Hôm nay,  

Những Người Hàng Xóm Mỹ Của Tôi

06/12/200800:00:00(Xem: 309601)

Những người hàng xóm Mỹ của tôi

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 2477-16208554-vb7061208

Tác giả tham dự từ năm đầu  và sau một giải thưởng, ông  vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị, chỉ để hỗ trợ và cổ võ giải thưởng viết về nước Mỹ. Ông tự sơ lược về mình: Trước năm 1975, dạy học, quân nhân QLVNCH (khóa 18 Thủ Đức).Hiện giúp việc bán thời gian cho Sypris Data System Los Angeles

 Tính đến nay, chúng tôi đã dọn về khu nhà nầy vừa đúng hai mươi tám năm. Con đường nhà chúng tôi ở ngắn; chứ không phải là ngỏ cụt ( Court De Sac). Hai đầu là hai con thông lộ, và vì là khu dân cư nên thỉnh thoảng mới có xe cộ qua lại, không tấp nập như những thông lộ ngoài phố chính. Tôi đếm mỗi bên chỉ có ba mươi lăm căn nhà, nên sự lưu thông hầu như ngưng hẳn, chi trừ những người cư ngụ nơi đây đi, về. Ngoài đường vắng lặng cả ngày; nghe tiếng chó sủa ở đầu đường mới biết giờ ông đưa thư đến. Nghe tiếng máy cắt cỏ, máy thổi bụi từ cuối đường mới biết là những người Mễ làm vườn đang hành nghề. Nơi đây, hầu hết là những người hưu trí hoặc gần về hưu đến cư ngụ. Xen lẫn cũng có năm ba gia đình người trong nhà còn đi làm hoặc còn trẻ; nhưng họ cũng lặng lẽ đi, về. Ban ngày vắng ngắt, ban đêm còn yên lặng, tĩnh mịch hơn. Lâu lâu có xe cứu thương, xe chữa lữa, xe cảnh sát hú còi chạy đến nên con đường rộn hẳn lên chốc lát, rồi trở lại im vắng như tờ& Một người già được mang đến bệnh viện. Có khi họ trở lại, có khi họ đi luôn!
 Nhin xéo sang bên kia đường là gia đình vợ chồng ông bà Mark. Hồi chúng tôi mới dọn đến, ông bà Mark có qua tặng cho một bó hoa và nói " Chào mừng ông bà và các cháu mới dọn đến ở đây." Tôi lấy làm ngạc nhiên và lạ lùng sao có người tử tế như vậy. Không quen biết gì hết mà tặng hoa cho mình. Tôi cảm ơn rối rít. Tuần sau, nhà tôi làm chả giò đem qua biếu, và những khi rãnh rỗi chúng tôi qua lại chuyện trò nên trở thành những người thân thuộc, do vậy được biết ông bà hưu trí đã sáu năm rồi, và đã ở đây lúc còn rất trẻ, hồi mới lập gia đình. Mỗi lần gặp nhau, ông bà Mark cứ khen món chà giò Việt nam là " delicious". Bốn năm sau, bà Mark đi vào bệnh viện, rồi bà không trở về nữa! Chúng tôi có đến nhà quàng dự tang lễ và chia buồn với ông Mark. Chôn cất vợ xong, ông Mark lũi thũi một mình, và vẫn ở căn nhà đó. Tôi không bao giờ nghe ông nhắc đến những người con, và vì tế nhị, tránh tò mò, tôi không hỏi& " Các con ông ở đâu"." Từ khi bà Mark vĩnh biệt ông, tôi thường thấy; có những đêm đã khuya, ông Mark dắt con chó đi lang thang ngoài đường, vừa đi, vừa lẩm nhẩm nói chuyện với nó như nói với người. Sáu năm sau khi vợ mất, ông Mark vào "nursing home", và không trở về lại căn nhà đó nữa. Thỉnh thoảng tôi có đến "nursing home" thăm ông cho đến ngày ông mất. Thời gian ông ở nursing home, căn nhà đóng cửa, và thỉnh thoảng có những người con xuất hiện ra vào nhưng không ở đó. Họ ở tận đâu đâu. Sau khi ông mất; căn nhà được sừa chừa cần thận. Công ty bán nhà đến treo bảng bán; chì hơn tháng sau vợ chồng ông Michael từ tiểu bang Alaska dọn vào. Ông Michael về hưu non vì lý do sức khỏe, nhưng bà vợ còn đi làm. Hồi còn trẻ, ông Micheal là danh thủ bóng bầu dục ( Foot Ball). Bà Micheal nói còn sáu năm nữa bà mới đến tuổi hưu( 65). Hiện bà là chánh án và là giáo sư dạy bán thời gian môn " Legal" trường college nơi City tôi đang cư ngụ. Lâu lâu, tôi thấy ngừời con trai dẫn vợ con đến ở chơi cả tuần, rồi lại đi đâu mất biệt.. Thomas, tên người con trai độc nhất ở tận Alaska. Bà Michael nhũ danh là Janet. Bà đẹp như một tài tử xi-nê Mỹ. Người mãnh mai, dong dõng cao, tóc bạch kim, dáng dấp như công nương Diana của Anh quốc, tuy tuổi đã lớn. Hồi ông Michael còn sống, những lúc rãnh rỗi, ông bà thường mời tôi qua nhà khoe những luống hoa vừa mới trồng, và hái tặng tôi những trái avocados sau vườn. Mỗi chiều, hai ông bà thường đi bộ thể dục ngang nhà tôi. Ông bà Micheal ở căn nhà nầy chưa được năm năm, đùng một cái, một buồi sáng Chủ nhật, như thường lệ, ông bà đi bộ ngang nhà tôi, và dừng lại bấm chuông. Ông Micheal cho biết ; ngày mai ông phải vào bệnh viện mổ ung thư ruột già, và nói lời tạm biệt tôi, hẹn chừng năm, ba hôm ông sẽ trở về; nhưng tôi không thấy ông về nhà nữa mà xuống ở dưới City Of Hope!. City Of Hope là tên của một bệnh viện lớn chuyên chữa trị về ung thư ở thành phố Monrovia cách chỗ chúng tôi ở hơn mười miles. Mười bốn tháng sau ông mất. Hôm tang lễ, tôi không thấy bà Janet khóc nhưng trông dáng điệu bà mệt mỏi, bơ phờ, nét mặt buồn thãm lắm! Theo tôi nghĩ chính sự đau khổ tột cùng của con người thường làm cho mình không phát ra tiếng khóc được. Sự đau khổ đó nó âm thầm, triền miên và dai dẳng cứ ám ảnh ta cho đến cuối cuộc đời. Tôi đã trãi qua khi nhà tôi và cháu gái tôi mất; nên tôi đoán bà Janet cũng rơi vào trường hợp nầy. Tôi nói lời an ủi, chia buồn với bà, bà cảm ơn và buồn rầu nói: " Micheal được Chúa gọi về& anh ấy hết đau đớn rồi ! Ông hãy cầu nguyện cho vong hồn Michael". Mười lăm ngày sau tang lễ chồng, bà Janet điện thoại cho tôi: " Ngày mai, tôi đi Alaska đem hài cốt Micheal rãi nơi cánh rừng mà lần đầu tiên; hơn bốn mươi năm trước, chúng tôi gặp và quen nhau khi theo cha mẹ đi cắm trại nơi nầy. Trước khi vĩnh viễn ra đi, anh ấy có trăn trối muốn trở lại nơi đó&.Giờ đây, tôi làm theo lời nói cuối cùng của Micheal, và nhân thể tôi sẽ ở lại chơi nơi nhà Thomas độ nửa tháng. Ông giúp tôi cứ vài ba ngày qua tưới hộ mấy chậu hoa, và trông chừng nhà nhé. Thơ từ tôi đã nói sở bưu điện giữ lại chờ khi tôi về, ông khỏi phải lấy thư. ." Tôi nghĩ ông Michieal là dân thể thao nhưng đã có tâm hồn lãng mạn và tình tứ vô cùng! Trước khi đi về cỏi vĩnh hằng còn dặn dò vợ đem rãi tro mình nơi cánh rừng xưa, nơi mà lần đầu tiên gặp vợ, rồi yêu thương nhau, kết duyên vợ chồng.
 Tháng sau, một buổi chiều, tôi đang chăm chú cầm vòi nước tưới cây, tưới các cụm hoa hồng trước nhà, vừa tưới nước, tôi vừa nghĩ đến bữa cơm chiều. Tôi thường ít nấu nướng& tôi dự định khi tưới nước xong, mình sẽ ra chợ Vons mua con gà quay và cây bánh mì, bó xà lách. Thế là xong bửa cơm tối, khỏe thật. Đang miên man nghĩ ngợi lẫn thẫn, vớ vẫn, lẩm cẩm như vậy; bỗng có một bàn tay vỗ nhè nhẹ trên vai sau lưng, làm tôi giật mình quay lại thì ra bà Janet, tay trái bưng con gà quay. Bà nói: " Chiều nay, nhà tôi có khách, tôi tự tay làm gà quay đãi bạn, nhân thể tôi tặng ông một con và cảm ơn ông đã tưới nước các chậu hoa và trông chừng nhà khi tôi đi vắng." Tôi rất bỡ ngỡ, ngạc nhiên, lúng túng, và lấy làm lạ lùng&lí nhí nói lời cảm ơn. Bà vừa quay đi, tôi mắc cười trong bụng, sao mình vừa nghĩ đến mua con gà quay để ăn cơm tối nay, lại có gà quay của bà Janet mang đến cho liền không hẹn trước. Hay là mình có linh tính hoặc " Thần Giao Cách Cảm" gì đây! Tôi nhớ lại lời thân phụ tôi khi còn sanh tiền, và những kỷ niệm với ông lúc thơ ấu. Mỗi lần trong bửa cơm gia đình, ông thường nói với mẹ tôi: " Nhất Ẩm Nhất Trác Do Giai Tiền Định" ( Một bát nước, một chén cơm ta có; đều do Trời định cả). Lúc đó, tôi không quan tâm mấy đến câu nói của cha tôi, sau nầy lớn lên chạm trán với thực tế mới thấy thấm thía câu nói nầy.Tất cả đều là Thiên định, tiền định. Đó là sự thật.
 Đối diện thẳng với nhà tôi, và cạnh nhà ông bà Micheal bên phải là nhà ông bà Art. Ông bà Art người Armenian, và mua lại căn nhà nầy của ông bà bác sĩ người Đài Loan; dạy ở trường USC đã hơn hai mươi năm nay. Hồi họ mới dọn đến, người con trai út tên Joe vừa chập chững biết đi. Nay Joe đã hơn hai mươi hai tuổi, râu ria tùm lum giống tên trùm khủng bố bin-Laden, và dọn ra ở riêng với bạn gái hồi mới tốt nghiệp trung học năm lên mười tám. Joe làm nghề kéo xe cho hãng ba chữ A. Ông bà Art làm chủ một cửa tiệm sửa xe hơi. Hồi ông Art còn sống, gia đình tôi không những là bạn hàng xóm thân thiện mà còn là một khách hàng trung thành, thường xuyên sửa xe ở tiệm ông ấy. Mỗi lần gặp tôi, ông thường mời tôi ra sau vườn ngồi nhâm-nhi cà phê Armenia trong cái cốc bằng ngón chân cái. Có lần ông đi đâu vắng cả tháng, gặp ông tôi liền hỏi .:
 - "Ông đi đâu biệt cả tháng, giờ mới gặp lại. Đem xe ra sửa, tôi chỉ thấy nhân viên của ông.
-.Tôi đi vacation về xứ thăm mồ mã cha mẹ và tổ tiên."
 - Tôi thấy bà nhà vẫn ở nhà, sao không đi cùng với ông vậy"".
 Ông vừa cười, vừa dí dõm trả lời:
 -"Đi vacation mà còn đem vợ theo; chẳng khác gì đi ăn tiệm mà đem cơm nhà theo thi còn thú vị gì nữa, nằm nhà còn hơn. "


 Rồi ông cười ha- hả, và kể chuyện tiếu lâm, ăn chơi ở xứ ông; cũng tắm hơi, tắm biển " chuồng cởi" với các cô đào trẻ, cũng bia ôm, nhảy đầm v&v&ông vừa kể vừa nhìn chừng vào nhà, sợ bà Art tình cờ bước ra vườn nghe thấy. Bây giờ, ông đã ra người thiên cổ! Mỗi lần nhin thấy người Armenian uống cà phê trong cái cốc to bằng ngón chân cái, tôi lại nhớ đến ông. Ông chết vì tai nạn xe hơi. Đúng là " Sinh Nghề Tử Nghiệp." Hôm ấy, ông sửa chiếc Toyota Camry cho khách xong, ông chạy thử trên freeway 210 và exist ra đường Hill gặp đèn đỏ, ông dừng lại chờ; nhưng chiếc truck của ông Mễ cắt cỏ chạy đàng sau không dừng kịp, với tốc độ hơn bốn mươi miles một giờ; thắng không ăn, chiếc truck tông mạnh vào đít chiếc camry, phần sau chiếc camry bẹp dúm, ông va đầu mạnh về phía trước; bất tính mặc dù xe có airbag, và ông có mang "seat bell" cẩn thận, xe cứu thương đưa vào bệnh viện, giờ sau ông tắt thở! Tôi có dự tang lễ và đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng . Bà Art khóc thương chồng thảm thiết, hai tháng sau bà sang cửa tiệm cho người đồng hương. Những người con ông không nối nghiệp cha. Ho theo đuổi nghề khác. Người con trai lớn tên Bob chưa vợ dọn về ở với mẹ, còn Joe vẫn ở với bạn gái. Người Armenian họ thích sống quây quần, gần gũi với nhau. Buôn bán, làm ăn, hôn nhân v&v&họ trao đổi kết thân với nhau dễ dàng. Họ nói chuyện bằng tiếng nước họ, ít khi dùng tiếng Anh dù là tuổi còn trẻ và sinh đẻ ở đây. Cộng đồng người Armenian họ rất có tinh thần tương trợ, đoàn kết, giúp đỡ, che chỡ, bảo bọc lẫn nhau. Trước khi di dân sang Mỹ, họ đều được chỉ dẫn cặn kẻ thường gọi là Orientation để biết tổng quát những tập tục, thói quen, bổn phận và trách nhiệm cùng những phúc lợi ở Hoa Kỳ . Trong hôn nhân, thảng hoặc rất ít người Armenian lấy người chủng tộc khác, thường là họ kết hôn lẫn nhau. Từ khi ông Art mất, tôi thường thấy những ông già, bà già Armenian, có người chống gậy, có người ngồi xe lăn được con cháu chở ra vào nhà bà Art thường xuyên. Họ đến thăm viếng, an uỉ bà Art,. Thỉnh thoảng, họ tụ tập đi du lịch, đi ăn tiệm, chơi cờ, và đặc biệt mỗi sáng Chủ nhật nào, họ cũng tới chở bà Art đi nhà thờ Armenia ở đường Washington.
 Cạnh nhà ông bà Art là nhà ông Trung tướng Mỹ trắng hồi hưu. Hồi chúng tôi mới dọn đến đã thấy ông ở đó rồi; nhưng vẫn một mình không có vợ con. Ông ở trong trại lính thỉnh thoảng mới về nhà. Nhà thường đóng cửa im lìm suốt năm tháng; nhưng mỗi hai tuần có người đến cắt cỏ làm vườn, và cứ mỗi tháng có hai người đàn bà Mễ tới dọn dẹp, lau dọn sạch sẽ mặc dù nhà bỏ trống. Giờ ông đã về hưu, và mỗi sáng dù mùa Đông hay mùa Hè, ông vẫn chạy bộ thể dục qua nhà tôi. Mỗi khi gặp tôi, ông thường giơ tay chào theo lối nhà binh, và tôi chào đáp lại y như ông vậy. Thỉnh thoảng, tôi thấy có người cô gái Mỹ đen, nước da bánh mật giống như nước da Tổng thống Mỹ vừa đắc cử Obama, còn trẻ, dáng dấp như xướng ngôn viên các đài truyền hình hay người mẫu thường đến thăm ông. Hôm trước, tôi vừa đi về, đậu xe trước nhà; nhìn sang bên kia thấy bà Art đang khó nhọc, nặng nề kéo thùng rác ra đường, tôi vội chạy qua giúp một tay. Bà Art trao lại thùng rác cho tôi, và nói lời cảm ơn. Tôi vừa kéo thùng rác, vừa hỏi thăm sức khoẻ bà Art, bà than vãn:
- "Độ nầy tôi yếu lắm "Toys" ạ! nên không làm việc lặt vặt gì nhiều trong nhà được. Mấy tuần nay, thằng Bob ( con trai lớn) đi conference gì trên Washington D.C. tuần sau mới về."
 Rồi bà chặc lưỡi phàn nàn:
 - Tôi mất ngủ luôn. Có đêm tôi thức tới sáng không tài nào ngủ được. Đã vậy, bên nhà ông General Bill, hễ tuần nào có cô July về là hai người có cãi lộn, khi to, khi nhỏ, khi mở nhạc giật gân, khi mở nhạc êm dịu suốt cả đêm lại làm tôi càng khó dỗ giấc ngũ hơn.
Tôi thấy lạ quá nên tò mò hỏi:
- Ai vậy cà " Có phải cô Mỹ đen trẻ tuổi; dáng dấp như tài tử xi-nê hoặc xướng ngôn viên truyền hình thường đến chơi nhà ông Bill đó không"
- Thì còn ai vào đó nữa!
- Cô ấy chắc là cháu chắt, bà con xa gần gì với ông Bill"
Bà Art tặc lưỡi:
- Cháu chắt, bà con nỗi gì! Cô ấy là "girl friend" của ông Bill đấy. Ghen tương nên cãi lộn nhau hoài. Độ rày, mỗi lần cô ấy đến là tôi ra ngủ ở phòng khách. Ông thấy không; phòng ngủ tôi sát phòng ngủ ông Bill quá, chỉ cách nhau có hàng dậu thưa.
 Tôi nghĩ thầm trong bụng, và thán phục tướng Bill vô cùng: "Ông già Bill nầy khỏe thật, tuổi đã tám mươi mà mỗi sáng vẫn còn chạy bộ qua nhà mình, lái xe hai chỗ ngồi, tiếng nói rỗn rãng như người trung niên, lại còn có bạn gái trẻ tuổi, sexy. Đúng là "Gừng Càng Già Càng Cay." Xứ mình thường gọi những người như Bill là ông " Già Gân" nhưng mà còn lạng quạng với đàn bà, con gái thi họ gọi là ông " Già Dịch" hay " Già Không Nên Nết."
 Bên tay phải sát cạnh nhà tôi là gia đình anh Lopez, người gốc Mễ vừa mới dọn đến gần hai năm nay. Hai vợ chồng còn trẻ lắm. Người chồng là sinh viên mới tốt nghiếp ngành accounting ở đaị học UCLA, và vừa có việc làm. Mừng quá! Chạy qua nhà tôi báo tin vui. Người vợ là social worker. Khi mới dọn tới chưa có con cái gì. Vợ chồng tơ. Anh Lopez ngoại hình rất giống vợ, đều nặng "quá tải", và đặc biệt là họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, tôi chưa hề nghe họ nói tiếng Spanish. Cha mẹ anh chị Lopez thỉnh thoảng đến thăm con cũng ào ào tiếng Ăng-lê với con dâu sau vườn. Chắc là họ sinh đẻ ở đây nhiều đời nên quên hẳn tiếng mẹ đẻ rồi! Hồi họ mới dọn đến, tôi qua chào mừng đôi trẻ ấy bằng một tràng tiếng Spanish "học tủ, thuộc lòng." Họ cảm ơn và nói chuyện lại bằng tiếng Anh làm tôi quê quá!.
Đúng mười tháng sau khi dọn đến đây, chị Lopez sinh đứa con gái đầu lòng và đặt tên là Melissa. Cách đây mấy hôm, tôi đang tỉa mấy cành hồng trước nhà, chị bồng cháu Melissa ra để vào "car seat" có sẵn trong xe, rồi nói gíóng qua phía tôi: "Toys"! Ông làm ơn trông chừng Melissa giùm tôi, tôi vô nhà một chút".
Thoáng một chốc, chị mất hút trong nhà, tôi ngừng tay; nhìn qua trông chừng cháu bé đang ngồi trong xe, hai tay mân mê con búp bê nhựa. Mấy phút sau chị xuất hiện, tay trái xách cái xấc tay, tay phải bê cái "baby carrier" trong đó có đứa bé mới sinh. Tôi ngạc nhiên hỏi. "Cháu baby nào đây""  Chị vui vẻ trả lời. "Cháu John con tôi vừa mới sinh ra được một tuần." Tôi mở to mắt ngạc nhiên, không tin đó là sự thật, và thầm phục anh chị Lopez sao tiến nhanh quá vậy; không cử kiêng gì hế!. Tuy nhiên, tôi vẫn kịp nói "Congratulation", và thoáng nhìn vào cháu Melissa, cháu vừa được mười tháng tuổi... đã có em. Mới hai tuần trước, tôi gặp chị ở chợ Vons, tôi không tưởng ra là chị đang có bầu cháu John, và sắp sửa sinh! Tôi tự trách mình: bắt đầu lú lẫn rồi! Nhìn gà ra cuốc.
 Cạnh nhà tôi về phía trái là nhà chị Linda, chị Linda vừa mới mua lại nhà của ông bà Jess năm vừa qua. Hồi Jess còn ở đây, ông thường than phiền với tôi là ở tiểu bang Cali nầy; cái gì cũng đắc, thuế má lại cao, ra đường xe cộ kẹt hoài, lại thường có nạn cháy rừng về mùa khô, bụi bay tứ tung, khói lữa mù mịt, nạn đất chùi khi trời mưa, thêm vào đó, thấp thỏm lo sợ động đất. Ông chờ tới tuổi hưu là dọn đi tiểu bang khác, mà ông dọn đi thật. Năm rồi tới tuổi hưu, ông bán nhà cho chị Linda, cùng vợ dọn về tiểu bang Tennessee. Chị Linda cỡ hơn bốn mươi, chưa lập gia đình nhưng có bạn trai tên Kuzaka dân Hawaìi thường lui tới thăm viếng. Anh ấy to lớn, dềnh dàng như những võ sĩ đô vật Nhật bổn. Hôm chị mới dọn đến, tôi chưa kịp qua chào chị, chị đã qua bấm chuông mượn cây chỗi. Chị năng nỗ, " friendly", hoạt động và tháo vác. Tháng trước, nhà chị có party sau vườn, chị qua tôi mượn thêm mấy cái ghế, và vừa nói, vừa cười xin lỗi trước, nếu có ồn ào, mở nhạc, ca hát tới khuya, xin tôi đừng phàn nàn mà gọi cảnh sát. Chị biết tôi là người Việtnam và là cựu quân nhân QLVNCH. chị tỏ ra rất quan tâm và cho biết ba chị là trung sĩ nhất William B. Mabe thuộc đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đóng quân ở Đà nẵng, gần chùa Non Nước năm 1965-1966, ông trở về Mỹ cuối năm 1966, rồi tình nguyện trở lại Việtnam năm 1969, và ở lại đây tới hai năm. Ông đã quá vãng năm 2000 ở tiểu bang North Carolina. Chị có đưa hình Ba chị mặc quân phục đứng chụp trước rạp ci-nê Rex, Sàigòn cho tôi xem; làm tôi cảm động lắm, và nhớ Sài gòn vô cùng!
 Đó là những người láng giềng, và cũng là bạn thân mến của tôi, ở quanh bên nhà tôi. Họ có cho tôi số điện thoại nhà, số điện thoại cầm tay, và ân cần dặn dò nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra hãy gọi cho họ, và tôi cũng trao số điện thoại của tôi để giúp đỡ tương trợ nhau khi gặp thiên tai, khủng bố hay chuyện bất trắc gì xảy ra. Tôi cảm thấy không cô đơn, trống vắng, và an toàn khi có những người lối xóm thân tình và chân thật như vậy; không khác gì ở Việt nam thời trước năm 1975.
Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
25/10/201819:21:41
Khách
chú có những người hàng xóm tốt và dễ thương quá .....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến