Hôm nay,  

Tiếng Chó Sủa

21/11/200800:00:00(Xem: 156095)

TIẾNG CHÓ SỦA

Tác giả: Huyền Thoại
Bài số 2462-16208539-v6211108

Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô hiện cư trú và làm việc tại vùng Bắc California. Bài sau đây được tác giả coi là một chuyện để cười, và góp với tinh thần "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ."

***
Trước hết, xin tự giới thiệu, tôi là auditor của một công ty tài chánh rất nặng ký của nước Mỹ. Tiếng Việt mình kêu là kiểm tra viên. Cả một cái công ty to đùng như vậy, mà các ngài CFO (Chief Finance Officers) chỉ duyệt cho mướn có vài chục auditors, cho nên bọn tôi cứ phải thay phiên nhau kéo hành lý từ bang này sang bang kia, gọi là đi TDY, có nhiệm vụ bới lông tìm vết những kẻ nắm phần chi xuất tiền nong của công ty chúng ông (dù có nhiều auditors là các bà!). Hễ mà các người loạng quạng tiền nong của chủ thì chúng ông cứ hạ bút cho về nhà đuổi gà. Nói thì nói cho vui, chứ bên Mỹ ai cho nuôi gà ở nhà mà đuổi. Có đuổi thì chỉ đuổi được có mỗi một con gà mái hoặc một anh gà cồ,  "personal pet",  của mình mà thôi!
Mỗi lần về nhà báo tin cho chồng "Em phải chuẩn bị đi TDY" thì chồng tôi tái mặt! Vì cái TDY của tôi nó thường kéo dài hai hoặc ba tuần lễ là thường. Chuyện đi TDY của tôi nó liên quan đến nhiều thứ trong cái gia đình gồm hai vợ chồng và ba đứa con của tôi. Đứa lớn nhất là một anh giai mười lăm, kế đó là một em gái mười hai, và sau cùng là cậu út tám tuổi. (Ấy, mẹ chồng tôi vẫn thường khen tôi khéo đổi đầu con! Đẻ thế mới là giỏi!) Chỉ có cậu út là được xe nhà trường đón đưa đi về, còn phần anh chị nó thì hai vợ chồng tôi chia nhau làm tài xế, sáng đưa chiều chở. Lúc tôi đi TDY thì chồng tôi lãnh đủ, vừa làm tài xế, vừa làm vú em, vừa làm cha làm mẹ, tuốt tuồn tuột. Cho nên nghe tin tôi đi TDY thì anh chả nóng lạnh sao được! Để giúp chồng nhẹ gánh trong những lúc mình xa nhà, tôi bèn đi chợ, mua về một xe đồ ăn, rồi hì hục nấu nướng năm bảy món đặng để sẵn trong tủ lạnh, cha con đem ra ăn dần. Khi nào hết thì đã có pizza và đồ frozen của chợ Mỹ giúp đỡ. Nhiều lần vợ chồng tôi loay hoay trăn trở, nghĩ cách tìm cho tôi một cái job nào không bắt tôi phải xách va ly đi xa bỏ chồng con cầu bơ cầu bất. Nhưng tìm đỏ con mắt mà mãi chưa ra cái job nào thơm (tiền) như cái job làm auditor hiện nay, nên tôi cứ phải bấm bụng đóng gói hành trang lên đường, chờ ngày "bà kiếm được job khác bà thay mày ngay lập tức"! Cũng chỉ vì đa đoan vào cái mortgage khổng lồ mà vợ chồng tôi phải hy sinh, thỉnh thoảng nằm chèo queo vài tuần lễ mà nhớ nhau. Chồng tôi thường rên rỉ:
- Em đi mang theo cả cái gối ôm vừa thơm vừa ấm của anh làm anh khó ngủ muốn chết!
Còn tôi" Trời ơi, ba cái vụ sổ sách, ba cái con số khũng khiếp còn lẽo đẽo theo tôi về cả trong phòng khách sạn. Khi tạm khoá được chúng vào trong computer rồi, thì tôi chỉ muốn lăn đùng ra mà ngủ. Chỉ bắt đầu nhớ chồng vào khoảng&một tuần sau ngày ra đi. Nhưng mà dù có mệt cách mấy, tôi cũng không làm cách nào bỏ được cái thói quen thức giậy uống nước vào khoảng nửa đêm về sáng, lúc cổ họng khô làm tôi phải ho khan nếu mê ngủ quá dậy không nổi.
Bởi vậy hôm nay mới có câu chuyện mà kể dưới đây!
Trở lại chuyện đi TDY của tôi! Chuyến này tôi ở khách sạn Residence Inn. Thường thường đi TDY, bọn auditors chúng tôi chỉ có tiêu chuẩn ngủ khách sạn ba hay ba sao rưỡi. Chỉ khi nào đi dự hội nghị, đi họp hành với các "đối tác" quan trong, mới được phép ngụ ở những khách sạn bốn sao. Tôi chưa được ở khách sạn năm sao bao giờ, nên chẳng biết năm sao nó khác bốn sao cái chỗ nào. Cái khách sạn Residence Inn này hơi đặc biệt, vì ngoài những khách vãng lai một vài ngày, còn có những thân chủ dài hạn. Méo mó nghề nghiệp, tôi làm một màn "phỏng vấn" lúc đi ăn sáng dưới phòng ăn, thì được biết có nhiều người đã ở đây cả vài tháng trời, vì họ đã bán nhà để đi chỗ khác sinh sống. Trong lúc sắp xếp công việc và chờ ngày lên đường, họ đến khách sạn này ở tạm, vì nơi đây cho họ giá thuê tháng, có maid làm phòng mỗi ngày, có nồi niêu chén đũa cho họ nấu ăn, có máy rửa chén, chẳng phải trả tiền điện, tiền nước như ở apartment! Nhất cử mà&đa tiện.
Cũng có một số người đến đây ở vì nó rất gần một nhà thương chuyên trị bịnh&hiếm muộn. Phương pháp điều trị rất phiền nhiễu, tốn nhiều thì giờ và tiền bạc. Nhưng một khi dư tiền mà không con cái thì người ta thấy đời sống kém vui, vợ chồng nhìn nhau hoài mãi cũng chán. Nhìn riết chỉ thấy toàn là vết nhăn và mụn cám. Bèn đem nhau đi tìm thầy kiếm người thừa kế cho đời thêm đông.
Cô tiếp viên cho tôi ở tầng hai. Tôi không chịu ở căn bìa, vì nó kế cái thang máy, tôi ghét nghe tiếng người đi về ồn ào. Đó là căn mang số 2030. Cô bèn sắp cho tôi ở căn 2026. Cửa chánh của các phòng nhìn ra hành lang chung, lúc nào cũng đèn điện sáng choang, ngày lẫn đêm. Đằng sau mỗi phòng là một dãy lan can chạy dài từ đầu nọ tới đầu kia, thỉnh thoảng được tô điểm bằng những chậu kiểng hoa lá xinh tươi. Phòng nào cũng cò một cửa hậu để khách bước ra lan can phía sau đứng ngắm ... hồ tắm công cộng. Những phòng ỡ dẫy đối diện có lan can nhìn ra phố. Tôi không thích phố phường nhộn nhịp nên đòi ở dãy nhìn ra hồ tắm. Bạn đang tự hỏi, sao cái bà này tả tình tả cảnh lẩm cẩm thế! Ấy, có nguyên do cả đấy bạn ơi! Làm ơn đọc tiếp&
Lần TDY này, tôi giữ phòng mười đêm. Hai đêm đầu, tuy có mệt mỏi vì bị sổ sách tấn công bơ phờ, tôi cũng ráng thức đến 10 giờ đêm để nói chuyện điện thoại với đức phu quân, hỏi thăm con cái và xem anh có nhớ gối ôm chưa. Anh bảo anh nhớ, nhưng mà chưa có nhớ lung! Chắc phải vài hôm nữa mới nhớ hung! Nói chuyện với chồng xong, tôi ngủ một mách tới hai giờ đêm, thức giấc như lệ thường để uống nước thấm họng. Đêm thứ ba, tôi dậy uống nước. Uống xong tôi không làm cách nào ngủ trở lại được vì có tiếng chó sủa vọng lại từ phía căn phòng 2030. Tôi biết là 2030, vì hồi chiều khách phòng 2028 đã checked out. Lúc đi làm về tôi thấy cặp vợ chồng đang lôi va ly ra thang máy. Nằm mãi mà vẫn nghe tiếng chó sủa rả rích lúc to lúc nhỏ, lúc lên lúc xuống, tôi bực mình gọi front desk, cằn nhằn:
- Tôi không biết quí vị ở đây cho cả "pets" cư ngụ! Có con chó ở phòng nào đó sủa nãy giờ gần cả tiếng đồng hồ làm tôi mất cả ngủ. Ông làm ơn can thiệp để tôi ngủ, lấy sức mai đi làm. Không chừng tôi phải dọn đi chỗ khác !
Người tiếp viên giải thích:
- Thưa bà, chúng tôi có treo bảng niêm yết là khách sạn có nhận pets, nhưng có lẽ bà không để ý. Ngày mai, chúng tôi sẽ dời bà sang khu khác. Còn bây giờ, tôi sẽ gọi người có chó để họ giải quyết vấn đề.
Tôi bực mình :
- You'd better!


Hôm sau, người ta báo đã tìm được phòng khác cho tôi. Nhưng vì bận họp hành, tôi về trễ, mệt mỏi nên không còn hơi sức đâu mà dọn đồ. Đành ở lại thêm một đêm. Tối hôm đó, tôi thầm vái ông địa cho cái con chó chết kia thôi ủng oẳng. Nó mà sủa một đêm nữa là tôi sẽ lên máu, là cái chắc! Mười một giờ, tôi đi ngủ. Và đúng thói quen thường lệ, tôi lại thức giấc nửa đêm về sáng để uống nước! Vừa mở mắt ra, tôi chợt thấy máu nóng chạy rần rần trong người&vì giận! Giận cái con chó mất nết, cứ nhè đêm khuya mà sủa. Giận cái thằng cha hay con mẹ chủ của nó mất lịch sự, không biết dậy chó tôn trọng hàng xóm láng giềng. Cả nhà chúng nó mất nết hết!
Tôi sùng quá, tính gọi điện thoại xuống front desk, nhưng lại thôi. Tính tôi hay cả nể. Mình mới gọi than phiền hôm qua, người ta hãi quá đã kiếm phòng cho mình dọn mà mình không về kịp, thì còn complain làm chi nữa! Thôi thì phải chờ tới ngày mai. Có mất ngủ thêm một đêm nửa cũng là&lỗi tại tôi mọi đàng!
Nuốt giận, tôi vói tay lấy cái vũ khí phòng thân là cái lọ mace rồi mở cửa sau, tính coi có phải cái phòng 2030, hay là tôi đã nghĩ oan cho họ. Ông xã tôi mà biết tôi dám một thân một mình mò mẫm đi trong đêm như vầy thì thế nào cũng mắng cho tôi một trận ra trò, vì bao nhiêu những chuyện tấn công được người ta thường xuyên báo động trên tivi mỗi ngày. Nhưng tôi cũng có những lý do để tự bào chữa cho hành động dại dột của mình. Vì cái khách sạn này mọi cửa đều có khoá điện tử, chỉ có " paying guests" mới có chìa khóa ra vô, lại có mấy cái cameras hoạt đông liên tục đêm ngày tại những nơi có chữ Exit. Cái cơ nguy bị quân gian ngoài đường nhảy vào bóp cổ thì ít. Hoạ chăng cái đứa đó là một trong những "khách trả tiền" nơi đây. Bởi vậy với cái mace cầm trong tay, thằng cha nào loạng quạng đến gần bà thì bà chỉ xịt cho mà đui mắt.
Lúc đến gần phòng 2030 thì tiếng chó ư ử càng lúc càng rõ. Lạ thiệt. Nó sủa có bài có bản, lúc lên, lúc xuống, lúc mau lúc chậm như có người làm nhạc trưởng cho nó sủa đúng nhịp đúng tông. Tôi ngạc nhiên, bước mau hơn để thỏa mãn tính tò mò. Lúc đến ngang cánh cửa sổ ngay buồng ngủ, tôi thất kinh hồn vía, tay chân bủn rủn vì những tiếng hầm hừ,  những tiếng rên rỉ, những tiếng la thét của một cặp cọp rừng đang gầm gừ muốn ăn tươi nuốt sống nhau. Còn con chó, nó sủa nhanh khi hai con cọp la thét, nó sủa nhỏ khi cọp chờn vờn và sủa lớn hơn khi hai con cọp xáp lá cà và cào cầu nhau thiếu điều sập giường. Khi hai con cọp đã thấm mệt vì cấu xé nhau thì con chó cũng ngừng. Nó thương chủ của nó quá. Đánh nhau tàn bạo như thế, nó chẳng biết làm sao mà can, chỉ cố gắng kêu cứu. Kêu mãi mà chẳng có ma nào đến, nó chỉ biết nhảy quanh giường, hy vọng tiếng sủa của mình làm giảm đi cái sự vũ phu của ông bà chủ. Sủa mãi gần hết hơi ông bà chủ mới chịu thôi đánh nhau và buông nhau ra nằm thờ như bò. Nó sung sướng thấy chủ hết hỗn chiến, có lẽ đã nhảy phóc lên giường nằm chen vào giữa.
Tôi quay trở về phòng. Ngày hôm sau tôi dọn lên lầu ba. Mỗi sáng xuống phòng ăn nhìn hai con cọp và con chó mà buồn cười muốn "chớt".
Ông bà ta thường nói, phúc bất trùng lai mà hoạ vô đơn chí. Cái lần đi TDY này của tôi chưa thấy phúc đâu, mà chỉ thấy họa đến dồn dập. Dọn lên lầu ba rồi, đêm đầu tiên tôi ngủ ngon vì không còn phải nghe chó sủa can cọp đánh lộn. Nhưng đêm sau, tôi đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy vì có tiếng người rên la ở phòng kế bên. Còn đang ngái ngủ, tôi cố định thần để quyết đoán coi tiếng la đó là tiếng gì. Tôi không nghĩ đó là tiếng rên khoái trá của một con cọp cái,  mà rõ ràng là tiếng rên đau đớn, tiếng ỉ ôi kéo dài của một người đang bị cơn đau hành hạ. Thỉnh thoảng tiếng rên lại trở thành tiếng rú được nén lại trong cái tĩnh mịch của đêm trường. Tôi càng tin sự xét đoán của mình hơn, vì chỉ có một tiếng rên đó, ngoài ra, không có một động tĩnh nào khác. Nếu có một thứ tiếng động khác thì tôi phải nghe được. Tôi chợt nghĩ đến cái bệnh viện ung thư nổi tiếng của thành phố này mà một số "guests" của khách sạn là bệnh nhân đang điều trị ngoại trú. Biết đâu người ở phòng bên cạnh đang bị cơn đau hành hạ, đang ở một mình, đang cần đến sự giúp đỡ của tôi" Tôi quyết định phải làm một việc gì đó để giúp cho con người bịnh hoạn khốn khổ kia. Thế là tôi cầm điện thoại gọi xuống front desk:
- Hello, tôi đang gọi ở phòng 3115. Có ai ở phòng kế bên đau ốm sao đó mà tôi nghe rên la nãy giờ. Làm ơn gọi 911 hoặc tìm cách xem họ có cần gì không"
Anh chàng trực đêm cám ơn tôi, và hứa sẽ liên lạc với người khách tôi vừa nói.
Vài phút sau khi gác máy, tôi nghe chuông điện thoại ở phòng kế bên reo inh ỏi. Sau đó là một cuộc đối thoại ngắn mà tôi không nghe được nội dung. Tiếp đó là một vài tiếng thì thào nho nhỏ rồi tất cả chìm vào im lặng. Tôi chẳng nghe tiếng người đi tới đi lui nên biết là 911 không được gọi đến để làm việc cấp cứu. Tôi nghĩ chắc chuyện không đến nỗi nào. Tôi mệt quá thiếp ngủ lúc nào không hay.
Sáng hôm sau đi làm, tôi ghé ngang front desk,  hỏi anh trực đêm:
- Đêm qua tôi gọi vì khách phòng kế bên đau ốm sao đó. Có chuyện gì quan trọng lắm không"
Anh ta nhìn tôi, ánh mắt thấp thoáng vẻ cười cợt:
- Thưa bà không. Không có ai đau ốm gì hết.
Tôi đáp lại cái nhìn của anh ta bằng cái cười mím chi... cọp của mình:
- Were they having too much fun, or what" (Vậy chắc là họ "phê"quá chứ gì")
Anh ta bắt chước tôi, cũng cười mím chi cọp:
- I guess you're right. Too much fun. (Tôi nghĩ bà nói đúng. Quá phê thật).
À há, kỳ này chỉ có con cọp cái là tung hoành. Con cọp đực này chỉ biết ngậm tăm nên đánh lừa được cái máu bới lá tìm sâu của một con mẹ auditor!
Hai vụ đánh nhau quá cỡ thợ mộc ở khách sạn trong một chuyến TDY làm tôi ngán ngẩm. Làm tôi nhớ đến cái con nhỏ phụ tá người da đen của tôi. Nó khoảng 28 tuổi, chửa chồng, nhưng có live-in boyfriend. Thật ra, nó xách gói đến ở nhà boyfriend của nó. Anh chàng này là một salesman của một hãng bào chế thuốc tây nên cũng đông đào, nhiều địa. Một hôm cô nàng đến sở làm, gương mặt bực dọc. Cả ngày tôi thấy nó cầm cell nói chuyện với thằng bồ, mặt nặng chình chịch như cái cối xay. Đến bữa trưa, tôi đi ăn với nó và hỏi:
- Tao ngó bộ mày với thằng boyfriend của mày đang có chiến tranh.
Nó gật đầu. Xác nhận:
- Ờ. Tôi đang tức nó cành hông.
- Chuyện gì mà dữ vậy"
- Bà nghĩ coi, tự nhiên nó mướn một con sen ở luôn trong nhà. Thế có tức không cơ chứ.
- Thế thì đã sao"
- Thì đã sao" Thì tôi với nó không có "violent sex" được! Tôi không được tự do la hét, không được tự do muốn lúc nào có lúc đó, muốn chỗ nào làm chỗ đó.
Tôi thở dài. Từ hồi nào đến giờ, trong gia đình tôi, trong đám bạn bè tôi, tôi không có nghe ai nói "violent sex" bao giờ, tôi cũng chưa nghe ai than phiền nhà mình có cọp vật lộn kinh thiên động địa. Ngay cả hồi còn ở bên Việt Nam, sau những ngày miền Nam đổi chủ, các gia đình trong trại gia bình bị đuổi nhà, bèn bồng bế nhau về nội ngoại nương náu. Do đó có nhà phải chứa ba hay bốn gia đình, tối ngủ buông mùng, cách nhau một vách ván mỏng tè, mà cũng chỉ nghe chuột chạy rột rẹt là quá lắm. Vậy mà cái đám cọp trắng cọp đen bên này chúng lớn họng và đánh nhau khiếp đảm thiệt.
HUYỀN THOẠI

Ý kiến bạn đọc
16/07/202111:30:52
Khách
This year turned out to be very difficult. But we have optimized and reduced the cost of our products!
It is almost impossible to find prices lower than ours, the sale is at the cost price level.
Watch and be surprised by our super low prices https://is.gd/72jG3I
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến