Hôm nay,  

Hai Người Cựu Chiến Binh

03/01/200900:00:00(Xem: 161920)

Hai Người Cựu Chiến Binh
 
Tác giả: Chương Khuê
Bài số 2497-16208574-vb7031208                                                                       

Tác giả chuyển bài bằng email. Có thể ông từ một tiểu bang xa. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là câu chuyện cảm động của đôi bạn cựu chiến binh Mỹ Việt... Mong ông tiếp tục viết và vui lòng sơ lược tiểu sử, bổ túc địa chỉ liên lạc.

***
Ai có về Cali
 Xin cho tôi nhắn gửi
Lời kính thăm Tượng Đài
Hai Chiến Binh Mỹ Việt
Ai có về Cali
Viếng thăm Đài Tưởng Niệm
Dâng giùm tôi nén hương
Khói hương là hồn tôi 
 
 Lão khựng lại khi thấy cái mẫu màu vàng với ba sọc đỏ trên mũ kiểu lính trận của người Mỹ cụt một chân ngồi xe lăn bên cửa ra vào tiệm bán tạp phẩm Ron của người Đại Hàn. Lão nhìn kỹ và nhận ra đó là quốc kỳ nước Việt Nam Cộng Hoà của lão xưa kia, nằm sát mẫu cờ Hoa Kỳ. Bổng dưng lão cảm giác như một luồng điện chạy xuyên suốt thân thể. Quên mất cái dè dặt cố hữu mỗi khi phải giao tiếp hỏi chuyện người lạ, đặc biệt với người lạ ngôn ngữ bất đồng, lão vận dụng vốn liếng tiếng Anh vừa học được qua lớp ESL từ trường Đại học Cộng đồng Everett hớn hở chào "hai" người Mỹ, và tự giới thiệu tên, từ đâu đến, lão trịnh trọng:
- May I ask you a question, Sir"
Ngưòi Mỹ có vẻ tươi tỉnh, nhanh nhẹn đáp:
- Of course!
Lão mừng khúm vì người Mỹ đã hiếu được lão, và thấy anh ta cũng rất vuị. Sau mấy câu trao đổi ngắn ngủn, hai bên hiểu ra nhau đã từng một thời chung chiến tuyến. Người Mỹ tự giới thiệu tên Bob, và vội vả bươn bươn cái chân còn lại cố rướn khỏi xe lăn đưa cao hai tay siết chặt lấy lão, đọc cho lão đia chỉ apartment anh ta và mời lão sớm ghé khi nào tiện. Bob rưng rưng nước mắt khiến lão thắc mắc người cựu chiến binh Mỹ xúc động vì cuộc gặp gỡ đã vô tình gợi anh nhớ lại những kỷ niệm xa xưa, nhớ đồng đội đã mất, hay vì tiếc thương đôi chân anh đã để lại chiến trường bên kia nửa vòng trái đất hay... Phần lão, lão thấy lòng phấn chấn lâng lâng cảm giác như chưa bao giờ. Cả một luồng sinh khí bừng bừng chạy tràn khắp châu thân lão.
 1975-1995. Đã hai mươi năm. Nước mất, nhà tan, tù đày, tủi nhục, uất hận, khật khưởng cuộc sống, đã làm nhạt nhoà, mờ phai dần dà bóng cờ mà  lão đã tự nguyện qùy gối tuyên thệ bằng hết tâm can. Đã hơn một lần thịt rách máu đổ bảo vệ cho đến giờ phút cuối cùng cuộc mạt nước."Mất đất nước là mất tất cả". Mặc dầu trong suốt bảy năm "học tập cải tạo", lão chưa hề được cán bộ quản giáo khen một lần "lao động tốt học tập tốt", nhưng lão lại rất thông suốt tư tưởng "bác", để "vận dụng một cách tài tình sáng tạo vào thực tiển" cuộc sống. Lão thường phán với bạn bè, rằng "sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý Nguyễn Văn Thiệu ấy không bao giờ thay đổi,". Suy từ cái chân lý đó mà  ra, Cờ Vàng ba sọc đỏ của lão cũng đã mất luôn theo Nước lâu rồi.Còn chăng là hình ảnh những lá cờ phủ lên quan tài đồng đội lão hiện về thỉnh thoảng trong những giấc chiêm bao, và khi tỉnh giấc, lão nghĩ nhiều đến những người nằm trong quan tài hơn nhớ tới lá cờ.
Thực ra lúc mới "được chính phủ cách mạng nhân đạo" chẳng những "khoan hồng tha chết", vì tội ngoan cố chống lại đến cùng cái bánh xe lịch sử vĩ đại made in Liên Xô và Nhân Dân Trung Cuốc  khi nó lăn đến Căn Cứ Nước Trong ở Long Thành, sau khi đã vượt sông Bến Hải, xẻ dọc Trường Sơn , lăn gần hết cả Miền Nam một cách rất là ngon ơ, khiến cho ngài Đại tướng Văn Tiến Dũng đã (viết) "đại thắng mùa xuân" mà vẫn còn cay cú; cách mạng lại còn "nhân đạo" cho lão vào "đại học" để được giáo dục trở  thành"con người mới xã hội chủ nghĩa", mà nếu căn cứ vào thời gian thọ giáo thì it ra cũng đã tốt nghiệp cỡ tiến sĩ, lão đã nuôi mộng Cờ Vàng. Nhưng giấc mộng mới loé lên đã tắt ngay sau khi lão trãi qua nhiều đêm vắt tay lên trán thao thức.Cả một giải giang sơn, với một triệu binh tướng được đào tạo huấn luyện đàng hoàng hẳn hoi, với tàu bay tàu bò tàu bơi, súng to súng nhỏ súng dài súng ngắn, lựu đạn dùi cui, lại có đồng minh giàu của  giàu lòng giàu người đứng sau lưng khi nào cũng hứa"quyết bảo vệ đến cùng Thành Trì Tự Do".Vậy mà chưa đánh đã chạy. Chạy từ cấp tối cao chạy xuống. Lớn chạy trước, vừa vừa chạy sau.Có đám cắm đầu cắm cổ chạy; có đám vừa chạy vừa ngoái cổ lại lừa đám dzịt đẹt tử thủ  Chạy trước cái đám quân ngơ ngơ ngáo ngáo áo quần luộm thuộm mặt muĩ túi tăm, hình thù dị hợm, chiến thuật chẳng ra chi .Như trận đánh hợp đồng tác chiến Bộ Binh Thiết Giáp chúng nhắm vào quân phe lão ngày 27 tháng Tư 75 nơi Ngã Ba Thái Lan ngoài Vòng Đai Long Bình. Đội hình tiến quân của cách mạng y chang đàn bò lững thửng vàọ thành phố; ngờ ngờ đem nguyên một dàn T.54 mới toanh phơi bụng cho "quân Ngụy" phơ sach... Vậy  mà, quân ta đã buộc phải buộc một sớm một chiều ... tan tành mây khói. Hàng thần lơ láo và những năm tháng đòn thù.Còn gì nữa đâu mà mộng mị. Thôi thì thôi. Rán nín thở qua sông. để may ra còn xác mà trở về quê phụng dường cha mẹ già đã phải xa con từ thời chinh chiến. Mộng Cờ Vàng đã chết. Ôi Cờ Vàng, ngàn thu vĩnh biệt! Requiescat in pace!

Vậy mà hôm nay, hai mươi năm sau, trên xứ lạ đất khách, tình cờ thấy lại lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, chỉ bằng mẫu kim khí cỡ lớn hơn đốt tay, trên mũ người cựu binh Mỹ xa lạ, lão thấy hồn như tràn ngập thần khí từ đâu thổi vào. Lão quên tuột luốt cái giá buốt đông phong bắc Mỹ đang hắt vào mặt, bò lên tai. Lão trở về trong khoảnh khắc đứng trên quê nhà, dưới bầu trời nắng ấm, lòng rạo rực tuổi thanh xuân.Và một rừng Cờ Vàng ba sọc đỏ. Cờ đã quen ta từ những "ngày xưa còn bé" sáng sáng nơi sân trường vang vang "Này công dân ơi ..." ; Cờ thân thương gần gụi vờn hôn lên mặt lão trong toán Quốc Quân Kỳ những dip diễn hành lễ trên Đồi 4100 Thủ Đức. Cờ phất phới chào mừng những đoàn quân chiến thắng trở về . Cờ tung bay ngạo nghễ trên cổ thành Quảng Trị .Lão bần thần, ngất ngây. Lão cay cay khoé mắt. Lão nghe phần phật tiếng cờ vổ đều lên quan tài cố Trung úy Lê Văn Hải Thiết Đoàn 14 Kỵ Binh trên chiếc GMC từ Quy Nhơn về Saigon trong hai đêm ba ngày qua bảy trăm cây số; chặng nào cũng nơm nớp lo sợ đồng đội bị "người chết hai lần", trong tình hình còn ngột ngạt hậu Mùa Hè Đỏ Lửa. Lão nghĩ, hẵn Cờ Vàng, hồn thiêng sông núi, nhìn thấy trong chiếc cặp hồ sơ lão mang theo, có tờ điện tín của vợ người lính trong quan tài với nội dung, "Em sắp sinh con đầu lòng . Anh xin phép về với em gấp". Cờ vẩy gọi. Cờ đón chào. Cờ vinh danh. Cờ reo vui . Cờ ngậm ngùi thương tiếc.. Cờ bi xỉ nhục, phanh thây ...Lão thấy Cờ Vàng cùng khắp .
Lão bước ra khỏi quán Ron.Trời đất, khung cảnh chung quanh toàn một màu vàng. Lão thấy quần aó trên người lão biến thành màu olive, cái mũ xì po trắng Nike trên đầu lão phản chiếu trến tấm kiếng xe chạy ngược chiều thành cái mũ nồi đen . Lão rảo bước. Mãnh mẽ, hiên ngang, như đôi chân lão đang trong bốt đờ xô .
Tối nay, lão sẽ diễn tả với vợ con thế nào cho hết được nỗi niềm của lão khi gặp lại Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sau hai mươi năm.   
*

Hình ảnh hai lá cờ Mỹ Việt nằm kế nhau lão vừa bắt gặp trên mũ người cựu chiến binh Mỹ hôm qua khiến lão nôn nóng tìm gặp Bob. Apartment Bob ở là một toà chung cư cao bảy tầng, dành riêng cho người cao nìên, gần quán Ron. Bob ở tầng bốn. Lão ấn số phòng của Bob trên cái bảng ở phòng khách nơi tầng trệt, ghé sát cái micro, hồi hộp tiếng Mỹ:


 -   Hello Bob, tôi là người Việt Nam vừa gặp anh hôm qua tại quán Ron.
Lão nói chưa dứt câu thì nghe vọng ra tiếng người đàn vẻ mừng rỡ:
 -   Hello Huey, Bob đâỵ Tôi nhớ rồi. Hãy chờ một chút, tôi xuống đón anh ngay tức thì, Ok"
Lão nghĩ ngay đến cái xe lăn, nói Bob hãy ở tại chỗ, để lão lên, nhưng anh ta không chịu, cứ khư khư bảo lão chờ. Cửa thang máy vừa mở ra he hé, lão đã nhận ra ngay đó là Bob: cái mẫu cờ vàng ba sọc đỏ nổi bật lên, sặc sở hơn hôm qua, có lẽ do ánh đèn phản chiếu. Lão nghĩ là Bob cố tính đội cái mũ cho lão thấy lá cờ, chứ chẳng phải do thói quen khi vội vả đi đón khách giây lát trong thang máy. Thấy lão, Bob vừa tươi cười vừa có vẻ cảm động chào hỏi lão và nói rất vui mừng được lão đến thăm, rồi vừa nhích bánh xe lăn sang một bên vừa mời khách bước vào.Cửa đóng lại, chỉ có hai người. Thang máy trượt lên. Hồn lão chùng xuống.Trên mẫu cờ vàng nơi mũ. người bạn đồng minh đang thu mình trong chiếc xe lăn.
Phòng Bob ở cũng khá ngăn nắp. Trên bức tường lớn nhất là lá cờ Mỹ bằng vải khà lớn được chưng nghiêng nghiêng xéo trông đẹp mắt và sống động; phía dưới, một bên là hình lão từ thuở bé, cha mẹ, anh em, vợ con; bên kia là những hình ảnh thời kỳ anh ta phục vụ trong quân đội mà phần lớn ở Việt Nam. Bob chỉ cho lão từng người linh cùng đơn vị trong hình đã hy sinh. Bob đọc tên Mỹ mà lão lung bùng đồng đội lão  Nhâm, Phương, Giảng, Đài, Khôi, Hải, Hừng, Hùng, Hưởng...Lão cũng có những tấm hình như thế nhưng mẹ già lão đã phải đốt sạch khi lão đi "học tập". Bất chợt lão thấy "ghen" với Bob. Bob cho .dù đã chịu mất đi một phần thân thể, nhưng anh còn một Ngọn Cờ, một Tổ Quốc. Còn lão ...
Bob sực mời lão lại bàn và nói:
-    Xin lỗi, tôi suýt quên mất mời anh uống. Anh dùng bia nhé "
Lão đang chần chừ thì Bob đã quay nhanh bánh xe, vói mở tủ lạnh lấy ra hai lon Budwizer và dí một lon vào tay lão. Lão hơi lung túng, phần vì tâm trí đang lang bạt về miền quá khứ xa xăm, phần bởi đây là lần đầu tiên lão được một người Mỹ tiếp đãi tại nhà họ .Chủ nhà tinh ý nhận ra, nói hãy cứ tự nhiên," We were soldiers". Như vừa được trấn an, lão định bụng mở lời hỏi thăm tình trang gia đình Bob, nhưng nhớ lại bài học về tập tục riêng tư của người Mỹ nên không dám dù rất muốn. Lão theo Bob khui bia, cụng lon nhau, và cùng với Bob:
-  Chúc mừng đoàn tụ, chúng ta là cựu chiến binh!
Sau một ngụm bia dài, Bob bắt đầu nói về mình:
 -  Tôi trước thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận (First Air Cavalry Division), đến VN măm 1966, lúc 22 tuổi, chiến đấu ở chiến trường Pleiku...
"1966, tuổi 22 Pleiku", lão nghe nhột nhột dạ. Chính thời điểm, tuổi đời ấy nơi chốn ấy, lão đang được sống an toàn giữa lòng thành phố ngày hai buổi đứng trước bảng đen, chỉ biết chiến tranh qua những tiếng đại bác thỉnh thoảng vọng về trong đêm, qua sự di chuyển của những đoàn quân xa, sự xuất hiện ồ ạt của những người lính Mỹ lẫn Việt trên đường phố; cùng lắm là một vài lần dẫn đám học trò đến sân vận động chào mừng đoàn quân chiến thắng từ mặt trận Đức Cơ, Pleime trở về mang theo chiến lợi phẩm ... trong khi Bob bỏ lại vợ và đứa con đầu lòng mới chào đời bên kia nửa vòng trái đất ...
-   Tôi bị thương hai lần trước nhẹ, Bob tiếp tục, nhưng lấn thứ ba thì cụt mất một chân như anh thấy đó. Sau gần hai năm làm nhiệm vụ của một người lính, trở về nước trên đôi nạng gỗ, tôi cũng như những người bạn khác bị chính rất nhiều người Mỹ xem như nhừng kẻ tội phạm, bị ném đá, nhổ nước miếng, chửi bới; ngay vợ tôi cũng không còn nhìn tôi.Từ đó chúng tôi sống như những kẻ lạc loài. Mẹ kiếp!
Lão cắt ngang lời Bob, hỏi;
-   Vậy tại sao cho đến hôm nay anh vẫn giữ mãi cái cờ vàng ba sọc đỏ bên mình"
-   Tôi nghĩ việc tôi chiến đấu ở Việt Nam có chính nghĩa,và cũng vì tôi rất quý đất nước anh; người Việt các anh thật hiếu khách , họ tỏ ra biết ơn chúng tôi đến để bảo vệ họ,và thật là dễ mến chừng nào. Rồi anh sẽ thấy chúng tôi sẽ được phục hồi danh dự, khi bọn truyền thông phản chiến kia bị lột trần cái mặt nạ gian dối...
"Bọn truyền thông phản chiến..." quả là gian dối thật. Lão nhận ra điều đó sau này khi xem truyền hình, phim ảnh, sách báo ở đây, chỉ thấy toàn cảnh tàu bay , xe tăng bom đạn Mỹ đánh phá, chỉ có lính Mỹ , lính VNCH đốt nhà "dân", bắn giết "dân", mà không hề có cảnh Việt Cộng pháo kích vào nhà dân, trường học, bệnh viện, tung lựu đạn giữa chợ búa, rạp hát , đặt mình nổ xe đò, giật cầu phá đường, thu thuế, bắt người chặt đầu. Bọn Truyền thông Phản chiến không đả động đến chuyện bọn VC từ Miền Bắc tự dưng đem quân vào quấy phá Miền Nam đang yên ổn làm ăn; Bọn Truyền thông Phản chiến làm bộ không biết những người "dân" bị quân Đồng Minh giết thực ra là bon VC gỉa dạng; Bọn Truyền thông Phản chiến hành động chẳng khác gì đứng cùng  phe bọn trộm cướp, tố cáo chủ nhà chỉ vì lý do tự vệ phải dùng đến gậy gộc dao búa chống lại lựu đạn mã tấu AK của kẻ tấn công! Đau ở chỗ chúng lừa được hết thiên hạ, kể cả Vatican "bất khả ngộ"!
Lão lẩm bẩm, "Tự Do"" Sao lại có thứ Tự Do" quái dị thế này! Nó là thần là thánh hộ mạng cho bọn truyền thông bất lương tung hoành mà nhà cầm quyền không dám đụng đến, chỉ đứng nhìn chúng xách động dân chúng Mỹ ném đá, nhổ nước bọt, xỉ vả, kết tội sát nhân lên những đứa con yêu của mình trở về từ chiến trường mà họ được triệu đến đó chiến đấu hy sinh chỉ vì quyền lợi chung của Hoa Kỳ.
Lão thấy khó chịu vì mùi thuốc lá tự dưng nồng nặc xông lên. Lợi dụng lúc Bob mở tủ lạnh lấy tiếp bia, lão đứng lên bước lại cửa sổ đang mở toang, để hít chút không khí bên ngoài. Lão nhìn xuống. Dòng sông Snohomish uốn lượn phía dưới. lão thấy sao mà giống sông Sàigòn. Lão nghe văng vẳng bên tai tiếng ai hát,"Saigon ơi ta đã mất Người trong cuộc đờí"..
Lão quay trở lại bàn lúc Bob đang chờ đãi lon bia thứ hai. Bây giờ lão mới để ý đến tấm hình người đàn bà khỏa thân lấy từ báo Playboy dán phía chân dường. Bob nói là từ ngày vợ bỏ đến nay anh chỉ sống một mình, nhưng thỉnh thoảng cũng có bạn gái ghé lại vài hôm. Người con độc nhất của anh ở tận miền Đông vài ba năm mới ghé thăm cha. Anh em ruột thịt thì cũng xa xôi, dăm thì mười họa. Bob khuây khỏa với cây đàn "ghi ta", dàn CD Country Music, và sáng sáng ngồi trên xe lăn trước quán Ron nhâm nhi cà phê nóng, phì phà diếu thuốc Marlboro, và nhìn thiên hạ qua lại.
*

Sáng nào lão cũng chở con đi học ngang qua quán Ron nên thấy Bob hàng ngày. Bổng suốt một tuần lão không thấy Bob ngồi đó. Bob bị ngồi tù mấy hôm vì tội rút súng dọa Police! Sau thời gian đi lại, lão khám phá ra Bob hay nổi cơn giận dữ bất tử. Lão không ngạc nhiên về tình trạng tâm thần này của Bob. Nếu ở vào trường Bob, lão nghĩ, chắc lão còn nổi lắm cơn  hơn.
Ờ thì ra lão còn khá hơn Bob, lão tự nhủ. Bob tuy còn Nước còn Cờ, nhưng chính anh ta mới là kẻ mất mát nhiều hơn...Còn lão, dẫu đã mất Cờ mất Nước, nhưng lão còn cả triệu triệu tấm lòng dân Nam. Nhớ lại những tháng năm tù đày, những lần trên đường đi lao động khổ sai, lão còn được đồng bào lão, bất chấp lưỡi lê nòng súng bọn cai tù gian ác, chạy theo dí vào tay vào túi áo lão cục đường điếu thuốc. Ngày lão trên đằng đẵng đường về từ trại tập trung, mỗi lần được người dân Nam nhận diện ra là "Ngụy quân", lão được nhìn như người hùng...
Nói như thế, lão suy nghĩ lại, để tự an ủi đấy thôị. Chứ ở đây, mỗi dịp Lễ Memorial Day, Veteran Day, hay July Fourth, Bob đâu có thấu được nỗi lòng lão:
 Chung một cuộc binh đao
Sát vai nhau chiến hào
Người Non Sông lễ hội
Kẻ Tổ Quốc nơi nao
Người tìm trên Tường Đá
Bóng ai đổ trời xa
Tôi tìm đâu phần mộ
Chiến hữu trên Quê Nhà
Memo(rial) Day một ngày
Tang trọn đời biệt xứ
Chương Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến