Hôm nay,  

Lê Thị Bích Ngọc

10/12/200800:00:00(Xem: 431600)

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

Tác giả: Phạm hoàng Chương
Bài số 2480-16208557-vb3091208


Phạm hoàng Chương là một huynh trưởng trong số các tác giả Viết Về Nước Mỹ, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải thường ngay từ những năm đầu. Trước 1975, ông là một nhà giáo tại Việt Nam. Vượt biên, định cư tại Mỹ, ông đi học và trở lại nghề giáo. Sau nhiều năm dạy tại các trường trung học ở Nam Bắc Caliofornia, hiện nay, ông Chương đã về hưu. Sau đây là bài mới nhất, kể về một người bạn.

* * *

Lê thị Bích Ngọc là bạn học cũ của tôi thời trung học đệ nhứt cấp. Ở Việt nam, tên đi học là Lê thị Ngọc. Qua Mỹ, tự nhiên thêm chữ lót thành Bích-Ngọc cho đẹp. Ngọc là con cô Ba Mỹ Hiệp, chủ tiệm vàng lớn ở đường Thống Nhứt, Phanrang, cách tiệm quần áo của mẹ tôi ba căn. Ngọc lớn hơn tôi 3 tuổi, kẹp tóc ngang lưng, tròn trịa xinh đẹp, học chỉ trung bình trong lớp, nhưng tánh tình mau mắn, cởi mở, bình dân, tốt với bạn bè.. Hồi đi học, Ngọc chuyên môn mặc áo quần lụa trắng, xách cái cặp táp đắt tiền, đoan trang hiền lành, không bồ bịch lăng nhăng như mấy bạn gái khác.
Năm tôi học đệ nhị C ở Saigon, tình cờ gặp lại Ngọc ở hãng xe vận tải Vĩnh Sanh ở Chợ Cũ, giựt mình thấy cô nàng đột nhiên trổ mã đẹp lộng lẫy như hoa hậu, như cô dâu sắp lên xe về nhà chồng. Bẵng đi mười năm sau đã thấy Ngọc có gia đình ở riêng, làm chủ ba căn phố ngòai bến xe, chủ tiệm vàng Mỹ Ngọc. Có lần tôi mang một xâu 8 cái nhẫn vàng bà con cho hồi đám cưới ra tiệm Ngọc bán lấy tiền mua mấy thùng sữa Meiji của Nhựt để dành cho con trai đầu lòng bú, vì sợ lên giá, Ngọc xuýt xoa nói, "Sao bán hết chi uổng vậy"  Sao không để dành mở tiệm vàng như tôi nè, dễ lắm."
Tôi sửng sốt:
-Trời, bà nói giỡn chơi. Bà là con nhà bán vàng, bà rành, chứ tôi con thày giáo làm sao biết cái nghề này"
- Không phải đâu, tôi cũng đâu có biết gì nghề này, mình chỉ cần có chừng năm bảy lượng làm vốn, mướn một tay thợ bạc giỏi làm cho mình là được rồi. Chủ yếu mua đi bán lại, có lời nhiều. Nghề dạy nghề, dễ lắm. Mở thử đi, tôi bày cho.
Tôi nhún vai, không tin. Mình biết gì về nghề vàng mà làm. Vốn đâu mà mua vàng. Hơn nữa, nghề này nghe nói bán ra đắt mà mua vô rẽ, tráo trở gian dối mới giàu, tổn hao âm đức. Sau đó một năm, mẹ tôi đòi lại cái căn phố cho thuê lâu nay, cho 2 vợ chồng ra ở riêng, mở tiệm sách. Căn phố này tôi thừa hưởng của bà cô để lại, với tư cách cháu đích tôn. Thày giáo mà mở tiệm sách đúng là thích hợp, có đông đồng nghiệp quảng cáo giùm học trò tới mua sách, khỏi lo ế. Mở tiệm sách được hai năm, bắt đầu phát đạt thì Cọng sản vô, tôi đi học cải tạo, sách vở bị tịch thu mang vô Phòng Văn hóa bỏ đống, còn Ngọc thì lật đật bỏ nhà chạy lấy người, vợ chồng con cái kéo nhau vô Saigon ở. Dân tư sản mại bản nổi tiếng, lại con gái trùm công an "ngụy", ở lại Phanrang cho mà chết. Chồng Ngọc, đại úy, bị đi tù cải tạo. Mẹ Ngọc ở lại Saigon, cho cha Ngọc dẫn hai đứa con út vượt biên qua Mỹ trước. Ngọc cũng dẫn 4 con đi lọt sau đó không lâu, khỏang năm1979, 80, bỏ lại chồng trong tù, sau này đi diện H.O.qua sau.
Bẵng đi hai mươi mấy năm sau, tình cờ gặp lại Ngọc ở San Jose, trong một tiệc cưới con một người bạn cũ. Ôi chao là mừng. Bạn bè cũ gặp nhau, bao nhiêu chuyện xưa lôi ra nói không hết. Ngọc đã gần 60 mà trông vẫn còn có nét, ra dáng một bà nhà giàu vui vẻ, tươi tắn. Gặp cả Kim Thoa, chồng làm nha sĩ khá giả, Chi Nga, chồng bán địa ốc đắt hàng, Kim Hạnh chồng Mỹ giàu có, nhưng bạn bè ai cũng nói không cô nào giàu bằng Ngọc. Ngọc có ba con đều ra bác sĩ, chỉ có đứa gái đầu là làm accountant. Bạn bè kể Ngọc có nhà ở San Francisco cho chồng ở, có nhà ở La Jolla cho con ở, có tiệm phở bên Chicago, lại làm chủ apartments cho mướn dưới San Diego. Tôi không biết Ngọc ba đầu sáu tay.làm cách nào mà thân gái một mình vừa nuôi dạy đám con thành tài, lại vừa kinh doanh làm giàu, tạo nhà cửa nghênh ngang như vậy, trong lòng lấy làm phục lắm, nhưng chưa tịện hỏi.
Năm 2000, tôi bảo lãnh mẹ tôi qua Mỹ 6 tháng chơi theo diện du lịch. Lúc đó cô Ba Mỹ Hiêp, mẹ Ngọc, đã được con gái út tên Xuyến bảo lãnh qua ở Mỹ với ba Ngọc từ lâu. Xuyến làm cho chính phủ, có chồng giàu, đang ở ngôi nhà khổng lồ bạc triệu trên một ngọn đồi ở San Jose, có cây xăng, shopping center cho thuê ở Texas. Ba má Ngọc đều trên 80, còn khỏe, ở với vợ chồng Xuyến. Cô Ba bảo Ngọc mời tôi lái xe chở mẹ tới nhà ăn cơm tối để 2 bà có dịp hàn huyên tâm sự.
Trước 75, hai bà là láng giềng buôn bán qua lại với nhau rât thân. Tôi sửng sốt với cái lộng lẫy sang trọng rộng rãi của tòa lâu đài nhà Xuyến, có bồ bơi, có sân tennis. Trong bữa cơm, có cả Dũng ở gần đó tới chơi. Dũng là em Ngọc, ngày xưa du học bên Nhựt trước 75 cùng với em trai tôi. Sau 75, tất cả sinh viên VN kẹt ở Nhật đều được Mỹ nhận cho định cư hết, nên Dũng qua Mỹ làm computer cho hãng Cisco, lương giám đốc một năm mấy trăm ngàn, có stock bạc triệu. Không hiểu ông bà cha mẹ Ngọc ngày xưa làm phước đức gì lớn, mà ở Việnam trước 75 gia đình đã giàu có, bây giờ qua đây lại càng giàu hơn. Từ ba má, anh em, con cái Ngọc, người nào cũng dồi dào sức khỏe, địa vị, giàu có sung túc quá sức.
Sau khi tôi rời San Jose, về hưu dưới Nam Cali, tôi vẫn duy trì liên lạc với Ngọc. Thỉnh thoảng Ngọc rủ tôi, Từ côngTấn, và Hà công Lý đi chơi chỗ này chỗ kia, rộng rãi bỏ tiền ra bao hết tiền xe cộ, ăn uống.   Ngọc gọi tôi có khi từ San Francisco, có khi từ San Diego, có khi từ tiệm phở bên Chicago. Ngọc nói phở bên đó bán đắt lắm, một tô phở bán tới 10 đô, mà Mỹ nó đứng sắp hàng "dài ra tới ngòai đường cái" chờ. Bánh xèo bán 7 đô một cái, làm không kịp bán. Mấy tiệm ăn Mỹ, Mễ bên cạnh ganh tỵ phải sai thợ qua rình coi đầu bếp Ngọc nấu nướng ra sao để học nghề.Tôi nhìn Ngọc nói, "Bà than phải uống thuốc đau tim hàng ngày, mà còn đi tới lui khắp nơi, tiền rent cho mướn apartment ăn không hết, con cái làm bác sĩ ở bên cạnh cho thêm tiền xài mà còn ham làm giàu, qua tuồt xứ lạnh bên đó mà bán phở". Ngọc chỉ biết cười toe toét.
 Có lần, tôi tò mò hỏi ngày giờ sanh của Ngọc để chấm thử coi lá số bà này thế nào mà cuộc đời ngon lành quá vậy, Ngọc nói ngay không cần suy nghĩ, "giờ Dậu, ngày 13 tháng 9 âm lịch, năm Tân Tỵ 1941". Tôi nghĩ thầm, bà này hồi đi học đâu có giỏi gì mà sao đẻ con ra học toàn bác sĩ, nhà cửa lu bù, đụng đâu nảy tiền ra tới đó. Một mình qua Mỹ nuôi con, tiếng Anh không rành, mà tạo dựng cơ ngơi đông tây nam bắc, ông chồng qua sau, diện H.O, có cỗ ngon bày sẵn, chỉ việc ngồi hưởng. Chắc là lá số Ngọc "đại phúc" chứ không phải phúc tầm thường.
Quả nhiên, chấm lá số xong, tôi giựt mình sửng sốt. Mệnh KIM, lại đóng ngay cung THỔ ở Sửu. Thổ sinh Kim, con người luôn được hoàn cảnh bao bọc, phù trì, hỗ trợ, nuôi dưỡng. Cung Mệnh ở Sửu có Xương khúc, Hóa lộc, Hóa khoa đóng chung, lại giáp tả hữu, quang quí, thai tọa, có tứ linh, thiên quan thiên phúc hội tụ, găp tòan của cải tiền bạc, may mắn Ơn Trên đưa lại liên tục. Thiên đồng, Cự môn ở Sửu là hãm địa, tánh tình thay đổi lôi thôi, ăn nói lếu láo, nhưng với người tuổi Tân, tuổi Quí lại là ngọai lệ, thông minh họat bát, giàu có, tiếng tăm. Lộc tồn chễm chệ tọa thủ ngay chóc trong cung TÀI, biểu sao mà không giàu. Hóa Quyền đóng ngay cung PHÚC, chung với Nhật Lương miếu địa ở cung Mão, biểu sao mà dòng họ, con cháu không rạng rỡ vinh hoa, phú quí cho được. Thân đóng cung Thiên Di vô chính diệu ở Mùi, có Nhật Nguyệt sáng dưới Mão và Hợi chiếu lên sáng rực cả hư không, thảo nào mà ly hương lập nghiệp thành công rực rỡ ở xứ người. Mệnh chỉ có 2 vòng Thái tuế, Lộc tồn, thua tôi một vòng Tràng sinh là kém thọ hơn, nhưng cần gì, lá số quá ư tuyệt mỹ, tôi thú thật chưa hề thấy ai có lá số như vậy. Con trai tôi tuổi Quí sửu, có lá số tương tự, Hóa Quyền ngay Mệnh, có Đồng Cự hãm được Triệt làm sáng ra, công danh thăng tiến liên tục, lương gần một trăm ngàn một năm, chỉ huy cả trăm nhân viên người Mỹ, lấy vợ xinh đẹp ái nữ con nhà triệu phú, cung Di ở Mùi cũng có Nhựt Nguyệt sáng chiếu hư không, nhưng mức độ phú quí không làm sao bằng được một nửa bà này. Đúng là "giàu nghèo có số", phải biết khoa tử vi và biết rõ gia đình bà này mới biết câu ca dao sau đây là vô cùng chí lý:
Số giàu đưa đến dửng dưng,
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.
Mỗi lần Ngọc gọi thăm, kể chuyện này chuyện kia, tôi hay nhắc khen lá số Ngọc tuyệt vời, có Song lộc, Khoa, Quyền ở cung Tài, làm gì cũng thành công, tiền vô như nước, bà ta lại khoái chí kể lể:
- Ờ, mà không biết sao kỳ lạ ghê nghe. Ông biết hồi tôi bỏ Phanrang chạy vô Saigon năm 75, ở cái nhà tôi mua sẵn trước đó cho mấy đứa em đi học, ông xã tôi đi tù, tôi lo lắng không biết làm gì mà sinh sống nuôi 4 đứa con, lang thang ra chợ Bến thành, tình cờ gặp con bạn cũ có sạp vải trong chợ. Nó dụ tôi sang lại sạp vải, lèo tèo có mấy xấp vải tai bèo, nó dạy nghề tôi một ngày, tôi nghe lời đưa cho nó 3 lượng vàng sang sạp. Ai dè qua hai ngày sau nó biến mất tiêu. hỏi thăm người quen nó đi vượt biên rồi. Vượt biên mà còn tiếc sạp vải bỏ lại, rang nói ngon ngọt dụ sang lại cho tôi lấy ba cây vàng mới chịu đi. Tôi đang ngồi một mình ngơ ngáo buồn thiu thì có một con nhỏ Bắc kỳ đem vải tới mời tôi mua, toàn là vải hợp tác xã bán ra cho dân, nó thu mua lại, tòan vải từng rẻo một thước, hai thước, đâu có được nguyên cây. Hồi đó vải bị nhà nước tịch thu của tư sản Saigon chở ra Bắc hết, ở ngoài dân không có vải để mua. 


Nó bán 500$ một thước, tôi nghe lời mua mấy trăm thước bỏ đó. Tới chiều, có một ông Tàu Chợ lớn ở đâu tới, ngồi xuống chăm chú vạch chồng vải đó ra coi, hỏi: "Nị có bán không" Tôi nói, "Bán chớ, sao không"" Ổng hỏi, "Bao nhiêu vậy, 1800$ một thước được không, ngộ lấy hết" ". Tôi giựt mình kinh ngạc, trố mắt hỏi: Cái gì" Ông nói gì"  Ông này tưởng tôi hỏi móc, chê trả quá rẻ, bèn cười giả lả: -Thì để ngộ trả giá từ từ chớ, làm gì mà gấp vậy"Thôi 2000 đó, được chưa" Tôi chưa hết bàng hòang, vẫn còn lập cập hỏi lại:"Cái gì" Ông nói thiệt hay nói chơi" "
Rồi Ngọc quay sang tôi:
- Tôi hỏi ông Chương nè, mình mua có 500$ một thước mà có người chịu mua lại tới 2000$, lời gấp ba, ông tin được không" Có thật không, hay là ông này tới chọc quê tôi đây. Tôi còn đang chú tâm dò xét coi ông ta nói giỡn hay thật, chưa dám trả lời, thì ông ta cứ vô tình tỉnh bơ trả thêm lên 2100, rồi 2200, rồi 2300$ một thước mới chịu thôi. Tôi bấy giờ mới hòan hồn, biết chắc là khách mua thật, đồng ý bán hết số vải, vừa mừng vừa lo, lo ổng giựt mình đối ý không mua nữa. Ông biết không, cả đêm hôm đó tôi thức trắng không ngủ được. Đúng là buôn bán "một vốn bốn lời", "phi thương bất phú", đúng là có Trời giúp mới khiến ra như vậy. Qua hôm sau.lạị có người tới bán vải, lại có người tới thu mua, đem xuống lục tỉnh bán, mình chỉ ngồi làm trung gian đếm tiền hưởng lợi, lời kinh khủng luôn. Hình như con người có số. Số có tiền, ngồi chơi không nó cũng tới ào ào, không cần làm gì hết.
Tôi ngắt lời hỏi:
-Thế bà bán mấy tháng mới lấy lại đủ vốn sang 3 cây vàng"
-Mấy tháng gì" Có hai ngày thôi là lấy lại cả vốn lẫn lời.
-Thiệt sao" Rồi bà ngồi đó bán được mấy năm sau mới đi vượt biên"
-Chỉ được có 4 bốn năm tháng chộn rộn là Viêt cộng nó dẹp mua bán hết, đóng cửa chợ Bến thành luôn. Nhưng tôi lời mấy chục cây vàng nhờ cái sạp vải đó. Tôi xoay qua buôn bán tại nhà. Ai bán gì mua nấy. Mua đó bán đó, kiếm lời xổi hàng ngày. Nhà ngay mặt đường lớn mà. Sau đó hai ba năm, thấy khó làm ăn được nữa, tôi mới tính chuyện vượt biên. Ông biết, tôi bỏ Phanrang vô đây mà tụi công an ngòai đó nó còn mò vô tới đây, tìm ra nhà tôi, truy hỏi ba tôi ở đâu, làm khó dễ tôi đủ thứ. Ba tôi phải trốn chui trốn nhủi, ở nhờ chỗ này chỗ kia, tìm đường đi chui. Nói sao cho hết cái khổ lúc đó. Tôi phải hối lộ cho chúng để làm giấy bán nhà lại cho con em trước khi đi.
Một lần khác, Ngọc kể chuyện có tiệm video ở Fremont, gần San Jose. Ngọc nói hồi mới qua Mỹ, Ngọc đi làm hãng, 5 mẹ con ở Ohio lạnh lắm mà phải ráng ở tới mấy năm trời, vì nghe đồn qua Cali, nhiều người Việt tỵ nạn có con cái bỏ học, ăn chơi hư hỏng, cờ bạc ma túy, bụi đời. Ngọc nói:
- Con không có cha bên cạnh, tôi là đàn bà, làm sao mà giữ được con cái khỏi hư hỏng, đua đòi theo bạn bè.. Mãi mấy năm sau, sau khi tụi nó học khá hết, điểm cao, lên đại học, tôi mới dám dọn về San jose, ở gần con xuyến em tôi. Tôi sang cái tiêm video ở trong Mall, ngay Fremont, cho thuê phim đắt lắm. Ông biết, tôi cho mướn tới 3 đồng rưỡi một phim chứ đâu có rẻ gì, vậy mà khách Mỹ đông nườm nượp. Được một năm, thấy tiệm kế bên bán áo cưới, rộng gấp 2 chỗ mình dọn đi, tôi mới xin chuyển sang đó, mở rộng cái tiệm bao la sáng trưng, ai thấy cũng ham. Ông biết mùa Noel tháng 12, lúc nào cũng đông nghẹt tịệm, nhờ 4 đưa con coi phụ chưa đủ, phải mướn thêm ba người nữa làm.   Ông biết hồi đó có cái phim GHOST rất nổi tiếng, phim ma có Demi Moore đóng đó, biết không, tôi phải mua 30 cái băng gốc mới có đủ cho khách mướn. Bốn người ngồi phụ trách 4 cái computer phục vụ khách cả ngày mà làm không kịp thở. Thề rồi, có một ông khách Mỹ làm supervisor ơ tiệm Circuit City kế bên hay qua mướn phim, để ý thấy đông khách tấp nập suốt ngày đêm, hỏi tôi có muốn sang lại business cho ổng không. Tôi thấy con cái mắc học hành, một mình coi ngó không xuể, khách với người làm hay ăn cắp, thôi nếu bán có lời thì bán đại, làm business khác. Tôi ra giá 350 ngàn. Tưởng nói chơi, mà ai dè ổng OK cái rụp, trả tiền mặt ngay, không kỳ kèo xin bớt một xu. Đúng là cái số hên, làm ăn mua bán có thời... 
-Hồi đó bà mua cái tiệm bao nhiêu"
-Có 100 ngàn à. Ông biết không, tôi lấy hết số tiền bán này mua ngay cái chung cư apartments 12 units dưới San Diego, cho mướn, ở không một năm nghỉ cho khỏe. Bây giờ nó đáng giá trên một triêu. Trong khi đó, cái tiệm video kia bắt đầu lụn bại, mất khách lần lần. Một phần ông Mỹ kẹo quá, chơi kiểu Mỹ, khách trả trễ ngày, phạt thẳng tay. Hồi tôi làm, trễ 10 ngày tôi tính tiền phạt có 7 ngày, trễ 5 ngày tôi phạt có 3 ngày. Con nít họ dẫn theo vô tiệm, đòi mua kẹo, đồ chơi, tôi cho không để lấy cảm tình, nên khách mến. Khách lâu lâu có kẻ lén ăn cắp phim đem ra cửa, bị alarm kêu inh ỏi, tôi nhẹ nhàng nói, "ông chịu khó đi vô trong, rồi quay vòng trở ra lại, máy sẽ hết kêu", không dám làm họ xấu hổ mất mặt, nên giữ được khách hàng. Lúc đó mode video VHS tape bắt đầu lỗi thời, ai cũng chuyển qua cho thuê DVD, gọn gàng tiện lợi, hay ngồi nhà download coi phim trên computer cho tiện, nên ít người chịu ra tiệm mướn phim. Ông biết không, ông Mỹ ế ẩm, sau cùng đành phải dẹp tiệm, không sang lại được cho ai một đồng bạc, coi như mất trắng 350 ngàn.
Tôi lắc đầu thở dài ngao ngán:
-Đúng là bà có phước, Trời cho ai người đó hưởng. Ở đời không biết may rủi sao mà nói trước được. Nhưng, sao đang từ San Jose mà lại bay xuống tận San Diego làm ăn"
-Tại con gái làm bác sĩ, mua nhà dưới đó ở, tôi phải đi theo.
-Còn tịêm phở, làm sao mà ở tuốt bên Chicago"
-À, tại còn thằng con trai đang học PH.D bên đó, nó mua rẻ lại cái tiệm ăn Tàu đang ế, biến thành tiệm phở, vưa mướn người làm, vừa học. Nó gọi tôi qua nấu phở giúp nó. Tôi qua nấu hai tuần rồi về lại, sau khi chỉ vẽ cách thức, để lại recipe cho đầu bếp làm. Khách lần lần kéo tới đông đen, bán không kịp, tôi lại phải bay qua ở luôn giúp cho nó hơn 2 năm, cho nó xong cái bằng tiến sỹ.
Tôi lắc đầu:
-Bà hy sinh cho con quá, mà con bà cũng giỏi thật, có máu thương mại giống bà. Con gái tôi lúc trước cũng tính đi học lên lấy bằng practitioner nurse, ai dè tới hồi làm chủ cây xăng, có tiền, có con, đâm ra làm biếng... Buôn bán lời nhiều cũng ham, nhưng người làm nó ăn cắp cũng dữ lắm, coi chừng mệt lắm. Tiệm có gắn camera đó, mà nó cũng ăn cắp dễ dàng như chơi. Bạn bè nó vô mua, nó giả đò bấm máy tính tiền, giá 30 đồng, nó tính có 15 đồng, làm thiệt của mình 15 đồng. Có lần người quen nó vô mua đồ, mình vừa quay lưng, nó đã xách nguyên một cây thuốc kẹp nách đem ra ngòai.
-Ôi chao, làm ăn phải chấp nhận chuyện ăn cắp, thất thoát, tôi biết mà. Hồi tôi làm tiệm phở, hai ba cái tủ lạnh to đông đá trữ tôm, thịt, tụi nhà bếp có ngày nó ăn cắp nguyên một hộp tôm đông lạnh, nguyên một cái giò heo, có khi nguyên một tảng thịt bò đem về nhà..Muốn đuổi đâu có đuổi ngang xương được, muớn một người mới phải training cả tháng trời.  Cho nên nhiều khi biết mà phải giả nhắm mắt làm ngơ, khổ lắm....
Ngọc trước ở San Jose, có nhiều bạn học cũ để giao du lui tới như Nga, Thoa, Tấn, Lý, Lợi, Hạnh, thỉnh thỏang mới gọi xuống thăm tôi...Bây giờ ở.San Diego, nhìn quanh chỉ có mỗi bạn học cũ thân ở gần nhứt hiện giờ là tôi, tôi nghiệp buồn buồn hay gọi thăm, kể chuyện này chuyện kia, rủ về Việt nam chơi, rủ đi Âu châu, bàn chuyện rủ bạn bè cũ cho đủ10 đứa mua vé máy bay được "discount", rủ đi Pháp chơi, nhờ Thái, Tân, hay Trí ở Paris hướng dẫn đi chỗ này chỗ kia.  Có khi rủ tôi cùng về Việt nam, cho ở free nhà lầu 4 tầng của con cháu bỏ không, khỏi mướn hotel tốn tiền., dẫn đi ăn những chỗ nấu nướng sạch sẽ, tinh khiết, lành mạnh, rủ đi chơi Phú quốc, Thái lan, Singapore& Có lần nhờ con gái lái chở lên đi ăn đám cưới con của Liễu, bạn học cũ ở Wesminster, đêm về theo tôi chở về nhà ngủ ở Riverside vì không quen ai ở Orange county. Cả đêm hai đứa kể lể không hết chuyện học trò thời học Duy tân, thời học tư ở Saigon, kể chuyện bà cô này, ông thày kia, chuyện đứa này "cua" con kia, đứa kia "bồ" con nọ, kể các mối tình hồi con gái, cười chảy nước mắt luôn...
Tội nghiệp Ngọc, cũng như tôi, tuổi già đến, con cái có gia đình ở tứ tán, chồng ở xa, không cón mong gì ở tương lai, thường sống với dĩ vãng, mà khi nhìn lại dĩ vãng thì chỉ còn có bạn học cũ là phần đời hạnh phúc trong sang, vô tư thật sự nhất của mình, bạn bè biết mình là ai, hiểu tánh tình mình ra sao, nói chuyện bậy bạ đùa giỡn với nhau tự nhiên, có những kỉ niệm vui buồn chung để chia xẻ qua những giai đọan lịch sử thăng trầm từ quê hương ra tới xứ người. Tuổi già, cha mẹ qua đời, không còn nhìn lên để bấu víu, cứ phải nhìn xuống lo cho với con cháu mãi cũng mệt, thấy còn trống vắng một cái gì gần gũi ngang hàng với mình, để nhìn thẳng ngang vai vế, đó là bạn bè. Già mà còn có một vài người bạn học cũ tốt gần gũi để an ủi, trò chuyện, để tung tăng du lịch đây đó, kể lể, chia sẻ những thất bại và thành công trong cuộc đời mình là một hạnh phúc tinh thần vô giá, không phải có tiền mà mua được.
PHC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến