Hôm nay,  

Một Lần Đi Xa

15/12/200800:00:00(Xem: 233796)

Một Lần Đi Xa

Tác giả: Hy Vũ
Bài số 2483-16208560-vb2151208                                     

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên  của Hy Vũ là một truyện tình thời học trò nối dài thành hôn nhân bảo lãnh từ Việt Nam qua Mỹ, qua thêm nhiều thất vọng trong cảnh làm dâu nhà chồng khó khăn. Mong Hy Vũ sẽ tiếp tục viết thêm.

***
Tân và Thảo quen nhau từ thời trung học. Tình bạn tuổi đôi mươi thỉnh thoảng hai người thường hẹn hò nhau đi ăn kem, uống nước hoặc đi rong qua từng đường phố, vào hiệu sách, chứ chưa dám bước chân vào rạp ciné. Đôi khi giữa hai người bạn thường có những món quà nho nhỏ tặng nhau vào dịp sinh nhật, tết nguyên đán, giáng sinh... như cuốn sách, cây bút máy, tập lưu bút...để lưu niệm. Dù thân mật nhưng vẫn cứ giữ kẻ chưa ai dám ngỏ tình yêu, chỉ xem trọng tình bạn. Thường hai người thích nói chuyện văn chương chữ nghĩa, đôi khi viết lưu bút, sáng tác một bài thơ, viết những truyện ngắn thật ngắn trao cho nhau xem thật tâm đắc, cười hỉ hả tạo với nhau nguồn vui tinh thần trong quảng đời cắp sách đến trường.
Rồi Tân theo gia đình ra đi định cư nước ngoài. Đôi bạn chẳng hứa hẹn gì, chỉ nói lời chúc bình an, chúc may mắn. Bẵng đi nhiều năm, đôi bạn không liên lạc thư từ, Thảo như lãng quên người bạn xưa, miệt mài trong đời sống trước mặt. Thảo đi dạy học cấp 2, chắt chiu tiền bạc nuôi mẹ già, cha mất sớm. Cuộc sống khép kín, an phận trong ngôi nhà nhỏ ở con hẻm của thành phố Saigon.
Từng năm tháng đời Thảo đi qua trong êm đềm nhỏ nhoi, chưa có một ước mơ cỏn con nào, cũng chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình vì còn phải chăm lo mẹ. Những lúc im ắng Thảo lại hay suy nghĩ đến một phương trời xa nào đó, mong cuộc sống tốt đẹp hơn như đa số người đang có cùng mơ ước. Suy nghĩ để chỉ suy nghĩ Thảo cảm thấy khó có thể thành sự thật vì đâu có cơ may nào để Thảo thực hiện ước mơ của mình. Dịch lấy chồng Đài loan, Đại hàn... rầm rộ khắp nước đã làm cho Thảo có những suy nghĩ nhiều từng đêm. Có chồng ngoại quốc đem lại giàu sang cho gia đình mà thực ra chỉ là những nạn nhân khốn đốn tồi tệ mất hết nhân phẩm. Nhân cách nhà giáo tuy đồng lương chỉ đủ cơm rau từng bữa, Thảo không thể nào đi vào con đường nghiệt ngã ấy.
Sáng hôm nay bất ngờ Tân đến thăm Thảo. Nàng sững sờ nhìn người bạn thân ngày nào đang từ Mỹ trở về. Hơi e thẹn, Thảo ấp úng:
- Ồ! anh Tân...anh mới về...về lúc nào vậy" 
- Anh về hôm qua, liền đến thăm em. Thảo à, mình ở xa về có chút quà nhỏ.
Tân vừa nói vừa đặt thùng quà lên bàn, kèm theo chiếc hộp nhỏ:
- Anh có cái đồng hồ này tặng em, Thảo nhận cho anh nhé.
Thảo mỉm cười:
- Cám ơn anh. Anh tặng thì Thảo nhận và không bao giờ từ chối. Nếu từ chối nhất định là phủ nhận lòng tốt của anh và có thể anh ...ghét Thảo.
- Anh không ghét mà...còn thương, rồi còn nhớ nữa chứ...Thảo ạ!Nhất là nhớ những cuộc vui chúng mình ngày trước.
- Cám ơn anh đã nghĩ đến. Trông anh lúc này trắng trẻo, mập hơn, hồng hào chững chạc hơn, ở Mỹ có khác.
Được khen, Tân tươi cười, nhìn Thảo không chớp mắt. Thảo hỏi:
- Nghe nói anh đã lập gia đình rồi, sao không dẫn chị đến để Thảo biết mặt và làm quen.
- Ai bảo em thế. Anh vẫn ở vậy. Bận học thêm, còn phải đi làm. Lúc này, Thảo ra sao rồi" 
- Thảo ấy à! Chẳng khác gì ngày xưa. Nói thiệt nghèo như Thảo chẳng có ma nào dám bước tới. Lương cô giáo chỉ đủ cơm áo hai bữa. Ai dại mang Thảo về để thêm gánh nặng. Với lại còn lo mẹ già không bỏ đi lấy chồng được.
Tân ra vẻ bí mật:
- Đừng bi quan!    Đang có người nghĩ đến em, không chừng em còn có thể bị bắt cóc đó... anh biết rõ ràng như thế.
Thảo lườm Tân:
- Úi chà!    ghê vậy sao"   Ai mà dám bắt cóc Thảo!   Ở Mỹ mới về anh rành ghê.
Tân không trả lời, lại hỏi:
- Dì sáu đi đâu vắng" Dì vẫn khoẻ chứ em" 
- Mẹ em vừa ra chợ. Bà vẫn khoẻ. Hai bác và gia đình bên ấy vẫn bình an chứ"   Khi nào về lại cho Thảo gởi lời kính thăm hai bác.
Thảo rót trà mời Tân:
- Anh về chơi hay có gì, chừng nào qua lại" 
Tân nhìn chăm chăm vào đôi mắt đen long lanh của người bạn:
- Không phải về chơi, mà về có việc...đại sự.
Thảo trố mắt tò mò:
- Chuyện gì quan trọng có thể anh cho Thảo biết được không" 
Tân hớn hở nói:
- Không những cho em biết mà còn chờ ý kiến quyết định của em... Em đoán thử chuyện gì.
Thảo ỡm ờ:
- Chịu thôi, Thảo không thể đoán nổi anh Tân ạ.
Tân đến cạnh Thảo nói nhỏ vừa đủ nghe:
- Anh về... xin phép dì Sáu và hỏi ý kiến em... để anh xin cưới em đưa em về Mỹ. Em bằng lòng với anh chứ" 
Nghe Tân nói, Thảo cảm thấy bồn chồn nôn nao. Nỗi ước mơ về một phương trời xa nào đó những lúc Thảo nghĩ đến giờ quay cuồng rạo rực. Tình bạn ngày nào gắn bó trong đó mỗi người như đã nhen nhúm một chút hương vị tình yêu, nhưng chưa bộc phát. Thảo cúi mặt như che dấu nét e thẹn lẫn niềm vui rộn rã trong lòng. Hồi lâu Thảo ngước nhìn người bạn trai trong ánh mắt dịu dàng:
- Anh không nói đùa đó chứ"   Anh chớ có chọc quê một cô giáo nghèo như em, tội chết anh ạ!  
- Có bao giờ anh nói đùa, em biết chứ!    Em bằng lòng lời đề nghị của anh nhé. Chúng ta thưa với dì Sáu xin tổ chức đám cưới, làm giấy kết hôn để anh lập hồ sơ bảo lãnh em qua Mỹ.
*
Hơn năm sau Thảo mới được xuất ngoại. Trong lúc chờ ra đi, đôi khi Thảo nghe đồn Tân thường có bạn gái. Cha mẹ Tân thì đang dòm ngó một vài nơi nhờ người mai mối. Thế mà không biết tại sao Tân từ Mỹ về xin cưới Thảo. Không lẽ bên đó anh ấy lại không tìm được người đàn bà tâm đầu ý hiệp. Thảo chẳng có gì hơn ai. Nhà nghèo cuộc sống chật vật. Thảo chẳng sắc nước hương trời. Học hành chỉ đủ cho Thảo làm cô giáo. Một cô giáo thích viết truyện ngắn, viết nhiều để đó lâu lâu lấy ra đọc cảm thấy vui vui. Còn Tân, anh ấy có học, qua Mỹ học thêm lấy bằng kỹ sư. Tân đẹp trai, có tài, vậy mà về đòi cưới một cô giáo nghèo.
Mẹ thì nói con có phước mới được đi Mỹ. Những kẻ giàu tiền muốn đi chẳng được. Ai cũng thích đi Mỹ, đi bất cứ nước nào để đổi đời, ở đây mà chết đói. Mẹ mừng cho con. Khi qua đó, con ráng ăn ở với cha mẹ chồng có nghĩa có tình và yêu thương chồng con. Cha mẹ hoặc chồng bảo làm gì, con vui vẻ mà làm, không cau có. Con nhớ làm dâu thì công việc nhà phải đảm đang trong ngoài, kẻo họ chê cười là con gái của mẹ không được dạy dỗ uốn nắn.
Lời mẹ thường căn dặn, Thảo nhớ trong đầu nhưng không biết mình có theo được không"   Lúc chưa cơ hội, thì mơ ước ngày đêm, khi được rồi thì ngẩn ngơ trăm chiều. Ra đi để mẹ ở lại ai chăm sóc đây. Ngôi trường, bục giảng, đám học trò dễ thương là những hình ảnh, những kỷ niệm khó lòng quên được. Bỏ làng nước xa quê hương chắc sẽ buồn nhớ thắm thía. Còn phải làm gì để sống. Nghề giáo của mình đâu đắc dụng nơi xứ nguời. Thảo chẳng muốn dựa vào người khác. Phải lo làm có tiền dư ra gởi về giúp mẹ. Thỉnh thoảng về thăm mẹ. Lo bảo lãnh mẹ sang với mình. Mẹ vẫn hợp ý như vậy. Trong thâm tâm mẹ chỉ mong con gái của mẹ ra đi để mở mày mở mặt với thiên hạ. Mẹ chỉ mong con gái của mẹ có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ là mẹ mừng rồi. Mẹ không ước muốn gì hơn. Mẹ nói đó chính là hạnh phúc của mẹ. Mẹ lo từng thứ lặt vặt, chai dầu gió, ống thuốc chống nôn mữa, bàn chải, kem đánh răng, lọ kem chống nắng... Những suy nghĩ của Thảo là hành trang trên bước đường ra đi tạo một nghị lực, một niềm tin cho cuộc sống tương lai đang mời gọi vẫy chào Thảo phía trước. Ngày đi, hành lý chẳng có gì Thảo chỉ mang theo ít quần áo, và bài vở đã viết. Đó là niềm vui riêng tư, qua bên ấy có cơ hội sẽ tiếp tục.
Ngày lên máy bay lúc tạm biệt mẹ, Thảo khóc suốt không muốn rời xa mẹ. Tân vỗ về Thảo, đưa vợ vào phòng cách ly:
- Em phải bình tĩnh để mẹ vui. Đến nơi, em gọi điện thoại về cho mẹ liền. Em khóc mẹ càng buồn thêm.
Lúc ngồi trong máy bay, Thảo vẫn còn thút thít. Mới chỉ bao nhiêu phút đi qua thôi Thảo đã nhớ mẹ vô cùng. Ngôi nhà nhỏ thân thương, cảnh vật quen thuộc, cuộc sống hằng ngày đã in đậm nét trong lòng giờ đã mất mát xa cách nghìn trùng. Thảo chặm nước mắt nói tức tưởi:
- Em biết như thế này em không bao giờ theo anh. Sống bên mẹ thích hơn.
Thảo ngồi co ro dựa lưng vào ghế máy bay, mắt lim dim mơ màng. Nàng giữ im lặng để lòng dịu lại. Thảo cảm thấy ghét Tân hơn lúc nào hết. Khi không ở Mỹ về gạ gẫm làm đám cưới rồi bắt cóc người ta, bỏ mẹ, nhà cửa, quê hương. Cuộc đời sắp tới sẽ đi về đâu" Không biết cha mẹ chồng họ có quí mình không"   Thảo biết mặt cha mẹ Tân, nhưng không có dịp đến gần. Suy nghĩ đến chuyện làm dâu nhà chồng Thảo rùng mình lo sợ. Đọc sách báo và nghe thấy ngoài xã hội, mẹ chồng nàng dâu ít có sự thông cảm. Giữa hai thế hệ vẫn có chanh chua, đay nghiến. Giờ Thảo đang trên đường về nhà chồng, phải sống với cha mẹ chồng, phải gánh vác giang san nhà chồng, chẳng biết rồi sao!    


*
Về sống trong gia đình Tân hơn hai năm Thảo trải qua cuộc sống vất vả khốn đốn vô cùng. Đối với cha mẹ chồng, Thảo cư xử hết sức khôn khéo trọn nghĩa trọn tình theo lời mẹ dặn trong lúc ra đi. Cha mẹ chồng cũng chẳng cưng chẳng yêu gì Thảo và cũng chẳng ghét dơ gì nàng dâu. Có lẽ ông bà được Thảo hầu hạ sớm tối nên họ có thể coi Thảo như người ăn kẻ ở trong nhà. Đứa con dâu không được cha mẹ chồng đứng ra cưới hỏi mà do con trai mang từ Việt Nam sang để hầu hạ công việc nên họ xem thường. Lỗi ở Tân trước đó tổ chức đám cưới không mời được cha mẹ về chứng kiến, để bây giờ cuộc sống không được thân mật.
Cha chồng là một công nhân của một hãng xưởng nào đó, sáng đi làm chiều về. Thỉnh thoảng ông thích ăn nhậu với vài bạn bè tại nhà cho mãi đến khuya mới mãn cuộc. Mỗi lần ăn nhậu là say xỉn vật vờ vật vưỡng, ói mửa tùm lum, Thảo phải cực nhọc dọn dẹp chùi rửa. Mẹ chồng không đi làm, ở nhà ăn tiền già và chuyên giữ trẻ. Mỗi ngày từ mười đến mười hai đứa, tuổi từ bốn năm tháng đến mười, mười hai, tập họp tại nhà từ sáng đến tối. Đứa nhỏ khóc lóc inh ỏi, ỉa đái vung vãi lung tung. Đứa lớn chạy nhảy, đánh lộn la khóc ầm ĩ, Thảo hết sức cực nhọc dọn dẹp lau chùi chăn dắt chúng. Lúc trước chưa có Thảo, mẹ chồng lo toan việc nhà, việc giữ trẻ. Bây giờ hình như bà khoán trắng cho Thảo. Bà nằm dài trên sofa trong phòng khách để xem phim chưỡng ngày này qua ngày khác. Cơ cực lắm mẹ chồng mới tiếp tay chốc lát rồi đâu lại vào đó. Tiền giữ trẻ thu được và tiền già hằng tháng mẹ chồng đi mall, đi shop mua áo này quần nọ, mua nữ trang vòng vàng, hột xoàn để chưng diện khi đi đám cưới, tham dự tiệc, đi lễ chùa, đại nhạc hội...và đến những nơi cần được chăm sóc để được người ta trọng nễ.
Khi mới Việt Nam qua Thảo bảo Tân kiếm việc làm cho mình và học lái xe. Tân bảo không cần thiết phải đi làm chi cho cực nhọc, chỉ cần học lái xe thôi. Khi đậu được bằng lái, Tân mua một chiếc xe cũ cho Thảo chỉ để sử dụng đi chợ và đưa rước em gái mười ba tuổi của Tân đi học, thay vì đi xe bus nhà trường phải chờ đợi có thể nhiễm nắng dầm mưa.
Không cho Thảo đi làm, Tân khuyến khích Thảo lãnh hàng về nhà may gia công vì Thảo cũng đã biết nghề may tại Việt Nam, biết để sử dụng trong nhà khi cần đến. Tân đưa Thảo đến tiệm may giới thiệu lãnh hàng. Mỗi tuần Thảo nhận hàng may chất đầy xe của mình chở về nhà may đêm may ngày. May xong chở trả cho chủ. May thật nhiều nhưng công quá rẻ không được bao nhiêu. Khi làm ra tiền, mẹ chồng giao Thảo phải chi tiền chợ hằng tuần, tiêu xài lặt vặt trong nhà nên không mấy dư.


Đồng lương kỹ sư hằng tháng của Tân đủ trả tiền nhà, các loại bill điện, nước, điện thoại...tiền xài riêng ngoài đường, có dư chút ít gởi vào chương mục tiết kiệm. Vì vậy Thảo chưa bao giờ hay biết hoặc cầm nắm được đồng tiền lương của chồng trong tay. Tiền cha chồng làm ra phải giao trọn cho mẹ chồng để bỏ vào bank không mất một cắc, cần gì thì viết check. Lúc nào cha chồng cần tiền phải khai rõ món chi tiêu để năn nỉ ngửa tay xin vợ. Thấy thật buồn và cũng thật khôi hài.
Hằng ngày Thảo phải dậy thật sớm trước những người trong nhà, dọn dẹp, nấu thức ăn, làm cà phê cho Tân và cha chồng thức dậy điểm tâm để đi làm. Mẹ chồng thức dậy trễ hơn, bà ăn sáng, đi dòm trong ngó ngoài công việc nhà và nhắc chừng Thảo chuyện này chuyện nọ để con dâu nhớ mà làm. Sau đó bà tiếp tục luyện phim chưỡng, hoặc làm những việc riêng tư của bà. Trong lúc Thảo phải chở em chồng đến trường học. Về lại nhà Thảo đón nhận những đứa trẻ do gia đình đem đến gởi. Đứa phải cho bú sữa, đứa phải cho ăn bột, Thảo mệt nhoài. Vừa trông chừng lũ trẻ, vừa ngồi vào máy may với khối vải chưa may trước mặt. Trưa, Thảo rời công việc may, lại cũng vừa trông chừng lũ trẻ vừa lo cơm nước, đi chở em chồng về, rồi lại may. Chiều lại lo cơm nước dọn ra cho cả nhà, dọn dẹp, rửa ráy, tiếp tục may cho đến nửa đêm mới đi ngủ. Từng đêm, Thảo chỉ yên giấc trên giường độ bốn hoặc năm giờ. Người Thảo rạc đi vì mất ngủ cho công việc hằng ngày từ sáng sớm cho đến khuya chạy đều như một cái máy.
Nhiều lúc Thảo cảm thấy tủi phận, cuộc sống dở khóc dở cười cho số phận sao quá cơ cực. Lúc còn ở quê nhà nghe thiên hạ nói ở Mỹ là thiên đàng trần thế, sướng lắm. Vậy là ai cũng cứ tuởng qua Mỹ là sướng. Bây gìờ Thảo mới ngã ngửa giấc mộng của mình không như lòng mong muốn. Người ta bảo rằng đàn bà ở Mỹ được coi trọng và có giá lắm, nhưng là ai kìa, chứ Thảo cảm thấy hụt hẫng từng mỗi ngày đi qua. Hai mươi bốn giờ Thảo như một tôi đòi trong ngôi nhà của Tân. Có lẽ những người trong gia đình này không ai suy nghĩ Thảo là một tôi đòi của họ, và họ cho rằng cái trách nhiệm nàng dâu là phải gánh vác giang sơn nhà chồng nghe có vẻ quan trọng và tốt đẹp, mà thực chất là đắng cay cực nhọc không tưởng. Thảo vẫn biết vậy nhưng chưa thể làm gì được, có phải mình nhu nhược không, hay là đang nghiêm chỉnh làm tròn những lời dặn dò của mẹ trước khi ra đi" 
Nếu ở lại với mẹ trong cuộc sống đạm bạc chắc không đến nỗi gì, điều mà Thảo đã trải qua. Bây giờ mẹ đâu có hiểu gì về con gái của mẹ. Mẹ cứ ngỡ rằng con gái của mẹ được sung sướng trên đất nước giàu có phồn vinh. Thảo chưa dám kể cho mẹ nghe những lần nói chuyện điện thoại. Thảo nói con vẫn mạnh khoẻ hạnh phúc trong gia đình chồng, mẹ yên tâm. Mẹ chưa một lần đòi hỏi Thảo tiền bạc trong hơn hai năm qua, trái lại Thảo chẳng có dư ra để gởi về giúp mẹ. Cứ nghĩ Thảo buồn tủi đứt ruột trong bổn phận của mình.
Cùng cực quá, Thảo than thở với chồng:
- Anh đưa em qua đây để cầm tù em trong nhà này, đầu tắt mặt tối, quần quật suốt ngày, chẳng được đi đâu, anh có thấy không"   Em chẳng chịu thấu nữa.
Tân chỉ đáp hờ hững:
- Cả nhà ai cũng cực, mọi người qua đây đều cực, đâu phải mình em mà em than.
Nghe chồng nói, Thảo ứa nước mắt:
- Anh cho em về lại Việt Nam với mẹ. Anh đâu có yêu quí vợ của anh.
Tâm lượm giọng:
- Đã đi rồi mà về không sợ thiên hạ cười chê chịu sao cho nổi mà em đòi về.
Thảo nằng nặc:
- Thà anh cho em đi kiếm việc làm. Em không muốn làm tôi trong ngôi nhà này nữa. Nếu không em bỏ đi cho anh xem. Anh coi em như đứa ở anh bỏ tiền ra mua đem về, phải vậy không" 
Tân lại vỗ về:
- Em ráng lên, anh sẽ lo mà.
Thảo dịu giọng:
- Anh lo điều gì, nói em nghe. Anh không thể kiếm nhà để vợ chồng ở riêng không được sao" 
Nói chuyện ra riêng Tân ngậm tăm, bỏ đi không nói lời nào. Tình nghĩa vợ chồng không còn mặn nồng như trước. Tân cứ đòi có đứa con cho ông bà nội vui cửa vui nhà, Thảo cự tuyệt. Hằng đêm may vá mệt nhừ đến nửa đêm về sáng, Thảo nhất quyết không để chồng theo ý muốn. Cuộc sống như tù, quần quật suốt ngày thở không ra hơi, thêm đứa con nữa chết sớm.
Đi làm Tân thường về trễ có khi nửa đêm, lấy cớ họp hành, làm thêm giờ hoặc gặp bạn bè vui chơi. Thảo không tin nhưng chẳng biết làm sao hơn. Từ lúc còn ở Việt Nam và bây giờ Thảo thường nghe Tân có bạn gái. Thảo không nói năng hạch hỏi, vì chưa thấy chứng cớ cụ thể và cũng chẳng còn cảm thấy hứng thú để ghen tương.. Rồi công việc hằng ngày bù đầu, Thảo không còn thì giờ để ý. Thảo là nạn nhân đáng thương trong ngôi nhà này. Tại sao hồi trước Tân không ưng mấy cô bên này có sướng không"   Cũng là vì mình ham muốm đi Mỹ mới nghe Tân đề nghị là lăn xả vào liền.
Than thở tức giận, đâu lại vào đó. Đôi lần Thảo muốn trốn đi ra ngoài, nhưng bản tính nhịn nhục kiềm hãm Thảo dặm chân tại chỗ. Chuyện xảy ra khi Thảo đem quần áo dơ cho vào máy giặt. Đột nhiên một mảnh giấy nhỏ xếp làm tư trong túi áo của Tân rớt ra ngoài. Thảo hơi tò mò, nhặt lên mở ra đọc:
Anh Tân yêu quí của em,
Hẹn anh tối nay tại nhà hàng Lam Garden lúc 8 giờ. Chúng mình ăn xong, sau đó mình đi chơi và cùng làm chuyện đó nhen cưng. 
Hôn anh
Vũ Thị Vàng Mơ
Thảo biến sắc, tay chân bủn rủn. Thảo muốn hét lên, đồ khốn nạn!   đồ lường gạt!    Còn gì mà tin tưởng để chần chờ!    Phải đi ra khỏi nơi này sớm. Tuy nhiên sau đó Thảo vẫn tiếp tục công việc, giữ thái độ bình tĩnh chờ Tân. Chiều tới, Tân về. Sau khi cơm nước, Thảo lấy cớ mệt không tiếp tục may. Thảo gọi chồng vào phòng ngủ để gạn hỏi cái mảnh giấy yêu ma đó. Khi Tân bước vào, Thảo chỉ ghế:
- Anh ngồi xuống đây, tôi muốn nói chuyện với anh.
Nghe vợ nói, Tân ngơ ngác. Thảo nói gằn từng tiếng:
- Hôm nay sao anh về sớm thế"   Không đi ăn nhà hàng, không đi làm cái chuyện gì đó hay sao" 
Tân càng ngơ ngác, sắc mặt biến đổi:
- Hả!    Em nói cái gì nghe sao lạ quá!    Anh đi làm về nhà ăn cơm. Khi nào ăn nhà hàng phải có em cùng đi. Anh đâu muốn đi một mình.
Thảo bĩu môi khinh bỉ gằn giọng:
- Cám ơn anh đã nghĩ đến tôi. Sống trong gia đình anh hơn hai năm rồi chưa khi nào anh đưa tôi đi nhà hàng ăn uống. Anh biết chưa"   Vì tôi không phải là...Vũ Thị Vàng Mơ nên tôi không được hân hạnh đó.
Tân chống chế:
- Em nói cái gì vậy"   Em đừng bày vẻ kiếm chuyện. Vũ Thị Vàng Mơ là ai mà em nói"   Anh không biết, không quen. Anh xin thề.
- Tôi thấy anh đóng kịch khéo lắm. Đáng khen cho anh. Từ lúc tôi còn ở Việt Nam cho đến hôm nay, nghe nói anh có nhiều đào lắm mà. Này nhé, Vàng Mơ, Vàng Ửng, Vàng Chín, Vàng Hườm, Vàng Lồm, Vàng Ươm...sao mà nhiều Vàng thế!    Anh đểu giả, sự thật có chứng cớ mà anh chối leo lẽo.
Tân càng chối bừa:
- Anh không có, không biết. Em bịa chuyện rồi nhiếc anh. Anh nào có biết Vàng Mơ, Vàng Ửng là ai.
Nỗi tức giận tràn ngập, Thảo lấy mảnh giấy nhỏ ra đọc, sắc mặt giận dữ:
- Anh Tân, anh nghe đây: ''Anh Tân yêu quí của em.,Hẹn anh tối nay tại nhà hàng Lam Garden lúc 8 giờ. Chúng mình ăn xong, sau đó mình đi chơi và cùng làm chuyện đó nhen cưng. Hôn anh. Vũ Thị Vàng Mơ." Thảo ngừng đọc, kéo dài giọng - Tình tứ lắm nghe chưa"   Chúng mình làm chuyện đó là chuyện gì thế, nói nghe thử có được không"   Đã bao nhiêu lần rồi"   Không còn cớ gì mà chối cãi. Thảo rít lên, nghiến răng nói như hét.Tôi mời anh ra khỏi phòng và im lặng đi ngủ đi. Anh mà gây sự tôi không nhịn, để cho ba mẹ anh biết cái bộ mặt đểu cáng lừa dối của anh. Chuyện rành rành anh chối bừa chối bay. Tại sao không đủ can đảm nhận. Đêm nay anh ra sofa ngủ, cấm không được nằm trên giường này từ nay trở đi cho đến lúc tôi rời khỏi nhà này...
Trong đêm Thảo không ngủ được. Nàng thu tóm quần áo vật dụng cho vào xe sáng mai đi khỏi nơi này sớm. Khi trời còn tối, cả nhà đang yên giấc, Thảo lái xe ra đường, lòng buồn rười rượi nghĩ đến thân phận bấp bênh, Thảo ứa nước mắt trên đường đến nhà trọ lấy phòng ở tạm.
Thảo khởi đầu cuộc sống tự lập. Có lẽ mẹ không tưởng tượng được chuyện đau buồn xảy đến cho con gái của mẹ. Mẹ cứ ngỡ rằng con gái của mẹ giờ này ở Mỹ đang hạnh phúc trong chăn ấm nệm êm bên cạnh chồng. Thảo quyết tâm làm bất cứ việc gì người ta thuê để dành tiền trở về sống bên mẹ. Công việc dễ tìm nhất là chạy bàn, phụ việc các chợ, giữ trẻ...Chỉ cần làm có đủ tiền vé máy bay và dư chút ít để chi tiêu trên đường trở về lại quê hương. Cho dù cơ cực vẫn thoải mái, có thì giờ nghỉ ngơi, có thời gian viết lách mà hơn hai năm Thảo đã lãng quên.
Một tuần sau, Thảo tìm được việc làm. Nàng trả phòng ngủ về ở tạm trong một căn phòng nhỏ vừa thuê được của một gia đình người Việt Nam trong Khu Pine Hills. Chỉ vài ngày sau đó, thì Tân lù lù tìm đến. Tân mở cửa bước vào, sắc mặt vui tươi:
- Thảo à, anh đi tìm em mấy hôm nay mất ăn mất ngủ. Em về với anh. Anh không muốn mất em.
Thảo nhìn lơ đãng ra phía khác, nét mặt thản nhiên:
- Anh còn tìm em làm gì, không muốn để cho em yên sao"   Tình nghĩa gì với anh. Tân tỏ vẻ hối hận:
- Anh xin lỗi em. Ba mẹ anh chì chiết anh mấy ngày nay ghê gớm còn bảo anh là thằng ngu.
Được dịp, Thảo nói xối xả cho vơi bớt cơn tức:
- Ba mẹ nói đúng, em cũng nghĩ như thế. Anh đem em qua đây rồi nhẫn tâm bỏ bê em.. Anh giam cầm em trong nhà anh để trở thành một con ở phục dịch từ sáng sớm đến khuya, đầu tắt mặt tối trong vai trò một nàng dâu, anh đâu có biết. Anh có vợ, không giữ nhân cách còn bồ bịch hẹn hò...anh thật quá đáng. Em xin lỗi không còn lời gì để nói với anh nữa, anh hãy về đi.
Tân tiu nghỉu nét mặt:
- Em tha thứ, khoan dung anh một lần. Tất cả anh nhận lỗi với em. Anh hứa sẽ lo cho em. Chúng mình thuê nhà ở riêng. Thảo ạ!  
Thảo sừng sộ hung hăng chỉ được như thế rồi ngồi im, mặc cho Tân lải nhải van xin. Thấy cũng tội. Hồi lâu Thảo cảm thấy lòng như dịu lại. Tình bạn vui đùa bên nhau ngày xưa qua những năm tháng vẫn còn sâu đậm trong lòng. Tình bạn thật cao thượng, trong sáng, tuy rằng hôm nay tình vợ chồng chưa toàn hảo. Thảo nghĩ về mẹ. Chỉ có mẹ là duy nhất. Tất cả là cho mẹ. Mẹ đang trông đợi, mẹ đang nhìn về đứa con gái của mẹ với nổi niềm mong ước con gái của mẹ luôn hạnh phúc nơi xứ người. Tấm lòng của mẹ già luôn bừng sáng nỗi mong ước tốt đẹp cho con. Đã chấp nhận một lần đi xa xây dựng hạnh phúc cho bản thân, tạo nguồn vui cho mẹ, được về thăm mẹ, được giúp đở mẹ, bảo lãnh mẹ, để mẹ được an hưởng tuổi già bên con gái của mẹ cho đến ngày cuối. Đó là nguồn vui, lòng hiếu thảo mà Thảo cần phải bù đắp cho mẹ. Phải như thế. Phải làm sao mẹ vui lòng khi mẹ còn sống..
Thảo nhìn Tân, diu dàng nói:
- Anh đến để bảo em trở về nhà ba mẹ, nếu thế nhất định là em không về.
Tân ngồi xuống cạnh vợ giải thích:
- Anh không đưa em trở về nhà ba mẹ. Anh đã tìm thuê được nhà rồi để chúng mình sống bên nhau như em đã có lần nhắc nhở anh.. Anh đang tìm việc làm cho em. Mọi sự anh đã nói với ba mẹ và ba mẹ đã đồng ý. Em bằng lòng với anh nhé.
Thảo xúc động, lòng cảm thấy vui. Cuộc sống ngay bây giờ của Thảo chỉ cần thế thôi, nhỏ nhoi lắm. Thảo không mong ước gì hơn, và trong đó duy nhất chỉ có mẹ là nguồn vui và hạnh phúc vô tận.
- Em chấp nhận. Từ nay anh phải sống với vợ cho đúng thiên chức của một người chồng thương yêu và quí trọng vợ mình. 
Tân thì thào bên tai vợ:
- Em a, anh hứa và anh chỉ cần em!   Anh chỉ cần em bên cạnh anh từ nay và mãi mãi, Thảo ạ!
HY VŨ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến