xanh rì, vị chỉ huy và các chiến hữu xếp hàng chào tiễn biệt anh như chào một vị anh hùng. Một nghi thức trang nghiêm để ghi ơn người chiến sĩ đã quên mình vì hòa bình thế giới. Vị chỉ huy rất thương mến anh vì anh là người nổi bật trong đoàn ngũ, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong mọi lúc. Ông ta nêu gương anh như một ngọn đèn cho các chiến hữu khác. Để thắp sáng niềm tin, anh không ngần ngại tuyên xưng anh là người con của Chúa.
Em rất hãnh diện vì anh, giờ đây gia đình và em có thêm một niềm tin mới do anh để lại: cuộc sống có là gì đâu, khi con người không nghĩ đến kẻ khác chỉ sống riêng cho mình, tích trữ của cải đời này, một khi nhắm xuôi tay, ta sẽ còn lại gì. Như tuần vừa qua, ở Anaheim Hill, Santa Barbara, Yorba Linda... những người giàu có, tỷ phú, nhà cửa họ đã ra tro, sau một ngọn lửa hỏa hào đốt cháy, thần lửa đã lấy đi tất cả. Đó là một hung thần luôn ẩn nấp ở miền Nam Cali, ngay chính Quận Cam của chúng ta.


Trong thời gian vừa qua, tất cả các trường học đều thực tập động đất. Mọi người luôn sẵn sàng chuẩn bị lương khô, thuốc men, và nước uống vì các nhà địa chất đã đo độ nứt của cơn địa chấn ở thung lũng Brigt Norghet đang có nguy cơ trở thành một cơn động đất lớn nhất ở Cali. Như người ta dự đoán, Cali sau cùng sẽ chỉ còn lại một hòn đảo nhỏ, tất cả đều chìm xuống biển sâu. Ngày ấy sẽ đến lúc nào" Chẳng ai xác định được, chúng ta sẽ sống trong tình trạng "MÙA VỌNG", mùa trông đợi; Và sự chờ đợi ấy, là một niềm hy vọng hay là thất vọng"! Chúng ta luôn sẵn sàng, như người lính luôn sẵng sàng tỉnh thức, vì kẻ thù sẽ bất chợt đến như tên trộm.
Anh ơi! Cali hôm nay sống trong một tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Thất nghiệp, lạm phát, down jone xuống dốc. Tổng thống Obama mới đắc cử chưa được một tháng mà tóc ông đã muốn nhuốm bạc, mắt ông sâu trũng. Ông ta đã già thêm mấy tuổi. Trước thực trạng kinh tế toàn cầu xuống dốc, Cali cũng không có gì sáng sủa hơn. Người ta xếp hàng xin thực phẩm háng tuần dài gấp mấy lần hồi đó, nhất là mùa lễ Thanks Giving này, những người nghèo, thất nghiệp đã được hội bác ái từ thiện Catholic Charities tặng cho mỗi người một con gà tây để mừng lễ. Đó là ngày lễ tạ ơn Thượng Đế đã ban cho đất nước Mỹ được mùa màng thuận lợi. Thượng Đế là ai" Là ông trời, là Chúa của chúng ta. Nếu không có mặt trời rọi nắng và mưa tưới gội, nếu không có người tạo dựng nên trời đất, muôn loài, con người có thể hiện hữu được không hoặc sẽ tồn tại như thế nào"
Anh ơi! Đêm cũng đã khuya rồi, cơn mưa đã tận, anh yên nghỉ nhé. Anh nằm trong chiếc hòm thiếc kia chắc lạnh lắm, nhưng em biết linh hồn anh không lạnh chút nào, vì ánh sáng diệu kỳ đã sưởi ấm linh hồn anh, và hình như có rọi xuống Cali nữa. Giáo xứ St. Barbara hôm nay cảm thấy ấm cúng lạ lùng vì một người con ngoan đạo đã hi sinh cho đại nghĩa. Họ nêu gương anh cho giới trẻ noi theo. Mọi người hãnh diện về anh một người con ưu tú của giáo xứ và của nước Mỹ.
Tâm tình chia xẻ
Trong khi tham dự thánh lễ an táng của em Macximiliano Konbe Hoàng Vũ, tôi chợt nghĩ về người linh mục Macximiliano Konbe thời Đức Quốc Xã, đã chết thay cho người bạn tù.
Khi người tù nhân số 10 bị gọi lên đoạn đầu đài, anh đã run rẩy, khóc lóc, rên rỉ: "Ôi! Vợ tôi, con tôi . . .".
Nghe vậy, Cha đã bước ra xin chết thay. Người cai tù kinh ngạc, liền hỏi: "Tại sao ông làm điều này"". Cha đã trả lời không chút ngần ngại: "Vì tôi là linh mục.". Thật là một nghĩa cử cao quý và hiếm có, cha đã sống đúng tinh thần Phúc Âm, chết thay cho đồng loại thì cái chết của mình sẽ có ý nghĩa hơn. Và giờ đây, em Hoàng Vũ cũng đã noi theo gương Vị Thánh của mình. Thế thì tại sao tội lại rơi lệ nhỉ"
Tôi đang nhớ lại người anh thứ ba của tôi, anh cũng ở độ tuổi 25, cũng đi lính Mỹ (Special U.S Army), làm thông dịch viên cho Đại Úy Mỹ và đã tử trận tại chiến trường Tiên Phước, Đà Nẵng vào ngày 2 tháng 9 năm 1968. Anh ra đi để lại bao thương tiếc cho gia đình, bạn bè và nhất là người yêu. Chị ấy tên là Minh, tôi còn nhớ rất rõ về chị ấy. Ngay khi nghe tin anh tôi mất, chị như người trong mơ đã bàng hoàng thét lên: "Anh ấy không thề chết được! Chắc đã nhầm ai đó!", và chị ngã xuống như một loài lau sậy sau cơn giông bão, trong lúc giữa khoảng tối và ánh sáng lờ mờ, hình ảnh người yêu như ẩn như hiện. Thoang thoảng trong gió vang vọng câu hát: "Anh không chết đâu anh, anh chỉ về với mẹ mong con. Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết yêu đời lính.". Tôi thấy dường như môi chị mấp máy hát theo. Ôi, một cuộc tình đầy hứa hẹn!
Có một lần anh đã nói với chị: "Một tuần nữa anh sẽ về phép để cưới em, nhẫn cưới đã sẵn sàng, chỉ chờ có giấy phép thôi." Nhưng cuộc đời không như mơ ước trong câu hát: "Thế rồi, cuộc đời là những cuộc những cuộc tình chia xa, đi lạc vào những phía không đường về. Đứng ở ngoài đầu đường, đứng ở đầu con sông, nhớ về con đường cũ mênh mông, mênh mông...".
Chị ấy đã khóc hết nước mắt, gào thét khàn cổ họng. Mẹ tôi đau đứt ruột vì đứa con trai hiếu thảo, thương cha mẹ già lam lũ đã tình nguyện đi lính Mỹ, để kiếm tiền nuôi cha mẹ già và cho các em đi học, trong khi anh là một học sinh đạt loại xuất sắc toàn trường, tương lai, anh có thể trở thành Kỹ Sư, Bác Sỹ...
Nhưng than ôi! Vì là anh cả trong gia đình nên anh đã hi sinh tất cả. Anh quyết định đi lính Mỹ để các em mình có tương lai tươi đẹp hơn. Anh từng nói rằng: "Anh chỉ cần đi lính 4 năm, rồi anh sẽ giải ngũ về với cha mẹ và các em. Lúc đó tài chánh khá hơn, anh sẽ mở lớp dạy học . . .". "Nhưng rồi, nhưng rồi, một hôm anh bỗng ra đi", để lại ngôi giáo đường một bóng nhỏ cô đơn, âm thầm, lặng lẽ, đi tham dự Thánh Lễ mỗi buổi chiều về để cầu cho hồn anh mau thoát khỏi luyện hình.
Ôi! Anh của tôi! Hôm nay, tháng các Đẳng Linh Hồn cũng là ngày đưa tiễn em Hoàng Vũ về với Chúa. Mọi việc diễn ra trước mắt tôi như một cuốn phim tái hiện lại ngày tiễn anh ra nghĩa trang, "trời lạnh giá, bước chân buồn bã, đưa hồn anh tới nơi xa vời, đoàn xe tang tiễn đưa anh về vùng trời mênh mông...".
Trong mọi sự, tôi luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng như lời được viết trong tờ dollar Mỹ: "In God We Trust".
Em Macximiliano Konbe Hoàng Vũ, tôi xin chân thành gởi đến em và gia đình một lời cảm tạ. Linh Hồn em đã siêu thoát, những vướng bận trần gian không còn là chi nữa đối với em. Tuy nhiên, trước tình cảm của người, ai mà không động lòng trước sự ra đi của người thân và ngay cả Chúa Giêsu cũng đã khóc thương Lazarô. Trong một ý tưởng bất chợt, tôi muốn xin Chúa làm phép lạ cho em chỗi dậy, nhưng nghĩ  lại mỗi người được Chúa đem đi theo mỗi cách khác nhau.
Em là bông hoa tươi thắm, tinh tuyền nên Chúa đã hái đi sớm, để bông hoa không bao giờ tàn úa, vì biết đâu chừng trong đường đời đầy cạm bẫy chông gai sẽ có nhiều cám dỗ đến với em. Vì thế, xin hãy dâng lên lời cảm tạ, Chúa đã chọn em trước muôn người, đã đặt em vào lòng tổ phụ Abraham. Xin cảm ơn em, ngàn lời cám ơn, em đã cho tôi một ý niệm về cuộc sống: "Tôi là ai" Và tôi sẽ làm gì cho Chúa, cho mọi người"". Như câu kinh thường ngày tôi vẫn đọc:
"Tôi quyết chẳng về nhà,
Chẳng lên giường nằm nghỉ,
Chẳng bao giờ chợp mắt, khép mi,
Khi chưa tìm được một nơi cho Chúa ngự,
Một ngôi đền cho Đấng Toàn Năng nhà Giacob."
 PHẠM HOA TRẮNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến