Hôm nay,  

Cá Đuối

27/10/200800:00:00(Xem: 241075)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Tác giả: Nguyễn Viết Tân

 

Bài số 2444-16208521-vb2271008

 

Tác giả  sinh năm 1950 tại Dầu Tiếng Bình Dương.  Quê quán: Rạch Giá, Kiên Giang. Trước 1975, phục vụ tại Phi Đoàn 253 Sói Thần, Đà Nẵng. Công việc ở Mỹ là  thầu landscaping cho freeway tại vùng Nam Cali, nhận job trải dài qua ba quận hạt Los Angeles, San Bernadino và Orange County. Năm 2001, với bút hiệu Tân Ngố, và bài “Bên Bờ Freeway” ông là tác giả đã nhận một trong 4 giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai.

 

***

 

Con cá đuối to lớn đại chang như cái nia thì ngư dân gọi là con cá "đuối biềng", chẳng biết tại sao người ta đặt tên nó hay ho làm vậy. Còn con cá có cái mỏ quặp xuống hai bên, hình thù giống như con chim đại bàng đang bay trên trời, oai phong như máy bay tàng hình B1 thì lại kêu là con Đuối Ó.

 

Ở bờ biển California vào mùa hè, cá đuối hay nằm phục kích để bắt mồi dưới cát chỗ nước không sâu lắm, ai đạp lên mình nó là nó cong đuôi lên "chơi" liền.

 

Bởi vậy nếu đi tắm biển chúng ta phải cẩn thận, ngộ nhỡ bị nó đâm, hãy nặn máu ra nhiều nhiều cho bớt nọc độc, phải lấy ngay một điếu thuốc lá đang cháy mà hơ thật sát vô vết thương, rồi chở đi bác sĩ hay bịnh viện liền để được chích thuốc chống phong đòn gánh tetanos và thuốc trụ sinh.

 

Nói đến vụ cá đuối đâm, tôi có một kỷ niệm nhớ đời:

 

Số là năm 1980, sau khi ở trại Songkhla -Thái Lan được 3 tháng thì gia đình tôi có danh sách đi Bangkok, mà nghe người ta nói thì ở trên trại chuyển tiếp này phát nước rất hạn chế, mỗi người chỉ được 5 lít, nên buổi chiều trước khi đi một ngày, tôi vọt ra bãi biển tắm cho đã đời chứ mai mốt không có nước, chỉ kì khô, kì hòm mà thôi.

 

Bơi xa bờ chừng 100m, chân tôi chạm vào một cồn cát và nếu không có từng đợt sóng thì cũng không đến nỗi nước ngập vô mũi.

 

Đang dập dờn sóng nước thì tôi đạp nhằm cái gì mềm mềm nhão nhão, trong lòng thầm nghĩ: "À thì ra mấy đứa thiếu niên đem da gà, da heo ghim vô một cái đũa mà cắm vòng vòng nơi cồn cát này để dụ bắt ốc hương đây".

 

Tôi đã từng thấy họ lặn bắt được cả sô ốc mà mang vô bờ.

 

Bụng nghĩ như vậy nên tôi dí chặt chân xuống để lấy toạ độ, sau đó lặn xuống bắt mấy con ốc hương mà chơi, ai dè đó là một con cá đuối nằm vùi dưới cát để rình bắt mồi.

 

Nó cong đuôi lên, quất vào mu bàn chân tôi một cái đau điếng. Tôi dỡ hổng giò lên khỏi mặt nước mà coi, thì một vòi máu phọt ra gần khe cẳng cái và ngón kế tiếp.

 

Bàn chân đau tê dại liền, tôi đành bơi ngửa bằng hai tay và một chân vô bờ.

 

Mấy người trên bờ thấy vẻ mặt tôi đau khổ quá, họ nhào tới hỏi han và trong nhóm người này có mấy người là gốc ngư dân, nên họ bày cho tôi là đái ngay vào vết thương, để không thôi nó làm độc.

 

Tôi đi cà nhắc về lều, trong người gây gây lạnh. Ngủ chừng nửa giờ thì mấy người bạn còn kẹt lại trại Songkhla mời tôi đi uống một chầu cà phê để chúc thượng lộ bình an.

 

Uống xong tôi không đứng lên được nữa, anh bạn bèn dìu lên bệnh xá xin Bác Sĩ chích cho một mũi trụ sinh.

 

Đêm đó tôi thức trắng, nhưng sáng hôm sau cũng phải ráng lê bước, trèo lên xe buýt mà đi Bangkok.

 

Từ phía nam nước Thái lên tới Bangkok xa lắm, xe nghỉ mấy lần tại các nhà hàng mà tôi không xuống xe được, nhằm lúc vắng người len lén đái vô cái chai mà thôi, không nhúc nhích ăn uống gì được.

 

Xe vô trại chuyển tiếp thì cái chân tôi sưng lên như cái chân voi, đành xin lên bệnh xá của trại. Ông BS hỏi tại sao bị như vầy, tôi dùng hết mớ ngôn ngữ ba rọi để tả cho ông ta nghe "Đoạn đường chiến binh". Ông ấy ồ lên rồi vác ra một cuốn sách có hình tôm cua cá ghẹ.

 

Tôi chỉ vào con cá đuối rồi nói:

 

-That's it.

 

Ông ta gật gù:

 

-Stingray.

 

Nói đoạn ông lấy hai bàn tay vuốt dọc cái chân voi một phát, thì trời ơi một vòi máu lẫn mủ phụt ra từ vết thương, tôi suýt té đái trong quần.

 

Ông nói cái gai đâm trúng ngay động mạch, nên nọc độc chạy lên quá đầu gối, bị nhiễm trùng nặng lắm.

 

Y tá bơm thuốc trụ sinh vào nước biển rồi chuyền cho tôi liên tiếp trong ngày đêm đó tới mấy bình.

 

Cái khổ nhứt là khi nhờ người ta dìu vào cầu tiêu, vì khi lấy hơi để rặn thì đau quá trời quá đất.

 

Ông BS khi đi khám từng bịnh nhân, hỏi tôi có bị problem gì không, tôi nói không đi restroom được. Ổng hỏi sao không nhờ người khác dìu đi, nhưng tôi chỉ biết chữ restroom mà thôi, chứ không biết động từ ỉa nói ra làm sao. Thiệt khổ quá trời.

 

Hai ngày sau họ đưa tôi lên xe cứu thương và chạy tới bịnh viện lớn. Vợ con tôi không biết đâu mà hỏi thăm thì may quá, một anh bạn thân có vợ đẻ nên được cho đi theo xe Ambulance đến nhà thương. Anh đi ngáo nghến dòm vào từng phòng thì nhìn nhấy tôi.

 

Nỗi mừng biết mấy chi cân.

 

Thế là ngày hai buổi, anh mua cá lóc thịt heo ở chợ gần đó, đem về trại làm thức ăn rồi đem qua cho vợ và cho tôi. Được mấy bữa, anh thông báo là vợ con tôi đã khám sức khoẻ và ngày mai hay mốt sẽ đi Philippines. Tôi tá hoả xin Bác sĩ cho tôi về trại. Ông nói tuỳ đấy, nhưng cái chân coi chừng bị cưa, vì mấy bữa nay cứ vuốt một cái là mủ máu lại phọt ra có vòi.

 

Tôi nhất định đòi về, vì có thể lần sau họ lại có chuyến qua tuốt Indonesia thì tôi lạc mất vợ con hay sao.

 

Thế là "Độc Cước Đại Hiệp" đành xin một cái nạng, để cùng vợ con lên máy bay đi Phi Luật Tân.

 

Qua đó rồi, hàng ngày tôi vẫn phải đi bịnh viện chích thuốc, mấy tháng sau mới hết, và chỗ vết thương đã lành da rồi mà sau hơn 20 năm nó thỉnh thoảng lại tê tê, ngứa ngứa, không gãi không chịu được.

 

Khi tôi kể chuyện này cho bạn hữu nghe trên trang Không Quân Cánh Thép, có người nói tôi còn hên hơn ông Steve Erwin (Crocadile Hunter), ông ta là nhà Hải Dương Học bên nước Úc, quen với bao nhiêu độc vật như cá sấu, rắn rết, mà sau cùng sanh nghề tử nghiệp, cách đây vài năm, lúc đang quay phim dưới biển, con cá đuối ó đã đâm trúng tim phổi ông.

 

Ông qua đời lúc còn sung sức, mới 44 tuổi!

 

Người khác lại kể rằng có cô bạn đã từng bị cá đâm, cái mặt sưng to lên gấp hai, cả người lốm đốm như cái nấm rơm, nếu không được chở ngay đến Trung Tâm Chống Ngộ Độc (Anti-Poison Center) thì có thể chết rồi.

 

Thỉnh thoảng trong siêu thị Việt Nam có bán những miếng cá đuối cắt giống như những miếng pizza trông rất ngon lành, nó được lột da cả hai bên, màu thịt nâu hồng, ở giữa có lớp gân sụn ăn rất dòn, nhưng xin quí vị đừng có thấy nó ngon quá mà mua nhiều, chỉ nên rinh về chừng một vài pound, vì thực ra những loài độc vật như hùm beo rắn hết hay cá đuối, thế nào trong thịt nó cũng tránh sao khỏi có chút nọc độc(")

 

Cá đuối có thể dùng để nấu cà ri, hay nấu canh chua, ăn lúc còn nóng rất ngon, nhưng nếu có dư, ta nên đổ bỏ, đừng để hôm sau ăn thừa rất dễ bị trúng thực. Người nào nói thịt cá đuối ăn ngon bổ, mát mẻ, ăn rồi tối ngủ khỏi... đội nón là nói láo đó, nó độc tàn canh. Người ta đồn ai có chứng phong, ăn cá này sẽ bị cùi!

 

Từ ngày rời Thái Lan tôi thù con cá đuối, bởi vậy bây giờ mỗi lần câu nó lên, nó biết tôi căm thù nên dùng hết sức trì sát bụng xuống đáy biển, có khi đứt dây, có khi sức nó yếu hơn, bị kéo bung lên mặt nước thì nó sàng qua lạng lại như cái dĩa bay, đôi khi phải giòng nó vô sát bờ vì nó nặng quá.

 

Kéo lên rồi, tôi dùng kềm cắt cái gai cứng như thép nguội phía trên cái phao câu vất vô thùng rác, rồi mới quăng cu cậu “đuối biềng”trở về biển cả.

 

Thôi nhé, từ nay mày có muốn đâm ai cũng cóc đâm được nữa!

 

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
26/05/201900:58:30
Khách
oan oan tương báo ..... nếu tiếp tục giết nó ,nên lấy tâm từ bì mà tha cho chúng , nếu vì nguyên nhân mà tác giả bị nó đâm cách đây hơn 20 năm mà ra tay trả thù thì dòng họ nhà cá đuối thì đang tạo nghiệp sát .....
quả báo thường đến chậm nên chúng sanh coi thường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến