Hôm nay,  

Hai Quê Hương Trong Một Tâm Hồn

24/10/200800:00:00(Xem: 163273)

 

Tác giả: Võ Trang

Bài số 2441-16208518-vb6241008

Tác giả cho biết ông 56 tuổi, cư dân ở San Diego; Nghề nghiệp: Kỹ Sư Điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một tự truyện với tâm tình vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng “mang trong lòng một mối "hận" người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình...”Mong Võ Trang tiếp tục viết.

 

***

 

Con đường freeway vắng lặng uốn mình về bên phải trước khi đổ vào một vịnh nhỏ xinh xắn. Xa xa, một chiếc tàu sắc vô danh chìm nữa mình trong bể nước cạn... Bremerton, cái thành phố nhỏ và mưa nhiều ở miền cực Bắc của nước Mỹ này là nơi tôi một mình xa nhà đi nhận nhiêm sở lần đầu tiên 23 năm về trước."Đi bất cứ nơi đâu lúc đất nước đang cần... ." Tôi bật cười với bài hát mang âm điệu lơ lớ này của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM. Thuở ấy tất cả chúng tôi đều phải luôn luôn biểu hiện tinh thần "xung kích" cho đến phút cuối trước khi ...  lên tàu!. Nhưng sau khi ra trường ở Mỹ tôi thật sự chấp nhận đi bất cứ nơi đâu vì gia đình đang cần. Một vợ 2 con, sau 2 lần thi thử và không được nhận trở lại trường Y, tôi quyết định nhanh chóng học lại cho được một mảnh bằng 4 năm như là điều kiện tối thiểu cho những loại người không có khiếu thương mại và sống chủ đích vào chút vốn liếng văn hóa...  Từ một sinh viên Y-Khoa dang dở, ra trường là kỹ sư điện, rồi làm việc như một kỹ sư viết software, cuộc đời dạy cho tôi biết mềm dẻo thật sự, biết quí những gì mình còn có chứ không phải theo đuôi để được thăng tiến trong nghề! Cơ quan tôi làm việc nằm dọc theo bờ biển, được thiết lập từ năm 1913 với cái tên rất dài: Naval Undersea Warfare Engineering Station. Những phòng làm việc nhìn thẳng ra đại dương, những căn nhà gạch, xây theo kiến trúc Âu Châu, lẫn mình trong cây lá của cái tiểu bang tự hào bao giờ cũng xanh tươi (Washington State, The Evergreen State) không mang chút không khí chiến tranh nào cả. Bãi cỏ rộng trước cao ốc chính của sở là nơi các loài chim, nhất là loài ngỗng trời nghỉ chân trên đường di trú xuống miền nam vào mùa đông. Tôi để ý đến loài chim này vì tính chung thủy của nó - như một người bạn chỉ cho tôi những con đi lẻ loi trong đàn. Đó là những con mất vợ hay chồng, thường là vì những người đi săn ở đây bắn chết, nhưng chúng sẽ sống như vậy, không tái lập gia đình("). Vào năm đầu(1986), tôi không thấy người Việt làm cho cơ quan này, và tôi là người Việt-Nam duy nhất trong Department of Data Processing ở đây. Công việc đầu tiên để lại cho tôi những ấn tượng thật đẹp về cái đất nước này. Vị chủ nhiệm bộ môn (Department Head) là người sắp xếp phiên họp hàng tháng. Mỗi lần như thế, ông thường đề cử một nhân viên để thuyết trình về một đề tài nào đó bên cạnh những thành quả của công việc. Có khi là cách thiết lập các trụ chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến. Có lần thuyết trình viên nói về những hình dáng qui chiếu của vật thể trong không gian 3 chiều trên mặt phẳng. Có lần vị Division Head của tôi nói về cách chọn ly để uống những loại rượu Vang khác nhau...  Thật thú vị trong một cơ quan chế tạo thủy lôi (Torpedo) cao cấp như thế này lại có những đề tài chẳng dính líu gì đến nghề nghiệp cả.Lần thuyết trình của tôi là đề tài về chính chuyến vượt biên 2 lần của mình. Câu chuyện khá bình thường vẫn làm cho nhiều phụ nữ Mỹ đỏ mắt...  Cái đất nước giàu có và thanh bình này làm cho người Mỹ rất nhạy cảm và giàu lòng nhân ái. Từ đó, tôi hình như được "ưu đãi" trong việc chọn lựa những projects tôi thích, được lấy trước ngày nghỉ (advanced annual leave) để bay về thăm nhà, ít nhất một tháng một lần, vì toàn bộ gia đình tôi vẫn ở lại San Diego sau hơn cả một năm tôi nhận nhiệm sở.Không thuyết phục được mẹ tôi di chuyển lên đây, mọi cố gắng là để trở về với đại gia đình. Gợi ý thuyên chuyển tôi về lại một Detachment ở San Diego của vị Department Head đã nhiều lần bị vị chủ nhiệm dân sự (Technical Director) bác bỏ với lý do đơn giản: "nếu không thích thì tại sao lại nhân việc"". Tôi có dàn xếp để đưa gia đình lên nhưng vợ tôi cuối cùng, sau gần một năm thử thách, cũng phải biểu lộ những nỗi buồn vì cuộc sống vắng lặng và mưa nhiều ở đây. Ngày xưa Huế mưa cũng nhiều nên cá nhân tôi không có khó chịu gì về vấn đề này cả. Về mùa đông, tuyết nhiều khi xuống bất ngờ...  Từ cửa sổ nhìn ra, có khi giống như những đóa hoa trắng xuống từ trời...  rất đẹp! Vị Department Head có gợi ý muốn gặp mẹ tôi để hỏi một câu trực tiếp "tại sao bà không chịu cho tôi làm việc ở đây (")"Tôi biết là không thể được nhưng vẫn sắp xếp cho họ gặp mặt...  Ngay cả chính tôi cũng không hiểu hết những tâm tình của mẹ mình. Là vợ của một quân nhân muốn theo chồng, mẹ tôi đã theo ba tôi "phiêu bạt" nhiều nơi trên miền Nam Việt-Nam từ thời tôi còn rất nhỏ. Nhưng sau khi ba tôi bị thảm sát thì bà không còn muốn dời đổi cuộc sống nhiều nữa. Bà không bao giờ có ý rời bỏ quê hương - và bây giờ bà không bao giờ muốn trở lại, dù chỉ để du lịch. Nhiều khi tôi đã nghĩ bà chỉ là một cánh hoa Chùm Gửi. Có lẽ những thương tích trong cuộc đời, những mất mát đã khiến bà bảo thủ với cái còn lại và tạo áp lực buộc tôi trở về...  Cuối cùng, trong một buổi lễ phát thưởng cho những cá nhân đã đóng góp tích cực cho ngày Độc-Lập của Hoa Kỳ năm 1988 tôi nói với vị Department Head rằng "Thánh kinh có nói: có gõ thì của sẽ mở. Tại sao tôi đã gõ nhiều lần mà cửa vẫn đóng"". Sau 2 tháng chuẩn bị, dù biết tôi chỉ mới có 2 năm kinh nghiêm, vị Department Head đã gởi tôi về coi việc thiết lập một hệ thống liên lạc bằng Satellite từ San Diego ra quần đảo San Clemente -bằng chính budget của Department để tránh những chống đối của các bộ phận liên hệ khác trong sở- sau khi trang bị cho tôi tất cả những huấn luyện cần thiết và cả một "contract" để giúp tôi khi cần. Ông cũng đã nói chuyện và thỏa thuận với vị chủ nhiệm ở San Diego để thu nhận tôi sau một năm chứng tỏ khả năng. Tất cả được chuẩn bị cho một chuyến đi không trở lại cũng như chỉ để ông mất một nhân viên sau khi đã tốn nhiều công sức đào tạo! Tôi có thể tìm ở đâu một tấm lòng vàng như thế này" Một năm sau, tôi chính thức trở thành nhân viên cơ hữu ở San Diego. Toàn bộ số tiền trợ cấp ăn, ở cho công tác, dù tôi có trình với Department là tôi ở với gia đình, đã giúp rất nhiều trong việc đặt cọc mua một căn nhà nhỏ ở San Diego, đánh dấu bước đầu định cư vững chắc nhờ những mối tình người vô vụ lợi khó quên... Tuy may mắn được làm lại cuộc đời trên đất nước này, tôi vẫn thường mang trong lòng một mối "hận" người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình, đưa đến bao thảm cảnh cho cả triệu người vượt biển. Thỉnh thoảng lời phát biểu của vị cựu Tổng Thống Mỹ Gerald Ford vẫn dội lại trong tôi một tiềm thức mà tôi cố quên...  "chúng ta không thể thắng một cuộc chiến đã qua rồi (we cannot win a war which is over)", một ngày trước khi vị Tổng Thống VNCH chính thức đầu hàng. Nói theo kiểu nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thì đây là loại văn chương ...  "huề tiền". Nhưng cái nhức nhối của câu nói đối với tôi là chữ "chúng ta". Chúng ta là ai" - ở đây hiển nhiên là nước Mỹ, và đây là cuộc chiến của người Mỹ và miền Bắc Việt-Nam" Trong bài diễn văn đọc tại Đại-Hội đảng Cộng-Hòa, để yểm trợ cho ứng cử viên Tổng Thống Bush (cha), cựu Tổng Thống Mỹ Reagan có nói: "Tôi cứ nghe những người (trong đảng) Dân Chủ nói rằng chúng ta phải làm như thế này, như thế nọ...  mà tự hỏi chúng ta là ai""Sự tương tranh trong suy nghĩ để lại mặc cảm "mình ăn cơm của người mà lại phụ người". Có lần nói chuyện về cuộc chiến vùng vịnh và những sắp đặt để làm lý do cho cuộc tiến quân, tôi đã cho rằng dù đó là sự thật thì những người Mỹ như ông Perot (một ứng cử viên độc lập) cũng không nên công khai chỉ trích như thế trên đài truyền hình. Nhưng vị chủ nhiệm của tôi đã nghe không rõ và nhạo báng câu nói của tôi với một đồng nghiệp khác rằng... "hắn ta nói đó không phải là những sắp đặt, thật vậy sao"" Câu nói của ông ta cũng như những tranh luận công khai đã giúp đánh tan mặc cảm từ lâu tôi giữ trong lòng. Ông ta là người Mỹ 100% nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải "tung hô" những quyết định của vị lãnh đạo mình. Thế thì một người Mỹ nhập tịch như tôi tại sao phải chấp nhận những sự kiện một cách mù quáng" - Đó là tự do, đó là cái đẹp của xứ sở này mà lẽ ra tôi phải học từ lâu. Trong chế độ độc tài, "nhất trí" là sức mạnh, là sự an toàn cho tập đoàn lãnh đạo, và nếu cần thì sẽ dùng bạo lực để buộc người ta tin về cái chính nghĩa của mình. Ngược lại, trong xứ sở tự do, người ta chấp nhận đối lập như là một nhân tố của phát triển. Có lần tôi nghe một bài thuyết giảng về lòng tự tin mà thỉnh thoảng vẫn suy nghĩ hoài...  "một con chó nhe răng, sủa bạo thật ra là vì sợ hãi""Trong khi lý thuyết về cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội loài người tất yếu dẫn đến Chủ Nghĩa Cộng Sản đã không còn thuyết phục được ai thì bên kia bờ đại dương, quê hương khốn khổ của tôi vẫn ì ạch tiến lên thiên đường ảo tưởng này. Sau hơn 30 năm phát triển Chủ Nghĩa Xã Hội, khoảng cách tiến bộ so với các nước trong vùng cũng như trên toàn thế giới ngày càng xa. Cái độ dốc (tangent) của đường biểu diễn về tốc độ phát triển của Xã Hội Chủ Nghĩa khi so với Tư Bản, cái phương trình toán học bậc nhất mà các Lý Thuyết Gia Cộng Sản Việt-Nam tự đặt lấy hệ số đã được chứng minh bằng sự chênh lệch một trời một vực giữa mức sống của tầng lớp lãnh đạo ăn trên ngồi trước đại diện cho giai cấp Công Nhân của họ với lợi tức trung bình 3 đồng Mỹ Kim một ngày. Người ta cứ tiếp tục vỗ về chính mình về những thành tựu khi so sánh với các nước nghèo đói ở Phi Châu, độc tài ở Nepal...  có cần tiếp tục phát triển như thế đến 4, 5 chục năm nữa như ở Liên Sô để tự phát giác rằng "it dosen't work!""... Để thuyết phục dân chúng chấp nhận sự mặc nhiên cai trị của họ, những người lãnh đạo cộng sản khuyên nhủ người dân nên quên đi quá khứ mà hướng về tương lai của một quê hương giàu mạnh nhưng không quên mở một dấu ngoặc quê hương phải gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội cũng như phát triển một nền Kinh Tế Thị Trường nhưng phải định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa("). Nếu thật sự "để hướng về tương lai" thì người ta không nên mãi sống với quá khứ "oai hùng" - vì sự thành tựu trong quá khứ không phải lúc nào cũng là nền tảng cho tương lai, khi mà những yêu cầu phát triển đã đòi hỏi phải thay đổi. Dù đã dành tất cả công lao về phần mình thì trận Đại Thắng Mùa Xuân cũng không còn giúp gì được cho giới lãnh đạo CSVN trong việc phát triển quê hương ngày nay nữa, nếu không nói là cái giá phải trả có khi còn tệ hại hơn cả cái cái thu hoạch, như giờ đây lịch sử đã cho người ta có đủ dữ kiện để phê phán. Ở đây, trong hào quang chiến thắng vùng Vịnh - và dù người dân Mỹ vẫn coi Tổng Thống Bush (cha) như một anh hùng, họ vẫn không chấp nhận cho ông tại chức thêm một nhiệm kỳ nữa, vì ông đã từ chối thay đổi - như trong một lời tuyên bố "bất cẩn" về cơn sốt của nền kinh tế Hoa Kỳ vào lúc bấy giờ: "There is nothing wrong with that!". Ở Việt-Nam, những người lãnh đạo khó lãnh hội được tinh thần dân chủ như thế này để cho phép người dân có quyền bầu cử trực tiếp cấp lãnh đạo của mình. Trong một chế độ mà bạo lực là lý lẽ cuối cùng thì thật là khó để giải thích được cái tính đại hùng đại lực của lòng từ bi... Giờ đây, những người lãnh đạo Việt-Nam có thể yên tâm hơn với niềm tin rằng sẽ không có một cuộc cách mạng đẫm máu nào có thể xảy ra để lật đổ họ được nữa, ngoại trừ những cuộc chiến với chính những người "anh em" XHCN của mình. Nhưng có lẻ họ không hiểu rằng trong lịch sử phát triển của loài người, những phù phiếm ngôn ngữ, những vai trò lãnh đạo rồi cũng chỉ là thoáng chốc - và có thể là không mấy hãnh diện cũng như khi con người nhìn lại cả ngàn năm của chế độ nô lệ, phong kiến - và cả mấy trăm năm của chế độ thuộc địa, đế quốc! Thấm thoát gần 30 năm đã trôi qua, kể từ ngày tôi mang danh hiệu thuyền nhân. Một số rất ít những người tôi có dịp gặp và biết đã cố quên đi quá khứ này để chỉ nhận mình là một người Mỹ gốc Việt hay gốc Á Châu...  Nhưng ngay cả những đứa con, cháu theo tôi vượt biên ngày xưa hầu như đều có một khái niệm mơ hồ về cái quê huơng này. Có lẽ quê hương không phải là những lý luận mà là một phần đời - cái mà chúng nó không có. Có người trở về du lịch Việt-Nam để thấy quê hương là những bãi biển dài thoải mái, là những nhà hàng sang trọng có thiếu nữ sắp hàng đứng chào từ ngoài đường vào, là những vũ trường với âm thanh và ánh sáng tiêu chuẩn quốc tế ăn chơi. Có người đến Việt-Nam để bắt đầu xây dựng những công trình nhân đạo từ những đứa trẻ lạc loài bên cạnh những đống rác thành phố... Ở tại đây, trong một xã hội có tiếu chuẩn vật chất rất cao, trong một quốc gia mà quyền tự do ngôn luận là quyền tối thượng trong những quyền căn bản của con người cũng không phải là không có tệ nạn. Phải chăng lich sử loài người không dành đặc biệt cho một dân tộc nào cả"Tôi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma có lần giảng rằng con người trước khi đến cái riêng thì phải có cái chung chẳng hạn như "trước khi là người Tây Tạng thì tôi phải là một con người... "" Tôi thà chọn là một con người không biên giới - và cám ơn cái xứ sở này đã dành cho những người như chúng tôi tất cả sự tự do và tôn trọng nhân phẩm. VÕ TRANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến