Hôm nay,  

Tuyết Rơi

26/12/200800:00:00(Xem: 985604)

Tuyết Rơi

Tác giả: Phan
Bài số 2491-16208568-vb6261208

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết của ông dành cho mùa giáng sinh.

***
Cứ mỗi lần thấy tuyết rơi, ông Phong lại nhớ đến cánh đồng tuyết ở Bắc Âu.
"Cánh đồng bạt ngàn biến thành biển tuyết khi đông sang. Ở đó, có ngôi làng cách xa thị trấn vừa bằng cánh đồng, những người sống trong làng đếu biết nhau. Ngôi nhà người tiều phu đốn củi ở ven rừng gồm vợ chồng và hai con nhỏ, họ sống trong túp lều đơn sơ nhưng ấm êm hạnh phúc. Khi những chiếc lá vàng theo gió báo thu sang thì người tiều phu đi sớm-về muộn hơn bình thường để có nhiều củi hơn cho vợ ông tích trữ đủ dùng mùa đông, phần dư ra đem bán cho hàng xóm, lấy tiền mua lương thực cho gia đình dùng suốt mùa đông giá vì sang xuân mới đi rừng lại được.
   Mùa thu năm ấy ngắn để những bông tuyết vội bay về xoá dấu ngày đi. Người tiều phu không về nhà nữa từ cái trợt chân nơi hẻm núi. Ông để lại thế gian người vợ thẫn thờ và hai con thơ dại. Phong tục ở đây là nhà nào có đám tang thì không nổi lửa, những người hàng xóm sẽ đến viếng thăm, chia buồn cùng tang quyến, và không bao giờ quên mang theo thức ăn họ nấu cho tang gia, coi như sự chia sẻ của láng giềng với gia đình không may. Từng nhà hàng xóm giàu hay nghèo, rộng lòng hay keo kiệt, thương thích người quá cố và tang gia hay không"... Mâm thức ăn họ đưa đến sẽ nói lên tất cả.
    Tuyết đã rơi dày trước ngõ, gia đình người tiều phu vắn số thoáng hiện ở ven rừng theo ánh nắng mùa đông yếu ớt. Người quả phụ cô đơn nhìn hai con và lương thực tích trữ trong nhà không thể nào đủ sống qua mùa đông. Bà cất đi nỗi đau buồn, thương tiếc người chồng quá cố, người cha thương kính của hai con. Bà đi xin giúp việc cho hàng xóm. Ai cũng thương cảm cho hoàn cảnh của bà nên họ thuê bà kéo nước giếng, người khá giả hơn thì thuê bà giặt màn cửa để chuẩn bị đón Giáng Sinh đang về, người thuê bà bửa củi để đốt lò sưởi vì mùa đông đến sớm... Người quả phụ u sầu cùng vất vả tới kiệt sức. Khi tiếng chuông nhà thờ lảnh lót Mừng Giáng Sinh, đã chấm hết công việc bà có thể làm để nuôi con. Trở về túp lều giá băng với quần áo ba mẹ con không đủ ấm, củi đốt lò sưởi không còn vì đã bán hết để mua lương thực - lương thực cũng không còn. Một Giáng sinh không đủ no và đủ ấm trong túp lều người tiều phu vắn số đã bỏ lại vợ con trên thế giới vô tình. Người vợ nghĩ ra sinh kế mới! Sáng hôm sau, bà vác túi vải đi khắp xóm làng, hỏi ai muốn mua gì ngoài thị trấn thì bà sẽ đi mua cho họ để lấy chút tiền công mà mua lương thực cho con. Những người láng giềng sẵn sàng trả công đi chợ cho bà vì không ai nghĩ tới chuyện băng qua cánh đồng tuyết mùa này chỉ để mua ít đường, bơ, sữa...
   Bà lội qua cánh đồng tuyết trong nỗi buồn số phận. Cũng may ngoài thị trấn có ngôi nhà trắng là ngôi nhà của một thương gia giàu có nhất trong vùng, chỉ cần đến đó là mua được tất cả những gì hàng xóm nhờ mua. Phần tiền công ít ỏi của láng giềng cho, bà mua lương thực cho con. Nhưng sức lực người đàn bà thường đói, khổ, thêm âu sầu về người chồng mới qua đời nên chẳng được bao lâu thì bà đổ bệnh. Những cơn sốt do cảm lạnh làm khổ thân nhưng bà được sống hạnh phúc bên chồng dù chỉ là những cơn mơ sảng của người cảm lạnh. Khi tỉnh dậy vẫn không có gì để nấu cho con ăn, bà lại chìm vào những cơn sốt, những giấc mơ bên chồng và hai con trong ấm no hạnh phúc... Lần tỉnh lại sau cùng, đứa con trai đã vắng nhà. Em gái nhỏ nhoi của nó cứ lảm nhảm trong cơn đói. Con bé nói sảng khi ngất đi vì đói bên mâm cơm nhà trắng trong mê man vì hôm cha nó mất, ông chủ nhà trắng có cho gia nhân bưng vô mâm cơm thịnh soạn nhất trong căn lều này từ khi nó được sinh ra. Lần đầu trong đời, con bé biết đến thức ăn ngon.


   Thằng bé đi lại những dấu chân của mẹ vì chẳng ai băng qua cánh đồng tuyết mùa này. Nó đem về cho xóm làng những thứ họ cần để có thể đem về nhà được ít lương thực cho mẹ và em. Nhưng cũng chỉ vài hôm thì sức cùng lực kiệt, thằng bé lên cơn sốt vì cảm lạnh. Nó nằm chờ chết. Người mẹ tuyệt vọng trong bệnh hoạn, cố tìm kiếm mẩu khoai hay bất cứ thứ gì còn xót lại trong lều để nấu cho đứa con gái lả đi vì đói, nhưng không tìm được gì có thể ăn. Con bé mê sảng vì đói đã ăn ngon lành bữa cơm nhà trắng trong mơ để chợt tỉnh! Nó thỏ thẻ vô tai mẹ: Mẹ ơi! Chừng nào anh con chết""

*
Cứ mỗi lần thấy tuyết rơi, ông Phong lại nhớ đến người cha đã trợt chân trong một cuộc chiến tranh nhưng lại mất mạng trong trại tù cải tạo. Nhớ người mẹ vượt suối băng rừng dầu dãi nắng mưa đi chợ mướn cho khu kinh tế mới để có chút tiền công mua lương thực cho con. Người mẹ làm thuê bất cứ việc gì người khác mướn, bán hết tất cả - trừ nhân phẩm. Người mẹ cầy thuê cuốc mướn bằng hai bàn tay ngọc đã gục chết vì ngộ độc khoai mì sau bữa ăn cuối cùng với hai con thơ dại. Nấm mồ người mẹ không quan tài, không nhang khói, hoang vu nơi bìa rừng đã thấm hết nước mắt hai con lần từ giã cuối cùng. - Những củ khoai mì do đứa con trai đã đi chợ thuê thay mẹ để có miếng ăn cho gia đình khi sức bà cạn kiệt, tinh thần khủng hoảng tới tận cùng vì tin chồng đã chết chốn rừng sâu. Trong căn chòi tranh gió rét cuối năm lòn qua vách trống. Đứa em gái thơ ngây không còn mẹ để hỏi: "Chừng nào anh con chết"" Nó đã đi hoang và chết trong trại phục hồi nhân phẩm vì những cơn nghiện xì ke vật vã tới tử vong. Ông Phong ân hận suốt đời vì không tròn trách nhiệm với em gái khi cha mẹ đã qua đời. Cuộc ra đi bất ngờ đã cứu được đời ông nhưng giàu sang phú qúy hôm nay đổi bằng cái chết của cô em bơ vơ giữa dòng đời nghiệt ngã chốn quê nhà. Nước mắt ông tự chảy mỗi lần nhìn tuyết rơi. Lòng ân hận trắng trời như tuyết phủ, tuyết rồi tan khi mặt trời lên, mặt đất hồi sinh. Chúa nhân từ không để cho ai chết hết cả gia đình, nhưng người còn hít thở mà cõi lòng đã chết theo thân nhân là thành quả cách mạng ở quê ông. Ông không hiểu lòng đất sao lại sản sinh ra một chủ nghĩa làm ô uế địa cầu.
Cứ mỗi lần nhìn tuyết rơi, ông Phong lại nhớ cánh đồng tuyết bên bắc Âu, không biết đứa bé trai có qua được kiếp nạn; đứa bé gái có đi vô con đường cùng; người mẹ có bỏ lại hai con bơ vơ, lạc lõng trên cõi đời ô trọc"... Điều ông biết duy nhất là lòng người trên dương thế đã khép lại! Nhớ câu chuyện không tên mà ông đã đọc từ tờ giấy gói xôi trên con đường đến trường buổi sáng. Thời quá độ ở quê ông, học trò thức dậy thì đánh răng bằng muối rồi đi học với cái bao tử trống trơn. Trên con đường đất đỏ thân quen rộn rã mùa thu về với những chiếc lá vàng bay xào xạc nhưng lòng ông rộn rã hân hoan vì tờ tiền từ trên chiếc xe đò chạy ngang qua đã bay xuống mặt đường. Ông nhặt được tiền vừa bằng gói bắp trắng có dừa bào, muối đậu phộng thơm lừng tuổi nhỏ. Ăn hết bắp trên miếng lá chuối và cái muỗng bằng khúc lá dứa cắt ra. Miếng lá chuối được ông trả nó về cát bụi, miếng giấy có chữ xé ra từ cuốn sách, cuốn truyện nào đó mà người bán bắp nấu lót dưới miếng lá cho đỡ nóng tay đã in sâu đậm vào hồn ông câu hỏi: "Chừng nào anh con chết"" Nên mỗi lần nhìn tuyết rơi, ông Phong lại tự hỏi: "Sao mình không chết" Những người gieo rắc khổ đau, chia lìa cho lương dân sao không chết"" Hành tinh bao giờ mới hết những cuộc đời thừa; những tư tưởng, chủ nghĩa chỉ làm băng hoại tình người. Nhưng tuyết thì cứ rơi cho lương tri hèn mọn khắc khoải hơn. Tuyết chỉ đủ sức làm thức tỉnh những linh hồn còn có niềm tin để đi làm từ thiện. Tuyết không vùi lấp được bạo quyền và u mê của chủ nghĩa vô thần. Tuyết rơi ngập hồn ông Phong cho tới tiếng chuông nhà thờ Mừng Giáng Sinh lảnh lót... một năm nữa qua đi.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến