Hôm nay,  

Gia Đình Tôi

07/12/200800:00:00(Xem: 145670)

Gia Đình Tôi

Tác giả: Nguyễn van Michele
Bài số 2478-16208555-vb8071208

Tác giả tới Mỹ năm 1990 theo diện H.O., hiện là cư dân Santa Ana. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà kể lại những ngày tháng vất vả của gia đình khi tới Mỹ và gửi niềm vui vào tương lai các con.

***
Gia đình tôi có 5 người. Bố, mẹ, chị, tôi và em trai. Năm 1990 gia đình tôi  định cư tại Mỹ theo diện H.O. Tôi còn nhớ khi đó tôi mới 18 tuổi vừa học xong lớp 12. Thi vào sư phạm học được vài tháng. Vì có giấy đi Mỹ, người ta không cho học nữa. Vì học nữa khi đi Mỹ sẽ bị đền tiền lại. Tôi đành nghỉ và chờ giấy xuất cảnh.
Nhận được giấy đi, gia đình tôi rất mừng, nhất là bố tôi. Từ ngày ra khỏi nhà tù do Cộng sản nhốt, bố tôi không  xin được việc làm gì hết vì ông đã đi lính Cộng Hoà.  Không chỉ bố mà các chị em tôi cũng bị thường gặp khó khăn vì trong trường người ta cũng không thích con “lính ngụy.”
Mẹ đi làm không đủ tiền sống, cuối cùng mẹ mở một tiệm bán cặp da cho bố và chị bán. Chị tôi chuyển qua học ban đêm để ban ngày đi bán. Mẹ đi làm y tá cho hãng xưởng cũng không ai thích vì trong hãng hầu hết là người có công với cách mạng hay là con của cán bộ. Thời đó họ còn phân biệt con thương binh liệt sĩ, con cán bộ và vợ con lính ngụy. Tôi hiểu là với chế độ lý lịch ba đời này, cho dù mình học giỏi đến đâu nhưng là con của lính nguỵ cũng đừng mong được họ trọng dụng.
Ngay khi  nhận được giấy tờ đi Mỹ, lập tức có cán bộ đến nói nếu hiến luôn căn nhà cho họ, thì họ cho đi mau hơn. Gia tài chỉ có căn nhà cuối cùng đành hiến luôn, để đến được một nước tự do, không còn khinh khi và vùi dập.
Năm 1990 gia đình tôi rời Việt Nam định cư sang Mỹ. Chúng tôi phải sang tiểu bang Florida vì bác tôi ở đó và là người bảo lãnh gia đình tôi. Khi xuống phi trường thấy thật nhiều người ra đón có cả ông bà Mục sư của Hội Thánh Tin Lành Luteran cũng tới. Gia đình tôi rất vui mừng như thấy có một cuộc sống mới trong tương lai. Những ngày đầu bác tôi tiếp đãi rất nồng hậu, gia đình tôi rât vui, bác tôi nói cho chúng tôi ở một tuần sau đó sẽ mướn nhà Apartment cho gia đình tôi ở. Nhưng chỉ được 4 ngày mẹ tôi tình cờ nghe được bác gái tôi trước khi đi làm đã căn dặn chị họ tôi là "con nhớ ở nhà coi chừng nhà, gia đình họ mới từ Việt Nam qua không tin tưởng lắm, coi chừng mất đồ đó".
Nghe được câu đó, mẹ tôi  không nói gì, chỉ lặng lẽ thu xếp rồi thưa với bác là không muốn ở đây khí hậu nóng quá, khó thở, tuị em muốn qua tiểu bang California, nghe nói bên đó khí hậu mát mẻ hơn. Tại Cali,  gia đình tôi có anh họ ở San Francisco và người bác ở Orange County. Bác trai là anh ruột của bố rất buồn vì sắp xa gia đình người em trai, chỉ có bác gái tôi là thích lắm.
Với số tiền 500 đồng của hội cho, bác trai tôi rất thương em nhưng không cho tiền gia đình tôi để mua vé máy bay vì bác gái giữ hết tiền rồi. Gia đình tôi phải đi xe Bus để kiếm đường qua California. Biết bao cảnh khó phải cắn răng  vượt qua. Nhưng mạng người cao lắm, ông trời cũng không bắt ai phải khổ mãi, người ta sống được mình sống được.
Tới California, bác tôi mướn Apartment hai phòng cho chúng tôi ở, cho mượn tiền deposit và tiền đóng tháng đầu ở thành phố Costa Mesa. Hai bác tôi tình cảm hơn hai bác ở Florida. Gia đình tôi rất vui, em trai tôi đi học tiểu học, bốn người chúng tôi đi học thêm Anh văn. Hội cho đi học một năm. Những ngày đầu đi học thật vất vả, không có xe, gia đình tôi phải đi xe Bus, những ngày trời mưa đứng đón xe Bus thật là khổ, tiền hội cho không dám tiêu xài, ăn uống vì phải để dành tiền mua xe, không ai cho mượn tiền hết. Trong nhà, nhìn qua nhìn lại thấy trống rỗng. Nhiều lúc tôi rất buồn và hay khóc. Tụi bạn tôi được họ hàng giúp đỡ nhiều lắm, có xe đi liền.
Học được sáu tháng chị và tôi nghỉ học, xin đi làm. Chúng tôi xin được việc làm ở một hãng điện tử.  Tôi đi học ở trường OCC.  Nhiều lúc mệt quá ngồi học mà ngủ gục.  Một ngày làm 12 tiếng, không kịp về ăn cơm phải chạy đi học luôn, ăn vài miếng chip và uống nước lạnh cho qua ngày. Ai nói qua Mỹ là sướng"  Tự do thì có nhưng kiếm tiền cũng vất vả lắm.  Đi làm đi xe bus hay đi carpool với người ta.  Dành dụm được ít tiền mua được một chiếc xe cũ của người bạn bố tôi bán lại với giá là 500 đồng.  Nó cũ lắm chạy hư lên hư xuống.  Nhiều lúc phải kêu trời sao số mạng của gia đình con khổ quá, ra đi với hai bàn tay trắng. 


Chị tôi quen được anh bạn sau này là người chồng của chị.  Anh giúp chị tôi học lái xe và chở giùm chúng tôi đi làm.  Tôi lại chuyển qua ca đêm thật là khổ không ai chở giùm, về khuya lắm vì làm overtime tới một, hai giờ sáng lận.  Có một người bạn thấy tôi tội quá, cho quá giang, tôi trả tiền xăng họ không lấy vì biết tôi nghèo lắm, làm được bao nhiêu hai chị em dành dụm sắm sửa đồ trong nhà vì có hai chị em đi làm thôi. 
Học được 2 năm vừa mệt, vừa đuối sức, tôi đành nghỉ học đi cắm đầu làm, dành tiền mua xe và giúp đỡ mẹ tôi trang trải tiền trong nhà. 
Chị tôi đi lấy chồng trước.   Tuy anh rể tôi không giàu nhưng gia đình anh rất tình cảm và tử tế, còn anh rất thương chị tôi và cũng giúp đỡ gia đình tôi nhiều.  Cuộc sống cũng tạm ổn, tôi dành dụm và mua được một chiếc xe cũ để đi làm.  Tôi nghĩ cuộc sống tuy nghèo nhưng được tư do cũng tốt rồi. 
Duyên số tôi tới, lập gia đình sau chị tôi một năm.  Chồng tôi là một người rất giản dị, không giàu sang nhưng có tình cảm, rất thương tôi và gia đình anh cũng không khinh khi gia đình tôi. 
Chúng tôi có được 3 con, một trai và 2 gái.  Tôi về sống với mẹ được 5 năm thì ra ở riêng.  Bố thì có việc làm cũng ổn, mẹ ở nhà lo việc nhà, em trai đi học. 
Gia đình rất hạnh phúc.  Nhưng rồi bệnh gan của mẹ lại tái phát. Mẹ tôi ngày càng gầy, bụng cứ to ra, bác sĩ nói gan của mẹ sắp đến thời kỳ cuối rồi, gia đình chuẩn bị đi.  Tôi nghe bác sĩ nói mà thấy như đứt từng khúc ruột.  Mẹ tôi một thời đã khổ, vất vả nuôi con và gia đình, bây giờ được đỡ một chút, thì cơn bệnh lại hành hạ mẹ, mẹ phải ra vô bệnh viện rút nước trong bụng ra, tôi thương mẹ cứ khóc hoài vì không gánh được bệnh cho mẹ.  Năm ngoái vào tháng 10, mẹ đã bỏ gia đình chúng tôi mà ra đi.  Thế là tôi đã mất đi một người mẹ thật thân yêu suốt đời khổ sở dưới chế độ cộng sản để lo cho gia đình. Mẹ tôi về cõi khi mới 60 tuổi.
Khi sanh đứa con trai út, chị tôi cũng bệnh nặng thêm, làm kimô mấy lần nhưng vẫn làm việc để lo cho gia đình.  Em trai tôi thì bị bệnh tiểu đường từ hồi mới 11 tuổi, ngày mới qua Mỹ.  Bây giờ thận của em cũng yếu cứ phải chích thuốc và uống thuốc mỗi ngày với liều lượng cao.  Năm nay em đã 29 tuổi vẫn chưa lặp gia đình vì phải chăm sóc cho mẹ lúc mẹ bệnh.  Nay mẹ đã mất rồi.  Tôi nói em nên lập gia đình để có người lo cho em.  Bố nay lại phát hiện có bệnh tăng xông máu. 
Mẹ mất đi bố rất buồn, ốm hẳn đi.  Tôi thường an ủi bố, và chở bố đi chơi.  Riêng phần mình, tôi cũng chẳng khá gì.  Bác sĩ nói tôi bị đường cao phải uống thuốc.  Còn xui hơn nữa là mới mất mẹ, con gái tôi lại bị gãy chân.  Buồn quá tôi suy nghĩ hơi nhiều nên lại xảy ra đụng xe.  Chuyện xui đến liên tục.  Tôi cứ than thở và khóc hoài. Bệnh tiểu đường nặng thêm, cái thận bắt đầu hơi yếu. 
Tôi không biết sống được bao lâu để lo cho gia đình và lo cho bố tôi.  Tôi thường cầu nguyện ở nhà thờ và ở chùa là Chúa và Phật có thương con cho con sống được lâu một chút để lo và nuôi cho ba đứa con của con được khôn lớn và học hành thành tài. 
Chúng tôi có 3 đứa con ngoan, rất thông minh, gia đình hạnh phúc.  Ban ngày đi làm, chiều về nấu cơm, dạy con tập hát, múa và tập vẽ, tham gia việc cộng đồng, dạy con làm việc thiện.  Các anh chị tôi quen biết đã giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt tinh thần, cho tôi nhiều ý kiến, tôi rất vui vì được quen biết các anh chị.  Cuối tuần đưa đón con đi học Việt ngữ, giáo lý, sinh hoạt ở nhà thờ.  Nhìn thấy con lãnh thưởng:  giáo lý hạng nhất, Việt ngữ hạng nhất, hát hạng nhì, hạng ba, thi vẽ hạng nhất, nhìn những bằng khen và cúp tôi rất hãnh diện và quên hết mệt nhọc.
Thương chồng, thương con tôi sẽ ráng tập thể thao để qua cơn bệnh và có thể sống thêm lâu hơn để nhìn thấy những đứa con thành tài thành danh để giúp đỡ gia đình và cộng đồng.  Đó là những chuyện thật may mắn và không may mắn đã đến với gia đình tôi từ Việt Nam qua tới nước My.
Nguyen Van Michele

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến