Hôm nay,  

Tạ Ơn Trời, Nhớ Ơn Bác

17/10/200800:00:00(Xem: 154543)

Người viết: Phạm Hoa Trắng

Bài số 2433-16208510-vb6171008

Tác giả Phạm Hoa Trắng tên thật là Phạm Thị Huệ, sinh năm 1954, hiện là cư dân Westminster. Bài viết về nước Mỹ của bà là một hồi ức từ thời còn là một nữ sinh thời chiến.


...Tôi lang thang trong nghĩa trang Westminter, nơi có tượng đài Chiến Sĩ Trận Vong. Tôi cố đọc tên từng ngôi mộ, mong rằng may mắn tìm được mộ bác để biết tên linh hồn bác nhưng không tìm thấy. Đời tôi chỉ có một bác, để hồi tưởng với lòng biết ơn. *Tôi trùm chăn kín mít  người để khóc, dù buổi trưa hè oi bức nhưng tôi buộc phải làm thế vì chung quanh tôi, một phòng học chứa hai mươi gia đình. Tôi xấu hổ không dám khóc giữa đám đông. Ở trại tị nạn này có cả những bạn thanh niên trạc tuổi tôi, không biết họ nghĩ gì về tôi: " Con khùng!". Kệ họ!

Oan ức lắm, số là buổi sáng trước khi ra chợ mua rau quả về bán lại cho các gia đình tị nạn khác, mẹ bảo tôi: - Năm nay con phải nghỉ học thôi, mẹ không còn đồng nào cho con đi học, con gái học tới lớp chín là được rồi, theo mẹ buôn bán nuôi gia đình, nuôi em di học. Cha con phải đi giúp việc cho nhà dòng Đa Minh ở Vũng Tàu. Tôi nghẹn ngào không nói nên lời, vậy là những ước mơ của mình đã bay theo khói lửa, chiến cuộc...

Đó là mùa hè đỏ lửa 1972, tôi cùng gia đình chạy giặc vào Nam, nơi tôi đang ở là trường tư thục của nhà thờ Phước Tuy  (Bà Rịa ngày nay). Tuổi hoa đang độ vào thời mơ mộng, vậy mà đùng một cái, ngay trong mùa Phục Sinh, khi tiếng hát Alleluia đang vang vọng trên môi, tiếng súng nổ lên ầm ầm, chúng tôi không kịp về nhà để gom quần áo. Mọi người giành giựt chen lấn, gọi nhau ới ới. Có mấy chiếc xe nhà binh GMC của quân đội chở bà con đi tị nạn. tôi chưa bao giờ nhìn thấy cảnh hoảng loạn nào như thế trong đời mình. Cuối cùng gia đình tôi cũng  lên được xe để chạy vể Huế.

Khoảng hơn một tháng tị nạn ở trường Việt Hương (Huế), chúng tôi được chọn đi vào Nam tị nạn, theo chương trinh khai hoang khẩn cấp của ông Trần Quang Đán, mỗi nhà được 24 tấm tôn xi măng và 1 bộ khung nhà gọn nhỏ. Thế là chúng tôi chạy vào Nam lâp nghiệp. Cha tôi là thợ mộc nên tranh thủ đi dựng nhà cho những gia đình khác để kiếm thêm tiền. Còn chúng tôi ở tạm nhà của  chị ruột ( đã có chồng).Một đêm khuya   lại một đêm khuya   bỗng nghe tiếng súng "pằng pằng", có tiếng la hét ở trước cửa nhà, một nhóm người mặc đồ đen, bận khăn quàng có sọc kẻ xông vào nhà, chỉa súng vào anh tôi   Anh tôi lúc ấy là thương binh loại một, đang bận đồ lính, tay trái kẹp chiếc nạng gỗ - nửa tỉnh nửa mê, anh buột miệng chửi:

- Đ.M tụi bây làm chi rứa, không thấy tau què rồi hả"Người trẻ tuổi nhất trong đám giựt lấy cây nạng làm anh tôi chúi nhủi. Nó nói:

- Mày dám chửi bọn tao hả. Bắt lấy nó!Mẹ tôi khóc ròng rã, quỳ xuống van lạy, chúng tôi cùng nhau khóc sướt mướt. Tụi nó bắt chúng tôi sắp hàng ngang để bắn.

May sao, một người có râu, lớn tuổi hơn xông vào nói:

- Tha cho bọn nó đi, bắt thằng lính này đi thôi.

Nói dứt lời, tụi nó lôi anh tôi đi như một tên tù binh. Chúng tôi chỉ biết nhìn theo khóc. Anh tôi ngoái lại nghẹn ngào nhưng  đành lê bước chân "què" theo bọn nó vào rừng...

Thế là chúng tôi mất thêm một người anh nữa. Người anh thứ ba đã chết năm 1968 trong trận chiến tại Tiên Phước, Đà Nẵng. Anh vốn là lực lượng đặc biệt. Chúng tôi lại phải chạy trốn ngay đêm hôm đó xuống Phước Tuy (Bà Rịa). Hết đau thương này đến đau thương khác, mẹ tôi như người mất trí nhưng vẫn phải lo lắng chạy ăn hắng bữa vì tiền hai người dành dụm đã mất hết.

Chúng tôi hoàn toàn trắng tay, bây giờ biết phải làm sao đây" Những ngày được tị nạn ở trường đã gần hết vì học sinh bắt đầu vào niên học mới.

Nghĩ đến là làm liền, tôi vội tung chăn mền, lấy học bạ lớp 9 của tôi mang theo rồi đi bộ đến trường trung học Châu Văn Tiếp gần đó. Mùa này đang là mùa nhập học. Tôi không thể ngờ mới 15 tuổI đầu, ở một nơi địa đầu giới tuyến, một con bé thích đuổi hoa bắt bướm, lại mới vào Nam 2 tháng lại dạn dĩ và can đảm đến thế. Tôi đứng lấp ló sau cánh cửa văn phòng Hiệu Trưởng (lúc ấy trong tôi dơ dáy và xấu xí lắm), bỗng có một

cô giáo đi vào. Tôi vội thưa:

- Thưa cô!

- Có chuyện gì" Đây là trường Trung Học, không phải nơi để xin ăn.

Tôi hốt hoảng:

- Dạ thưa cô, em đến xin nhập học.

Cô ấy nhìn tôi từ đầu đến chân e ngại:

- Phụ huynh đâu"

- Dạ, cha em đi giúp việc cho người ta, mẹ em không có đủ tiền cho em đi học ...

Nói đến đó, nước mắt tôi dầm dề trên má. Có lẽ cô giáo cũng động lòng, cô gọi tôi vào hỏi han đủ chuyện. Cô coi học bạ của tôi, là học bạ của trường Trung Học Tư Thục La Vang. Cô nói:

- Đây là trường công lập, đáng ra em phải vào thi, nhưng vì điểm số của em cao nên cô sẽ nhận vào luôn.

Tôi cám ơn cô rối rít rồi vội vàng chạy về, trong lòng như mở hội. Đến chiều chờ mẹ về, tôi liền nói:

- Con đã xin vào học trường công rồi mẹ.

Mẹ tôi trợn mắt nhìn:

- Cái chi"! Trường công thì mặc trường công, rồi ăn rồi ở, tiền mô ra, rồi em mi nữa!

Thấy mẹ nói có lý, tôi đành im lặng, hy vọng vừa bừng lên bây giờ chợt tắt. Tối đến, tôi chỉ biết cầu nguyện cùng Chúa ban cho tôi một phép lạ.

Rồi hết mùa hè, gia đình tôi lại chuyển về Suối Nghệ, vùng đất cho dân lập ấp. Mẹ tôi làm vườn, trồng bắp, trồng sắn, trồng khoai, đủ mọi thứ. Đứa em trai tôi được gởi vào học trường dòng, nơi cha tôi đang làm việc. Tôi kể chuỵên xin vào học cho cha tôi nghe, ông im lặng trầm ngâm. Không bao giờ ông muốn con cái mình phải bỏ học, dù khổ thế nào đi nữa ông cũng lo cho cãc anh chị tôi học hết tú tài. Ba nhỏ nhẹ vỗ về tôi:

- Thôi được, cha sẽ ráng làm thêm để cho con một tháng mười đồng. Cha sẽ gởi  con ở trọ chung với hai đứa em họ, con ông chú.

Thế là tôi dọn vào ở với hai cô em họ. chúng tôi ở với nhau được một tháng, góp gạo nấu cơm. Thức ăn là mắm ruốc xào sả ăn với dưa leo. Ba chị em rất vui vì được đi học, nhưng ban đêm   lại ban đêm   bọn "dân quân tự vệ" lóc chóc cứ kề miệng ngoài cửa sổ gọi ơi ới: "Em ơi, em à..." làm chúng tôi co rúm sợ hãi, không học hành được gì cả. Tôi đem chuyện kể với một bạn trong lớp, chị ấy tên là Tuyết Hoa, lớn hơn tôi 2

tuổi, tôi và chị ngồi gần nhau nên rất thân, bỗng chị hỏi tôi:

- Bà có muốn về nhà mình ở không"

Tôi thật sự ngạc nhiên, tôi nhìn chị:

- Ba mẹ chị có cho em ở không"

Chị bạn nói để về hỏi ba mẹ rồi mai trả lời.Thế là một phép lạ đã đến với tôi. Tan trường, chị bảo tôi về nhà lấy đồ vì ba mẹ chị đã đồng ý. Tôi như người trong mơ, quên bẵng nói lời cám ơn. Leo lên xe của chị, tôi không dám hỏi gì cả, vì chị đi trên chiếc xe Jeep nhà binh. Xe đỗ trước một căn nhà lớn có lính gác cổng, chị đưa tôi vào nhà. Lúc đó, mọi người đang ăn trưa. Chị nói:

- Chào bà nội và hai bác đi bé!

Tôi làm theo như một cái máy. Bà nội tóc trắng như tuyết, còn hai bác khoảng độ ngoài năm mươi. Bác trai nói như la:

- Đi thay đồ, đi thay đồ rồi lên ăn cơm!

Tôi líu ríu làm theo. Tôi nghĩ: sao nhà họ đông người quá mà không thấy trẻ con. Tôi lẳng lặng ngồi gần chị Hoa. Bác gái hỏi tôi:

- Con tên gì"

- Dạ, con tên Huệ.

- À, từ nay con sẽ được gọi là bé Phượng, vì cậu con Hoa tên là Huệ rồi.

Tôi thỏ thẻ: "Dạ", trong lòng vui sướng khi có tên mới như được đổi đời vậy.

Qua những năm tháng ở nhà chị Tuyết Hoa, tôi được biết ba của chị là Đại Tá Trần Cửu Thiên, chỉ huy trưởng TTHLQG Vạn Kiếp. Ôi cám ơn Chúa! Đúng là phép lạ Chúa ban cho người hiếu học. Tôi càng ngày càng được mọi người yêu mến nhất là bà nội. Một buổi chiều kia, tôi viết một bài có tựa đề: Cám Ơn Bác   Người Ân Nhân Của Tôi cho tờ  Nội San TTHLQG Vạn Kiếp. Vài hôm sau, bác trai đi làm về, bác cầm trong tay cuốn báo rồi gọi tôi ra, bác bắt tôi đọc cho bác nghe. Tôi không ngờ họ đăng nhanh như vậy, chỉ sau vài ngày gởi bài. Tôi đọc xong, bác thưởng cho tôi 1000 đồng. Bác nói đó là tiền nhuận bút. Tôi đón lấy và càm ơn bác rối rít. Trong đời tôi chưa bao giớ có được số tiền lớn như vậy. Tôi biết đó là tiền thưởng của bác chứ Nội San làm gì có nhuận bút.Rồi ngày tháng trôi đi êm đềm trong hạnh phúc. Hàng dương liễu vi vu hát những buổi chiều đoàn (Khóa Sinh) về sau giờ học tập. Bác cũng về nhà để nấu ăn. Bác cởi bỏ quân phục, ra bếp xào nấu như một người nội trợ. Đến giờ ăn, tất cả đều ngồi ăn một lần với nhau (bà nội, hai bác, các con và lính tráng  làm việc trong nhà). Bác không bao giờ phân biệt người làm, người ở. Lâu lâu đột xuất, bác xuống nhà ăn của Khóa Sinh kiểm tra chất lượng.

- Đ.M ai làm nước mắm đây" Bác la to.

Không ai dám trả lời, các chú lính bếp ở đây ai cũng sợ bác kiểm tra đột xuất.

- Tụi bây ăn được không mà bảo Khóa Sinh ăn. Đổ đi, làm cái khác!

- Đó là kỉ luật của bác, nên tất cả đều sợ bác. Việc chăm sóc ăn uống cho khóa sinh luôn luôn được bác kiểm tra.

Rồi cái gì đến, nó cũng đến. Bác được lệnh đổi qua vùng II Chiến Thuật. Tôi mất bác, mất luôn chị Tuyết Hoa. Ngày chia tay bác và chị, tôi khóc ròng rã, không nói được lời nào để cám ơn. Điều đó làm tôi hối hận cho tới bây giờ. Sau đó, chị Tuyết Hoa có gởi cho tôi tấm hình, ở phía sau chị ghi: "Bé Phượng, coi Trung Dũng giống chú Chi con không" Chị đã kết hôn với chú Chi là Trung Úy thư ký của bác.Rồi ly loạn lại đến, cũng mùa Phục Sinh, một ngày tháng Tư đen tối, tôi bị mất liên lạc cả bác lẫn chị Tuyết Hoa. Sau này, nghe nói chị Tuyết Hoa đã đi Mỹ. Còn bác đi diện H.O nhưng trong thời gian cải tạo bị đánh đập tàn nhẫn, bác bị sưng phổi và đã rời bỏcuộc sống mà ra đi mãi mãi.

Hôm nay ngày lễ Thanksgiving lại đến, cũng là tháng Các Đẳng Linh Hồn của Công Giáo, tôi lang thang trong nghĩa trang Westminter, nơi có tượng đài Chiến Sĩ Trận Vong. Tôi cố đọc tên từng ngôi mộ, mong rằng may mắn tìm được mộ bác để biết tên linh hồn bác nhưng không tìm thấy. Từ lâu, mỗi tối khi đọc kinh tôi đều cầu nguyện cho linh hồn ân nhân là bác nhưng không biết được tên Thánh bác là gì. Nhưng tôi biết, ở trên tầng trời cao xanh, bác đang hưởng phúc thanh nhàn cùng với Chúa, Mẹ Maria và các Thánh vì bác chưa bao giờ rời tràng chuỗi dù ở bất cứ nơi đâu.Con không tìm được mộ bác, bác ơi! Xin bác nhận cho con ba nén nhang lòng. Dù ở đâu, dù hoàn cảnh nào, con luôn nhớ về bác và cầu nguyện cho bác. Xin gia đình bác (nếu ai có đọc bài này) cho tôi bé Phượng, ngày xưa được bác nuôi dưỡng ăn học gởi muôn ngàn lời tri ân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,738,098
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến